Tuesday, June 23, 2015

"Viết về Cha nhân ngày Father's Day," riêng tặng Quý Thân Hữu


Ba của Ngô Kỷ qua đời vào tháng 5 năm 2012, nay Giỗ lần thứ ba.

Little Saigon ngày 21 tháng 6 năm 2015

Kính thưa Quý Thân Hữu,

Bình thường cứ mỗi lần tôi làm, tôi nói, tôi viết điều gì, là tôi làm mất đi một số bạn bè, lý do là vì tôi "dám" xúc phạm, đụng chạm đến người thân hoặc "thần tượng" của họ. Dù lấy làm tiếc, nhưng tôi không có chọn lựa nào khác hơn, chỉ biết tôn trọng quyết định họ mà thôi. Tôi vốn sinh ra trên núi, do đó bản chất rất quê mùa, ăn to nói lớn, không ưa cái lối màu mè, rào trước đón sau, và cũng chẳng thích cái trò đầu môi chót lưỡi, "áo thụng vái nhau," đặc biệt trong vấn đề đấu tranh, tôi chủ trương "pháp bất vị thân," nên tôi chẳng bao giờ sợ hãi hay kiêng nể bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào khi cần phải đối đầu, chính vì vậy mà đưa đến cảnh "bứt dây động rừng," sinh ra một số kẻ thù vây bủa. Còn nói về mặt tích cực, thì cũng chính nhờ cách sống như vậy mà tôi được có thêm một số bạn mới, "cảm tình viên" mới, và tôi xin trân trọng những tình cảm tốt đẹp đó.

Nhân dịp hôm nay là Ngày Từ Phụ "Father's Day," tôi xin gởi vài bài viết cũ đến những người bạn mới, "cảm tình viên" mới, như là lời tâm tình riêng tư gởi đến những người thân. Nếu bài viết này vô tình gây nên sự phiền toái, bất bình với ai đó, thì tôi xin quý vị Delete đi và mong miễn chấp, vì mục đích tôi chỉ muốn gởi tặng bài viết này đến những thân hữu mới của tôi mà thôi.

   Có bài báo Los Angeles Times viết về một phần tiểu sử Ngô Kỷ ở cuối bài viết. 

Trân trọng,

Ngô Kỷ
Hộp thơ: PO.BOX 836
Garden Grove, Ca 92842



Mùa Vu Lan, Ngô Kỷ viếng Mẹ tại Nhà Thờ St Barbara, Santa Ana, Little Saigon,19 tháng 8 năm 2013


Mùa Vu Lan, nỗi lòng của đứa con mồ côi cha lẫn mẹ

                                                                                                               - Ngô Kỷ

Bổn phận làm con thì không phải chờ đến ngày Lễ Vu Lan, hay Mother’s Day, Father’s Day mới nhớ đến công đức trời bể của cha mẹ. Một năm 365 ngày, mà ngay cả một đời người cũng không đủ để mà báo hiếu cha mẹ. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ luôn tràn ngập trong tâm hồn mỗi người con hiếu hạnh, mà những dịp lễ này là để chúng ta biểu lộ một cách cụ thể tấm lòng biết ơn đối với bậc thân phụ mẫu, để rồi trong mỗi thời khắc của cuộc sống, chúng ta không bao giờ quên công ơn sanh thành dưỡng dục nặng tợ cù lao của cha mẹ dù còn sống hay đã khuất.

Tôi vốn không phải là văn nhân, cũng không phải là thiền sư hay nhà đạo đức học, tôi rất ngại trải lòng mình trước đám đông, tuy nhiên hôm nay tôi muốn viết những tâm tình này để riêng tặng những "chiến hữu" và thân hữu yêu mến của tôi.

Trong kho tàng văn chương nhân loại, các văn nhân, thi, nhạc sĩ đã và đang sáng tác những áng văn thơ tuyệt tác, những nhạc phẩm trữ tình, những bức tranh tuyệt mỹ để vinh danh tấm lòng bao la của cha mẹ. Họ thi vị hóa, nhân cách hóa hình ảnh cha mẹ qua các biểu tượng hùng vĩ “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,” hay thân thương, gần gũi như dòng sửa ngọt ngào, bài hát thần tiên, vầng thái dương, đồng lúa chiều, giòng suốt mát, ánh trăng thanh, chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau v.v.., nhưng đối với tôi thì tấm lòng và công lao của cha mẹ không có một vật thể nào có thể so sánh cho tương xứng được. Khi đứng trước tình cha thì núi Thái Sơn cũng mọn hèn và biển Thái Bình Dương có bao la cuồn cuộn cũng không đong đầy bằng tình mẹ.

“Biển Đông có lúc đầy vơi

Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.”

Tình thương của cha mẹ dành cho con cái quan trọng và cần thiết như dưỡng khí “oxygen” mà chỉ cần thiếu vài phút thôi là ta chết mất. Không bút mực, sách vở nào, và ngay cả các vệ tinh của Google, Yahoo cũng không đủ sức chứa hết các dữ kiện diễn tả trọn vẹn về ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Chính vì vậy mà con cái “Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời. Cầu cho cha mẹ sống đời với con.” Tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái tự có trong bản chất con người chứ không có ngôi trường nào dạy được, cũng giống như không có ai dạy con người làm sao biết hít thở không khí để sống.

Sự hiện hữu của chúng ta trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Chính cha mẹ đã tạo nên cái thân mạng hình hài, lo từng miếng cơm tấm áo, chắt chiu từng đồng để tạo cơ hội cho con tiếp thu được mớ kiến thức với đời. Cha mẹ giúp ta vượt qua những khó khăn cạm bẫy, và che chở ủi an trước những phong ba bảo tố của cuộc đời. Lòng mẹ tha thiết như dòng suối hiền rì rào, song tình cha thì sừng sửng cao vời vợi, mà người con phải ngước mắt lên thì mới nhìn thấy được.

Cha mẹ là cái nôi để chúng con lưu lạc tìm về. Trước những đổ vỡ, chán chường, trước những thất vọng trong cuộc đời, trước những khổ đau ngoài xã hội, chỉ còn cha mẹ là thần tượng duy nhất, cao quý, thiêng liêng và không bao giờ sụp đổ để con cái trông cậy tôn thờ. Cha mẹ đã biến con từ không thành có, từ có thành lớn khôn, rồi chia sẻ và bước cùng con trong những bước dài của thành công và thất bại.

Suối tình thương của mẹ thì dịu dàng, thiết tha, đầm ấm, ngọt ngào, nuôi dưỡng con thơ lớn lên trong bầu trời hạnh phúc, trái lại tình thương của cha thì tiềm ẩn dấu kín trong lòng như cam thảo ngậm lâu mới thấm ngọt. Tình thương của cha có một sức lực phi thường để mà che chở cho con, như cây thông sừng sửng trước phong ba mưa nắng để định hướng cho con bước vào cuộc đời.

“Con đúng sai cha chẳng hề để dạ

Vui hay buồn cha giữ lại trong tim

Như núi cao trong giông bão im lìm

Như đáy biển từ muôn đời yên lặng

Tình của cha thẳm sâu và bí ẩn

Bên cạnh con từ thuở mới lọt lòng

Ngoài giá băng nhưng trong rất ấm nồng

Từng bước nhỏ vào đời cha, sẽ thấy ....”

Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ mềm lòng, cha phải giữ kỷ cương, mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực. Mẹ dễ dãi để con vui, nhưng cha thì không chấp nhận sự đầu hàng trước nghịch cảnh mà muốn con phải đứng thẳng vững bước về tương lai phía trước.

Mẹ ru con vào giấc ngũ êm đềm trong tình thương nồng nàn, đằm thắm, dịu dàng, trong khi đó thì cha lại giấu kín tình thương trong lòng và đôi khi tiềm ẩn trong những lần nghiêm nghị dạy dỗ con. Mẹ là giòng suối mát mà mỗi lời nói, cử chỉ, hành động của mẹ đều chan chứa tình thương bao dung. Không có mẹ thì không có tình thương, mà không có tình thương thì không có sự sống. Còn cha thì không thể hiện bằng tình thương ngọt ngào như "chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau" của mẹ, nhưng cha lại uy nghi hùng dũng như núi Thái Sơn, sẵn sàng hy sinh mạng sống để che chắn cho con được bình yên trong cơn giông bão của cuộc đời. Cha là tấm bản đồ định hướng cho bước con đi, là kim chỉ nam giúp con phân biệt thiện ác, xấu tốt của thế thái nhân tình. Không có cha con mất cả tương lai, thiếu tình thương cha thì con không thể lớn khôn được.

"Con có cha như nhà có nóc,

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi".

"Khôn ngoan nhờ ấm ông cha,

Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ".

"Đạo làm con chớ hững hờ,

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm".

"Còn cha gót đỏ như son,

Một mai cha chết gót con đen sì".


Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó! Mời đọc “Lời Khuyên của Cha” của tác giả vô danh:

"Có ai khen con đẹp, con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.

Có ai bảo con ngoan, hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.

Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy .

Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, con hãy đến bên và kề vai gánh giúp .

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai con hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. 
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

Con hãy biết khen,nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền ra cửa sổ. Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.

Nụ cười cho người, con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm.

Nỗi đau, con hãy nén vào trong. Nỗi buồn, hãy biết chia cho người đồng cảm.

Đừng khóc than - quỵ lụy - van nài.

Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang .

Con hãy đưa tay khi thấy người vấp ngã.

Cần lánh xa kẻ thích quan quyền .

Bạn là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có.

Thù là người quặn đau với niềm vui đang có ở trong con .

Chọn bạn sai, cả đời trả giá. Bạn hóa thù, tai họa một đời.

Con hãy cho và quên ngay.

Đừng bao giờ mượn dù chỉ một que tăm, sợi chỉ.

Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản chỉ có ở người vô tâm.

Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt.

Đừng vui quá,sẽ đến lúc buồn. Đừng quá buồn,sẽ có lúc vui .

Tiến bước mà đánh mất mình,con ơi dừng lại! Lùi bước để hiểu mình,con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao!

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp. Nhìn xuống thấp,để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai,nhưng đừng quên quá khứ. Hy vọng vào ngày mai,nhưng đừng buông xuôi hôm nay .

May rủi là chuyện cuộc đời, nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may .

Hãy nói thật ít để làm được nhiều những điều có nghĩa của trái tim. Nếu cần, con hãy đi thật xa,để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng 
cho đời,dù chẳng được trả công.

Những điều cha viết cho con - được lấy từ trái tim chân thật. Từ những tháng năm lao khổ cuộc đời. Từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn. Từ 
bao ngày vất vả long đong.

Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng.

Cha gửi cho con chút nắng,hãy giữ giữa lòng con. Để khi con bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy con sẽ thấy bớt đau và đỡ phải tủi hờn. 
Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ!

Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn. Con hãy chậm bước dù là người đến muộn.

Dù phần con chẳng ai nhớ để dành .

Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa. Hãy buồn với chuyện bất nhân. Và hãy tin vào điều có thật: Con người - sống để yêu thương."

Đáp lại công đức cao sâu thăm thẳm của cha mẹ, con cái phải biết tỏ ra hiếu thảo. Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, dù thời đại này khoa học có tiến bộ, con người có văn minh đến đâu, con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh nào của xã hội, thì giá trị đạo đức con người cũng đều được thẩm định qua đức hiếu hạnh mà con cái đối xử với cha mẹ, ông bà. Chữ hiếu là thước đo nhân phẩm trong xã hội và là nền tảng của đạo đức. “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên,” trong trăm hạnh của con người, hạnh hiếu đứng đầu, và “Hiếu vi công đức mẫu”, hiếu là mẹ của các công đức.

Đức Phật từng dạy rằng: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật, hạnh hiếu là cội rễ của điều thiện.” Cha Mẹ là những người đã tạo ra hình hài, nuôi dưỡng, dạy dỗ và dẫn dắt cho ta đi vào cuộc đời. Vì thế trong Kinh Hiếu Tử, Đức Phật đã dạy: “Nếu chúng sanh nào gặp thời không thấy Phật, thì hãy xem cha mẹ như Phật, gần gũi cha mẹ như gần gũi Phật, tôn thờ cha mẹ như tôn thờ Phật, vâng lời cha mẹ như vâng lời Phật, như vậy mới gọi là hiếu.”“Tột cùng thiện, không gì hơn hiếu. Tột cùng ác, không gì hơn bất hiếu.”

Trong giới răn thứ Năm, Chúa phán: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Đức Chúa Trời ngươi ban cho,” mà hiếu kính cha mẹ có nghĩa là tôn kính và yêu quí cha mẹ. Có người yêu cha mẹ nhưng thiếu lòng tôn kính, một số người khác thì ngược lại, tôn kính cha mẹ nhưng thiếu lòng yêu thương. Chúa muốn chúng ta vừa yêu thương vừa tôn kính cha mẹ. “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tình thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ.” (Êph 6, 1-3)

Người con hiếu kính cha mẹ là người làm trọn những bổn phận sau đây: yêu thương cha mẹ, biết ơn cha mẹ, tôn kính cha mẹ, vâng phục cha mẹ. Truyền thống Việt Nam từ ngàn xưa vốn coi Đạo Hiếu là trọng. Từ ấu thơ ai ai cũng đều đã thấm nhuần “Một lòng thờ Mẹ kính Cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con,” và nó đã trở thành một bài Kinh nhật tụng trong lòng mỗi người con hiếu đạo.

Chữ hiếu quan trọng vô cùng vì đó là nền tảng của gia đình mà gia đình lại là nền tảng của xã hội. Nếu không thương yêu, kính trọng vô điều kiện đối với cha mẹ thì không thể yêu thương tha nhân hay cộng đồng, đất nước được. Khổng tử có nói: “Hiếu là nguồn gốc của nhân, nhân là toàn thể đức tính của tâm. Nhân cốt là yêu thương, mà yêu thương trước hết là yêu thương cha mẹ mình.”

Theo quan niệm nhà Phật, hiếu kính với Cha Mẹ là nền tảng của đạo làm người: “Đã bất hiếu là vong ân bội nghĩa, quên cội nguồn thì không điều ác nào không dám làm. Một người thương đủ hạng người và muôn loài nhưng nếu không yêu kính Cha Mẹ thì chưa xứng đáng là con người, và mọi tình thương kia đều giả dối, không có gốc rễ.”

Con người là thiên tính tối linh của muôn loài trên thế gian mà ý niệm về cha mẹ là ý niệm thiêng liêng cao quý nhất trong mỗi trái tim. Nếu không có ý thức về cha mẹ tức là vô nghì bất hiếu. Còn Cha tức là còn ánh sáng mặt trời, còn Mẹ là còn mặt trăng trong đêm rằm, hai vầng nhật nguyệt soi đường dẫn lối cho những bước con đi. Không có sự mất mát nào lớn bằng khi con mất mẹ mất cha. Cha mẹ là nguồn hạnh phúc bao la bất tận, là kỳ quan vĩ đại tinh cầu trong cuộc đời này mà thượng đế đã ban tặng nên phải biết thương yêu và trân quý. Quả là hẹp hòi, ích kỷ và lỗi đạo khi “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng. Con nuôi Cha Mẹ tính tháng tính ngày.” Công đức bao la của Mẹ được diễn tả qua các câu ca dao và bài thơ ngắn sau:

"Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ".

"Ai rằng công mẹ như non,

Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
".

"Lòng mẹ như bát nước đầy,

Mai này khôn lớn, ơn này tính sao 
".

"Nhớ ơn chín chữ cù lao,

Ba năm bú mớm biết bao thân tình
".

"Con ho lòng mẹ tan tành,

Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi
".

"Nuôi con chẳng quản chi thân,

Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn
".

"Mẹ ngoảnh đi, con dại,

Mẹ ngoảnh lại, con khôn
".

"Mẹ giàu con có, mẹ khó con không".

"Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp một, như đường mía lau
.

"Bồng cho con bú một hồi,

Mẹ đã hết sữa, con vòi con la
".

"Nuôi con buôn tảo bán tần,

Chỉ mong con lớn nên thân với đời.

Những khi trái nắng trở trời,

Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.

Trọn đời vất vả triền miên,

Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con
".

Với những ai còn mẹ, không có gì lớn hơn mẹ nữa đâu, và hãy nói yêu mẹ khi mẹ còn có thể nghe được điều ấy. Kinh nghiệm bản thân, lúc còn Mẹ tôi chẳng biết làm vui lòng Mẹ, để cho đến bây giờ nhìn ra mình lầm lở thì Mẹ đã miên viễn ra đi.

“Ngó lên nhang tắt đèn mờ.  
                                                                                                                
Muốn nuôi cha mẹ bây giờ còn đâu.”

Là một đứa con hư, mãi đến cái tuổi “lục thập nhi nhĩ thuận” tóc ngã hai màu, tôi mới hiểu ra chữ hiếu, sự thương yêu, săn sóc cho cha mẹ là bổn phận của người con. Trễ mất, Mẹ tôi không còn trên dương thế, muốn báo hiếu thì Mẹ tôi đã không còn, giống lời than của Thầy Tử Lộ:

“Mộc dục tịnh nhi phong bất đình. Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”, cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn nuôi cha mẹ thì cha mẹ không còn.

“Có cha có mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đờn đứt giây

Đờn đứt giây còn thay còn nối

Cha mẹ mất rồi ruột rối như tơ.”

Nhắc đến Mẹ lòng tôi xót xa. Vâng, bây giờ tôi mới cảm nhận được sự trống vắng cô đơn, mới hiểu rằng mỗi người trong chúng ta chỉ có một người Cha không thể thay thế được, và chúng ta cũng chỉ có một người Mẹ không ai sánh bằng.

“ Đố ai đếm được lá rừng,

Đố ai đếm được mấy từng trời cao,

Đố ai đếm được những vì sao,

Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.”

Giờ này Mẹ tôi đã đi xa và thật xa, muốn níu kéo lại thì cũng đã muộn màng. Nếu tôi được phép, thì tôi xin nhắc cùng những ai diễm phúc còn Mẹ, hãy nên biết trân quý giữ gìn. Hạnh phúc trong tầm tay hãy giữ chặt vì “Mẹ già như trái chín cây. Gió đưa trái rụng con rầy mồ côi.” Đến khi mất Mẹ rồi thì tiếc nuối  khôn nguôi, mới thấm thía được sự cao cả Mẹ ra sao, và mới thấy cần Mẹ như thế nào.

Ngày Má mất, tôi có cảm giác như bầu trời sụp xuống và hụt hẫng thật lớn. Nếu tôi biết trước ngày giờ Má tôi ra đi thì tôi đã hy sinh tất cả và làm mọi thứ để Mẹ được vui và hạnh phúc. Nếu tôi biết Má mất sớm thì tôi đã chẳng làm Má buồn dù là vô tình chăng nữa. Thời gian không thể ngược dòng, Má mất cũng không sống lại được, chỉ còn lại trong tôi nỗi buồn khắc khoải ăn năn. Trước vong linh Má, tôi có khấn hứa là tôi sẽ không bao giờ làm cho Má buồn nữa, tôi sẽ cố gắng sống xứng đáng là con của Má để Má thỏa nguyện ngậm cười nơi chín suối. Những gì tôi làm chẳng phải để kiếm tiếng ca khen của đời, mà bằng tấm lòng tự nguyện của người con thảo kính mẹ cha, vì tôi muốn Ba hãnh diện, Má được vui dù người đã khuất núi.

“Chiều chiều chim vịt kêu chiều.

Bâng khuâng nhớ Mẹ chín chìu ruột đau.

Thương thay chín chữ cù lao.

Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình.”

Cầu cho Ba Má được “Rest In Peace." Tôi hằng tin rằng nơi bên kia thế giới, Ba Má thương yêu và phù hộ cho tôi, một đứa con có lắm tội tình.


Kính mời đọc và nghe bài viết cũ:

Cha-2-chan-res1.jpg picture by ngoky2009 

YOUTUBE AUDIO: 

Xin bấm vào Link dưới để nghe Anh Nguyên Khôi, Đài Phát Thanh Quê Hương San Jose đọc bài "Viết về Cha nhân ngày Father's Day" do Ngô Kỷ viết:
 



        AUDIO:



    AUDIO:

Xin bấm vào Link dưới để nghe Chị Diệu Thắng, Website Người Việt Ly Hương-Úc Châu đọc bài "Viết về Cha nhân ngày Father's Day" do Ngô Kỷ viết:





Viết về Cha nhân ngày Father’s Day 
 
                                                                             . Ngô Kỷ

Kể từ khi tôi mất mẹ, có nhiều lần tôi muốn viết về mẹ, nhưng rồi lại thôi, không làm sao viết nỗi, mới vài đoạn là đôi mắt bị loè nhoè bởi những giọt nước mắt vô hình từ đâu trào ra, và tôi nhận chân ra được là từ thâm tâm của một thằng con ngỗ nghịch và hư đốn này, tôi thương nhớ mẹ rất nhiều.

Mother’s Day 2010 rồi, ba mươi năm tôi mồ côi mẹ, thời gian khá xa so với một đời người, nhưng tình mẫu tử sao lại quá gần, gần đến nỗi tôi có thể thấy được mẹ trước mắt, có thể ôm choàng được mẹ vào lòng, có thể nói cho mẹ nghe tiếng “I Love You”.., và vì những xúc c ảm thiêng liêng, nghẹn ngào đó mà tôi đã không viết gì được cho mẹ. Cho mãi đến hôm nay, nhân ngày Father’s Day, tôi viết mấy dòng chữ cho cha tôi, tôi cố gắng viết thật lẹ, viết thật mau, viết được chừng nào hay chừng đó vì tôi sợ, sợ rằng sẽ không còn cơ hội viết được nữa như tôi đã từng không viết được cho mẹ.

Cuối năm 2008, trong bài “Áo Vũ Cơ Hàn, một vì sao đã tắt”, tôi có nhắc về Ba tôi, và mới đó mà các điều tôi lo sợ bây giờ nó đang lù lù đến. Tôi đã viết như sau:

“Sáng nay, hẹn nhau quán chay Zen của nhà báo Lý Kiến Trúc trên đường Bolsa, chưa kịp hello thì Etcetera hỏi “Sao thấy mặt anh hôm nay xìu quá dzậy?”. Sẵn máu “cải lương” trong người nên trả lời ngay “Không biết hôm nay tại sao tôi buồn. Buồn vì Trời mưa hay bão trong tim?”. Vâng quả thật tôi đang buồn, nhưng không phải buồn vì bị tan vỡ một mối tình trai gái, mà tôi buồn vì hay tin một ngôi sao vừa tắt trên bầu trời nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Minh Phụng, hay Áo Vũ Cơ Hàn, hay Mộ Dung Thạch, hay Mẫn Vân Lâu, hay Hồ Thiên Vũ, hay Tần Lĩnh Sơn, hay Trần Tự Tâm …đã trở về với cát bụi, đã miên viễn ra đi…

Nếu trong Thánh Kinh phán rằng “Không thấy Chúa mà tin”, thì trong trường hợp của tôi, “Không quen biết gì với nghệ sĩ Minh Phụng, thế mà tôi cảm thấy tiếc tiếc, thương thương khi biết tin anh qua đời”. Tâm lý con người thật lạ, cái hạnh phúc có trong tầm tay không thấy quý, nhưng khi vụt mất thì hụt hẫng.

Chiều hôm qua đưa Ba đi bệnh viện, lần này đem theo tờ Việt Weekly đọc trong khi chờ bác sĩ. Lướt qua những trang đầu bởi không thích đọc lại các bài mình đã viết, “cái tôi đáng ghét” mà, nhưng khi đọc đến trang 21 bài “Vĩnh biệt lãng tử “Áo vũ cơ hàn” Minh Phụng - Người nghệ sĩ tuyệt vời nhất trên những đỉnh núi hương sa” do Trần Quốc Bảo viết, bỗng dưng lòng tôi chùng xuống, nghĩa là con tim tôi vẫn còn biết rung động, máu tôi vẫn còn nhồi, thế mà lâu nay dư luận và thiên hạ lại ra rả lên án và nguyền rủa tôi là “đồ bất nhân, bọn tán tận lương tâm, lũ ác độc”, vân vân và vân vân….

Dù tôi và nghệ sĩ Minh Phụng không có “dây mơ rễ má” gì cả, nhưng giữa chúng tôi có lẽ “nặng nợ” nhau một cách vô hình. Cũng vì cái nghèo rách mồng tơi của chàng lãng tử Áo Vũ Cơ Hàn trong tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển mà tôi tự nhiên trở thành “nạn nhân” mỗi lần Ba tôi coi cái DVD đó. Mà càng xui cho tôi là ông ta lại mê cái DVD đó nữa mới chết chứ. Ông coi đi coi lại, mà mỗi lần coi như vậy là tôi chuẩn bị nhận “ly cà phê đen” của Ba: “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”.

Trời ơi, ông Áo Vũ Cơ Hàn nghèo thì kệ ổng chớ có mắc mớ gì tôi. Quả là Ba tôi unfair với tôi. Cái sướng, cái tốt, cái giỏi của Áo Vũ Cơ Hàn thì Ba tôi lại không nhắc tới. Tại sao Ba tôi lờ đi cái cảnh Áo Vũ Cơ Hàn hạnh phúc khi được người đẹp Cát Mộng Thùy Dương yêu thương, được công chúa Tô Ngã Phương Đài an ũi. Ba tôi lại phớt đi cái chuyện Áo Vũ Cơ Hàn đối xữ cao thượng với người bằng hữu Tô Ngã Giang Châu, và Ba tôi cũng làm thinh về cái tài và lòng mã thượng của Áo Vũ Cơ Hàn đối với tên cướp biển Thạch Vũ. Ông bà mình quả thật mình nói không sai, “Bụt nhà không thiêng”, và điều này lại vô tình ứng dụng vào trường hợp của tôi.

Tôi ghét cái ông Áo Vũ Cơ Hàn này dễ sợ, nói đúng hơn là tôi “ghen” với ông. Ông nghèo nhưng ngoài đời ông có tới mấy vợ, nào là Kiều Tiên, Diêu Huê…, nào là có cả một đàn con nối nghiệp, mà trong đó có Tiểu Phụng, Y Phụng đang là nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên điện ảnh nổi danh. Ông đang có hàng triệu khán thính giả tại quốc nội và hải ngoại ái mộ. Chỉ cần ông chia cho tôi một phần nho nhỏ cái mà ông đang có thì tôi đã cảm thấy hạnh phúc biết dường nào.


Từ nhỏ tôi đã thích loài chim biển, chính vì vậy hầu hết những văn thơ “con cóc” của tôi được lấy bút hiệu là Hải Âu, và cho đến khi qua Mỹ, thì ngoài cái tên Email ngokyusa2@yahoo.com thì tôi cũng có thêm cái Email ngoviethaiau@yahoo.com   và nickname trên các diễn đàn Paltalk tôi cũng lấy là Ngô Việt Hải Âu. Quả là một trùng hợp ngẫu nhiên khi phát giác ra là mình thích tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển từ lúc nào không biết. Phải chăng trong tôi đã ái mộ nghệ sĩ Minh Phụng và ngưỡng mộ khí tiết bất cần đời của lãng tử Áo Vũ Cơ Hàn?!

Nói về Áo Vũ Cơ Hàn mà không nói sơ về Ba tôi thì quả là việc thiếu sót. Như đã nói, Ba tôi luôn sẵn sàng “lợi dụng” cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này để “xài xể” tôi, tuy nhiên nói cho cùng thì ông ta cũng có cái lý của ông, tôi đâu có oan ức gì mà phản đối. Ba tôi so sánh tôi với nhân vật Áo Vũ Cơ Hàn như vậy là ổng đã nâng cấp tôi lên một bực rồi đấy, vì Áo Vũ Cơ Hàn khá hơn tôi nhiều, còn có rượu để uống, còn có vua mời vào cung điện để ở, chứ còn tôi thì trên trang Thư Độc Giả của báo Người Việt thì không thiếu những câu: “Ngô Kỷ biểu tình để xin bố thí miếng bánh mì, đồ du thủ du thực, mất dạy, du côn, chí phèo, homeless, chống cộng quá khích, cực đoan, chống cộng tới chiều, làm chuyện tào lao, bao đồng, dị hợm,” vân vân và vân vân.

Làm Cha Mẹ ai lại không xót xa và tủi thân khi thấy con cái mình bị “nguyền rủa” như vậy, tôi thấy ân hận và có lỗi với Ba tôi quá. Nhưng “Cha Mẹ sinh con, Trời sinh tính”, tôi sống theo cái nhân sinh quan và lý tưởng của tôi. Chính vì vậy những chuyện “ngoài đường” ít khi nào tôi kể cho Ba nghe, hay những trang báo nhục mạ tôi thường được tôi “tự ý đục bỏ” trước khi đưa cho Ba đọc. Tôi không muốn Ba tôi buồn, tôi không muốn Ba tôi chịu nhục lây một cách vô tội vạ.

Con nào mà không thương Cha Mẹ, Khổng Tử có khuyên: “Kẻ nào tôn kính mẹ cha, sẽ thấy niềm vui trong con cái mình”, và “Tuổi của cha mẹ không nên không biết: một là để mừng (cha mẹ sống lâu), một là để lo (vì cha mẹ già yếu)”. Chính vì vậy mà tôi muốn Ba tôi sống bình thản vô tư để ông có thể sống thêm vài ba năm nữa với con với cháu.

Thời trung học, tôi có đọc Nhị Thập Tứ Hiếu, có người con lấy làm buồn khi những ngọn roi cha quất vào lưng mình không còn mạnh và không cảm thấy đau vì thể hiện sức cha đã già yếu lắm rồi. Do đó tôi sẽ lấy làm lo âu và sẽ cảm thấy thiếu thốn và hồi hộp nếu tôi không còn nghe tiếng la mắng của Ba “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”.

Tài liệu viết rằng cải lương hiền hòa, chất phác, thủy chung, điệu nghệ, khí khái, và tôi tin là nghệ sĩ cải lương Minh Phụng có đủ yếu tố như vậy. Nghệ sĩ Minh Phụng ra đi để bao thương tiếc, ngậm ngùi cho gia đình, cho khán thính giả mộ điệu bốn phương. Còn riêng tôi, tôi bắt đền anh vì tôi chỉ lo rằng anh chết đi rồi, Ba tôi không còn xem tuồng “Tâm Sự Loài Chim Biển” nữa, và tôi hết còn được nghe Ba mắng “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”. Vĩnh biệt anh!”

Bài viết trên chưa được hai năm thế mà những điều tôi lo sợ, hay nói đúng hơn là những điều tôi không muốn đến thì nó đang từ từ trở thành hiện thực. Nghĩa là sức khỏe bây giờ không cho phép Ba tỉnh táo xem tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển nữa, và tôi không còn nghe được tiếng Ba mắng “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả.” Bây giờ Ba đọc trước quên sau nên tôi không còn phải “kiểm duyệt” báo trước khi đưa cho Ba đọc vì Ba không còn đủ minh mẫn để phải xót xa vì những lời lẽ nhục mạ, phỉ báng con mình trên báo, và tôi bắt đầu phập phồng lo sợ…

Tôi thích bài thơ đơn sơ nhưng gói gắm lắm “Tình Cha Nghĩa Mẹ” được “thanhthuy” post trên mạng như sau:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không

Đọc lại bài thơ trên làm tôi nhớ đến mẹ. Năm 1979, tôi rời nước Mỹ để đi làm overseas tại Thụy Sĩ không phải vì ham món tiền lương hậu hỹ, mà mục đích là sẵn tiện qua đó làm việc, tôi sẽ tìm cơ hội bảo lãnh Ba Má, Anh Chị Em còn lại Việt Nam được ra ngoại quốc, vì vào thời điểm đó còn sớm quá, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có một liên hệ ngoại giao nào cả, mà Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, có Liên Hiệp Quốc, có Hồng Thập Tự và có nhiều quan hệ với Việt Nam.

 Ngô Kỷ từ Mỹ được mời qua làm việc overseas tại Thụy Sĩ từ 1979-1983

4448.jpg  

Tôi muốn đưa Má ra ngoại quốc để lo chạy chữa bịnh tình cho Má. Nhưng bất hạnh thay, một tiếng sét đánh ngang tai, tôi nhận tin Má chết từ một người bạn du học ở Ý về Việt Nam thăm nhà gọi phone qua báo tin. Trời đất quay cuồng, không gian như tối sầm lại. Tôi như người mất trí, bao nhiêu kỷ niệm mẹ con ôm ấp trong ký ức bỗng có dịp tuôn trào ra. Tôi khóc không nhiều bằng cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu khóc mẹ đến mù mắt, tôi chỉ biết là tôi đã khóc thật nhiều và thật nhiều khi hay tin mất mẹ.

 Ngô Kỷ làm lễ Giỗ Má qua đời tại Việt Nam năm 1980

 vcx21.jpg

Là người sống thực tế, tôi chẳng bao giờ ngạc nhiên và bận tâm về bất cứ cái gì xãy ra trên cõi đời ô trọc này, thế mà có một điều tôi không bao giờ chuẩn bị đón nhận, đó là việc tôi mất mẹ. Chính giờ phút đau khổ lớn lao này, tôi mới thấy tâm trạng chính tôi trong bài thơ Mất Mẹ của Xuân Tâm - Bảo Uyên:

“Năm xưa tôi còn bé

Mẹ tôi đã qua đời

Lần đầu tiên tôi hiểu

Thân phận trẻ mồ côi

Quanh tôi ai cũng khóc

Im lặng tôi sầu thôi

Để dòng nước mắt chảy

Là bớt khổ đi rồi

Lúc bé tôi không tin

Người thân yêu tôi mất

Hôm ấy tôi sững sờ

Và nghi ngờ trời đất

Từ nay tôi hết thấy

Trên trán Mẹ hôn con

Những khi tôi phải đòn

Đau lòng Mẹ khóc trước

Kìa nhà ai bên cạnh

Mẹ con vỗ về nhau

Tìm Mẹ, tôi không thấy!

Lúc buồn, biết trốn đâu?

Hoàng hôn phủ trên mộ

Chuông chùa nhẹ rơi rơi

Tôi biết tôi mất Mẹ

Mất cả một bầu trời.

Ôi trời cao xanh thẳm

Có nghe rõ lời tôi

Từ trần gian cát bụi

Tôi đã mất mẹ rồi!"

Tôi hụt hẫng khi nghe tin Má chết, và ngay cả trong lúc viết những giòng chữ này, tôi ngậm ngùi nối tiếc những năm tháng sống gần Má mà tôi đã không biết trân quý, để đến bây giờ, trong cuộc hành trình đầy cô đơn, trống vắng này tôi thấy nhớ Má vô cùng. Một danh ngôn mà tôi cho là bất tử: “Thế giới có rất nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt vời vĩ đại nhất vẫn là trái tim của mẹ.”

Sau năm 1975, theo vận nước nổi trôi, gia đình tôi bị Cộng Sản đánh tư bản.. Tài sản nhà cửa bị tịch thu, Ba tôi bị bắt đi “cải tạo” tại trại trù Tiên Lãnh, Quảng Nam, Má tôi với cái thân xác gầy gò bịnh hoạn bị bắt đi làm thủy lợi “lao động vinh quang”. Sức tàn lực kiệt, Má được gia đình đưa đến bịnh viện khẩn cấp. Trong giờ thập tử nhất sinh, thế mà bệnh viện bắt gia đình tôi phải chồng đủ tiền y phí trước mới chữa trị, và Má tôi qua đời trong uất nghẹn.

Nguồn hy vọng đưa Má ra nước ngoài chữa bịnh bị sụp đổ, tôi thất vọng tràn trề. Tôi không còn thiết tha gì nữa, tôi quyết định trở lại Mỹ. Trả lời ký giả Eric Bailey số báo Los Angeles Times ngày 20 tháng 8 năm 1992 nhân ngày Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc, trong bài “Proud Immigrant Stands Out Stand Up for Free Vietnam” (Người Di Dân Hãnh Diện Đứng Lên Tranh Đấu Tự Do Cho Việt Nam), tôi nói: “Tôi mất mẹ và tôi mất cả quê hương, nghĩa là tôi đã mất tất cả. Tôi nghĩ rằng tôi phải làm một cái gì khác hơn, điều đó là mong muốn được phục vụ đồng bào tôi.” (I lost my mother and my country – It’s everything… I thought I had to do something different. Something to help my people.)

aaa70.jpg picture by ngoky2009

Và trong bản tin “Protests Divide SoCal’s Little Saigon” của hãng thông tấn Associated Press (AP) đánh đi toàn thế giới, viết về cuộc biểu tình tự phát chống báo Người Việt nhục mạ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, ngày 8 tháng 4 năm 2008, ký giả Gillian Flaccus đã trích dẫn lời phát biểu của tôi: “Những cái giá trị nhất trong đời tôi là Mẹ tôi và lá cờ nước tôi. Tôi đã mất hết. Còn sót lại gì trong cuộc đời của tôi? Tôi không còn gì cả.” (The most valuable things in my life – my mother and my flag – I lost it… What else do I have left in my life? I have nothing.)

Hãng thông tấn Associated Press (AP) là hãng tin lớn hàng đầu
thế giới, cung cấp tin tức cho 1,700 tờ báo, và cho hơn 5,000 đài
truyền hình và đài phát thanh. Có hơn 10 triệu tấm hình. AP có 243
văn phòng lấy tin tại 120 quốc gia trên thế giới. Các bản tin về Ngô Kỷ
biểu tình đều được loan tải trên toàn Hoa Kỳ và thế giới.
Protests Divide SoCal's Little Saigon
 nc5_zpseacacffa.jpg
 nc1_zps0611e418.jpg
Protest organizer Ky Ngo stands in front of a row of American and South Vietnamese flags, during 
a protest outside Vietnamese-language newspaper Nguoi Viet Daily Wednesday, April 2, 2008,
 in Westminster, Calif. Hundreds of noisy protesters have picketed outside the Vietnamese-language 
newspaper for more than two months, ever since it published a picture of a bright yellow 
foot-washing basin lined with the South Vietnamese flag's three red stripes. (AP Photo/Nick Ut)



Có một số người không biết lý do nên họ ngạc nhiên, và từ ngạc nhiên họ lên án, dè bỉu công cuộc đấu tranh chống cộng, chống Việt gian của tôi. Nếu họ nhớ lịch sử nước nhà, nếu họ nhớ sự kiện giặc Tàu giết ông Nguyễn Phi Khanh cha của Nguyễn Trãi, giết ông Thi Sách chồng bà Trưng Trắc thì họ sẽ hiểu tâm trạng và thái độ đối kháng của tôi trước cảnh cả một dân tộc bị áp bức và Má tôi bị chết bởi chính sách ngu muội và tàn nhẩn của bọn cộng sản vô thần.

Tôi không nhớ hết những lời Má tôi dặn dò, nhưng tôi chắc chắn hầu hết bà mẹ đều muốn con mình trở thành người có chí khí, lý tưởng và liêm sĩ. Và bài thơ “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán chính là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng, là hành trang cho những bước tôi đi. Bài thơ như sau:

"Tôi mồ côi cha năm hai tuổi

Mẹ tôi thương con không lấy chồng

Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải

Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ

Ngày ấy tôi mới lên năm

Có lần tôi nói dối mẹ

Hôm sau tưởng phải ăn đòn.

Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn

Ôm tôi hôn lên mái tóc

- Con ơi

trước khi nhắm mắt

Cha con dặn con suốt đời

Phải làm một người chân thật.

- Mẹ ơi, chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

Con ơi một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc là khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêụ

Từ đấy người lớn hỏi tôi:

- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?

Nhớ lời mẹ tôi trả lời:

- Bé yêu những người chân thật.

Người lớn nhìn tôi không tin

Cho tôi là con vẹt nhỏ

Nhưng không ! những lời dặn đó

In vào trí óc của tôi

Như trang giấy trắng tuyệt vời

In lên vết son đỏ chói

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi

Đứa bé mồ côi thành nhà văn

Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm

Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.

Người làm xiếc đi giây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêụ

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá."

Rất tiếc tôi không phải là thi nhân, văn nghệ sĩ để có thể dùng văn chương, nghệ thuật mà vinh danh hai đấng sinh thành. Tôi xin mượn bài thơ “Cảm Ơn Nghĩa Mẹ, Tình Cha” của Quốc Vương để bày tỏ lòng biết ơn Cha Mẹ từ một đứa con có lắm “tội tình”:

       " Cảm ơn nghĩa mẹ, tình cha

Cảm ơn công đức mẹ cha cao dày

Khi xưa bồng bế trong tay

Cha mẹ dìu dắt, thơ ngây vào đời

Bao dung cha nở nụ cười

Cho con ý chí giữa đường thơ ngây

Mẹ hiền dành trọn tình thương

Ngày đêm gian khổ, đoạn trường nuôi con

Ơn cha cao cả núi non

Tấm lòng của mẹ suối nguồn biển khơi

Cho con mái ấm cuộc đời

Cho con mở mắt nhìn đời mai sau

Cho con hiểu biết cuộc đời

Cho con tất cả biển trời bao la

Cảm ơn nghĩa mẹ, tình cha

Cho con công đức mẹ cha sinh thành."

        Ngô Kỷ - Father's Day 2010



Mời bấm các Links dưới xem Video nhạc về Cha:

You Tube: Tình Cha. Ca sĩ Ngọc Sơn


Celine Dion : Dance With My Father Again"


Luther Van Dross: "Dance With My Father Again"


 av1_zps2e48f11e.jpg

VIDEO: Tuồng cải lương Tâm Sự Loài Chim Biển (Áo Vũ Cơ Hàn)



 av4_zps703c8b42.jpg

AUDIO: Tuồng cải lường Tâm sự Loài Chim Biển (Áo Vũ Cơ Hàn)  



Những kỷ niệm bên Ba, bây giờ thì con mất Ba rồi, còn nỗi buồn nào hơn!

Ba thời trai trẻ

xsw72.jpg

Ngô Kỷ 2 tuổi, đội mũ đứng bên trái, chụp hình với ông bà nội, ba má và anh chị em năm 1954.

Và bây giờ trở thành "khắc tinh" của Việt cộng và Việt gian.

 

Ngô Kỷ, Ba và Chị đi Đà Lạt thăm người anh họ đang học tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1970

vcx1111.jpg

Cha con hội ngộ tại Mỹ năm 1991  



tg1-1.jpg imageby ngokycali
Ba qua đời vào lúc 1 giờ 45 phút chiều thứ Bảy ngày 26 tháng 5 năm 2012,
sau khi đã được lãnh các Phép Bí Tích cuối cùng trước giờ lâm tử tại
bệnh viện Garden Grove Hospital, California.

vcx91.jpg

Trong quyển Hồi Ký của Ba để lại, Ba có viết bài kinh “Tuyên xưng đức tin.”

Một tuần trước khi Ba qua đời, Ba muốn đẩy xe lăn ra parking để Ba chụp hình
với Ngô Kỷ và chiếc xe Vàng Ba Sọc Đỏ kỷ niệm lần cuối cùng.

Bây giờ xe Vàng Ba Sọc Đỏ còn đó,
Ngô Kỷ còn đây, tiễn đưa Ba lần cuối. Ba đã vĩnh viễn ra đi.


 Tháng 5 năm 2013, làm lễ Giáp Năm nhớ Ba

Giỗ Má




PHỤ ĐÍNH:

BÁO LOS ANGELES TIMES VIẾT VỀ MỘT PHẦN CUỘC ĐỜI NGÔ KỶ
 
Dịch từ báo Los Angeles Times, ngày 20 tháng 8 năm 1992
Viết bởi ký giả Eric Bailey

NGƯỜI DI DÂN HÃNH DIỆN ĐỨNG LÊN TRANH ĐẤU TỰ DO CHO VIỆT NAM

* Ông Ngô Kỷ, người Đại Biểu Việt Nam duy nhất tại Đại Hội Đảng vận động để đảm bảo Đảng Cộng Hòa đừng có lãng quên số phận của quê hương ông ta.

Giữa rừng người đại biểu tại Astrodome, ông Ngô Kỷ cư dân Orange County, mặc quốc phục Việt Nam khăn đóng áo dài luôn cầm trong tay bảng khẩu hiệu “Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam” (Free, Democracy, Human Rights For Vietnam).


Ngô Kỷ với poster tranh đấu “Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền Cho Việt Nam” 
tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1992 Houston, Texas.

Đây là một thông điệp mà người di dân 39 tuổi này mong muốn được các yếu nhân Tòa Bạch Ốc nhìn thấy. Ông Ngô Kỷ là người Mỹ gốc Việt Nam làm Đại Biểu tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc. Ông là người nhiệt tình với Đảng Cộng Hòa, tuy nhiên ông không mấy hài lòng về Bản Sách Lược của Đảng Cộng Hòa năm nay vì đã lên án không đủ mạnh mẽ đối với cộng sản Việt Nam, ông ta nói: “Tôi biết Tổng Thống Bush rất quan tân đến người Việt Nam, nhưng trong Bản Sách Lược này họ chỉ nêu lên một cách phớt qua." Ông Ngô Kỷ là người mạnh mẽ đòi hỏi phải có dân chủ và tôn trọng nhân quyền trước khi nói đến chuyện bang giao với cộng sản việt Nam . Ông nói: “Họ quên rằng chúng tôi có một triệu người Mỹ gốc Việt tại đây, chúng tôi có thể đi bầu, chúng tôi đã là người Mỹ rồi.”

Trong số đông đảo những người Đông Nam Á có mặt tại Hoa Kỳ, ông Ngô Kỷ là một trong vài người đã tranh đấu hết sức gian khổ nhưng không bao giờ mỏi mệt nhằm mục đích làm sáng tỏ chính nghĩa của người Việt Quốc gia.

Trong thập niên qua, ông Ngô Kỷ đã làm việc với Cộng Đồng Việt Nam tại Little Saigon để đẩy mạnh sự cải cách dân chủ cho quê hương ông ta bằng cách tình nguyện tham dự vào sinh hoạt chính trị của Đảng Cộng Hòa.

Ông ta đến Tòa Bạch Ốc nhiều lần và tiếp xúc với các vị Tổng Thống. Vào năm 1988, ông Ngô Kỷ là người Mỹ gốc Việt Nam đầu tiên được làm Đại Biểu tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc.
 
 
Ông ta thường tâm tình với đồng bào quốc nội qua làn sóng Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA). Ông hiện là Đồng Chủ Tịch Liên Đoàn Cử Tri Người Mỹ Gốc Á Châu (Asian American Voters Coalition), đây là một tổ chức chính trị lưỡng đảng có mục đích cổ võ các người di dân trên toàn quốc tham dự vào hệ thống chính trị Hoa Kỳ.

Tuy vậy những việc làm đó đã không mang lại sự giàu có cho ông. Ông Ngô Kỷ hiện sống trong một căn phòng tại Garden Grove , vừa làm văn phòng vừa làm phòng ngũ. Ông ta phải ngũ trên chiếc ghế couch và tắm trong cái thùng rác bằng cách múc nước xối lên đầu. Ông Ngô Kỷ không hề nghĩ đến việc xin trợ cấp chính phủ, và dù đời sống khiêm tốn như vậy cũng không làm cho ông sút giảm những thiện cảm dành cho đất nước Hoa Kỳ.

Ông Ngô Kỷ nói một cách nhỏ nhẹ rằng: “Tôi cảm thấy ân hận cho Cha tôi. Cha tôi đến Mỹ năm rồi và ông ta nghĩ trong đầu rằng tôi là nhân vật giàu có lắm, bởi vì tôi từng gặp các vị Tổng Thống và ông ta nghe được giọng nói của tôi qua đài phát thanh lúc ông ta còn ở Việt Nam. Khi ông ta qua đến đây mới vỡ lẽ ra là tôi quá nghèo.”

Cha mẹ ông Ngô Kỷ có tiệm buôn gần Đà Nẳng và ông học luật tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Năm ngày trước khi Cộng Sản xâm chiếm Miền Nam, ông đã qua Mỹ với người chị và đứa em trai. Cha mẹ ông ở lại quê nhà với ba người anh em trai khác.

Sau năm 1975, cuộc sống của cha mẹ ông tại Việt Nam là một địa ngục. Cha của ông bị giam vào “trại tù cải tạo," mẹ ông ta bị đưa vảo trại cưỡng bách lao động. Vào năm 1980 mẹ ông qua đời, ông Ngô Kỷ nghẹn ngào nói: “Cộng sản đã giết mẹ tôi.” Ngừng một lúc ông nói tiếp: “Tôi ân hận đã phải rời Việt Nam, tôi yêu mến Việt Nam. Thật là một bất hạnh lớn lao nhất cho mẹ tôi khi bà chết đã không có con cái ở bên cạnh.”

Cái chết của mẹ ông đã là một phần nguyên do đưa đẩy ông Ngô Kỷ chuyển hướng đời sống, ông nói: “Tôi mất mẹ và tôi mất cả quê hương, nghĩa là tôi đã mất tất cả. Tôi nghĩ rằng tôi phải làm một cái gì khác hơn, điều đó là mong muốn được phục vụ đồng bào tôi.”

Mặc dù việc làm tại Thụy Sĩ được trả lương hậu hĩ, tuy nhiên ông Ngô Kỷ đã trở lại Mỹ và ông ta dấn thân vào con đường tranh đấu cho đồng bào. Ông Ngô Kỷ đã trở thành một đảng viên cốt cán của Đảng Cộng Hòa. Ông tổ chức ghi danh bầu cử trong các Cộng Đồng Á Châu tại Orange County. Ông đã giúp cho nhiều cuộc vận động tranh cử, mà đặc biệt là giúp đỡ cho vị Dân Biểu chống cộng triệt để Robert K. Dornan, và  ông đã thành lập Trung Tâm Chỉ Huy Đảng Cộng Hòa đầu tiên tại Little Saigon.

Ông Ngô Kỷ nói rằng chính sách Đảng Cộng Hòa thích hợp với người Việt Nam bởi vì đảng này chống cộng mạnh mẽ trong thời Tổng Thống Reagan. Ông ước phỏng trong mười người Việt Nam có chín người bỏ phiếu cho Đảng Cộng Hòa. Theo Cơ Quan Kiểm Tra Dân Số thì có 75 ngàn người Việt Nam sống tại Orange County, nhưng theo ông Ngô Kỷ cho biết thì trên thực tế có gấp đôi số dân số đó.

Nhưng bởi nhiều lý do số dân đông đảo đó đã không tạo được sự chú ý. Sự hiện diện của ông Ngô Kỷ tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc trong bộ quốc phục màu xanh đã tạo cho các đài truyền hình lưu ý thâu chiếu trên toàn quốc. Ông Ngô Kỷ nói rằng: “Nếu tôi mặc Âu phục, không ai nhận ra tôi là người Việt Nam. Tôi muốn cho người Hoa Kỳ thấy rằng có sự hiện diện của người Việt Nam trong số 40 ngàn người tham dự tại Astrodome này. Tôi muốn chứng tỏ cho người ta biết rằng chúng tôi đã tham gia, chúng tôi bây giờ đã có tiếng nói, chúng tôi đã bước vào lãnh vực chính trị.”


Tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc ngày 20 tháng 8 năm 1992 
tại Houston, Texas, báo Los Angeles Times viết về tiểu sử Ngô Kỷ và sự vận 
động đấu tranh “Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền Cho Việt Nam” của 
Đại Biểu Ngô Kỷ trong chính trường Hoa Kỳ.






ORANGE COUNTY DELEGATION : Proud Immigrant Stands Out to Stand Up for Free Vietnam : Ky Ngo, the convention's only Vietnamese delegate, works to make sure his party doesn't ignore his ex-countrymen's plight.

August 20, 1992|ERIC BAILEY | TIMES STAFF WRITER
HOUSTON — Out in the flood of convention delegates on the Astrodome floor, Ky Ngo was doing his best to stand out amid a throng of Texas bubbas in 10-gallon hats and Republican matrons. Outfitted in a traditional silk Vietnamese robe and headdress, the Orange County resident rose to his feet often and long, holding aloft a sign: "Free Democracy, Human Rights For Vietnam."
It's a message the 39-year-old immigrant very much wants the White House to see. The lone Vietnamese-American delegate to the GOP National Convention, Ngo is as loyal a Republican as they come, but he's troubled by the stance his party has adopted on relations with his homeland. As he sees it, the Republican platform approved in Houston fails to take a strong enough stance against the communist government in Vietnam.
"I know President Bush cares about the Vietnamese, but in the platform they only mention us in passing," said Ngo, who believes relations with Vietnam should not be normalized until democracy and basic human rights are restored. "They forget we have 1 million Vietnamese in America. We can vote. We are Americans now."
Few of those Southeast-Asian newcomers have toiled as tirelessly as Ngo to get that point across. For nearly a decade, he has worked with immigrants in Orange County's Little Saigon community, pushed for change in his native land and celebrated the democratic process by volunteering to work with the GOP.

It has earned him trips to the White House, the chance to meet Presidents. In 1988, he became the first Vietnamese-American to serve as a delegate at the GOP convention. He appears regularly on Voice of America, talking in his native tongue to people in his homeland. Ngo is co-chairman of the bipartisan Asian American Voters Coalition, a national network trying to increase the political clout of such immigrants.
But it hasn't brought him wealth. Ky Ngo (it's pronounced Key No) lives in a rented room in Garden Grove that serves both as bedroom and office. He sleeps on a couch and says he bathes in a garbage can, pouring water over his head from a pitcher. Ngo said he would never think of seeking government assistance, and his humble existence hasn't quelled his passion for the United States.
"I feel sorry for my dad," Ngo said softly Wednesday. "He came to this country a year ago thinking I was some big man because I have talked with Presidents and he heard my voice on the radio when he was in Vietnam. Then he comes over here and finds out I'm poor."
That was hardly the case back in Vietnam. Ngo's parents ran a supermarket in Da Nang, and Ky studied law at the University of Saigon. Five days before the communist takeover, Ngo fled to the United States with a sister and brother. His parents chose to stay behind with his three other siblings.
Ngo got a job as a medical technician for an Anaheim laboratory soon after his arrival, and three years later parlayed that into a post as a supervisor with a firm in Switzerland.
Life for his parents in Vietnam, meanwhile, had grown hellish. His father was put in a "re-education" facility, his mother was thrown into a forced-labor camp. By 1980, she was dead. "She was killed by the communists," Ngo whispered.
He paused, gathering himself. "I feel sorry to leave Vietnam," he said, his voice cracking. "I love Vietnam. That's the worst thing for the mom to die and not have her child by her."
The death played a part in transforming Ngo. "I lost my mother and my country--that's everything," he said. "I thought I had to do something different. Something to help my people."
Although the job in Switzerland paid well, he returned to the United States and threw himself into all manner of causes to help his homeland. Ngo also became a devout soldier of the GOP. He organized voter registration drives in Orange County's Asian community, helped with various campaigns--most notably that of the anti-communist crusader Rep. Robert K. Dornan (R-Garden Grove)--and set up the first Republican Party headquarters in Little Saigon.
Ngo says the GOP message appeals strongly to Vietnamese, who generally gravitate to the party because of its strong stance against communism during the Reagan years. He estimates that nine of every 10 immigrants from Vietnam side with Republicans when they vote. In Orange County, that represents a hefty election bonus for the GOP. Census figures indicate there are 75,000 Vietnamese in the county, although Ngo maintains those figures are skewed and there may be twice that many.
But in many ways, they are invisible--huddled in cramped homes in Westminster or Stanton, congregating in the safe harbor of Little Saigon. Thus came Ky Ngo to the Republican National Convention, bright and blue-garbed, ready for the TV cameras beaming pictures across the country.
"If I wore Western clothes, no one would know I am Vietnamese," he said. "I want to show the American people that there is a Vietnamese among those 40,000 people in the Astrodome. I want to show we are involved, we have a voice now, we are in politics."


Dịch từ báo The Orange County Register, ngày 20 tháng 8 năm 1992

SỔ TAY - NGÔ KỶ

Ông Ngô Kỷ đến tham dự Đại Hội này để đại diện cho 65 triệu người theo quan niệm của ông.

Ông Ngô Kỷ là người Đại Biểu Việt Nam dự đại hội tại Houston, và đối với ông, không có gì quan trọng hơn là việc đại diện cho Cộng Đồng
Việt Nam tại Hoa Kỳ và cho quê hương ông ta.

Đối với ông, không có việc dự tiệc tùng hay đi ăn uống ngoài tiệm, ông chỉ quan tâm đến đại hội mà thôi.

Ông nói: “Tôi đến đây để nói lên tiếng nói cho Cộng Đồng Việt Nam , và cho những người không có thể nói. Tôi không có dư thì giờ để giải trí vui chơi.”

Ông Ngô Kỷ mặc quốc phục Việt Nam với chiếc áo dài, và mang theo mì ly đến đại hội vì ông ta không đủ khả năng tài chánh để đi ăn tiệm.

Ông nói: “Tôi rất nghèo. Tôi nghĩ tôi là người Đại Biểu nghèo nhất trong số các Đại Biểu tại đây.”

Phó Tổng Thống Dan Quayle và các viên chức cao cấp của Đảng Cộng Hòa đã tiếp xúc nói chuyện với cộng đống người Mỹ gốc Á Châu vào trưa thứ Tư này.

Ông Ngô Kỷ nói: “Tôi rất hãnh diện nhìn thấy Tổng Thống quan tâm đến Cộng Đồng Á Châu. Đây là sự kiện rất đặc biệt.”

rd1.jpg

1 comment: