Khánh thành Tượng Đài Cố Tổng Thống Ronald ReaganChia sẻ hoạt động chính trị Hoa Kỳ của Ngô Kỷ trong năm 1988Little Saigon ngày 11 tháng 6 năm 2015Kính thưa Quý Đồng Hương,Là thành viên nhỏ bé trong tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, tôi luôn biết ơn bất kỳ cá nhân nào, tổ chức nào làm điều "ích nước lợi dân," và hôm nay tôi trân trọng kính gởi những đóa hoa hồng tri ân đến Giám Sát Viên Andrew Đỗ & Staff, Hội Đồng Giám Sát Quận Cam, và tất cả những người đã hết lòng hỗ trợ hoàn tất đồ án xây dựng Tượng Đài Cố Tổng Thống Ronald Reagan, sẽ được long trọng khánh thành vào ngày mai, tức Thứ Sáu, ngày 12 tháng 6 năm 2015 tại công viên Mile Square Park, vào lúc 3 giờ chiều đến 4 giờ chiều. Tôi lấy làm hân hạnh chuyển tiếp Thiệp Mời của Giám Sát Viên Andrew Đỗ đến quý vị dưới đây:Kính thưa Quý Đồng Hương,Với tư cách là người lâu nay ái mộ và cảm kích Cố Tổng Thống Ronald Reagan, tôi muốn nhân dịp này trích dẫn một số tài liệu, bài viết, phim, ảnh nhằm giới thiệu đôi nét về sự nghiệp của ông, một quán quân chống cộng sản và là nhà lãnh đạo tài ba của đất nước Hoa Kỳ. Đặc biệt tôi rất thích câu nói bất hũ của ông liên quan đến chiến tranh Việt Nam như sau: "Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau.”Thống Đốc California Ronald Reagan gặp Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ngày 15 tháng 10 năm 197115 Oct 1971, Saigon, South Vietnam --- Reagan Confers with Thieu. Saigon, South Vietnam:Ronald Reagan of California, who is touring Asia as President Nixon's emissary, confers withSouth Vietnamese president Nguyen Van Thieu, October 15. Reagan told a news conferencethat he brought Thieu a message from the chief executive saying there would be "no change inthe course of policy of our nation" toward South Vietnam. --- Image by © Bettmann/CORBISKính thưa Quý Đồng Hương,Nhắc đến Tổng Thống Ronald Reagan khiến tôi nhớ đến một số kỷ niệm mà tôi từng vinh dự được tiếp xúc và liên lạc qua lại với ông. Đặc biệt trong thời gian năm 1988 là năm tôi có nhiều quan hệ mật thiết với Tổng Thống Ronald Reagan, Phó Tổng Thống George Bush, Thống Đốc California George Deukmejian, Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Pete Wilson, Dân Biểu Liên Bang Robert K. Dornan, vì năm 1988, tôi là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Hoa Kỳ được làm Đại Biểu (Delegate) tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988 tại New Orleans, Louisiana, và sau đó thêm 4 lần nữa vào năm 1992, 1996, 2000, và 2004. Vào năm 1988, với tư cách là Giám Đốc Trung Tâm Người Mỹ Gốc Á Châu Đảng Cộng Hòa (Asian American Rupublican Headquarters) đặt tại Little Saigon, và lãnh đạo "Tổ Chức Người Mỹ Gốc Việt Nam Ủng Hộ Ứng Viên Tổng Thống George Bush," tôi có cơ hội làm việc và tiếp cận với các yếu nhân Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ, nhờ vậy mà tôi có được môi trường thuận lợi trong việc vận động được chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ và đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản.
Kính thưa Quý Đồng Hương,Thánh Kinh có dạy "Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm," và tôi thì chủ trương "sống để bụng chết mang theo," do đó lâu nay có nhiều điều, nhiều việc tôi không hề thố lộ, tâm tình, nhưng hôm nay tôi đổi ý, tôi nhận thấy công cuộc đấu tranh chống Việt cộng, chống Việt gian trong lúc này lại trở nên vô cùng khó khăn và phức tạp, vì cộng đồng bổng dưng nở rộ cảnh "lộng giả thành chân," "vàng thau lẫn lộn," và đặc biệt hiện nay trong cộng đồng lại xuất hiện rất nhiều tư tưởng "hòa hợp hòa giải," bưng bô cho Việt cộng, cũng như đưa ra luận điệu phủ nhận giá trị lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ v.v..., chính vì vậy mà tôi quyết định trình bày ra đây những phim, ảnh, tài liệu các hoạt động chính trị của tôi trong quá khứ, nhằm xác định lập trường và đường lối chống cộng triệt để của của người Việt Quốc Gia, và cũng để "ôn cố tri tân."Tôi không có dự định viết dài bài này vì các tài liệu, phim, ảnh được trưng dẫn dưới đây, tự nó đã giải thích trọn vẹn quan điểm và sự kiện rồi. Trong phần PHỤ ĐÍNH có hai phần, phần 1 đề cập đến sự nghiệp của Cố Tổng Thống Ronald Reagan, và phần 2 trình bày các hoạt động chính trị dòng chính của tôi, chỉ tóm lược trong thời điểm năm 1988 mà thôi, còn các năm khác sau đó như 1989, 1990, 1991, 1992 v.v.., tức lúc ông George Bush trở thành Tổng Thống Mỹ rồi, thì tôi sẽ trình bày tiếp vào dịp khác khi thuận tiện. Xin quý vị lưu ý các chú thích dưới hình và các chỗ chữ màu đỏ, xanh.Nếu tôi nghĩ đúng, thì Ban Tổ Chức muốn khánh thành Tượng Đài Cố Tổng Thống Ronald Reagan vào ngày 12 tháng 6 năm 2015 này, là vì muốn kỷ niệm đúng cái ngày 12 tháng 6 năm 1987 là ngày mà Cố Tổng Thống Ronald Reagan đọc bài diễn văn tại Brandenburg Gate, kêu gọi giật sập bức tường Bá Linh. Để quý vị thuận tiện nắm bắt vấn đề, tôi xin phép đưa vào bài viết này một số tài liệu liên quan đến cái ngày lịch sử trọng đại ấy.Trân trọng,Ngô KỷPhone: (714) 404-7022Hộp thư: PO.Box 836Garden Grove, Ca 92842PHỤ ĐÍNHYOUTUBE: Xin bấm vào Link Youtube dưới để xem Ngô Kỷ trả lời trên các đài truyền hình Mỹ,và cầm bảng khẩu hiệu tranh đấu cho nguyện vọng cộng đồng tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa toàn quốc 1988.(5 phút đầu có Ngô Kỷ phát biểu, 15 phút sau là khung cảnh sinh hoạt sôi nỗi trong ngày Đại Hội)Xin bấm vào các Links dưới đây để xem rất nhiều hình ảnh cố Tổng Thống Ronald Reagan:
Tóm lược tiểu sử Cố Tổng Thống Ronald Reagan
Bách khoa toàn thư mở WikipediaRonald Wilson Reagan ( /ˈrɒnəld ˈwɪlsən ˈreɪɡən/; 6 tháng 2 năm 1911 – 5 tháng 6 năm 2004) là tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (1981–1989). Trước đó, ông là thống đốc thứ 33 của California (1967–1975), và từng là diễn viên truyền hình, truyền thanh và điện ảnh. Ông sinh tại thành phố Tampico, Illinois, và lớn lên ở Dixon. Ông học Đại học Eureka và có bằng cử nhân về kinh tế và xã hội học. Sau khi tốt nghiệp, đầu tiên ông chuyển đến tiểu bang Iowa để làm việc trong vai trò phát thanh viên, sau đó vào năm 1937, ông đến thành phố Los Angeles nơi ông khởi nghiệp trong vai trò diễn viên điện ảnh và sau đó là diễn viên truyền hình. Một số bộ phim nổi bật nhất của ông gồm có Knute Rockne, All American (1940), Kings Row (1942), và Bedtime for Bonzo (1951). Reagan làm chủ tịch liên đoàn lao động Screen Actors Guild và sau đó là người phát ngôn cho công ty General Electric (GE). Ông bắt đầu tham gia chính trị trong thời kỳ làm việc cho công ty GE. Ban đầu ông là đảng viên Dân chủ. Thiên hướng của ông bắt đầu chuyển đổi sang cánh hữu vào thập niên 1950 và sau đó ông đổi sang đảng Cộng hòavào năm 1962.[1] Sau khi đọc một bài diễn văn mạnh mẽ ủng hộ ứng cử viên tổng thống Barry Goldwater năm 1964, người ta thuyết phục ông chạy đua vào chức thống đốc tiểu bang California. Ông thắng cử thống đốc tiểu bang California hai năm sau đó và tái đắc cử lần nữa vào năm 1970. Ông thất bại trong các lần chạy đua tìm sự đề cử của đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào các năm 1968 và năm 1976 nhưng sau đó ông thắng cả sự đề cử của đảng Cộng hòa và cuộc tổng tuyển cử năm 1980, đánh bại đương kim tổng thống Jimmy Carter.[1]Trong vai trò tổng thống, Reagan thực hiện các đề xướng kinh tế và chính trị mới có tầm cỡ. Các chính sách kinh tế trọng cung của ông, được gọi là "Reaganomics", chủ trương giảm tỉ lệ thuế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát nguồn tiền để giảm lạm phát, bãi bỏ kiểm soát kinh tế, và giảm chi tiêu của chính phủ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông thoát chết trong một vụ ám sát; ông kiên quyết chống lại các công đoàn lao động, và ra lệnh xâm chiếm Grenada. Reagan tái đắc cử tổng thống một cách vang dội vào năm 1984 và tuyên bố rằng đây là "bình minh tại Mỹ". Nhiệm kỳ thứ hai của ông để lại với những vấn đề còn gây tranh cãi, chủ yếu vì các vấn đề đối ngoại, thí dụ như sự kết thúc Chiến tranh lạnh, vụ không kích Libya năm 1986, và vụ tai tiếng Iran-Contra bị phơi bày. Công khai mô tả Liên Xô là một "đế quốc ma quỷ",[2] Reagan ủng hộ các phong trào chống cộng trên toàn thế giới và dành ra nhiệm kỳ đầu tiên của mình hủy bỏ chiến lược giảm thiểu tối đa căng thẳng giữa phương Tây và khối Xô Viết, thường được gọi là chiến lược détente, bằng cách ra lệnh tăng cường mạnh mẽ sức mạnh quân sự trong cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô. Reagan thương thuyết với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là Mikhail Gorbachev và kết quả đỉnh điểm là sự ra đời của Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung và việc giảm thiểu kho vũ khí hạt nhân của cả hai nước.Reagan rời chức tổng thống vào năm 1989. Năm 1994, cựu tổng thống tiết lộ rằng ông bị mắc bệnh mất trí nhớ; ông mất 10 năm sau đó ở tuổi 93. Là một hình tượng bảo thủ, Reagan được xếp cao trong các cuộc thăm dò ý kiến công chúng và được công nhận vì đã tạo ra cuộc phục sinh ý tưởng chính trị cánh hữu Mỹ.The fruit of his labors: In 1990, former President Ronald Reagan got to take hammer and chisel to the Berlin Wall after the fall of the Soviet empireXin bấm vào Link dưới này của Wikipedia để đọc tiếp đầy đủ tất cả chi tiết về tiểu sửvà sự nghiệp của cố Tổng thống Ronald Reagan bằng Việt ngữ:Xin bấm Link dưới xem hình và chi tiết Siêu Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald ReaganVIDEO:Siêu Hàng Không Mẫu Hạm - USS Ronald Reagan - YouTube
Aug 3, 2012 - Uploaded by Duy BéoNguồn: National Geographic USS Ronald Reagan (CVN-76) is a Nimitz-class nuclear-powered ..Siêu Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan (CVN76) được hạ thủy vào tháng 7 năm 2003 là một hàng không mẫu hạm hạt nhân, được đặt tên theo tên Tổng Thống thứ 40 Hoa Kỳ. Phương châm hoạt động của tàu là "Hòa bình thông qua sức mạnh," là thông điệp, chủ trương và đường lối dưới thời Tồng Thống Reagan.USS Ronald Reagan chứa khoảng 60 chiến đấu cơ tối tân đủ loại, cùng hàng ngàn thủy thủ đoàn, và vũ khí tinh vi nhất thế giới..Những câu nói đáng nhớ của Tổng Thống Mỹ Ronald W. ReaganTrust, but verify.Tin tưởng nhưng phải minh chứng.How do you tell a communist? Well, it's someone who reads Marx and Lenin. And how do you tell an anti-Communist? It's someone who understands Marx and Lenin
Làm sao biết ai là Cộng Sản? - Đó là người đọc về Marx và Lenin. Làm sao biết ai chống cộng? - Đó là người hiểu về Marx và Lenin."Socialism only works in two places: Heaven where they don't need it, and hell where they already have it.Cộng sản chỉ thành công ở hai nơi: Thiên đàng thì không cần cộng sản, còn Địa ngục thì cộng sản sẵn rồi"The years ahead will be great ones for our country, for the cause of freedom and the spread of civilization. The West will not contain Communism, it will transcend Communism. We will not bother to denounce it, we'll dismiss it as a sad, bizarre chapter in human history whose last pages are even now being written."Những năm trước mắt tôi là những năm vĩ đại cho đất nước cho chúng ta, cho lý tưởng tự do và việc phát triển nền văn minh. Phương Tây không chứa cộng sản, mà vượt qua cộng sản. Chúng ta không cần tuyên bố gì cả, chúng ta bỏ qua nó như bỏ qua một chương sách buồn chán, kỳ cục trong lịch sử loài người mà chương cuốu cũng chưa được viết ra"In an ironic sense, Karl Marx was right. We are witnessing today a great revolutionary crisis – a crisis where the demands of the economic order are colliding directly with those of the political order. But the crisis is happening not in the free, non-Marxist West, but in the home of Marxism-Leninism, the Soviet Union ... [Communism will be] left on the ash heap of history."Trong cảm giác khôi hài thì Karl Marx đúng. Ngày hôm nay chúng ta chứng kiến một cuộc khủng hoảng cách mạng trong đó yêu cầu về trật tự kinh tế xung đột với trật tự chính trị. Nhưng cuộc khủng hoảng đó không xảy ra ở các nước phương Tây không cộng sản, nhưng lại xảy ra trong ngôi nhà Marxist-Leninist ở liên bang Xô Việt... Cộng sản chỉ để lại đống tro tàn của lịch sử.“The Soviet Union is an Evil Empire, and Soviet communism is the focus of evil in the modern world.”Liên Bang Sô Viết là một đế quốc ma quỷ, và Cộng sản Liên Xô chỉ chú trọng điều ác trong thời đại mới.If we love our country, we should also love our countrymen.Nếu anh yêu nước thì phải yêu dân.Xin bấm vào Link dưới để vào trang Thư Viện Tổng Thống Ronald Reagan với đầy đủ tài liệu, phim, ảnh v.v..Source: Bài diễn văn bằng Anh ngữài diễn văn bằng Anh ngữ:http://www.historyplace.com/speeches/reagan-tear-down.htm, March 4, 2012. Bài diễn văn lịch sử của Tổng Thống Ronald Reagan tại Brandenburg Gate ngày 12 tháng 6 năm 1987HÃY GIẬT SẬP BỨC TƯỜNG NÀY – RONALD REAGAN
Chancellor Kohl, Governing Mayor Diepgen, ladies and gentlemen: Twenty-four years ago, President John F. Kennedy visited Berlin, speaking to the people of this city and the world at the City Hall. Well, since then two other presidents have come, each in his turn, to Berlin. And today I, myself, make my second visit to your cityNgài Thủ Tướng Kohl, Thị Trưởng Diepgen, và quý vị thân mến: Cách đây 24 năm, Tổng Thống John F. Kennedy đã đến thăm Berlin, nói chuyện với người dân thành phố này và cả thế giới tại Toà Thị Chính. Và kể từ đó, hai vị Tổng Thống khác đã đến, từng người một trong nhiệm kỳ của họ, đã đến Berlin. Và hôm nay, tôi, chính tôi, đã đến đây lần thứ hai để thăm viếng thành phố này.We come to Berlin, we American presidents, because it’s our duty to speak, in this place, of freedom. But I must confess, we’re drawn here by other things as well: by the feeling of history in this city, more than 500 years older than our own nation; by the beauty of the Grunewald and the Tiergarten; most of all, by your courage and determination. Perhaps the composer Paul Lincke understood something about American presidents. You see, like so many presidents before me, I come here today because wherever I go, whatever I do: Ich hab noch einen Koffer in Berlin. [I still have a suitcase in Berlin.Chúng tôi đến Berlin, chúng tôi những người Tổng Thống Hoa Kỳ, bởi vì trách nhiệm của chúng tôi là phải nói, tại nơi này, về tự do. Nhưng tôi phải thú nhận rằng chúng tôi bị thu hút về nơi này bằng những thứ khác nữa: bởi cảm giác về lịch sử của thành phố này, hơn hẳn đất nước chúng tôi những 500 năm tuổi; bởi vẻ đẹp của Grunewald và Tiergarten ; và trên tất cả bởi lòng dũng cảm và sự quyết tâm của các bạn. Có lẽ nhà soạn nhạc Paul Lincke đã hiểu đôi điều về các vị Tổng Thống Mỹ. Các bạn thấy đó, giống như rất nhiều vị Tổng Thống tiền nhiệm trước tôi, tôi đến đây hôm nay bởi vì cho dù tôi đi đâu, cho dù tôi làm gì: Ich hab noch einen Koffer in Berlin. [Tôi vẫn còn để hành lý của mình ở Berlin]Our gathering today is being broadcast throughout Western Europe and North America. I understand that it is being seen and heard as well in the East. To those listening throughout Eastern Europe, a special word: Although I cannot be with you, I address my remarks to you just as surely as to those standing here before me. For I join you, as I join your fellow countrymen in the West, in this firm, this unalterable belief: Es gibt nur ein Berlin. [There is only one Berlin.]Sự kiện chúng ta đứng cùng nhau ở đây hôm nay sẽ được truyền thông khắp Tây Âu và Bắc Mỹ. Tôi biết nó cũng sẽ được thấy và nghe ở phía Đông. Xin gửi tới những người đang lắng nghe phát thanh này ở khắp Đông Âu, một lời đặc biệt: Mặc dù chúng tôi không thể ở cùng với các bạn, tôi xem trọng các bạn ở nơi đó cũng như mọi người đang đứng đây, trước tôi. Vì tôi ở cùng với các bạn, khi tôi ở cùng với những người đồng hương của các bạn ở phía Tây trong một niềm tin mãnh liệt không dời đổi: Es gibt nu rein Berlin [Chỉ có một Berlin duy nhất]Behind me stands a wall that encircles the free sectors of this city, part of a vast system of barriers that divides the entire continent of Europe. From the Baltic, south, those barriers cut across Germany in a gash of barbed wire, concrete, dog runs, and guard towers. Farther south, there may be no visible, no obvious wall. But there remain armed guards and checkpoints all the same–still a restriction on the right to travel, still an instrument to impose upon ordinary men and women the will of a totalitarian state. Yet it is here in Berlin where the wall emerges most clearly; here, cutting across your city, where the news photo and the television screen have imprinted this brutal division of a continent upon the mind of the world. Standing before the Brandenburg Gate, every man is a German, separated from his fellow men. Every man is a Berliner, forced to look upon a scar.Đằng sau lưng tôi đứng sừng sững bức tường bao quanh khu vực tự do của thành phố này, một phần rất lớn của bức tường ngăn đôi toàn thể lục địa của châu Âu. Từ biển Baltic, ở phía nam, bức tường này băng ngang qua nước Đức thành một vết cắt rất sâu với kẽm gai, bê tông, chó bảo vệ và các đồn canh. Đi xa hơn nữa về phía nam, không nhìn thấy một bức tường cụ thể nào ngay trước mắt. Nhưng những đồn kiểm tra và lính gác trang bị vũ khí quân sự ở đó cũng tương tự vậy thôi – vẫn là sự hạn chế quyền tự do đi lại, vẫn là phương tiện để bắt buộc những người dân bình thường hứng chịu một tình trạng chuyên chế. Nhưng chính là ở đây, Berlin, là nơi bức tường đứng sờ sờ ra đó rõ ràng nhất; ở đây, nó cắt ngang qua thành phố của các bạn mà tất cả các hình ảnh trên báo chí và ti vi đều chìa ra cho cả thế giới thấy sự chia cắt lục địa một cách nghiệt ngã. Đứng trước Cổng Brandenburg, tất cả mọi người Đức đều bị chia cắt bởi những người anh em cùng tổ quốc với mình. Tất cả mọi người Berlin đều bị ép buộc phải ngước nhìn lên một vết cắt.President von Weizsacker has said, “The German question is open as long as the Brandenburg Gate is closed.” Today I say: As long as the gate is closed, as long as this scar of a wall is permitted to stand, it is not the German question alone that remains open, but the question of freedom for all mankind. Yet I do not come here to lament. For I find in Berlin a message of hope, even in the shadow of this wall, a message of triumph.Tổng Thống von Weizsacker từng nói, “Chừng nào Cổng Brandenburg còn đóng, khi đó vấn đề của người Đức vẫn còn để ngỏ”. Hôm nay tôi nói rằng: Ngày nào cánh cửa này còn đóng chặt, ngày đó vết cắt – bức tường – vẫn còn được phép ở đó, không phải chỉ là vấn đề của người Đức vẫn cứ còn để mở ngỏ mà là cả câu hỏi về quyền tự do của nhân loại còn chưa được giải đáp. Nhưng tôi không phải đến đây để than van và rên rỉ. Vì tôi tìm thấy ở nơi đây, Berlin, ngay cả dưới bóng mờ của bức tường này, thông điệp của hy vọng, thông điệp của vinh quang và chiến thắng.In this season of spring in 1945, the people of Berlin emerged from their air-raid shelters to find devastation. Thousands of miles away, the people of the United States reached out to help. And in 1947 Secretary of State–as you’ve been told–George Marshall announced the creation of what would become known as the Marshall Plan. Speaking precisely 40 years ago this month, he said: “Our policy is directed not against any country or doctrine, but against hunger, poverty, desperation, and chaos.”Cũng mùa xuân này năm 1945, người dân Berlin đã vùng dậy từ những hầm trú ẩn tránh bom để nhin thấy cảnh hoang tàn đổ nát. Và từ hàng ngàn dặm xa, người dân Hoa Kỳ đã vươn đến để trợ giúp. Rồi năm 1947, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ – như quý vị và các bạn đã được nghe – George Marshall đã tuyên bố sáng lập dự án được mọi người biết đến với tên gọi “Dự Án Marshall”. Chính xác mà nói, vào tháng này, cách đây 40 năm, ông đã tuyên bố: “Chính sách của chúng tôi không hướng đến chống lại bất cứ đất nước nào, chế độ nào mà chỉ chống lại đói, nghèo, tuyệt vọng, và mất trật tự”.In the Reichstag a few moments ago, I saw a display commemorating this 40th anniversary of the Marshall Plan. I was struck by the sign on a burnt-out, gutted structure that was being rebuilt. I understand that Berliners of my own generation can remember seeing signs like it dotted throughout the western sectors of the city. The sign read simply: “The Marshall Plan is helping here to strengthen the free world.” A strong, free world in the West, that dream became real. Japan rose from ruin to become an economic giant. Italy, France, Belgium–virtually every nation in Western Europe saw political and economic rebirth; the European Community was founded.Chỉ mới cách đây vài khoảnh khắc trong ngôi nhà Reichstag, tôi đã thấy một trang trí tưởng niệm 40 năm “Dự Án Marshall”. Tôi đã rất ấn tượng bởi tấm bảng treo trên một kiến trúc đã bị cháy rụi và phá hủy đang được xây dựng lại. Tôi biết rằng người Berlin ở thế hệ của tôi có thể nhớ những tấm bảng như thế xuất hiện ở rất nhiều nơi ở phần phía Tây của thành phố. Trên đó đơn giản ghi: “Dự Án Marshall đang giúp đỡ nơi này nhằm mục tiêu củng cố sức mạnh cho thế giới tự do”. Một thế giới mạnh mẽ và tự do ở phương Tây, giấc mơ đã trở thành sự thật. Nhật Bản vươn lên từ đổ nát để trở thành một người khổng lồ về kinh tế. Ý, Pháp, Bỉ – rõ ràng mọi quốc gia Tây Âu đều đã nhìn thấy sự tái sinh về kinh tế và chính trị; Hội Đồng Chung Châu Âu đã được thành lập.In West Germany and here in Berlin, there took place an economic miracle, the Wirtschaftswunder. Adenauer, Erhard, Reuter, and other leaders understood the practical importance of liberty–that just as truth can flourish only when the journalist is given freedom of speech, so prosperity can come about only when the farmer and businessman enjoy economic freedom. The German leaders reduced tariffs, expanded free trade, lowered taxes. From 1950 to 1960 alone, the standard of living in West Germany and Berlin doubled.Ở Tây Đức và ở đây, Berlin, đã có những biến đổi kinh tế kỳ diệu như phép mầu, các nhà truyền thông hàng đầu như Wirtschaftswunder. Adenauer, Erhard, Reuter đã hiểu tầm quan trọng thực tiễn của tự do – nó cũng giống như sự thật chỉ nở rộ khi người làm báo được trao quyền tự do ngôn luận, cũng như thịnh vượng chỉ đến khi người nông dân và doanh nhân được hưởng tự do làm kinh tế. Những nhà lãnh đạo nước Đức đã giảm thuế xuất nhập khẩu, tăng cường mậu dịch tự do, giảm thuế trong nước. Chỉ từ năm 1950 đến 1960 thôi, tiêu chuẩn sống ở Tây Đức và Berlin đã tăng gấp đôi.Where four decades ago there was rubble, today in West Berlin there is the greatest industrial output of any city in Germany–busy office blocks, fine homes and apartments, proud avenues, and the spreading lawns of parkland. Where a city’s culture seemed to have been destroyed, today there are two great universities, orchestras and an opera, countless theaters, and museums. Where there was want, today there’s abundance–food, clothing, automobiles–the wonderful goods of the Ku’damm. From devastation, from utter ruin, you Berliners have, in freedom, rebuilt a city that once again ranks as one of the greatest on earth. The Soviets may have had other plans. But my friends, there were a few things the Soviets didn’t count on–Berliner Herz, Berliner Humor, ja, und Berliner Schnauze. [Berliner heart, Berliner humor, yes, and a Berliner Schnauze.]Ở nơi mà 4 thập niên trước đây chỉ là những hoang tàn đổ nát, ngày nay ở Tây Berlin đã xuất hiện các cơ sở dành cho công nghiệp lớn nhất đối với bất cứ thành phố nào trên nước Đức – các khu văn phòng bận rộn, những khu nhà và căn hộ đẹp đẽ, những đại lộ tràn đầy tự hào, và những bãi cỏ công viên trải dài tít tắp. Nơi mà văn hóa thành phố dường như đã bị phá hủy, ngày nay ở đó có 02 đại học lớn, các phòng hòa nhạc và nhà hát opera, không biết bao nhiêu rạp hát, và bảo tàng. Nơi mà ngày nào chỉ toàn là thiếu thốn, ngày nay đầy ắp mọi thứ – thực phẩm, quần áo, xe cộ – đầy những hàng hóa tuyệt vời ở Ku’damm . Từ tuyệt vọng, từ đổ nát hoàn toàn, các bạn – những con dân Berlin – trong tự do – đã xây dựng lại thành phố đã từng được và nay lại một lần nữa được xếp hạng trong số những thành phố vĩ đại nhất trên trái đất. Người Sô Viết có thể có những hoạch định khác. Nhưng các bạn của tôi ơi, có những thứ mà người Sô Viết không kể đến – Berliner Herz, Berliner Humor, ja, und Berliner Schnauze. [Tâm của người Berlin, sự hài hước của người Berlin, và vâng, Berlin Schnauze ].In the 1950s, Khrushchev predicted: “We will bury you.” But in the West today, we see a free world that has achieved a level of prosperity and well-being unprecedented in all human history. In the Communist world, we see failure, technological backwardness, declining standards of health, even want of the most basic kind–too little food. Even today, the Soviet Union still cannot feed itself. After these four decades, then, there stands before the entire world one great and inescapable conclusion: Freedom leads to prosperity. Freedom replaces the ancient hatreds among the nations with comity and peace. Freedom is the victor.Những năm 1950, Khrushchev tiên đoán: “Chúng tôi sẽ chôn vùi mấy người”. Nhưng ở Tây Đức ngày nay, chúng ta nhìn thấy một thế giới tự do đã đạt được một mức độ thịnh vượng và hạnh phúc nhất định chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Trong thế giới Cộng Sản, chúng ta nhìn thấy tình trạng khánh kiệt, lạc hậu về công nghệ, tiêu chuẩn y tế giảm sút, thậm chí thiếu thốn cả nhu cầu cơ bản nhất – có quá ít thực phẩm. Ngay cả đến giờ này, Liên Bang Sô Viết vẫn không có đủ thức ăn cho chính họ. Sau bốn thập niên vừa qua, có thể thấy trước toàn thể thế giới một kết luận hết sức rõ ràng và không thể chối bỏ: Có tự do mới dẫn đến thịnh vượng. Tự do sẽ giúp mang đến sự thân thiện và hòa bình giữa các quốc gia thay cho lòng thù hận truyền kỳ. Tự do là chiến thắng.And now the Soviets themselves may, in a limited way, be coming to understand the importance of freedom. We hear much from Moscow about a new policy of reform and openness. Some political prisoners have been released. Certain foreign news broadcasts are no longer being jammed. Some economic enterprises have been permitted to operate with greater freedom from state control.Và bây giờ, chính người Sô Viết, theo một cách rất hạn chế, vẫn có thể đã hiểu hơn tầm quan trọng của tự do. Chúng ta đã nghe rất nhiều từ Matx-cơ-va về một chính sách mới về đổi mới và mở cửa.. Một số tù nhân chính trị đã được trả tự do. Một số báo đài tin tức nước ngoài không còn bị giấu nhẹm. Một vài công ty và cơ sở kinh tế đã được cho phép hoạt động tự do ngoài tầm kiểm soát của nhà nước hơn.Are these the beginnings of profound changes in the Soviet state? Or are they token gestures, intended to raise false hopes in the West, or to strengthen the Soviet system without changing it? We welcome change and openness; for we believe that freedom and security go together, that the advance of human liberty can only strengthen the cause of world peace. There is one sign the Soviets can make that would be unmistakable, that would advance dramatically the cause of freedom and peace.Đấy có phải là bước khởi đầu cho những thay đổi lớn lao ở Liên Bang Sô Viết? Hay là đó chỉ là những động tác giả tạo, với ý định nâng cao hy vọng giả tạo ở phương Tây, hay là để củng cố sức mạnh của hệ thống Sô Viết mà không cần tiến hành một sự thay đổi nào? Chúng ta chào đón thay đổi và cởi mở; vì chúng tôi tin rằng tự do và an ninh đi cùng với nhau, rằng tự do của con người càng cao chỉ có thể làm tăng động lực cho hòa bình thế giới. Đó chính là dấu hiệu mà người Sô Viết có thể làm mà không thể nhầm lẫn vào đâu được, nó sẽ giúp đẩy mạnh một cách đáng kể động lực cho tự do và hòa bình.General Secretary Gorbachev, if you seek peace, if you seek prosperity for the Soviet Union and Eastern Europe, if you seek liberalization: Come here to this gate! Mr. Gorbachev, open this gate! Mr. Gorbachev, tear down this wall!Tổng Thư Ký Gorbachev, nếu ông đi tìm hòa bình, nếu ông tđi tìm sự thịnh vượng cho Liên Bang Sô Viết và Đông Âu, nếu ông đi tìm sự giải phóng: Hãy đến cánh cổng này! Ông Gorbachev, hãy mở cánh cổng này! Ông Gorbachev, hãy giật sập bức tường này!I understand the fear of war and the pain of division that afflict this continent– and I pledge to you my country’s efforts to help overcome these burdens. To be sure, we in the West must resist Soviet expansion. So we must maintain defenses of unassailable strength. Yet we seek peace; so we must strive to reduce arms on both sides.Tôi hiểu sự sợ hãi chiến tranh và nỗi đau ngăn cách đã làm khổ sở phần lục địa này – và tôi cam kết với các bạn những nỗ lực của đất nước tôi để giúp các bạn vượt qua những khổ đau nặng nề này. Để chắc chắn, chúng ta ở phía Tây phải nhất định kháng cự sự bành trướng của Sô Viết. Vì vậy chúng ta phải duy trì phòng vệ với sức mạnh không cho phép bất cứ sự tấn công nào. Nhưng chúng ta đi tìm hòa bình; vì vậy chúng ta phải đấu tranh để giảm bớt vũ trang ở cả 2 bên.Beginning 10 years ago, the Soviets challenged the Western alliance with a grave new threat, hundreds of new and more deadly SS-20 nuclear missiles, capable of striking every capital in Europe. The Western alliance responded by committing itself to a counter-deployment unless the Soviets agreed to negotiate a better solution; namely, the elimination of such weapons on both sides. For many months, the Soviets refused to bargain in earnestness. As the alliance, in turn, prepared to go forward with its counter-deployment, there were difficult days–days of protests like those during my 1982 visit to this city–and the Soviets later walked away from the table.Bắt đầu từ cách đây 10 năm, người Sô Viết đã thách thức các đồng minh phương Tây với lời đe dọa khủng khiếp mới, hàng trăm tên lửa hạt nhân SS-20 và khả năng sát thương cao hơn, có đủ khả năng tấn công mọi thủ đô ở Châu Âu. Các đồng minh phương Tây phản ứng bằng cách cố tìm mọi cách để triển khai quân sự chống lại nếu như người Sô Viết không chịu đàm phán một giải pháp tốt hơn; thẳng ra, là kêu gọi loại bỏ những vũ khí kiểu như thế ở cả 2 phía. Nhưng nhiều tháng trôi qua, người Sô Viết vẫn từ chối thương lượng thật lòng. Và ngược lại, khi phe đồng minh chuẩn bị để tiến tới triển khai quân sự đối phó, đó quả là những ngày tháng khó khăn – ngày tháng của biểu tình kháng nghị ví dụ như năm 1982 khi tôi đến thăm thành phố này – và người Sô Viết sau đó bỏ bàn đàm phán ra đi.But through it all, the alliance held firm. And I invite those who protested then– I invite those who protest today–to mark this fact: Because we remained strong, the Soviets came back to the table. And because we remained strong, today we have within reach the possibility, not merely of limiting the growth of arms, but of eliminating, for the first time, an entire class of nuclear weapons from the face of the earth.Nhưng dù thế nào đi nữa, phe đồng minh vẫn giữ vững lập trường. Và tôi mời những người đã từng biểu tình kháng nghị lúc đó – Tôi mời những người biểu tình ngày hôm nay – hãy đánh dấu sự thật rằng: Vì chúng ta giữ vững lập trường một cách mạnh mẽ, người Sô Viết đã quay trở lại bàn đàm phán. Và bởi vì chúng ta giữ vững lập trường một cách mạnh mẽ, hôm nay chúng ta mới đến gần khả năng, không chỉ đơn thuần hạn chế vũ khí phát triển, mà còn lần đầu tiên loại bỏ được toàn bộ một lớp vũ khí hạt nhân ra khỏi bề mặt trái đất.As I speak, NATO ministers are meeting in Iceland to review the progress of our proposals for eliminating these weapons. At the talks in Geneva, we have also proposed deep cuts in strategic offensive weapons. And the Western allies have likewise made far-reaching proposals to reduce the danger of conventional war and to place a total ban on chemical weapons.Khi tôi đang phát biểu ở nơi này, các đại diện các quốc gia ở NATO đang tiến hành cuộc họp ở Iceland để xem xét tiến trình bảng kiến nghị của chúng ta về việc loại bỏ những vũ khí này. Tại bàn đàm phán ở Geneva, chúng ta cũng đã đề xuất cắt giảm rất nhiều đối với các vũ khí tấn công chiến lược. Và các nước đồng minh phương Tây cũng tương tự đã đề xuất những mục tiêu rất cao để cắt giảm mối nguy xảy ra chiến tranh đánh trận truyền thống và áp đặt một lệnh cấm hoàn toàn đối với vũ khí hóa học.While we pursue these arms reductions, I pledge to you that we will maintain the capacity to deter Soviet aggression at any level at which it might occur. And in cooperation with many of our allies, the United States is pursuing the Strategic Defense Initiative–research to base deterrence not on the threat of offensive retaliation, but on defenses that truly defend; on systems, in short, that will not target populations, but shield them. By these means we seek to increase the safety of Europe and all the world. But we must remember a crucial fact: East and West do not mistrust each other because we are armed; we are armed because we mistrust each other. And our differences are not about weapons but about liberty. When President Kennedy spoke at the City Hall those 24 years ago, freedom was encircled, Berlin was under siege. And today, despite all the pressures upon this city, Berlin stands secure in its liberty. And freedom itself is transforming the globe.Trong khi chúng ta đang theo đuổi những đề xuất cắt giảm vũ khí vừa nêu, tôi cam kết với các bạn rằng chúng ta vẫn sẽ tiếp tục duy trì khả năng phát hiện sự tấn công của phía Sô Viết ở bất kỳ mức độ nào. Và khi hợp tác với rất nhiều đồng minh của chúng tôi, nước Mỹ đang theo đuổi Sáng Kiến Phòng Thủ Chiến Lược – một nghiên cứu ngăn chặn không dựa vào tấn công những đe dọa trả đũa mà vào phòng thủ thực sự; nói đơn giản, sẽ là những hệ thống không nhắm vào con người mà che chở cho con người. Với những phương tiện này chúng tôi mong muốn gia tăng an ninh ở châu Âu và cả thế giới. Nhưng chúng ta phải nhớ một sự thật quan trọng là: Đông và Tây không tin tưởng lẫn nhau vì chúng ta đều có trang bị vũ trang; mà chúng ta trang bị vũ trang vì chúng ta không tin tưởng nhau. Và sự khác biệt của chúng ta [với phe phía Đông] không phải là vũ khí mà chính là sự tự do. Khi Tổng Thống Kennedy phát biểu tại Tòa Thị Chính cách đây 24 năm, tự do đã bị bao vây, Berlin đã bị vây hãm. Và ngày hôm nay, bất chấp tất cả áp lực đè lên thành phố này, Berlin đứng an toàn trong sự độc lập của mình. Và chính sự tự do đang làm chuyển đổi thế giới.In the Philippines, in South and Central America, democracy has been given a rebirth. Throughout the Pacific, free markets are working miracle after miracle of economic growth. In the industrialized nations, a technological revolution is taking place–a revolution marked by rapid, dramatic advances in computers and telecommunications.Ở Philippines, ở Nam và Trung Mỹ, dân chủ đã được tái sinh. Khắp Thái Bình Dương, thị trường tự do đang là phép màu nhiệm sau phép màu phát triển kinh tế. Ở các nước công nghiệp, cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra – một cuộc cách mạng được đánh dấu bởi những phát triển nhanh và đầy kịch tính trong công nghệ computer và viễn thông.In Europe, only one nation and those it controls refuse to join the community of freedom. Yet in this age of redoubled economic growth, of information and innovation, the Soviet Union faces a choice: It must make fundamental changes, or it will become obsolete.Ở Châu Âu, chỉ có một quốc gia và những nước mà quốc gia đó kiểm soát từ chối gia nhập cộng đồng tự do. Nhưng trong thời đại phát triển kinh tế mạnh mẽ, thời đại của đổi mới và thông tin, Liên Bang Sô Viết đối diện với 1 lựa chọn: họ phải tiến hành một sự thay đổi cơ bản, hoặc là họ sẽ trở nên lỗi thời.Today thus represents a moment of hope. We in the West stand ready to cooperate with the East to promote true openness, to break down barriers that separate people, to create a safe, freer world. And surely there is no better place than Berlin, the meeting place of East and West, to make a start. Free people of Berlin: Today, as in the past, the United States stands for the strict observance and full implementation of all parts of the Four Power Agreement of 1971. Let us use this occasion, the 750th anniversary of this city, to usher in a new era, to seek a still fuller, richer life for the Berlin of the future. Together, let us maintain and develop the ties between the Federal Republic and the Western sectors of Berlin, which is permitted by the 1971 agreement.Do đó ngày hôm nay đại diện cho khoảnh khắc của hy vọng. Chúng ta ở phương Tây đứng lên sẵn sàng hợp tác với phương Đông để đi đến một sự cởi mở chân thành, để phá vỡ những hàng rào ngăn cách đã chia cách con người với con người, để tạo nên một thế giới an toàn hơn và tự do hơn. Và chắc chắn rằng không có nơi nào tốt đẹp hơn Berlin, nơi phương Tây gặp gỡ phương Đông, để khởi đầu cho sự hợp tác đó. Hỡi những con người tự do của Berlin: Hôm nay, cũng như hôm qua, Nước Mỹ sẽ tuân thủ chặt chẽ và đảm bảo thực hiện hoàn toàn tất cả các phần của Bản Hiệp Ước Bốn Bên năm 1971. Hãy cho phép chúng tôi nhân dịp này, kỷ niệm thành phố 750 tuổi, để mở ra một kỷ nguyên mới, để tìm đến một đời sống mới toàn hảo hơn và thịnh vượng hơn cho Berlin trong tương lai. Cùng với nhau, chúng ta hãy duy trì và phát triển mối quan hệ bền chặt giữa Cộng Hòa Liên Bang và Tây Berlin đã được Bản Hiệp Ước 1971 cho phép.And I invite Mr. Gorbachev: Let us work to bring the Eastern and Western parts of the city closer together, so that all the inhabitants of all Berlin can enjoy the benefits that come with life in one of the great cities of the world.Và tôi gọi mời Tổng Thống Gorbachev: Hãy để chúng tôi mang hai phía Đông Tây của thành phố này đến gần hơn với nhau, để tất cả cư dân của toàn Berlin có thể tận hưởng những lợi ích đi kèm với đời sống của một trong những thành phố lớn và tuyệt vời trên thế giới.To open Berlin still further to all Europe, East and West, let us expand the vital air access to this city, finding ways of making commercial air service to Berlin more convenient, more comfortable, and more economical. We look to the day when West Berlin can become one of the chief aviation hubs in all central Europe.Để mở cửa Berlin xa hơn đến toàn Châu Âu, Đông và Tây, chúng ta hãy mở rộng đường bay cần thiết đến thành phố này, tìm cách để dịch vụ hàng không thương mại của Berlin tiện lợi hơn, thoải mái hơn, và giá thấp hơn. Chúng tôi mong được có một ngày khi Tây Berlin có thể trở thành một trong những trạm vận chuyển hàng không trung tâm nhất trong khu vực trung tâm của Châu Âu.With our French and British partners, the United States is prepared to help bring international meetings to Berlin. It would be only fitting for Berlin to serve as the site of United Nations meetings, or world conferences on human rights and arms control or other issues that call for international cooperation.Cùng với các đồng minh Anh và Pháp của chúng tôi, nước Mỹ đang chuẩn bị giúp mang các cuộc họp quốc tế đến Berlin. Chỉ có Berlin là nơi phù hợp nhất để tổ chức các cuộc họp của Liên Hiệp Quốc, hoặc các hội nghị toàn cầu về nhân quyền và kiểm soát vũ trang hoặc các vấn đề kêu gọi hợp tác quốc tế.There is no better way to establish hope for the future than to enlighten young minds, and we would be honored to sponsor summer youth exchanges, cultural events, and other programs for young Berliners from the East. Our French and British friends, I’m certain, will do the same. And it’s my hope that an authority can be found in East Berlin to sponsor visits from young people of the Western sectors.Không có cách nào tạo ra niềm hy vọng cho tương lai tốt hơn là mở rộng và phát triển đầu óc cũa giới trẻ và chúng tôi rất hân hạnh tài trợ cho những chương trình trao đổi thanh thiếu niên trong mùa hè, các sự kiện văn hóa cũng như những chương trình khác cho các thanh thiếu niên Berlin ở Đông Berlin. Các bạn Anh và Pháp của chúng ta, tôi chắc chắn sẽ cũng làm những điều tương tự. Và tôi hy vọng rằng sẽ có một chính quyền phía Đông Berlin cũng tài trợ để cho phép các cuộc viếng thăm của các thanh thiếu niên ở phía Tây Berlin.One final proposal, one close to my heart: Sport represents a source of enjoyment and ennoblement, and you may have noted that the Republic of Korea–South Korea–has offered to permit certain events of the 1988 Olympics to take place in the North. International sports competitions of all kinds could take place in both parts of this city. And what better way to demonstrate to the world the openness of this city than to offer in some future year to hold the Olympic games here in Berlin, East and West? In these four decades, as I have said, you Berliners have built a great city. You’ve done so in spite of threats–the Soviet attempts to impose the East-mark, the blockade. Today the city thrives in spite of the challenges implicit in the very presence of this wall. What keeps you here? Certainly there’s a great deal to be said for your fortitude, for your defiant courage. But I believe there’s something deeper, something that involves Berlin’s whole look and feel and way of life–not mere sentiment. No one could live long in Berlin without being completely disabused of illusions. Something instead, that has seen the difficulties of life in Berlin but chose to accept them, that continues to build this good and proud city in contrast to a surrounding totalitarian presence that refuses to release human energies or aspirations. Something that speaks with a powerful voice of affirmation, that says yes to this city, yes to the future, yes to freedom. In a word, I would submit that what keeps you in Berlin is love–love both profound and abiding.Lời đề nghị cuối cùng, lời đề nghị rất gần với trái tim tôi: Thể thao là nguồn vui và nguồn sinh lực sảng khoái, và các bạn chắc cũng đã chú ý rằng Cộng Hòa Triều Tiên – Nam Hàn – đã đưa ra đề nghị cho phép một số sự kiện nhất định trong Olympic 1988 được diễn ra ở phía Bắc. Các cuộc thi thể thao quốc tế đủ thể loại có thể diễn ra ở cả 2 phần của thành phố. Và cách nào tốt hơn để minh họa sự cởi mở của thành phố này với cả thế giới hơn là đề nghị tổ chức, trong vài năm tới, một Thế Vận Hội Olympic ở tại đây, Berlin, cả Đông và Tây?Trong 4 thập niên vừa qua, như tôi đã nói, các bạn những người Berlin đã xây dựng một thành phố tuyệt vời. Các bạn đã làm được bất chấp những đe dọa – Sô Viết đã cố gắng để tác động mạnh lên các bạn với những dấu vết của phía Đông, sự bao vây và phong tỏa. Ngày nay thành phố vươn lên thịnh vượng bất chấp những thách thức tiềm tàng trong sự hiện diện của bức tường này. Điều gì đã giữ các bạn ở đây giờ này? Chắc chắn có rất nhiều điều để nói về sự mạnh mẽ và sự gan dạ không chùng của các bạn. Nhưng tôi tin rằng còn có thứ khác sâu thẳm hơn, thứ mà có mối liên hệ với cái nhìn và cảm xúc và đời sống của một Berlin toàn thể – không hoàn toàn chỉ là cảm tính. Không ai có thể sống lâu lại Berlin mà không hoàn toàn tỉnh thức. Thay vào cho những ảo tưởng là những điều nào đó ở các bạn, cái đã chứng kiến được những khó khăn trong đời sống ở Berlin nhưng chọn chấp nhận chúng, và tiếp tục giúp xây dựng một thành phố tốt đẹp và tự hào ngược lại với sự hiện diện của chế độ chuyên chế ở xung quanh từ chối thả tự do cho năng lượng hay khát vọng của con người. Một điều gì đó vang lên bằng một giọng khẳng định mạnh mẽ, trả lời có với thành phố này, có với tương lai, có với tự do. Chỉ 1 từ thôi, tôi dám nói đó là những gì giữ các bạn ở lại với Berlin, đó là tình yêu – một tình yêu sâu thẳm và không đổi dời.Perhaps this gets to the root of the matter, to the most fundamental distinction of all between East and West. The totalitarian world produces backwardness because it does such violence to the spirit, thwarting the human impulse to create, to enjoy, to worship. The totalitarian world finds even symbols of love and of worship an affront. Years ago, before the East Germans began rebuilding their churches, they erected a secular structure: the television tower at Alexander Platz. Virtually ever since, the authorities have been working to correct what they view as the tower’s one major flaw, treating the glass sphere at the top with paints and chemicals of every kind. Yet even today when the sun strikes that sphere–that sphere that towers over all Berlin–the light makes the sign of the cross. There in Berlin, like the city itself, symbols of love, symbols of worship, cannot be suppressed.Có lẽ điều này sẽ chạm đến gốc rễ của vấn đề, đến cái nền tảng riêng biệt cơ bản nhất của tất cả những gì giữa Đông và Tây. Thế giới chuyên chế tạo ra sự thụt lùi bởi vì nó cưỡng bức tinh thần, ngăn trở nhiệt huyết của con người không cho họ sáng tạo, hưởng thụ hay thờ phượng. Thế giới chuyên chế cho rằng ngay cả biểu tượng của tình yêu và sự tôn kính tôn giáo là sỉ nhục. Cách đây nhiều năm, trước khi người Đông Đức xây dựng lại các nhà thờ, họ đã dựng một kiến trúc vĩnh cửu: tháp ti vi tại Quãng trường Alexander Platz. Gần như kể từ ngày đó, các nhà cầm quyền đã cố gắng chỉnh sửa cái họ xem như 1 lỗi quan trọng của cái tháp, họ tìm mọi cách sơn và sử dụng đủ loại hóa chất lên quả cầu kính trên đỉnh. Nhưng ngay cả hôm nay, khi mặt trời rọi vào quả cầu – quả cầu vượt cao lên hẳn khắp Berlin – tạo ra tia sáng mang hình thập tự. Đó chính là Berlin, giống như chính thành phố, những biểu tượng của tình yêu, biểu tượng của tôn kính tôn giáo không thể bị đàn áp.As I looked out a moment ago from the Reichstag, that embodiment of German unity, I noticed words crudely spray-painted upon the wall, perhaps by a young Berliner: “This wall will fall. Beliefs become reality.” Yes, across Europe, this wall will fall. For it cannot withstand faith; it cannot withstand truth. The wall cannot withstand freedom.Khi tôi ngắm vài khoảnh khắc trước đây từ Reichstag, hiện thân của một nước Đức thống nhất, tôi chú ý những chữ được phun xịt bằng sơn nguệch ngoạc trên bức tường, có lẽ bởi một bạn trẻ người Berlin: “Bước tường này sẽ sụp đổ. Niềm tin trở nên hiện thực”. Vâng, xuyên qua Châu Âu, bức tường này sẽ sụp đổ. Vì nó không thể kháng cự lại đức tin; nó không thể kháng cự lại sự thật. Bức tường không thể kháng cự được tự do.And I would like, before I close, to say one word. I have read, and I have been questioned since I’ve been here about certain demonstrations against my coming. And I would like to say just one thing, and to those who demonstrate so. I wonder if they have ever asked themselves that if they should have the kind of government they apparently seek, no one would ever be able to do what they’re doing again.Và tôi muốn, trước khi tôi kết thúc, phát biểu một thứ. Tôi đã đọc và tôi đã thắc mắc từ khi tôi đến đây về các cuộc biểu tình chống đối cuộc đến thăm của tôi ở Berlin. Và tôi chỉ muốn nói chỉ một thứ, và gửi đến những người biểu tình. Tôi tự hỏi nếu họ có bao giờ thử hỏi lại chính họ rằng nếu họ có được loại chính quyền mà họ đang mong muốn, liệu có ai có thể làm cái điều mà họ đang làm thêm lần nữa không.Thank you and God bless you all.Trân trọng cám ơn và cầu mong Thượng Đế chúc phúc cho tất cả các bạn.President Ronald Reagan – June 12, 1987Tổng Thống Ronal Reagan – 12 Tháng 6 Năm 1987Post-note: Two years later, in November 1989, East Germans issued a decree for the wall to be opened, allowing people to travel freely into West Berlin. In some cases, families that had been separated for decades were finally reunited. The wall was torn down altogether by the end of 1990 upon the collapse of Communism in Eastern Europe and in Soviet Russia itself, marking the end of the Cold War era.Ghi chú thêm: 02 năm sau, Tháng 11 Năm 1989, người Đông Đức ban ra một nghị định mở cửa bức tường, cho phép người dân đi lại tự do sang Tây Đức. Trong một số trường hợp, các gia đình đã bị ly tán nhiều thập kỹ cuối cùng đã được sum họp. Bức tường được giật sập hoàn toàn vào cuối năm 1990 theo sau sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu và ngay tại Nga Sô Viết, đánh dấu kết thúc thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.(Phạm Hồng Quyên dịch)The fruit of his labors: In 1990, former President Ronald Reagangot to take hammer and chisel to the Berlin Wall after the fall of the Soviet empire.President Reagan poses with Mikhail Gorbachev by the piece of the Berlin Wall at LibraryChuyến thăm bức tường Bá Linh (Ronald Reagan). Ngô Kỷ chuyển ngữ bài viết của Tổng Thống Ronald Reagan kể lại chuyến thăm bức tường Bá LinhRONALD REAGANTỔNG THỐNG RONALD REAGAN, NGƯỜI HÙNG CHỐNG CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN,NGƯỜI PHỤC HỒI DANH DỰ VÀ SỨC MẠNH CHO HOA KỲ ĐÃ TỪ TRẦN!Ngày 5.6.2004, cả nhân dân Mỹ xúc động khi nghe tin cựu TT. Ronald Reagan từ trần và hàng triệu người trên thế giới đã thương tiếc người anh hùng chống cộng số một của Hoa Kỳ đã ra đi vĩnh viễn vào lòng đất mẹ. Để tìm hiểu tại sao cố TT. Reagan lại được mọi người cảm mến như vậy, chúng tôi xin trình bày một số dữ kiện về vị Tổng thống thứ 40 của Hiệp Chủng Quốc.I- ĐÔI DÒNG VỀ CỐ TỔNG THỐNG RONALD WILSON REAGANCố TT. Ronald Reagan sinh ngày 6.2.1911, tại Tampico, tiểu bang Illinois. Năm 1932, sau khi tốt nghiệp khoa kinh tế và xã hội tại trường Eurika, sinh viên Reagan theo nghề báo chí và thể thao. Năm 1937, nhà báo Reagan được hãng phim nổi tiếng Warner Bros mời ký hợp đồng đóng phim và ông đã đóng khoảng 50 cuốn phim. Năm 1940, tài tử Reagan kết hôn lần thứ nhất với nữ minh tinh Jane Wyman, nhưng đến năm 1947, mối tình đầu tan vỡ. Không để cho tình cảm bẽ bàng chi phối đời mình, tài tử Reagan quyết tâm tiến bước trong lãnh vực điện ảnh và trở thành Chủ tịch Hiệp hội Tài tử Điện ảnh.Trong Đệ Nhị Thế Chiến, vì mắt yếu, tài tử Reagan không phải phục vụ trong các đơn vị chiến đấu. Ông được bổ sung vào đơn vị làm phim huấn luyện quân sự và xuất ngũ năm 1945 với cấp bậc Đại úy. Ngày 4.3.1952 tài tử Reagan kết hôn lần thứ hai với nữ minh tinh Nancy Davis (tên thực là Anne Frances Robbins). Nàng Nancy bước vào nghề điện ảnh năm 1949 do sự giới thiệu của người bạn cũ của mẹ là Spencer Tracy. Cha Nancy chuyên nghề bán xe cũ và mẹ cũng là một nữ tài tử. Cuộc tình xẩy ra giữa nam tài tử Reagan nổi tiếng chống phát xít, cộng sản và nữ minh tinh Nancy phản chiến, thân cộng là một sự kiện khó tin nhưng có thật! Hai người gặp nhau năm 1950, do môi giới của người bạn già là giám đốc Mervyn LeRoy. Khi tài tử Reagan làm chủ tịch Hiệp hội Tài tử Điện ảnh, thì Nancy yêu chàng. Vì vậy, Nancy đã nhờ người yêu sửa lại lý lịch của mình. Kể từ ngày "chiêu hồi về với chính nghĩa quốc gia", nàng Nancy luôn sát cánh và có ảnh hưởng khá nhiều đến sự nghiệp chống cộng của chồng. Họ yêu nhau say đắm và thường dùng tên gọi ngọt ngào. Chàng gọi nàng bằng "Mammy = má nó", nàng gọi chàng bằng "Ronnie"(tiếng lóng của Ronald). Tài tử Reagan có hai con với người vợ trước là Maureen và Mike. Nàng Nancy sinh cho chồng cũng hai người con là Patti (Patricia Ann) và Ron (Ronald Prescott). Hai người từng đóng chung trong phim "Hellcats of the Navy" vào năm 1957.II- SỰ THÀNH CÔNG TRONG CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CỐ TT. RONALD REAGAN2.1- Về lãnh vực kinh tếKhi TT. Reagan lên nhậm chức thì kinh tế Mỹ đang bị rơi vào tình trạng lạm phát gia tăng gấp hai, thất nghiệp nhiều và tiền lời vay mượn trong ngân hàng khá cao. Do đó, TT. Reagan đã thực hiện chương trình giảm thuế và giảm thiểu chi phí công quỹ. Thuế sẽ giảm 25% trong vòng 3 năm. Nhờ vậy tình trạng lạm phát ngưng lại. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ còn bị trì trệ khiến cho nạn thất nghiệp tiếp tục gia tăng và chương trình giảm thuế không thực hiện được ngay trong thời gian đầu. Để trấn an dư luận, TT. Thống Reagan đã phải kêu gọi dân chúng hãy bình tĩnh. Để tạo nên một ấn tượng tốt về tương lai, TT. Reagan đã đưa ra khẩu hiệu "Bình minh lại về trên đất Mỹ" (It’s morning again in America). Tới năm 1983 kinh tế Mỹ bắt đầu từ từ phục hồi và là nguyên nhân của sự thắng cử Tổng thống nhiệm kỳ hai, của ông già đã 73 tuổi, trên khắp các tiểu bang, ngoại trừ tiểu bang Min-nesota nơi cư trú của ứng cử viên Mondale.2.2- Về lãnh vực chính trị và ngoại giaoTrước sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản vào thập niên 1940, một phần do ảnh hưởng của cha là đảng viên Dân Chủ, một phần được khích lệ bởi cái "anh hùng tính" của người trai thời chiến mà Tổng thống Franklin Delano Roosevelt là một biểu tượng; tài tử Reagan ngày càng có khuynh hướng thiên hữu, chống Phát-xít và Cộng-sản. Trong môi trường điện ảnh, tài tử Reagan đã khám phá ra khuynh hướng thiên tả và thân cộng ngay trong hiệp hội tài tử màn bạc của mình từ năm 1947.Năm 1960, tài tử Reagan, nguyên là đảng viên Dân Chủ, nhưng đã vận động cho ứng cử viên tổng thống Richard Nixon thuộc đảng Cộng Hòa. Năm 1962 thì ông bỏ đảng Dân Chủ sang Cộng Hòa và liên tiếp thắng Pat Brown hai lần trong chức vụ Thống đốc tiểu bang California. Từ California, Thống đốc Reagan chuẩn bị con đường tiến vào Tòa Bạch Ốc bằøng chương trình cải tổ thiết thựïc nhất là: Giảm thuế và cắt giảm chi phí cũng như số lượng nhân viên trong guồng máy chính phủ. Một trong các hành động ưu tiên hàng đầu ngay sau khi lên nhậm chức của TT. Reagan là việc can thiệp cho các người Mỹ bị Iran bắt làm con tin. Họ được phóng thích sau khi chính quyền Iran được Hoa Kỳ thỏa mãn yêu sách mua vũ khí để chống Iraq. Một trong các hành động anh hùng chống cộng sản của TT. Reagan có thể chứng minh qua bức thư gửi Leonid Breznev, Tổng Bí thư Sô Viết, một lãnh tụ cộng sản sừng sỏ và hiếu chiến. Tháng 4/1981, sau khi bị ám sát và thoát chết, TT. Reagan đã gửi cho trùm cộng sản quốc tế một bức thư với lời lẽ cảnh cáo đanh thép mà chúng tôi xin tóm tắt ý chính như sau:-Để cảnh cáo về cuộc xâm lược A Phú Hãn của Sô Viết, TT. Reagan viết: "…Liệu một gia đình trung bình người Nga có cuộc sống sung sướng hơn trong khi họ có hay biết gì chính phủ đã áp đặt ý đồ của mình lên nhân dân Afghanistan?"-Để trả lời cho sự cáo buộc Hoa Kỳ cũng xâm lăng các nước khác, TT. Reagan đã trả lời Breznev một cách thẳng thắn: "…Trong thư của mình, ngài muốn nói rằng hành động của Sô Viết trở nên cần thiết vì mưu đồ và tham vọng đế quốc Mỹ là mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ, vì vậy, nó là sự đe doạ nền an ninh của Sô Viết... Nhưng, không bằng chứng nào chứng minh cho lời cáo buộc này, mà chỉ có bằng chứng rõ ràng rằng, Hoa Kỳ trong khi có khả năng bá chủ thế giới, dù không gặp nguy hiểm gì, đã không theo đuổi nỗ lực nào như Sô Viết... Khi Thế chiến II kết thúc, nước Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới có nền công nghiệp không bị phá hủy. Sức mạnh quân sự đạt tới đỉnh cao và chúng tôi có cả vũ khí mạnh nhất, bom nguyên tử, cùng khả năng không cần phải tranh luận là có thể đem loại vũ khí này tới bất kỳ nước nào trên thế giới. Nếu chúng tôi muốn làm bá chủ thế giới, ai có thể chống lại chúng tôi? Nhưng nước Mỹ đã đi theo đường hướng khác - con đường độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại là chúng tôi sử dụng sức mạnh và sự phồn vinh của mình để xây dựng lại các nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, gồm cả các quốc gia đã từng là kẻ thù của chúng tôi…"-Để nhấn mạnh về quyền làm người, TT. Reagan đã viết: "…Quả thật, các dân tộc trên thế giới, dù có dị biệt về chủng tộc và nguồn gốc sắc tộc, nhưng họ có nhiều điểm tương đồng. Họ muốn được quyền kiểm soát số phận mình. Họ muốn theo đuổi ngành nghề mình chọn và được trả công một cách công bằng. Họ muốn chăm lo gia đình trong hoà bình, không làm hại ai và cũng không muốn ai làm tổn hại mình. Các chính phủ thực tế có nhiệm vụ phục vụ lợi ích của dân chứ không phải ngược lại..."Tuy vậy, dưới thời Leonid Breznev và Yuri Andropov vấn đề chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông và Tây vẫn còn căng thẳng. Mãi tới năm 1985, TT. Reagan mới gặp được lãnh tụ cộng sản có tinh thần hòa bình Mikhail Gorbachev. Quan hệ Mỹ-Nga được cải tiến qua cuộc họp thượng đỉnh tại Geneva. Thành quả của hội nghị đưa tới việc TT. Reagan và Chủ tịch Gorbachev ký kết hiệp ước tài giảm binh bị và hủy bỏ các loại hỏa tiễn tầm trung vào năm 1987.Người ta còn nhớ trước đây TT. Reagan đã không ngần ngại gọi Sô Viết là "Đế quốc quỉ quái" (The Devil Empire); nay trong bài diễn văn lịch sử đọc tại cổng Brandenburg tại Bá Linh ngày 12.6.1987, ông lại nói: "Nếu ngài muốn mưu tìm hòa bình, nếu ngài muốn Liên Bang Sô Viết và Đông Âu phú cường, nếu ngài muốn tìm sự giải phóng thì hãy đến cổng này, mở cổng này và phá hủy bức tường này đi…" Lời kêu gọi này đã trở thành sự thực vào năm 1989 và nó đi vào lịch sử giống như lời tuyên bố lừng danh nói lên quyết tâm bảo vệ Tây Đức của TT. John F. Kennedy vào thập niên 1960: "Chỉ có một Bá Linh" (Es gibt nur ein Berlin).2.3- Về lãnh vực quân sự- Chính sách chính yếu trong nhiệm kỳ hai của TT. Reagan là chấm dứt chiến tranh lạnh. Mở đầu cho trận cuồng phong làm sụp đổ các chế độ cộng sản Đông Âu là: cuộc chiến tranh tâm lý qua hệ thống truyền thanh của "Đài Phát Thanh Tự Do Âu Châu" (Radio Free Europe), rồi đến chương trình chiến tranh các vì sao (Star Wars). Lực lượng chủ yếu có ảnh hưởng chính trị lan ra toàn khu vực là cuộc cách mạng của Công đoàn Đoàn kết (Solidarity) của Lech Waleza ở Ba Lan có tác động mạnh trong toàn khối cộng sản Đông Âu và đưa tới sự sụp đổ của bức tường Bá Linh ngày 9.11.1989. Sự kiện này xẩy ra sau nụ hôn cuối cùng của Tổng Bí thư Gorbachev dành cho Thủ tướng Đông Đức Erich Honecker.
Để đạt thành quả trong chính sách chống cộng của mình, TT. Reagan đã sử dụng hàng trăm triệu Đô-la cho chương trình chiến tranh tâm lý bằng hệ thống phát thanh hướng về Đông Âu. Đài "Tiếng Nói Hoa Kỳ" (Voice of America = VOA), "Đài Tự Do Âu Châu" (Radio Free Europe) hay "Đài Tự Do" (Radio Liberty) đã truyền thanh các chương trình khuyến khích dân chúng dưới các chế độ cộng sản thành lập các phong trào đòi tự do dân chủ. Song song với chương trình phát thanh, TT. Reagan khuyến khích công dân, chính trị gia, doanh thương Mỹ viếng thăm Tiệp Khắc và các nước cộng sản Đông Âu để tiếp xúc với những người tranh đấu cho tự do và các tổ chức đối lập. Jiri Dienstbier, người tù lương tâm của Tiệp Khắc trước đây đã kể lại cho hãng thông tấn AP rằng, nhờ có sự hỗ trợ từ bên ngoài các phong trào đấu tranh đòi dân chủ tự do mới tự tin và mạng sống của họ được bảo đảm hơn.
Cùng với chương trình đánh địch bằng chiến tranh tâm lý, TT. Reagan không ngần ngại trực tiếp can thiệp vào cuộc chống khủng bố ở Lebanon năm 1983, dẹp tan các cuộc bạo động do cộng sản gây ra ở Grenada, Nicaragua, El Salvador; oanh kích thủ đô Libya vì TT. Muammar Quadhafi chứa chấp và hỗ trợ khủng bố giết lính Mỹ ở Tây Đức vào năm 1986 và làm nổ phi cơ dân sự ở Scotland năm 1988.
Để phát triển quốc phòng, TT. Reagan phải giảm bớt ngân sách dành cho các lãnh vực xã hội, giáo dục và y tế. Muốn mạnh, Hoa Kỳ cần nhiều loại vũ khí tối tân hơn Sô-viết. Tuy nhiên, dân chúng Mỹ lại sợ một cuộc thi đua vũ trang sẽ đưa tới thảm họa chiến tranh. Nhiều cuộc biểu tình đã xẩy ra. Nhưng TT. Reagan vẫn cứng rắn. Ngân sách dành cho chương trình phát triển quốc phòng gia tăng lên tới 35%. Chiến lược phòng thủ bằng các màn chắn phi đạn địch hay còn gọi là "chiến tranh các vì sao" được nghiên cứu và thực hiện.
Để khống chế Sô Viết trên thế thượng phong về sức mạnh quân sự, TT. Reagan đã ban hành nghị định cho phép sử dụng một ngân sách lớn lao chưa từng có, hơn một ngàn tỷ Đô-la, nhằm phát triển chương trình phòng thủ chiến lược "SDF" (The Strategic Defense Initiative) hay (Star Wars) và đưa ra hai kế hoạch:
- Thành lập màn chắn hỏa tiễn tại Âu Châu.
Để thực hiện kế hoạch này, Hoa Kỳ sẽ xây dựng một số đài Radar tối tân tại Âu Châu. Hệ thống Radar này sẽ khám phá các hỏa tiễn của Sô Viết ngay từ khi thoát ra khỏi giàn phóng và tự động điều chỉnh hỏa tiễn chống hỏa tiễn của Mỹ phá hủy các hỏa tiễn địch ngay trên vùng trời địch. Như vậy chẳng khác nào Sô Viết tự hủy diệt bằng chính vũ khí nguyên tử của mình. (Nguyên tắc này đang được TT. George W. Bush quan tâm đối với Trung Cộng tại Á Châu. Dù Trung Cộng có mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự và dù có hàng ngàn hỏa tiễn mang đầu nổ nguyên tử đi chăng nữa, cũng sẽ rơi vào tình trạng tự hủy diệt, nếu nước này dở trò khiêu khích Hoa Kỳ và thế giới.)
- Thiết trí các dàn phóng hỏa tiễn nguyên tử tại Âu Châu.
Kế hoạch này có lợi điểm là rút ngắn một nửa thời gian tấn công từ Hoa Kỳ vào lãnh thổ Sô Viết. Sô Viết muốn tấn công trả đũa Hoa Kỳ sẽ không kịp, vì: -các vị trí chiến lược và chiến thuật quân sự của Sô Viết bị phá hủy trước tiên -thời gian bay của các hỏa tiễn tấn công Hoa Kỳ kéo dài gấp đôi và đa số các hỏa tiễn bị chặn đánh ngay sau khi thoát ra khỏi giàn phóng. Đúng là đòn thượng sách "Gậy ông đập lưng ông!" Dù chương trình Star Wars chưa được thực hiện toàn vẹn, nhưng TT. Reagan đã thắng Sô Viết mà không cần bắn một hỏa tiễn nào. Lý do rất dễ hiểu: Đế quốc Đỏ không đào đâu ra cả ngàn tỷ Đô-la để thi đua vũ trang với Hoa Kỳ, trong khi Mikhail Gorbachev đang chủ trương xét lại về kinh tế và xã hội để chống đói giảm nghèo. Kinh nghiệm lịch sử này chứng minh cho một thực tế là "nếu không mạnh hơn cộng sản", người ta không thể nói chuyện hòa bình với họ được.
III- NHỮNG CHỐNG ĐỐI
Thời nào cũng vậy: "nhân vô thập toàn". Chính sách cắt giảm trong lãnh vực xã hội, y tế và thi đua vũ trang là nguyên nhân đưa tới sự chống đối trong nước. Có thể vì thế mà khi xuất hiện trước khách sạn Washington, TT. Reagan đã bị John Jr. bắn gần trúng tim, nhưng thoát chết. Khi tỉnh, ông vẫn không quên cái tính khôi hài nói với bác sĩ, người đã gắp viên đạn ra khỏi lồng ngực mình, rằng: "tôi hy vọng bác sĩ sẽ là một đảng viên Cộng Hòa." Kẻ ám sát TT. Reagan sau đó khai rằng, hắn bắn ổng vì muốn được nữ minh tinh màn bạc kiều diễm Jodie Foster để ý tới mình!
-Năm 1982, TT. Reagan ban hành đạo luật Garn-St German nhằm điều chỉnh việc tiết kiệm và vay mượn trong lãnh vực kỹ nghệ, ngưng sử dụng số tiền thuế khoảng 8 tỷ Mỹ-kim vào các dự tính đầu tư. Theo một số chuyên gia thì đây là một quyết định không có lợi trong lãnh vực kinh tế.
-Năm 1985, bất chấp lời phê bình của Elie Eiesel, người được đề cử giải thưởng Nobel, TT. Reagan đến thăm Tây Đức và vẫn đặt vòng hoa tại nghĩa trang Bitburg, nơi chôn 2.000 binh lính Đức, trong đó có 49 mật vụ Đức Quốc Xã.
-Theo tường trình của ủûy ban điều tra dưới quyền thượng nghị sĩ John Tower thì TT. Reagan đã ra lệnh cho Trung tá Olivier North bán vũ khí cho Iran. Tiền lời sẽ dùng vào việc trợ giúp phong trào kháng chiến chống chính quyền thân cộng tại Nicaragua. Việc bán vũ khí cho Iran là bất hợp pháp, mặc dù để đổi lấy con tin người Mỹ.
IV- HAI LÃNH TỤ ĐỒNG MINH TRI KỶ NHẤT CỦA CỐ TT. REAGAN
4.1- ĐGH Gio-an Phao-lô II
TT. Reagan cùng với Đức Giáo Hoàng được kể là kiến trúc sư của chương trình xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản Đông Âu và ngăn chặn sự bành trướng của Sô Viết. Đức Giáo Hoàng với chiến thuật nổi dậy của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan và TT. Reagan với chiến lược "Chiến Tranh Các Vì Sao" đã thực sự chôn vùi các chế độ phi nhân và tàn bạo tại Đông Âu.
4.2- Nữ Thủ Tướng Anh Quốc
Bà Magret Thatcher, một lãnh tụ Đồng Minh tri kỷ của TT. Reagan đã chân thành phát biểu:
"TT. Reagan đích thực là một anh hùng vĩ đại của Hoa Kỳ. Ông sẽ không chỉ được những người quen biết nhớ thương, vì tình yêu tổ quốc sâu xa và hãnh diện phục vụ đất nước mình, mà hàng chục triệu người ngày nay đang được sống trong tự do vì chính sách của ông. Ông có sách lượïc cao hơn bất cứ nhà lãnh đạo nào trong việc đánh bại cuộc chiến tranh lạnh dành tự do mà không phải bắn một phát súng! ".
V- TT. RONALD REAGAN VÀ VIỆT NAM
TT. Reagan đã từng phê bình chính quyền Johnson lúc đó không cố gắng giải quyết vấn đề Việt Nam theo tinh thần bảo vệ tự do của Hoa Kỳ. Với ông, tự do của VN hay HK là một, và kẻ thù cộng sản VN hay Sô Viết cũng là một. Vì thế cuộc chiến chống CSVN cũng là cuộc chiến chống cộng sản toàn cầu. Ông không đồng ý leo thang chiến tranh theo kế hoạch đơn phương tấn công chầm chậm vào đối phương. Ông muốn giải quyết cuộc chiến dứt khoát từ đầu não Trung Cộng và Sô Viết. Ông cũng phàn nàn là giới truyền thông Mỹ đã phản bội cuộc chiến VN. Sau khi chứng kiến ký giả Walter Crokite tường thuật về chiến tranh VN trên đài truyền hình CBS vào tháng 12.1972, ông nói với TT. Nixon rằng: "nếu ở vào hoàn cảnh của thời Đệ Nhị Thế Chiến, đài này đáng bị truy tố về tội phản quốc". Đến khi TT. Gerald Ford tiếp đón người tị nạn VN thì đảng Dân Chủ chống lại bằng luận điệu "đón gà nhà!" Mãi tới khi phong trào "thuyền nhân tị nạn" bộc phát mạnh nhất vào năm 1979, người Mỹ mới động lòng trắc ẩn. Với quyền lực trong tay, TT. Reagan đã ra lệnh cho Bộ trưởng Ngoại giao George Shultz tiếp nhận người VN với mức độ nhiều hơn và cứu giúp các sĩ quan QLVNCH bị cải tạo. Sau đó chương trình "Ra Đi Trong Trật Tự"(ODP) và chương trình "Nhân Đạo" (HO) dành cho quân, cán, chính của VNCH được thực hiện có hiệu quả. Vì thế, đối với các sĩ quan QLVNCH thì TT. Reagan là một vị cứu tinh đáng ghi nhớ. Thực tế chứng minh rằng, nếu TT. Reagan cầm quyền trong thời kỳ chiến tranh VN thì có lẽ cục diện sẽ thay đổi theo chiều hướng chiến thắng cho Hoa Kỳ và VNCH!
VI- VĨNH BIỆT TỔNG THỐNG RONALD REAGAN
Trong các ngày 11, 12, 13.6.2004, hàng triệu người Mỹ đã ngậm ngùi thương tiếc cố TT. Ronald Reagan, khi viếng linh cữu tại tòa nhà Quốc hội, khi trực tiếp tham dự lễ cầu hồn tại Vương cung Thánh đường Quốc gia ở Hoa Thịnh Đốn hay chứng kiến lễ hạ huyệt tại Bel Air, California hoặc theo dõi các nghi thức tang lễ trên màn ảnh truyền hình. Những lời ca tụng sự nghiệp của cố Tổng thống Reagan nghe thật cảm động. Những điệu nhạc ai oán ngân nga trong thánh đường nghe xót xa. Những loạt đạn đại bác vĩnh biệt ròn rã vang dội trên bầu trời thủ đô Hoa Thịnh Đốn và ở khắp các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trên thế giới nghe não lòng. Những giòng lệ tuôn rơi trên gò má phu nhân Nancy, của thân nhân và quần chúng chứng kiến cảnh bi ai, đã nói lên tâm tình thương mến sâu đậm đối với vị Tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ. Cả trăm triệu người trên thế giới được hít thở không khí "tự do" trong lành không khỏi ngậm ngùi nhớ thương vị anh hùng đã giải thoát họ khỏi chủ nghĩa cộng sản. TT. Ronald Reagan chắc chắn sẽ sống mãi trong tâm trí của những người chống cộng, những người yêu chuộng tự do và tôn trọng nhân quyền.Phóng sự bằng hình về ngày 11 tháng 10 năm 2010, trưng bày bức tường Bá Linh tại thành phố Garden Grove, Nam California, nhằm vinh danh cố Tổng Thống Ronald Reagan đã "giật sập" bức tường Bá Linh, dẫn tới sự sụp đổ Liên Bang Sô Viết và khối cộng sản Đông Âu.Ngô Kỷ và vị cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam.Ngô Kỷ và Thị Trưởng Bill Dalton, là người cho phép ban tổ chức xửdụng công viên của Thành Phố Garden Grove để trưng bày bức tường Bá Linh.Ngô Kỷ và hai vị trách nhiệm quản thủ bức tường Bá LinhKhách thưởng lãm bức tường Bá Linh, đa số là học sinh và sinh viên.Tượng đài Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan tại Ba Lan
Cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa đã khánh thành tượng đài cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tại Warsaw, người được nhân dân Ba Lan xem là đã tạo nguồn cảm hứng cho việc lật đổ chủ nghĩa cộng sản tại Ba Lan.
Tại buổi lễ ở thủ đô Ba Lan hôm thứ Hai, ông Walesa khẳng định nước ông sẽ không có tự do nếu không có ông Reagan.
Tổng thống Reagan lãnh đạo nước Mỹ từ 1981 đến 1989, người có lập trường cứng rắn với Liên Xô.
Bức tượng cao 3,5 mét ở giữa thủ đô Warsaw, đối diện đại sứ quán Mỹ.
Tháng 6 năm 1987, khi đọc diễn văn tại Berlin, ông Reagan thách thức lãnh đạo Xô-viết Mikhail Gorbachev hãy “giật sập bức tường này,” bức tường ngăn Berlin thành hai miền đông tây.Thư Tổng Thống Ronald Reagan gởi Ngô Kỷ để đăng trênbáo Cẩm Nang Bầu Cử Đảng Cộng Hòa, nhằm cổ võ cộng đồng người Việt đi bầucho đông. Đâc biệt Tổng Thống Ronald Reagan lên án cộng sản khi viết rằng:"Như những nhóm sắc dân tìm kiếm dân chủ khác, người Việt Namđã "bỏ phiếu bằng chân" trốn chay sứ đàn áp của cộng sản"Thư của Phó Tổng Thống George Bush gởi Ngô KỷThư Phó Tổng Thống George Bush cổ võ cộng đồng Việt Nam đi bầu cho đôngThư Tổng Thống George Bush cám ơn cộng đồng bỏ phiếu ông đắc cử tổng thốngNgô Kỷ tạo sự quen biết, liên lạc Phó Tổng Thống George Bush từ năm 1986Thống Đốc California George Deukmejian, Chủ tịch Ban Tranh Cử của PhóTổng Thống George Bush. Ông về khánh thành khu Little Saigon năm 1988.Thư Thống Đốc California George Deukmejian cổ võ cộng đồng Việt Nam bầu cửThư Thống Đốc California George Deukmejian cám ơn Ngô Kỷ giúp Phó Tổng Thống George Bush đắc cử Tổng ThốngBà Maureen Reagan, trưởng nữ Tổng Thống Ronald Reagan, và là Đồng Chủ TịchỦy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa từ Hoa Thịnh Đốn về đến Little Saigon đón nhậnnguyện vọng cộng đồng.Bên trái là ông Frank Visco, Chủ tịch Đảng Cộng HòaCalifornia, bên phải là Thượng Nghị Sĩ Bill Campbell và "Bé Nguyễn"Thư Đảng Cộng Hòa cám ơn Ngô Kỷ đã đón tiếp bà Maureen ReaganBà Barbara Bush, Phu Nhân của Phó Tổng Thống George Bush từ Hoa Thịnh Đốnvề Little Saigon thăm viếng và đón nhận nguyện vọng cộng đồng Việt NamTrường hợp hi hữu, đích thân bà Barbara Bush viết thư tay cám ơn Ngô KỷNăm 1988, Jeb Bush, con trai Phó Tổng Thống George Bush về họp với Ngô Kỷ để bàn kế hoạchcứu giúp thuyền nhân và đón nhận các vị Cựu Tù Nhân Chính Trị VNCH qua định cư tại Mỹ.Ông Jeb Bush từng là thống đốc Florida, và nay được xem có triển vọng là ứng cử viên Tổng thốngMỹ sáng giá của đảng Cộng Hòa. Xin bấm Links để đọc tin tức bầu cử liên quan Jeb Bush:Neil Bush, con trai Phó Tổng Thống George Bush cám ơn Ngô KỷThượng Nghị Sĩ Liên Bang Hoa Kỳ Pete Wilson và Phu Nhân đến khánh thànhTrung Tâm Người Mỹ Gốc Á Châu Đảng Cộng Hòa và Vận Động Tranh CửThư Dân Biểu Liên Bang Jack KempDân Biểu Liên Bang Robert K. Dornan, ân nhân của người Việt tỵ nạn.Ông là người Dân Biểu đầu tiên lên tiếng ủng hộ cộng đồng tranh đấu chống cộng.Chính nhờ ông có thế lực mạnh mẽ với Tòa Bạch Ốc nên rất có lợi cho cộng đồngNgô Kỷ cầm bằng khẩu hiệu: "Xin đừng quên Thuyền Nhân, Tù Binh Mỹ Mất Tích,Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam." Phó Tổng Thống George Bush nói với Ngô Kỷ làông rất quan tâm và hứa sẽ thực hiện kế hoạch giúp đỡ cho họ đến Mỹ khi ông đắc cử tổng thống.Trường hợp rất hi hữu và vinh dự, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ được hàng trămống kính truyền hình quay chiếu trên toàn quốc, có sự hiện diện của Phó Tổng ThốngGeorge Bush. Sự kiện này đã chứng tỏ là Phó Tổng Thống George Bush ủng hộ cộng đồng.Phó Tổng thống George Bush "tay bắt mặt mừng" khi gặp lại Ngô Kỷ tại căn cứ Hải quân San DiegoThượng Nghị Sĩ Liên Bang Dan Quayle và Phu Nhân, Ứng cử viên Phó Tổng ThốngThống Đốc California George Deukmejian đến Thương Xá Phước Lộc Thọ, ngày 17 tháng 6 năm 1988,để ra mắt bảng dẫn được trên xa lộ đầu tiên chỉ đường vào Khu Little Saigon và qua đóchính thức công nhận tên gọi của địa danh Little Saigon đầu tiên tại Hoa Kỳ.Thống Đốc California George Deukmejian trao học bổng cho các học sinh Việt Nam xuất sắcTổng Thống Ronald Reagan và Phó Tổng Thống George BushTrưởng nữ Maureen Reagan, Tổng Thống Ronald Reagan, và Đệ Nhất Phu Nhân Nancy ReaganYOUTUBE: Xin bấm vào Link Youtube dưới đây để xem sinh hoạt sôi nổi và vĩ đại trong ngày Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988 tại New Orleans. LouisianaBấm 2 Links dưới xem hàng trăm ngàn bong bóng rơi xuống trong ngày đại hộiChủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa Frank J.Fahrenkopf.JR. viết thư chúc mừng Ngô Kỷ làm Đại Biểu 1988Trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, Ngô Kỷ là người Việt Nam đầu tiên vàduy nhất được vinh dự làm Đại Biểu tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa ToànQuốc năm 1988. Tại đại hội này, Ngô Kỷ là đại biểu của Phó Tổng ThốngGeorge Bush, ứng viên Tổng Thống, Ngô Kỷ đã tận dụng uy tín và chỗđứng chính trị của mình để vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ đón nhậnthêm Thuyền Nhân, tiếp nhận các vị Tù Nhân Chính Trị Việt Nam H.O vàoMỹ, và cứu giúp các Tù Binh Mỹ Mất Tích. Ngô Kỷ cầm bảng đi đến trướccác ống kính truyền hình để các đài thâu chiếu những nguyện vọng chính đángcộng đồng Việt Nam cho chính phủ, nhân dân Hoa Kỳ và thế giới thấy.Ngô Kỷ được Tòa Bạch Ốc sắp xếp để có cơ hội tiếp xúc và trao Kiên Nghị Cộng Đồng choTổng Thống Ronald Reagan và Phó Tổng Thống George Bush ngay tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988Bà Maureen Reagan, trưởng nữ Tổng Thống Ronald Reagan tại Đại HộiThượng Nghị Sĩ Liên Bang John Mc.Cain và Ngô KỷJeb Bush, Ngô Kỷ, Dân Biểu Robert K. DornanDân Biểu Robert K. Dornan, Ngô Kỷ, Neil BushNgô Kỷ được hãng thông tấn AP phỏng vấn. Đây là hãng tin lớn nhất thế giới.Năm 1988, Ngô Kỷ đi vận động tại Quốc hội Hoa Kỳ, Hoa Thịnh ĐốnNhiều cơ quan truyền thông và báo chí Mỹ phỏng vấn, đăng tìn rầm rộ về Ngô KỷManager Lee Atwater, lãnh đạo cuộc vận động tranh cử của Phó Tổng Thống George Bush, 1988Ngô Kỷ và đồng hương ủng hộ Phó Tổng Thống George Bush tranh cử Tổng Thống năm 1988Sự kiện hi hữu, rất khó xảy ra khi một vị nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ, Phó Tổng ThốngGeorge Bush giơ cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, chứng tỏ ủng hộ cộng đồng tỵ nạn cộng sảnBà Barbara Bush ôm bó hoa có lá cờ Vàng Ba sọc ĐỏYOUTUBE: Xin bấm vào Link Youtube dưới để xem Ngô Kỷ trả lời trên các đài truyền hình Mỹ,và cầm bảng khảu hiệu tranh đấu cho nguyện vọng cộng đồng tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa toàn quốc 1988.(5 phút đầu có Ngô Kỷ phát biểu, 15 phút sau là sinh hoại sôi nỗi trong ngày Đâi Hội)NĂM 1988, NGÔ KỶ TRANH ĐẤU CHO NGUYỆN VỌNG CHÍNH ĐÁNGCỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆTNhằm tìm cơ hội vận động và tranh đấu cho quyền lợi đất nước và cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, Ngô Kỷ đã dấn thân vào hệ thống sinh hoạt chính trị Hoa Kỳ rất sớm vào đầu thập niên 80. Dù chủ trương hoạt động độc lập và không lệ thuộc vào bất cứ tổ chức, đảng phái nào trong cộng đồng, Ngô Kỷ vẫn luôn quan tâm đến nguyện vọng của đa số đồng hương tỵ nạn cộng sản đang sống tại Hoa Kỳ. Vào năm 1988, Ngô Kỷ đã đệ đạt Bản Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt đến Tổng Thống Ronald Reagan, Phó Tổng Thống George Bush, ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ, và Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988.Bản Kiến Nghị mang nội dung:-Lên án sự dã man, tàn ác và vi phạm nhân quyền trầm trọng của Việt cộng.-Chống đối chính sách bang giao với Việt cộng có thể xảy ra. Bất chấp là cùng là đảng Cộng Hòa, nhưng Ngô Kỷ đã mạnh mẽ ên tiếng chỉ trình và đả kích khuyng hướng kết thân với Việt cộng để tiến tới bang giao của hai Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain và Larry Pressler.-Yêu cầu chính phủ Mỹ quan tâm và đỏi hỏi Việt cộng thả tự do cho các cựu Quân Cán Chính VNCH, và thiết lập chính sách đón nhận những vị cựu Tù Nhân Chính Trị H.O này được qua định cư tại Hoa Kỳ.-Yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ mở rộng bàn tay tiếp nhận thêm thuyền nhiều nhân tỵ nạn đang tạm cư tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á đang bị đối diện với chính sách ép buộc hồi hương họ về lại Việt Nam.Nhờ Hồn Thiêng Sông Núi và Vong Linh các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa phù trợ, do đó rất may mắn là các điều đề nghị trong Bản Kiến Nghị này đã được Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc ủng hộ và chấp thuận đưa vào Sách Lược Đảng Cộng Hòa năm 1988 (FLATFORM). Sau khi đắc cử, vào đầu năm 1989, cùng quan điểm với cựu Tổng Thống Ronald Reagan, tân Tổng Thống George Bush đã thi hành các điều khoản được ghi trong Sách Lược Đảng Cộng Hòa như là chính sách quốc gia Hoa Kỳ, bằng cách Tổng Thống George Bush chỉ thị Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú thực hiện chương trình đón nhận quý vị Cựu Tù Nhân Chính Trị qua Mỹ dưới chương trình H.O., đó nhận các trẻ em "Mỹ lai," cũng như đón nhận rất nhiều thuyền nhân tỵ nạn ở các trại tỵ nạn Đông Nam Á vào Hoa Kỳ.Đặc biệt Bản Dự Thảo Nghị Quyết 109 của hai Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain và Larry Pressler chủ trương kết thân với cộng sản Việt Nam qua chiêu bài "trao đổi văn hóa" , nhằm tiến tới bang giao với Việt cộng đã bị đại hội phản đối và hủy bỏ như sự đòi hỏi của Ngô Kỷ. Trong suốt nhiệm kỳ làm tổng thống, Tổng Thống George Bush không hề đi bang giao với Việt cộng, cho mãi tới năm 1995 thì Tổng Thống Bill Clinton thuộc đảng Dân Chủ lên nắm quyền mới tuyên bố giải tỏa cấm vận và bang giao với Việt cộng.Sau đây là nội dung Bản Kiến Nghị:BẢN KIẾN NGHỊ DO NGÔ KỶ, ĐẠI BIỂU CỦA PHÓ TỔNG THỐNG GEORGE BUSHTRÌNH BÀY TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG HÒA TOÀN QUỐC NĂM 1988Thay mặt tám trăm ngàn người Việt Nam tại quốc gia này, tôi lấy làm hãnh diện và vinh dự làm Đại Biểu tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc để đề cử Phó Tổng Thống George Bush làm Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ có một người Việt Nam đại diện tại Đại Hội này đã nói lên sự trưởng thành và sức mạnh chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam, cũng như sự lưu tâm và sáng suốt của Đảng Cộng Hòa khi để người Mỹ gốc Việt Nam có cơ hội tham dự vào hệ thống chính trị tự do cho tất cả mọi người. Quả thật Đảng Cộng Hòa đã làm một việc có tính cách lịch sử.Chúng tôi, những người Mỹ gốc Việt Nam chọn đứng cùng hàng ngũ với Đảng Cộng Hòa vì chúng tôi có đồng quan điểm với Đảng Cộng Hòa về sự tin tưởng vào các giá trị của tự do, tự do kinh doanh và tôn trọng dân quyền. Chính vì những lý tưởng cao cả này mà chúng tôi đã trả giá thật đắt bằng mạng sống của hơn một triệu người nam nữ trong cuộc chiến đấu, và sau đó miền Nam Việt Nam đã bị rơi vào tay cộng sản năm1975.Chúng tôi chân thành biết ơn nhân dân Hoa Kỳ đã đón nhận chúng tôi vào mãnh đất tự do và có nhiều cơ hội này, chính nơi đây chúng tôi có thể xây dựng lại đời sống và đóng góp vào nền văn hóa phong phú của quốc gia vĩ đại này. Triết lý Đảng Cộng Hòa là làm việc cần cù và tự lập được người Mỹ gốc Việt Nam thông hiểu tường tận. Trong mười ba năm ngắn ngũi, chúng tôi đã chọn Hoa Kỳ trở thành quê hương mới của chúng tôi, chúng tôi đạt được nhiều thành quả. Sự hội nhập đang diễn tiến tốt đẹp, bằng chứng là đa số người Mỹ gốc Việt Nam đều có việc làm và có đời sống tự lập, dù chỉ mới đến đây trong một thời gian ngắn. Con cháu chúng tôi thành công vẻ vang tại học đường trong hầu hết mọi lãnh vực. Nói chung, trong tám năm dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của Tổng Thống Ronald Reagan và Phó Tổng Thống George Bush, những người Mỹ gốc Việt Nam được phát đạt về mọi mặt.Không còn nghi ngờ gì nữa, trong cuộc bầu cử này, những người Mỹ gốc Việt Nam sẽ bỏ phiếu cho Phó Tổng Thống George Bush như họ đã từng liên tiếp ủng hộ mạnh mẽ liên danh Reagan-Bush trong hai kỳ bầu cử 1980 và 1984.Trong những năm qua có nhiều vấn đề và chính sách quốc gia ảnh hưởng đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam và các thân nhân họ tại Việt Nam. Được nhìn nhận là những người tỵ nạn chính trị, người Việt Nam đang sống tại quốc gia này rất quan tâm về viễn tượng bang giao giữa Hoa Kỳ với cộng sản Việt Nam. Bất kỳ chính sách nào của Hoa Kỳ đối với cộng sản Việt Nam đều ảnh hưởng trực tiếp đến người Mỹ gốc Việt Nam tại quốc gia này. Thêm nữa, chính vấn đề này, vấn đề mà toàn thể người Mỹ gốc Việt Nam quan tâm sẽ quyết định mức độ ủng hộ tùy thuộc vào quan điểm và sự hiểu biết của ứng cử viên. Tóm lại, trong cuộc bầu cử gay go này, các cuộc tranh cử tại địa phương hay tầm vóc quốc gia, Đảng Cộng Hòa sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người Việt Nam nếu đảng này cổ xúy những vấn đề mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam quan tâm sâu xa.Thay mặt Trung Tâm Người Mỹ Gốc Á Châu Đảng Cộng Hòa, và với tư cách Đại Biểu Toàn Quốc gốc Việt Nam, tôi muốn làm sáng tỏ với tất cả quý vị Đại Biểu và Đảng Cộng Hòa về những mối quan tâm của cộng đồng Việt Nam, và tôi đệ đạt lên Phó Tổng Thống George Bush cùng Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc một số điểm sau đây:VẤN ĐỀ BANG GIAO VĂN HÓA VÀ NGOẠI GIAO VỚI VIỆT NAMTrong những tháng qua, dự kiến bang giao với cộng sản Việt Nam đã làm xao động, lo lắng, e sợ cho khắp cộng đồng Việt Nam tại Mỹ. Sự đề xuất bang giao với Hà Nội có lẽ là đề tài nóng bỏng và tranh cải sôi nổi nhất trong cộng đồng Việt Nam. Đại đa số người Mỹ gốc Việt Nam chống đối bất kỳ loại trao đổi nào với cộng sản Việt Nam dù là ngoại giao hay văn hóa với chế độ Hà Nội.Mới đây, Thượng Nghị Sĩ John McCain và Thượng Nghị Sĩ Larry Pressler có đệ trình Nghị Quyết 109, kêu gọi Chính Phủ mở văn phòng trao đổi văn hóa song phương tại Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn. Nghị Quyết 109 biểu lộ cái quan điểm thiển cận và ngây thơ với mục đích khuyến khích Hà Nội cộng tác hơn nữa trong việc tìm kiếm tù binh Mỹ mất tích. Ý định của hai Thượng Nghị Sĩ Đảng Cộng Hòa này cùng với một số vị Dân Biểu tại Hạ Nghị Viện đã tạo nên làn sóng bất mãn và hoài nghi trong tập thể cộng đồng Việt Nam. Nghị Quyết 109 bị diễn giãi như là một bước tệ hại đầu tiên trong việc chính phủ Hoa Kỳ tiến tới việc thiết lập bang giao với Việt Nam trong khi có hàng trăm ngàn người Việt Nam tỵ nạn trốn chạy khỏi nước.Đề ra Nghị Quyết 109 là một sỉ nhục đối với tất cả những người đã hy sinh lớn lao trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản. Hơn thế nữa, hành động của các vị dân cử Quốc Hội này đã chứng tỏ sự nhẫn tâm miệt thị lịch sử, và phủ nhận sự hy sinh của những người tỵ nạn Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ, cũng như của tất cả cựu chiến binh, mà những người này đã từng chịu đau khổ đọa đày dưới bàn tay cộng sản.Không thể có việc thương thảo bang giao với cộng sản Việt Nam trong lúc này. Thừa nhận cộng sản Việt Nam dù với bất cứ cấp độ nào cũng không thể xãy ra khi mà: Hà Nội vẫn tiếp tục dùng vấn đề tù binh Mỹ mất tích như là một phương sách bắt chẹt Mỹ; vẫn từ chối triệt thoái hàng trăm ngàn quân xâm lăng tại Cam Bốt; vẫn giam cầm hàng trăm ngàn tù nhân chính trị trong các trại tập trung; vẫn đàn áp tôn giáo có hệ thống; vẫn vi phạm các quyền căn bản của nhân dân; vẫn bác bỏ tất cả nổ lực cải cách hệ thống chính trị trong nước; là nguyên nhân gây ra vô số cái chết của người Việt Nam trong biển Nam Hải trên đường trốn thoát Việt Nam đi tìm tự do.Không thể bào chữa được cho Hoa Kỳ, một lãnh đạo của Thế Giới Tự Do, khi đi thừa nhận một nhà cầm quyền, mà nhà cầm quyền này khinh thường những nguyên tắc mà Hoa Kỳ luôn cỗ võ, và nhà cầm quyền đó bất chấp tất cả lý tưởng mà nhân dân Hoa Kỳ hằng tin tưởng.Nghị Quyết 109 tác hại đến lá phiếu và sự ủng hộ. Đảng Dân Chủ đã lợi dụng vấn đề nhạy cảm này của cộng đồng để dành ảnh hưởng chính trị. Điều lo lắng nhất cho Đảng Cộng Hòa là sẽ bị gán cho cái tội yếu đuối đối với cộng sản, cũng như đồng lõa với chế độ tàn ác độc tài.Thượng Nghị Sĩ McCain và Thượng Nghị Sĩ Pressler là lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa trên toàn quốc hãy hủy bỏ và thu hồi lại Nghị Quyết 109, và minh xác rõ ràng lập trường đối với cộng sản Việt Nam. Cho đến khi nào thực hiện những bước kể trên thì mới có thể giải tỏa được sự hiểu lầm về Đảng Cộng Hòa. Sự kiện làm cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam có cảm tưởng rằng họ bị phản bội cần phải chặn đứng ngay lập tức trước khi nó ảnh hưởng bất lợi trầm trọng đến Phó Tổng Thống George Bush. Các thái độ dứt khoát và minh bạch của những vị lãnh đạo Đảng Cộng Hòa cần phải thực thi cấp thời nhằm tái xác nhận với cử tri người Mỹ gốc Việt Nam rằng Đảng Cộng Hòa phản đối việc thừa nhận chế độ Hà Nội, đồng thời xác định chính sách chống cộng mạnh mẽ cố hữu của Đảng Cộng Hòa.VẤN ĐỀ TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAMTừ khi Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái chiến thắng của cộng sản đã mang lại sự áp bức và tù đày vô số người miền Nam Việt Nam yêu chuộng tự do. Cho đến hôm nay, cộng sản vẫn tiếp tục áp bức những người bất đồng chính kiến bằng hệ thống đàn áp khắc nghiệt. Trên mười ba năm qua, cộng sản Việt Nam đã trắng trợn vi phạm trầm trọng nhân quyền, và tỏ ra khinh miệt tất cả giá trị tự do, dân chủ mà chúng ta trân quý.Mới đây, Hà Nội lại giam cầm hàng trăm ngàn người Việt Nam và tù binh. Theo ước tính của một số cơ quan, có khoảng năm mươi ngàn đến bảy mươi ngàn người nam nữ đang bị giam cầm trong các trại tù khắp nẻo Việt Nam. Con số tù nhân chính xác sẽ không bao giờ được biết đến kể từ khi nhà cầm quyền Hà Nội liên tục từ chối thảo luận đề tài này vì lý do an ninh quốc gia.Nhiều người Mỹ gốc Việt Nam có bạn bè và thân nhân bị giam cầm trong các trại tù khổ sai này. Những bản án nặng nề, cùng với các hành động trả thù dã man của cộng sản dành cho những người tù nhân đã được thân nhân thăm viếng tiết lộ. Trên thực tế, ngay cả các tổ chức nhân quyền khuynh tả, Hội Ân Xá Quốc Tế đã lên án nặng nề ban quản giáo các trại tù này là vô nhân đạo nhất. Vô số tù nhân sau khi bị tống giam, họ không bao giờ có dịp gặp lại gia đình nữa. Rất nhiều người bị chết vì đói khát, đánh đập, tra tấn, và thiếu thốn thuốc men. Hơn thế nữa, ý đồ thâm độc của cộng sản là làm cho các tù nhân này chết dần mòn một cách đau đớn.Những tù nhân chính trị Việt Nam là chiến hữu đích thực và là đồng minh của Hoa Kỳ. Họ đang hứng chịu sự hành hạ tàn nhẫn về thể xác và khủng bố về tinh thần chỉ vì họ quyết tâm bảo vệ nền dân chủ. Những chiến sĩ nam nữ dũng cảm này không phải chỉ chiến đấu chống lai bọn cộng sản nhằm bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam thôi, mà hơn thế nữa, họ đã chiến đấu để nêu cao những lý tưởng của người tự do, những người đã cương quyết từ chối sống chung với bọn cộng sản, cũng như từ chối những giáo điều nham hiểm và nô dịch hóa của chúng.Trong nhiều năm qua, chính phủ Reagan đã bền bĩ đòi hỏi và áp lực vấn đề này. Nhằm xoa dịu áp lực của Hoa Kỳ và dư luận thế giới, cộng sản Việt Nam đã phóng thích có định kỳ một số tù nhân. Tuy nhiên rất nhiều ngàn tù nhân vẫn còn bị giam cầm trong các trại tù. Thời gian không còn nhiều đối với họ nữa. Mười ba năm mòn mõi đã đi qua, những tù nhân này đã chịu đựng quá nhiều gian khổ và nhục nhã trong bàn tay cộng sản. Các tên lãnh đạo tại Hà Nội biết là mãi cho đến bây giờ, chúng cũng không bao giờ có thể cải tạođược những chiến sĩ anh hùng này. Không có lý do nào để Hà Nội tiếp tục giam cầm họ dưới tình trạng quá vô nhân đạo như vậy được.Đây là vấn đề nhân đạo, chính phủ Hoa Kỳ, qua Đảng Cộng Hòa và các giới chức trong chính quyền, hãy đòi hỏi cộng sản Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị còn lại. Để khởi xướng cho vấn đề này, các vị lãnh đạo Đảng Cộng Hòa phải thực hiện ngay lập tức việc áp lực nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phóng thích những tù nhân này một cách mau chóng và vô điều kiện. Một lần nữa, các lãnh đạo Đảng Cộng Hòa phải hành động bằng cách áp lực giới chức cộng sản thực thi lời cam kết của Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch vào tháng 6 năm 1982 rằng Hà Nội có thiện chí thả hết các tù nhân trong trại cải tạo.Đối với rất nhiều người Mỹ gốc Việt Nam đang sống tại quốc gia này, vấn đề tù nhân chính trị gây nên sự xúc động mãnh liệt, và mong có giải pháp giúp đở các tù nhân này được đoàn tụ với thân nhân họ. Để đạt cho được kết quả trong vấn đề nhân đạo và lương tâm này, các vị dân cử cùng quý viên chức trong Quốc Hội và Chính Phủ phải quyết liệt đòi hỏi tự do cho tất cả tù nhân chính trị Việt Nam .CHÍNH SÁCH DI TRÚ HOA KỲ VÀ THẢM CẢNH TỴ NẠNGần hai triệu người tỵ nạn đã trốn thoát Việt Nam kể từ năm 1975. Nhằm tìm kiếm tự do, khoảng ba trăm ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên biển vì đói khát, đắm chìm, và khủng khiếp hơn hết là họ bị tấn công bởi bọn hải tặc của các nước láng giềng. Bất chấp hiểm nguy trước mắt và các rủi ro lớn lao, số người trốn chạy cộng sản Việt Nam tăng cao. Những người Việt Nam, những nạn nhân tuyệt vọng của chế độ độc tài này được người Tây Phương gọi là thuyền nhân.Buồn thay, thảm kịch xảy ra cho các thuyền nhân này không phải chỉ đương đầu với bảo táp và hải tặc trên biển Nam Hải thôi, mà sự bất hạnh đó lại còn bị xảy ra ngay trên phần đất của nước tạm dung thứ hai. Tại đây, những người từng được gọi là thuyền nhân tỵ nạn đã sống sót trong cuộc hải trình đầy gian nguy, bây giờ lại bị đối xử như khách không được mời, và bị liệt vào loại di dân bất hợp pháp. Nhiều người này đã chờ đợi rất lâu để mong đoàn tụ với thân nhân họ tại đệ tam quốc gia. Một số người có lẽ sẽ không bao giờ có cơ hội gặp lại thân nhân bởi vì các nước Tây Phương gia tăng sự hạn chế nhận người tỵ nạn một cách khắtkhe.Vừa đây, Hoa Kỳ cho phép hai mươi tám ngàn người Việt Nam được nhập cảnh hằng năm. Mỗi người tỵ nạn, trước khi được phép định cư tại quốc gia này, họ phải hội đủ nhiều điều kiện gắt gao bởi Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. Số người Việt Nam nhập cảnh Hoa Kỳ sa sút một cách thảm hại, từ 170,000 người trong năm 1979 dự định giảm xuống còn 23,000 người vào năm 1989. Theo một số người Mỹ gốc Việt Nam, sự giảm thiểu đón nhận người tỵ nạn này biểu lộ bước thối lui dần dần của Hoa Kỳ trong việc giúp đở người Việt Nam trốn chạy cộng sản.Lại thêm tin buồn đến với người tỵ nạn Việt Nam và thân nhân họ tại Hoa Kỳ. Băn khoăn mưu tìm giải pháp mau chóng nhằm giải quyết vấn đề thuyền nhân một lần cho xong, các chính quyền như Thái Lan và Hồng Kông đang chủ tâm hồi hương những người tỵ nạn trở lại Việt Nam. Kể từ đầu năm nay, khi bất ngờ số người tỵ nạn cập bến tăng cao gấp ba lần, Thái Lan và Hồng Kông vừa công bố biện pháp cứng rắn xua đuổi các thuyền nhân Việt Nam, bỏ mặc họ sống chết hiểm nguy ngoài biển khơi. Hàng trăm người tỵ nạn bị chết vì chính sách tàn nhẩn và vô nhân đạo này. Hành động dã man của Thái Lan mới chỉ là bước đầu để tiến tới biện pháp đối đầu với cơn khủng hoảng tỵ nạn. Các quốc gia tạm dung thứ hai bây giờ gán ép những thuyền nhân tỵ nạn này là tỵ nạn kinh tế thay vì tỵ nạn chính trị. Sự đe dọa hồi hương đã trở thành những đám mây mù bao phủ các thuyền nhân, và khiến cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam vô cùng quan tâm.Hồi hương -- dù cưỡng bách hay tình nguyện -- đều đe dọa đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam, vì rất nhiều người có thân nhân đang kẹt ở trại tỵ nạn và mong mõi được đoàn tụ với họ. Đối diện với việc hồi hương là mối lo sợ trực tiếp của chính người tỵ nạn, những người này sẽ bị bỏ tù và bị trừng phạt bởi nhà cầm quyền Hà Nội khi họ bị trả về. Khi mà những người tỵ nạn này bị rơi vào tay bọn cộng sản, chắc chắn họ sẽ bị trừng trị và bị cáo buộc là tội phạm và tội phản nghịch. Theo quan niệm của những người Mỹ gốc Việt Nam, việc trả các người tỵ nạn về lại Việt Nam là giải pháp tồi tệ nhất trong kế hoạch giải quyết tình trạng khủng hoảng tỵ nạn. Nguyên nhân của vấn đề mà những người Việt Nam tại Mỹ cùng đồng ý là do từ phía Hà Nội.Trái với sự chỉ trích, trên thực tế những người tỵ nạn Việt Nam bỏ nước ra đi là vì lý do chính trị. Thực chất họ là người tỵ nạn chính trị, họ rời bỏ quê hương bởi vì họ không thể chịu đựng nỗi chế độ cộng sản. Cơn khủng hoảng tỵ nạn hiện tại nói lên chính sách xã hội - kinh tế và tình hình chính trị tồi tệ tại Việt Nam. Chế độ cộng sản bị cô lập về phương diện chính trị, và nền kinh tế đình trệ liên tiếp. Những giải pháp cải cách trong nước và tôn trọng nhân quyền đều bị nhà cầm quyền Hà Nội từ khước.Sự kiện người Việt Nam bỏ nước ra đi bởi vì họ chối từ một chế độ, mà chế độ đó phỉ nhổ các giá trị của quyền tự do và sự tự do. Người Việt Nam trốn chạy không phải vì họ nghèo đói, nhưng điều chính đáng nhất là vì họ không chấp nhận sự áp bức đè nặng họ mỗi ngày. Mạo hiểm trên những chiếc thuyền mong manh đã nói lên quan điểm chính trị mạnh mẽ nhất trong việc chối bỏ sự áp bức để tìm lấy tự do.Những người Mỹ gốc Việt Nam đã cố gắng đề nghị một số giải pháp hợp lý và nhân bản hơn nhằm giải quyết cơn khủng hoảng tỵ nạn để chính phủ Hoa Kỳ thực hiện. Là người hằng quan tâm đến vấn đề tỵ nạn, tôi mạnh mẽ ủng hộ những giải pháp được nêu ra sau đây:-Chính phủ Hoa Kỳ nên tái xác nhận chủ trương tiếp nhận những người tỵ nạn ra đi từ Việt Nam vì lý do chính trị. Sự khởi xướng của Hoa Kỳ trong việc tiếp nhận người tỵ nạn Việt Nam sẽ gởi một thông điệp mạnh mẽ tới chính phủ các quốc gia khác biết rằng Hoa Kỳ vẫn còn quan tâm, và cam kết giải quyết cơn khủng hoảng tỵ nạn tại Đông Nam Á.-Chính phủ Hoa Kỳ nên can ngăn và từ chối tất cả đề nghị của các quốc gia khác trong việc hồi hương người tỵ nạn về lại Việt Nam.-Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ hãy yêu cầu Quốc Hội gia tăng chỉ số nhận người tỵ nạn từ 28,000 người lên 64,000 người để có thể giải quyết làn sóng tỵ nạn đến trong năm này.-Chính phủ Hoa Kỳ qua Sở Di Trú nên dễ dãi và thay đổi cách thức thẩm vấn một cách thực tế hơn trong việc cứu xét từng trường hợp một của người tỵ nạn. Cần linh động giải quyết theo từng hồ sơ.-Chính phủ Hoa Kỳ nên đứng ra triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết cơn khủng hoảng tỵ nạn hiện nay. Nên tổ chức các phiên họp thường xuyên với sự tham dự của nhiều quốc gia để cập nhập hóa tình hình và đưa ra các chính sách tỵ nạn thích ứng.Người Việt Nam tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới khẩn thiết yêu cầu các quốc gia Tây Phương nhận thêm người tỵ nạn. Vấn đề nhân đạo phải vượt qua những tư lợi chính trị khi giải quyết vấn đề tỵ nạn. Điều lo ngại nhất của những người Mỹ gốc Việt Nam là e rằng Hoa Kỳ sẽ rút bỏ trách nhiệm lương tâm của mình mà không còn giúp đở những người đã từng chia xẻ các lý tưởng dân chủ cao cả. Thật là một sự bất công và mĩa mai cho những người tỵ nạn đã liều chết trốn chạy cộng sản mà lại bị Hoa Kỳ từ chối lắng nghe tiếng kêu gào tự do của họ. Với truyền thống cao quý trong việc tôn trọng tự do và dân chủ, Đảng Cộng Hòa nên tích cực giúp đở vấn đề tỵ nạn này.Thực thi các đề nghị nêu trên sẽ giải quyết được cơn khủng hoảng tỵ nạn, cũng như quý vị sẽ nhận được sự ủng hộ và biết ơn của tất cả người Mỹ gốc Việt Nam .Trân trọng cám ơn sự quan tâm và hỗ trợ của quý vị.THE RECOMMENDATION TO 1988 REPUBLICAN NATIONAL CONVENTION PLATFORM COMMITTEEby KY NGO, DelegateOn behalf of 800,000 Vietnamese in this country, I am honored and privileged to be selected as a National Delegate to the Republican Convention to nominate Vice President George Bush for President of the United States . For the first time in American political history, Vietnamese representation in this year’s convention is reflective of the growing political influence and power of Vietnamese Americans, and the Republican Party’s wisdom in giving Vietnamese Americans the opportunity to participate in our “free-for-all” political system. Indeed, the Republican Party has made history.We, Americans of Vietnamese origin, have chosen to align ourselves with the Republican Party because we share with the Party’s many convictions and beliefs concerning with the values of freedom, free enterprise, and individual security. These convictions we have paid with the lives of over 1 million men and women who fought in the war and the subsequent lost of South Vietnam to the communists in 1975.We are grateful to the American people for welcoming us to this land of freedom and opportunities where we were able to rebuild our lives and contribute to the rich culture of this great nation. The Republican philosophy of hard work and self initiative is well understood by Vietnamese Americans. In the 13 short years that we have made America our new home, we were able to achieve many things. The process of assimilation is continuing, evident in the fact that most Vietnamese Americans have jobs and are self sufficient within a short period of coming over here. Our children, for the most part, are performing very well in school. All in all, during the last eight years, under the leadership and guidance of President Reagan and Vice President George Bush, Vietnamese Americans in this country have prospered in all areas.Without doubt, Vietnamese Americans in this election will vote for George Bush as they have consistently supported the winning Reagan/Bush ticket in 1980 and 1984.In recent years there are many issues and national policies that affect Vietnamese Americans and their family members living in Vietnam. Considered political refugees, Vietnamese in this country hold dear to several policies that will plot the future course of relations between this country and communist Vietnam. The ramifications of any U.S. policies towards the Vietnamese communists will have a direct effect and bearing on Vietnamese in this country. Indeed, in this regard, the issues Vietnamese Americans unanimously care about will determine the level of support for the candidate that reflect and understand their views. In summary, in this crucial election, at the local and national races, The Republican Party will continue to win Vietnamese support if it promotes the issues that Vietnamese Americans hold dear.On behalf of the Headquarters and as a National Delegate of Vietnamese background, I would like to enlighten the delegates and the Party on Vietnamese concerns, and offer some recommendations for the Vice President and the Platform Committee.Cultural /Diplomatic Relations with VietnamIn recent months, the issue of impending relations with the communist Vietnam has caused a great amount of furor, apprehension, and fear, from among Vietnamese in the U.S. Proposed relations with Hanoi is perhaps the hottest and most controversial issue in the Vietnamese community. An overwhelming majority of Vietnamese Americans are against any type of exchanges, diplomatic or cultural, with the communist regime in Hanoi .Recently Senators John McCain and Larry Pressler introduced Resolution 109, calling for the Administration to bilaterally open a cultural office in Hanoi and Washington , D.C. Resolution 109 is a short-sighted and ill-advised attempt to gain Hanoi 's greater cooperation in the search for the missing American servicemen. The two Republican senators’ intentions along with a number of congressmen in the House, have sent a shock wave of disgust and disbelief throughout the Vietnamese community. Resolution 109 was interprete as an ominous first step taken by the U.S. government to establish closer tie with Vietnam, at the expense of hundreds of thousands of Vietnamese refugees in the exile.The introduction of Resolution 109 is an affront to all those who have sacrificed so much in their fight against communism. But moreover, the actions of these members of Congress showed their callous disregard for history, and denied the sacrifices of the Vietnamese refugees living in the U.S. and all the veterans who have suffered at the hands of these communists.There should be no talks of establishing relations with Vietnam at this time.Recognition of communist Vietnam, at any level, cannot occur when: Hanoi continues to use the MIA/ POW issue as a blackmail device; refuses to withdraw hundreds of thousands of its invading troops from Cambodia; continues to hold thousands of South Vietnamese political prisoners in concentration camps; systematically suppresses all religious; violates the basic rights of its citizens; and rejects all efforts to reform its own political system, resulting in the deaths of countless of Vietnamese freedom seekers in their attempt to escape from Vietnam on the South China Sea.There is no justification for the U.S. as the leader of the Free World, to recognize a government that holds in contempt the principles she champions, and disregard all the ideals that her citizens believe in.Damage by Resolution 109, in terms of votes and support, has been done. The Democrats have use this emotional issue in the community to their political advantage. The worst fear for the Republicans is to be portrayed as weak on communism through a self-serving desire to cozy up with an oppressive and dictatorial regime.Senators Mc Cain and Pressler, as Republican national leaders, should publicly disavow and withdraw Resolution 109, and pronounce their clear position regarding communist Vietnam . Only when these steps are taken will there be no more misunderstanding and misperceptions of the Republican Party. The ripple effects of a feeling of betrayal from Vietnamese Americans on this issue must be halted before it can be seriously hurt Vice President George Bush. Decisive and clear actions from Republican leaders must be taken now to reconfirm with Vietnamese American voters of the Republican Party’s opposition to recognizing Hanoi , and the Party's strong and consistent record of opposing communism.Vietnamese Political PrisonersSince the Fall of Saigon on April 30, 1975, the communist victory has brought about widespread persecution and jailing of freedom loving South Vietnamese. To this day, communist persecution of those who disagree with its oppressive system continues. Over the past 13 years, they have blatantly violated every type of human rights on the book. The communists have clearly shown their utter disdain and contempt to all the values that we, as believers in freedom and democracy, cherished.Currently, Hanoi is holding hundreds of thousands of Vietnamese and military prisoners. According to some official estimates, there are somewhere between 50,000 to 70,000 men and women incarcerated in camps littered throughout Vietnam . The exact number of prisoners will never be known since the Hanoi government repeatedly refuses to discuss this subject under the pretext of internal security.Many Vietnamese Americans have friends and relatives in these gulags. Charges of cruelty and revenge by the communists have been alleged from the visiting family members. In fact, even the left leaning human rights group, Amnesty International, had charged that the administration of these camps is most inhumane. An untold number of prisoners, once entering the camps, have never seen their families again. Many have died from starvation, beatings, torture, and the lack of medical care. Indeed, the ulterior motive of the communists, it seems, is to orchestrate a slow and painful death for these people.The Vietnamese political prisoners are America 's true friends and allies. They are presently suffering from innumerable physical and mental torture for their devotion to the defense of democracy. These gallant men and women have not only fought communism to defend freedom in South Vietnam, but moreover, they fought to uphold the principles of all free men who resolutely refused to live with the communists and their rule of terror and subjugation.Over the last several years, requests and pressures from the Reagan Administration have been persistent on this issue. To placate U.S. pressure and world public opinion, Vietnam periodically released some prisoners. There are, however, thousands of prisoners still being held in these camps. Time is running out for them. 13 years have passed. The prisoners have endured much hardship and humiliation at the hands of their communist captors. The leaders in Hanoi should know by now that they can never "re-educate" these brave people. There is no point for Hanoi to continue incarcerating them under such inhumane conditions.As a humanitarian issue, the U.S. government through the Republican Party and its members inside the government, should call on the Vietnamese communists to release all remaining political prisoners. Initiative on this issue by Republican leaders must start now in pressuring the Vietnamese communists to unconditionally release these people with deliberate speed. Again, Party leaders should take actions to pressure communist officials to heed to the statement of their foreign minister, Nguyen Co Thach, in June 1982, that Hanoi was willing to “release individuals” detained in the re-education camps."For many Vietnamese Americans living in this country, the political prisoner issue raises strong emotions, and creates a lasting resolve to have the prisoners reunited with their loved ones. To achieve the moral high ground on this humanitarian issue, elected legislators and ranking officials in Congress and the Administration should seize the initiative by demanding the freedom of all Vietnamese political prisoners.U.S. Immigration Policy and the Refugee CrisisNearly two million refugees have fled Vietnam since 1975. In their attempt to seek freedom, an estimated 300,000 Vietnamese have perished at sea due to starvation, drowning, and most cruel of all, attacks by sea pirates from neighboring countries. Despite the inherent dangers and the high risk, an increasing number of Vietnamese continues to flee Vietnam . These Vietnamese, hopeless victims of a totalitarian government is known to the West as the "boat people."Sadly, the boat people tragedy is not only limited to the perils and pirates of the South China Sea, but further extends into the refugee camps in countries of second asylum. Here, former boat refugees who have survived the treacherous journey, are treated as uninvited guests and classified as illegal aliens. Many are waiting for years to be reunited with their loved ones in a third country. Some will probably never get the opportunity to join their families because of the increasingly tight restrictions on refugee intake from Western nations.Currently, the U.S. allows a ceiling of 28,000 Vietnamese refugees to enter per year. Each refugee, before being granted permission to resettle in this country, must satisfy a set of strict criteria set by the Immigration and Naturalization Service. The number of Vietnamese refugees entering the U.S. has dramatically decreased from a high 170,000 in 1979 to a predicted low of 23,000 for fiscal year 1989. According to some Vietnamese Americans, this downward trend of refugee intake is indicative of this country's gradual withdrawal from its commitments to help Vietnamese fleeing from communism.More bad news await Vietnamese refugees and their family members in the U.S. Anxious to find a quick solution for the refugee crisis once and for all, governments such as Thailand and Hong Kong are seriously contemplating on repatriating refugees back to Vietnam . Since the beginning of this year, while receiving a sudden three-fold increase in refugee arrivals, Thailand and Hong Kong , are currently giving "maximum emphasis" to turning away incoming Vietnamese boat people, leaving them to their own survival instinct on the dangerous seas. Hundreds of refugees have died from this cruel and inhumane policy. This barbaric action taken by Thailand is only a new beginning to a new and adverse direction in dealing with the refugee crisis. Countries of second asylum now consider the bulk of refugee influx as "economic migrants" rather than "political asylums." The ominous threats of repatriation cast a dark cloud of uncertainty over the refugees and caused much concerns from Vietnamese Americans.Repatriation -- either forced or voluntary -- is taken as a serious threat by the Vietnamese community, of which many of its members still have relatives in the camps and wish to be reunited among the refugees themselves, who will certainly face imprisonment and retribution from the communist government once they are sent back. Once these refugees are in hands of communists, they certainly will be punished and labeled as criminals and traitors. In the opinions of Vietnamese Americans, sending Vietnamese refugees back to Vietnam is the worst possible solution to the current crisis. The source of the problem, Vietnamese in this country agree, is in Hanoi.The Vietnamese refugees, contrary to allegations made by critics, fled from Vietnam for political reasons,. They are legitimate political refugees who left their homeland because they cannot co-exist under a communist government. The current refugee crisis stems from the deteriorating socio-economic and political situation in Vietnam . The communist regime is isolated politically and caught in a perpetual economic stagnation. Domestic solutions within the country through reforms and respect for human rights were disregarded by the Hanoi government.The fact remains that Vietnamese flee their own native land because they reject a regime that debases the values of liberty and freedom. Vietnamese escape not because they were living in poverty, but more precisely because of the oppressive atmosphere of the country that has taken a strangle over the daily activities of the people. Simply put, in fleeing, these people demonstrated their strong opposition to the communism and its way of life. By risking their life on these river boats, they have made the strongest political statement by choosing freedom over tyranny.Vietnamese Americans devoted to finding a better, more humane and reasonable solution to the refugee crisis, have raised several recommendations that this government could take. As a refugee advocate, I wholeheartedly support the proposed implementation of these specific steps. They are stated as follows:- The U.S. government reconfirms its commitment to receiving refugees fleeing for political reasons from Vietnam. U.S. initiative on behalf of Vietnamese refugees will send a strong signal to other governments that our country is still serious and committed to resolving the refugee crisis in Southeast Asia.- The U.S. government discourages and rejects all proposals from other governments to repatriate Vietnamese refugees back to Vietnam.- The State Department and the INS request Congress to raise the level of Vietnamese refugee ceiling for next year from 28,000 to 64,000 in anticipation of the surge of refugee arrivals this year.- The U.S. government through the INS, should relax and amend its refugee screening process to realistically deal with each refugee's circumstances. The often restrictive and unbending set of criteria of processing, whether to accept or reject a refugee applicant, needs to be flexible enough to deal with refugees on a case by case basis.- U.S. Government should take the lead in calling an international nonferrous to deal with the current refugee crisis. Regular meetings of all the nations involved are necessary to establish an up-to-date and consistent refugee policy.Vietnamese in this country and around the world are continuing to urge Western nations to receive more refugees. Humanitarian concerns must override the self interests of politics when dealing with the refugee issue. The worst fear for Vietnamese Americans is that the U.S. will relinquish its moral responsibility to help those who share the same fundamental convictions of democratic values. It would be a grave injustice for the refugees who risk their lives to get away from communism if the U.S. fails to hear their cries for freedom. Famous for its championing of the values of freedom and democracy, the Republican Party can take an active lead in the refugee issue. The steps suggested above will ease the refugee crisis as well as winning the support and gratitude of all Vietnamese Americans.Thank you for your concern and support.Các điều trong Bản Kiến Nghị do Ngô Kỷ yêu cầu đã được Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốcủng hộ và chấp thuận đưa vào Sách Lược Đảng Cộng Hòa năm 1988 (FLATFORM) dưới đây:Ngô Kỷ trên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America-VOA)Ngô Kỷ Trả LờiNăm 1988Hỏi: Theo anh, yêu nước có phải là yếu tố đủ để bảo đảm hành động có lợi cho dân tộc không?Ngô Kỷ: Yêu nước chỉ là yếu tố cần thiết chứ chưa phải là yếu tố đủ để bảo đảm hành động đứng đắn, vì hành động cần phải được hướng dẫn không phải chỉ bằng tình mà còn bằng lý nữa. Những hành động yêu nước quá khích, bồng bột, mù quáng, thiển cận, hồ đồ, lố bịch, dị hợm, bốc đồng, màu mè, chủ quan, thiếu phương pháp v.v… sẽ làm bất lợi cho dân tộc.Đấu tranh sai đường là phản quốc dù yếu tố thúc đẩy do tình yêu nước chăng nữa. Lấy một thí dụ đơn giản điển hình: Trong khi tình hình quân sự sôi động, binh sĩ đang bận bịu chiến đấu sinh tử ngoài mặt trận, thì tại hậu phương lại xách động xuống đường, biểu tình gây hoang mang, xáo trộn xã hội, tạo cho đặc công cộng sản có cơ hội xâm nhập phá hoại an ninh, thì thử hỏi hành động đó có khác nào vô tình tiếp tay cho giặc.Tại cộng đồng Việt Nam hải ngoại cũng có những người vì quá nhiệt tâm muốn bảo vệ, tranh đấu cho đồng bào, nhưng không hiểu luật lệ, không nắm vững sự kiện, không nhận thức chính xác chỗ đứng, uy tín, khả năng và sức mạnh thực sự của mình, nên đã tạo ra những phản ứng ngược làm thiệt hại, gây tai tiếng và khiến cho cộng đồng mang họa lây một cách oan uổng.Tóm lại, nếu lập luận cho rằng một hành động phát xuất từ lòng yêu nước đương nhiên là một hành động đúng và có lợi cho dân tộc, trên thực tế không đứng vững. Đó là chưa kể có những người yêu nước và thành tâm dấn thân đấu tranh, nhưng lại bị lợi dụng bởi bọn chính trị gia xôi thịt, mị dân, và bị giật dây bởi một số tổ chức chính trị đội lốt Quốc Gia nhưng lại thờ ma Cộng Sản mà không biết.Hỏi: Anh nghĩ gì về những người có lỗi với đồng bào trong quá khứ, nhưng nay họ thức tỉnh và muốn đóng góp vào công cuộc đấu tranh cho dân tộc?Ngô Kỷ: Noi theo chính sách của Nguyễn Trãi: “Lấy chí nhân mà thay cường bạo. Đem đại nghĩa để thắng hung tàn”, người Quốc Gia hơn Cộng Sản ở chỗ chúng ta có lương tâm, có lòng nhân đạo, có tình cảm. Chính vì vậy mà chính phủ miền Nam Việt Nam trước kia có chương trình “chiêu hồi”. Bởi vậy chúng ta nên cởi mở, khoan dung đón nhận những kẻ lầm đường lạc lối, nay biết phục thiện quay về với chính nghĩa.Cũng giống như một người con lỡ tay làm cháy nhà, chúng ta cũng nên cho cơ hội để người con tiếp tay dập lửa, hơn là vì giận hờn, tự ái mà lại xua đuổi chối từ. “Dụng nhân như dụng mộc”, dùng người như dùng cây, đừng vì một chỗ mục mà bỏ cả cây to. Điều quan trọng là chúng ta cần phải sáng suốt, khôn ngoan, tỉnh táo để phân tích và lượng định cho chính xác mức độ “phản tỉnh” của nhân vật “hồi chánh”. Đặc biệt trong vấn đề chính trị, cần phải rất cẩn trọng trong việc phân tích sự ăn năn, hối lỗi đó là chân thành hay giả trá, thiện chí hay gian tâm.Hỏi: Anh có nghĩ những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm tốt không?Ngô Kỷ: Tôi học hỏi rất nhiều nơi quý vị cao niên và các bậc đàn anh. Tôi luôn kính trọng và biết ơn về những sự chỉ giáo và các cao kiến của họ. Thỉnh thoảng xui xẻo tôi mới gặp vài ba người làm tôi thất vọng thôi. Casson nói về họ như sau: “Có thể khắc trên mộ bia của nhiều người câu này: Chôn lúc 60 tuổi, nhưng đã chết từ lúc 30 tuổi”.Hỏi: Anh có ý kiến gì về truyền thông, báo chí Việt ngữ tại hải ngoại?Ngô Kỷ: Là một người tỵ nạn sống ở xứ người, tôi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu xa đến người làm truyền thông báo chí Việt ngữ, những chiến sĩ văn hóa. Nếu không có quý vị này, văn hóa Việt Nam đã bị khủng hoảng một cách trầm trọng. Truyền thông báo chí là phương tiện hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ Cộng Đồng trước những sự tranh chấp, kỳ thị bởi những sắc dân địa phương hay chính quyền.Làm truyền thông, báo chí là hướng dẫn dư luận, nhìn một người đọc một tờ báo nào, nghe một đài phát thanh nào, xem một băng tần truyền hình nào là biết được phẩm cách và giá trị của người đó. Làm truyền thông, báo chí không phải chỉ để mưu sinh, mà lại còn là một thiên chức nữa, vì: “Làm thầy thuốc mà sai lầm thì giết một người, làm chính trị mà sai lầm thì giết một nước, làm văn hóa sai lầm thì giết cả một thế hệ”. Chính vì vậy mà vua Quang Trung đã nói: “Ngòi bút của Ngô Thời Nhiệm có sức mạnh bằng hai chục vạn quân”.Truyền thông, báo chí Việt ngữ cũng có những khuyết điểm. Có những bất cẩn, sai sót kỷ thuật một cách vô tình, nhưng cũng lại có những hành động phản đạo đức, như: hù dọa, tống tiền, trả thù cá nhân một cách cố ý. Tôi không quan tâm lắm về các khuyết điểm của giới truyền thông, báo chí Việt ngữ trong vấn đề chuyên môn hay đạo đức, vì chính độc giả và khán thính giả là những người có đủ tư cách để bày tỏ thái độ, phản ứng. Tôi chỉ chú trọng đến quan điểm chính trị và sẵn sàng phản đối lại bất cứ cơ quan truyền thông, báo chí Việt ngữ nào “ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản”, đâm sau lưng cộng đồng tỵ nạn, phản bội dân tộc.Hỏi: Có nên giải tán những tổ chức đơn lẻ để sát nhập vào những tổ chức tiếng tăm của những người tai to mặt lớn không?Ngô Kỷ: Đoàn kết là tốt vì hợp quần gây sức mạnh. Tuy nhiên đoàn kết để làm đạo tặc, phản dân hại nước thì đó là một bất hạnh cho đất nước và là mối nhục lớn cho cộng đồng. Alain đã hỏi: “Đoàn kết làm thành sức mạnh. Đúng, nhưng tạo thành sức mạnh ấy cho ai?”. Hơn nữa, mỗi tổ chức có riêng một mục đích và phương cách hoạt động. Alfred de Musset có nói: “Cái ly của tôi bé, nhưng tôi uống bằng cái ly của tôi”. Thử hỏi có gì bảo đảm những tổ chức đông đảo người quyền cao chức trọng là giúp ích được nhiều cho quê hương dân tộc? Đối với tôi, dù một cánh én không làm nên mùa Xuân, nhưng cánh én vẫn làm bầu trời xinh đẹp hơn một bầy kên kên. Ngạn ngữ Á Rập có câu: “Một nắm ong có giá trị hơn một túi ruồi”.Hỏi: Anh nghĩ gì về những người thường lớn tiếng hô hào xây dựng cộng đồng, giải phóng đất nước?Ngô Kỷ: Thùng rỗng thường kêu to, và Charle Péguy đã nói: “Tôi không bao giờ phán đoán một người theo những điều người ấy nói, mà chỉ xét theo cái giọng người ấy nói thôi”. Việc xây dựng cộng đồng và giải phóng đất nước không phải một sớm một chiều, mà cần phải đóng góp thực tế và dấn thân cụ thể, chứ không phải chỉ lý thuyết suông. Dan Bennett nói: “Hàng triệu người muốn sống trăm năm, nhưng họ không biết làm gì cho khỏi chán trong một ngày Chủ Nhật mưa gió”.Hỏi: Giúp cho đảng Cộng Hòa và Tổng Thống George Bush trong kỳ tranh cử 1988 vừa qua, anh có lợi lộc gì không?Ngô Kỷ: Trên đời này, không ai làm điều gì mà không nghĩ đến cái lợi cả. Kẻ nào nói khác đi thì quả là kẻ nói xạo và mị dân. Tuy nhiên có nhiều cái lợi khác nhau: nịnh trên đè dưới để vinh thân phì gia cũng là cái lợi, nhân danh phục vụ cộng đồng lấy tiền bỏ túi cũng là cái lợi, bố thí để con cháu được hưởng phước cũng là cái lợi, tụng kinh đi Lễ để mong được lên Niết Bàn, Thiên Đàng cũng là cái lợi, tần tảo khổ cực nuôi con ăn học thành danh để hãnh diện với đời cũng là cái lợi v.v…Điều khác nhau là lợi một cách quang minh hay bất chính, lợi vật chất hay lợi tinh thần. Riêng tôi tạo cơ hội đưa cho Tổng Thống George Bush cầm giơ cao ngọn cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trước hàng trăm ống kính thế giới, và đạo đạt được những nguyện vọng chính đáng của đồng bào đến chính phủ Hoa Kỳ, đó cũng là cái lợi lớn lao đối với tôi.Hỏi: Anh nghĩ thế nào là Cộng Sản? Thế nào là Quốc Gia?Ngô Kỷ: Lúc nhỏ tôi nghĩ người Cộng Sản là người ở miền Bắc, người Quốc Gia là người ở miền Nam, nhưng Digest Catholique định nghĩa một cách rộng rãi và sâu sắc hơn: “Người Cộng Sản là người ăn cái bánh mình mà còn thích ăn bánh bạn nữa”. Và Bosh định nghĩa: “Người Quốc Gia chân chính là người đứng trọng tài vô tư giữa các tham vọng của mình và công ích”.Hỏi: Theo anh ai là người đủ tư cách để xây dựng cộng đồng, giải phóng đất nước?Ngô Kỷ: Bất cứ người Việt Nam chân chính nào cũng có thể làm điều đó. Điều đáng quan tâm là chúng ta nên thận trọng đừng để những kẻ hèn nhát, đốn mạt, bỉ ổi có cơ hội mưu đồ phản dân hại nước thêm một lần nữa. Hàn Phi Tử có nói: “Đem xương trừ kiến, kiến lại càng nhiều. Lấy cá đuổi ruồi, ruồi lại càng đến”.Hỏi: Được tiếp xúc và làm Đại Biểu của Tổng Thống George Bush, anh có cho đó là một vinh dự không?Ngô Kỷ: Có chứ, đó là kỷ niệm đẹp trong đời. Tuy nhiên tôi không cho đó là việc quá quan trọng, vì Ansari de Hérat có nói: “Nếu anh có thể đi trên mặt nước, anh đã có gì hay hơn một cộng rơm?, nếu anh biết bay liệng trên không trung, anh đã có gì hay hơn một con ruồi?. Nếu anh biết tự chế ngự tâm hồn anh: anh mới quả là nhân vật”.Hỏi: Công cuộc đấu tranh của cộng đồng Việt Nam có nên đặt quá nhiều tin tưởng và hy vọng vào sự hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ không?Ngô Kỷ: Người Mỹ từng nói: “Nước Mỹ không có bạn suốt đời, mà cũng không có kẻ thù muôn kiếp. Chỉ có quyền lợi nước Mỹ trên hết”.Năm 1975, mọi người đều thừa biết là miền Nam Việt Nam sụp đổ không phải vì dân chúng thiết tha cái chủ nghĩa Marx-Lenin gian ác bạo tàn, cũng không phải vì quân lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu không anh dũng hào hùng. Chúng ta không thất trận tại chiến trường Việt Nam, nhưng chúng ta thua giặc ngay tại chính trường Hoa Thịnh Đốn.Không có vị tổng thống Mỹ nào dù thuộc đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ lại yêu thương đất nước Việt Nam bằng chính người Việt Nam . Không có thượng nghị sĩ Mỹ nào dù diều hâu hay bồ câu lại quan tâm đến tự do, dân chủ, nhân quyền cho 75 triệu đồng bào Việt Nam bằng chính người Việt Nam . Không có dân biểu Mỹ nào dù bảo thủ hay cấp tiến lại lo lắng an sinh xã hội SSI cho các cụ cao niên Việt Nam bằng chính người Việt Nam . Không có ngoại trưởng Mỹ nào dù đàn ông hay đàn bà lại xót xa thảm cảnh thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam bằng chính người Việt Nam v.v… Hiểu như vậy để chúng ta cần phải dè dặt và cẩn thận khi đặt quá nhiều hy vọng nơi chính phủ Mỹ.Là công dân Mỹ gốc Việt, chúng ta có quyền đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ đáp ứng nguyện vọng của người công dân Mỹ gốc Việt, miễn là không đi ngược lại hoặc làm thiệt hại quyền lợi của nước Mỹ. Cuộc đấu tranh chống Cộng Sản Việt Nam phải do chính những người dân Việt Nam chúng ta chủ động và quyết định. Sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ hay từ một số quốc gia ngoại quốc là điều cần thiết, tuy nhiên phải coi là đồng minh phụ thuộc mà thôi. Muốn giữ được mối tình đồng minh lâu dài và tôn trọng lẫn nhau, chúng ta phải biết cách xử thế một cách sòng phẳng, lưỡng lợi và thực tế.Hỏi: Anh có nghĩ là độc tài và cao ngạo khi anh làm việc mà anh chẳng mời một ban cố vấn, chỉ đạo nào cả?Ngô Kỷ: Tôi nghĩ là mọi người trong cộng đồng đều có khả năng làm cố vấn cho tôi trong công việc chung, do đó tôi không thấy cần thiết phải lập một ban cố vấn đặc biệt. Thêm vào đó, Tào Bao Truyện có viết: “Làm nhà bên đường mà gặp ai cũng bàn thì ba năm cũng không xong”. Trước khi bắt tay làm việc, tôi đã vạch sẵn con đường, lấy chính nghĩa quốc gia dân tộc làm chỉ đạo, lấy tự do hạnh phúc của toàn dân làm cứu cánh, bởi vậy tôi không thấy cần thiết kiếm người chỉ đạo.Hỏi: Muốn thành công trong công việc, phải làm gì?Ngô Kỷ: Tổng Thống Lincoln khuyên rằng: “Muốn thành công trên đời phải khởi sự làm những điều mà mình thường khuyên bảo kẻ khác”.Hỏi: Anh có phải là lãnh tụ cộng đồng không?Ngô Kỷ: Có nhiều người tài đức hơn tôi để làm điều đó. Tôi chỉ là một thành viên nhỏ bé trong tập thể người Việt tỵ nạn lớn lao mà thôi.Hỏi: Theo anh nghĩ công việc quan yếu trong việc cứu người dựng nước phải làm thế nào?Ngô Kỷ: Có nhiều việc phải làm, nhưng điều trước tiên ta phải tự cứu mình dựng mình. Raniel Rops nói: Chỉ có những người đã từng chấn hưng đạo đức ở chính họ mới có thể lãnh việc chấn hưng xã hội”.Hỏi: Có một số nhân vật trong cộng đồng bảo rằng anh là người trong bụi chui ra, trên trời rớt xuống, anh nghĩ thế nào?Ngô Kỷ: Đây là một xứ dân chủ tự do, đặc biệt tự do ngôn luận, do đó tôi luôn tôn trọng lời phát biểu của họ.Hỏi: Anh thấy người Việt Nam ta có nhược điểm gì?Ngô Kỷ: Tôi không đủ tư cách và kiến thức để phê phán vấn đề này. Tôi chỉ có thể trích lại một số điều mà nhà cách mạng Phan Bội Châu đã phân tích, đó là: “tính ỷ lại, lòng giả dối, thói nhút nhát, tham lợi riêng, mê tín dị đoan, đua những việc hư danh vô vị, không thực lòng yêu nước, không biết nghĩa hiệp quần, không thương nòi giống v.v…”Hỏi: Anh nghĩ gì về sự xung đột giữa hai thế hệ già và trẻ?Ngô Kỷ: Lý do có sự xung đột là vì: Người già quan niệm: “kính lão đắc thọ, bán tự vi sư, áo không mặc qua khỏi đầu v.v…”. Người trẻ thì lại nghĩ rằng: “hậu sinh khả úy, tre già măng mọc, con hơn cha nhà có phúc v.v…” Do đó muốn tạo được sự cảm thông và quý trọng nhau giữa hai thế hệ, cần phải có một “tâm hồn trẻ”.Hỏi: Anh đang làm việc trong một hoàn cảnh cô đơn, eo hẹp, liệu có mang lại kết quả gì không?Ngô Kỷ: Còn nước còn tát. Người xưa có câu: “Đừng vì lẽ mình không thể là một ngôi sao mà đành cam chịu làm một đám mây mù”.Hỏi: Đến được nước Mỹ, anh đã thấy mãn nguyện chưa?Ngô Kỷ: Tôi lấy làm vui mừng khi đến được mãnh đất tự do này. Tuy nhiên điều đáng kể trong đời không phải là miếng đất chúng ta đang đứng, mà chính là cái hướng chúng ta đang nhắm để đi”.Hỏi: Anh nghĩ gì những người ưa chỉ trích?Ngô Kỷ: Đối với tôi, chỉ trích trong tinh thần xây dựng là một điều đáng khuyến khích.Chính Lippman đã nói: “Khi tất cả mọi người đều đồng ý tức là không có ai suy nghĩ kỹ cả”. Không một người nào mà không có khuyết điểm, “nhân vô thập toàn”. Muốn tiến bộ, muốn thành công phải nghe người khác chỉ trích. Oscar Wilde có nói: “Đối với một người cũng như đối với một quốc gia, sự bất mãn là bước đầu để đi đến tiến bộ”.Tuy nhiên, sự chỉ trích phải nằm trong tinh thần xây dựng. Chỉ trích một cách bừa bãi, thiếu ý thức chắc chắn không được chấp nhận. Có một số người coi sự chỉ trích như một thú tiêu khiển, họ chỉ trích vấn đề mà không đưa ra phương cách giải quyết, miệng bảo là sai nhưng hỏi sai chỗ nào thì lại không biết, phê bình người khác làm xấu, nhưng hỏi làm thế nào để tốt hơn thì họ cũng lại không biết.Cavallier đã kết luận: “Những người ưa chỉ trích là những người quen ngồi trong phòng giấy, không phải là người hoạt động, họ không hiểu nỗi khó khăn trong khi hành động, vì thế họ dùng óc thông minh và tài châm biếm của họ để chỉ trích công việc làm của người khác”.Hỏi: Anh có tôn trọng quyền phát biểu của người khác chính kiến và khác quan điểm với anh không?Ngô Kỷ: Tôi quý tự do, do đó tôi luôn tôn trọng tự do của người khác. Mỗi người đều có quyền hành xữ quyền tự do của mình trong luật định. Muốn thu phục nhân tâm, chúng ta cần phải dùng lý luận vững chãi và cái tâm trong sáng để thuyết phục đối phương. Đừng làm họ sợ, mà phải làm sao cho họ “khẩu phục, tâm phục” thì mới gọi là thành công. Tôi muốn sống theo tư tưởng của Voltaire: “Tôi không đồng ý quan điểm anh, nhưng tôi tranh đấu tới chết để bảo vệ cho anh được nói ra điều anh muốn nói”.Hỏi: Anh có sợ người ta châm biếm nói xấu không?Ngô Kỷ: Nếu sợ thì tốt hơn hết đừng là gì cả, đừng nói gì cả, và đừng làm gì cả. Trong Chiến Quốc Sách có câu: “Người đi đêm tuy không phải gian nhưng không thể cấm chó cắn”. Khi làm một việc đúng với lương tâm thì sợ gì lời ra tiếng vào. Đâu phải ai bị chó sủa đều là những người ăn trộm cả sao. Ngạn ngữ Á Rập có câu: “Nếu mỗi khi anh nghe chó sủa mà anh dừng chân lại thì không bao giờ anh đi suốt đường”.Đương đầu, đụng chạm với Việt cộng, Việt gian, mình sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm vì chúng là kẻ thù. Nhưng cái đắng cay, cái đau thấm thía và nghịch lý nhất là chính những người nhân danh Quốc Gia lại đâm sau lưng mình. Charles Kingsley đã than: “Không phải những chông gai trên đường đi đã làm đau chân anh, mà chính cái hột cát nho nhỏ trong chiếc giày anh mang”.Hỏi: Nếu có một số người không đồng ý hay không tán đồng những quan điểm, ý kiến của anh, anh có buồn không?Ngô Kỷ: Không. Chúa Giê Su là đấng toàn năng, quyền uy, thông minh sáng láng vô cùng, thế mà còn bị người ta khinh miệt và đóng đinh Ngài trên cây Thập Tự Giá. Còn Đức Phật Thích Ca thì đạo hạnh, từ bi hỉ xã, quán triệt siêu việt như vậy, thế mà còn bị trêu ghẹo, mỉa mai, xỉa xói, thế thì tôi chỉ là con người phàm phu tục tử, đầu óc bé tí thì có đáng gì đâu để có đủ tư cách đi hy vọng nhiều nơi sự đồng ý của thiên hạ.Ngày xưa, Bá Nha cho mình may mắn khi gặp được người bạn tri kỷ duy nhất trên thế gian là Tử Kỳ, thấu hiểu và thông cảm được tiếng đàn của mình, thế thì nếu trong số 2 triệu người Việt tại hải ngoại và 75 triệu đồng bào trong quốc nội, mà tôi có được 2 người đồng ý và tán đồng ý kiến của tôi, thì quả là tôi có phước và được hạnh phúc hơn Bá Nha lắm rồi.Hỏi: Tư tưởng và nhận định của anh đưa ra có thể không thuyết phục được một số người, anh có thất vọng không?Ngô Kỷ: Không. Vào thế kỷ 16, nhà thiên văn Galileo Galilei ở Ý Đại Lợi khám phá ra sự kiện quả đất quay quanh mặt trời, hay nói cách khác là quả đất hình tròn, thế mà bị giáo hội La Mã kết án “nói bậy” và đòi xử tử. Sau này thì thế giới mới công nhận, và mãi cho tới thời gian gần đây thì giáo hội La Mã mới chính thức tuyên bố nhận xét của ông Galileo Galilei là xác đáng, và không còn cho ông là theo tà giáo nữa.Kể sự kiện điển hình như vậy, để chứng minh rằng việc muốn người khác tin theo nhận xét hay ý kiến của mình không phải là một việc dễ dàng dù rằng mình đúng, mà cần phải tùy theo trình độ, kiến thức mỗi người, hoàn cảnh xã hội, và yếu tố thời gian.Hỏi: Cộng đồng người Việt tỵ nạn đang tranh đấu cho quê nhà, anh có tiếp sức không?Ngô Kỷ: Có chứ. Tôi cố gắng tối đa tiếp tay cho công việc quan trọng như vậy. Tuy nhiên, song song đó chúng ta cần phải mạnh mẽ chống đối và tiêu trừ bọn cộng sản nằm vùng và bọn Việt gian tại hải ngoại. Nếu chúng ta khiếp nhược, không dám đương đầu, và không thắng được bọn chúng ở đây, thì làm sao chúng ta có thể nói đến chuyện giải phóng đất nước hay giải thể đảng cộng sản, hay giật sập Bắc Bộ Phủ bên kia Thái Bình Dương, cách xa xôi 10 ngàn dặm. Bao giờ cũng cần nên thực hiện những việc thực tế và trong tầm tay trước khi tính đến chuyện “đội đá vá trời”. Chỉ có những kẻ “mộng du” và “người đi trên mây” mới bàn đến những chuyện hão huyền, không thực tiển.Trong đấu tranh, tôi rất khinh tởm và chán ghét bọn chính trị gia xôi thịt, bọn treo đầu dê bán thịt chó, đầu voi đuôi chuột, đánh trống bỏ dùi, khoát lác, lố lăng, dị hợm. Bọn này chỉ khoát lớp áo Quốc Gia để mưu cầu tư lợi, đi đêm đi ngày với Việt gian để vinh thân phì gia, phá nát cộng đồng.Hỏi: Tại sao mười lăm năm qua cộng đồng Việt Nam hải ngoại chưa có được một lãnh tụ hay một tổ chức nào được sự hợp tác, ủng hộ mạnh mẽ của đồng bào?Ngô Kỷ: Tôi xin được dùng câu chuyện của Aldoux Huxley để trả lời câu hỏi này:“Một bữa nọ, vương tước Ibrahin đang ngồi trong đền, bỗng nghe tiếng người chạy trên mái nhà, Ngài tự hỏi: “Ai lại dám dẫm chân trên nhà trẫm?”, và Ngài hét to lên: “Ai đi đó?”. Bọn hầu cận khép nép thưa: “Thưa lệnh Ngài, chính chúng con đi tuần phòng và đang đi tìm…”, Ngài hỏi: “các người tìm gì?”, bọn hầu cận đáp: “Thưa tìm những lạc đà”. Ngài nói: “Có ai lại đi tìm giống lạc đà trên mái nhà?”, bọn hầu cận đáp: “Chúng con noi gương Ngài. Ngài đi tìm sự hòa hợp với Thần Thánh, nhưng Ngài lại an vị trên ngai vàng”.Hỏi: Anh có cho rằng những người lãnh đạo quốc gia và những viên chức trong chế độ cũ là có tội với đồng bào, đất nước không?Ngô Kỷ: Xã hội nào, chế độ nào, đất nước nào cũng có kẻ tốt người xấu. Tôi không phải là quan tòa, mà cũng không phải Thượng Đế, do đó tôi không thể xét đoán ai cả trừ khi tôi có đủ bằng chứng xác thực, rõ ràng, minh bạch. Victor Hugo nói rằng: “Anh không phải là một sử gia thì đừng dành để quá nhiều thì giờ nghĩ lẩn quẩn những việc đã qua”.Hỏi: Anh giúp người này người nọ, anh có nghĩ là anh bị họ vắt chanh bỏ vỏ không?Ngô Kỷ: Tôi làm bất cứ điều gì cũng chỉ vì tôi thích làm mà thôi. Tôi không bon chen và cũng chẳng có tham vọng gì cả. Tôi tham gia vào các sinh hoạt không nhằm mục đích mưu sinh hay kiếm cái job để lòe thiên hạ. Tôi sống rất an phận thủ thường. Trong Kinh Dịch có viết: “Đức nhỏ mà địa vị cao, trí cạn mà mưu sự lớn mà không gặp họa là ít thấy vậy”.Hỏi: Anh dấn thân làm việc, anh có trông mong được nổi tiếng không?Ngô Kỷ: Trông mong được đồng hương quý mến thì có, nhưng tôi chẳng bận tâm đến tiếng tăm. Kinh nghiệm cho thấy những ông lãnh tụ nổi tiếng, danh vọng ngày xưa bây giờ còn lại những gì? Hiểu được triết lý Lữ Khôn: “Con voi vì ngà, ve sầu vì tiếng, đom đóm vì sáng mà hại thân, người biết yên thân không quý gì rực rỡ”.Hỏi: Hễ mỗi lần trong cộng đồng thành công hay đạt được kết quả tốt thì lại có người nhảy ra tranh công, anh nghĩ thế nào?Ngô Kỷ: Jacob A Rigs có nói đến một câu chuyện:“Có người đập cả trăm nhát búa mà đá cũng chưa rạn nứt, nhưng khi đập đến lần thứ 101 thì tảng đá vỡ làm đôi, như vậy, phải hiểu rằng không phải nhát búa cuối cùng đã làm cho tảng đá vỡ mà chính là tất cả những cố gắng của anh ta từ trước”.Chuyện cộng đồng mình cũng vậy, nếu có được kết quả tốt nào thì chính là do sự cố gắng, đóng góp, tranh đấu của nhiều người, nhiều tổ chức trong thời gian dài, chứ không phải do một người, một nhóm, một ngày mà làm được.Hỏi: Có câu: “Con vua thì lại làm vua, ba đời sãi chùa chỉ quét lá đa”, câu này còn thích hợp với thời đại này không?Ngô Kỷ: Ngày nay có biết bao nhiêu cảnh: “Cha làm thầy, con đốt sách”, nhưng cũng lại có: “Cây đắng mà sinh trái ngọt”. Bởi vậy sự ỷ lại vào hào quang quá khứ đã lỗi thời, vì: “Cam trồng xứ Nam ngọt, nhưng trồng xứ Bắc chua”.Hỏi: Anh nghĩ gì về những người nhân danh trí thức nhan nhản trong cộng đồng?Ngô Kỷ: Danh từ trí thức đã bị một số người tiếm nhận một cách vô liêm sỉ. Tôi chia những người có học ra làm 2 loại: trí thức và khoa bảng. Tôi quý trọng những người trí thức vì họ đã bỏ công khó nhọc học hỏi để có được một số kiến thức hầu dùng sự hiểu biết đó phục vụ cộng đồng, xây dựng xã hội và đóng góp cho quê hương. Trái lại, những kẻ khoa bảng thì lòe cái nhản bằng cấp để lường gạt đồng bào, làm xấu hỗ cộng đồng, phá hoại đất nước.Bằng chứng là trong quá khứ, bọn khoa bảng này từng cấu kết nhau gian lận thẻ Medical, insurance, dẫn đến việc chính phủ Mỹ tống giam mấy chục bác sĩ, dược sĩ, luật sư. Bọn khoa bảng này không hề đóng góp chút gì cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản, trái lại còn tiếp tay cho Việt cộng, bưng bô cho Việt gian. Bọn khoa bảng này chính là bọn bị Mao Trạch Đông liệt là : “Trí thức không bằng cục phân”.Hỏi: Anh muốn tâm sự gì với anh chị em sinh viên và những người trẻ không?Ngô Kỷ: Tôi xin tâm sự vài điều:Thế hệ cha anh chúng ta đã có hơn mấy mươi năm để đấu tranh, bảo vệ đất nước, và có hơn 14 năm để xây dựng cộng cộng đồng, giải phóng quê hương. Họ đã thất bại trong quá khứ và cũng chưa làm được gì khả quan cho hiện tại. Không phải họ hèn kém, cũng không phải họ tham sanh úy tử, mà trái lại họ đã hy sinh cả một đời để mưu cầu cho sự sống còn của dân tộc, cho hạnh phúc của toàn dân.Ngày nay thân thể họ rã rời, danh dự bị tổn thương, họ phải mang cái mặc cảm “bại trận” trong suốt cuộc đời còn lại của họ. Thế hệ cha anh của chúng ta đã thất bại trong cuộc đối đầu với kẻ thù từ bên ngoài và những kẻ phản trắc từ trong lòng dân tộc. Họ đã vì “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm” mà chống lại các mưu đồ bán nước, các thế lực ngoại bang, các thủ đoạn gian manh đê hèn của một thiểu số lãnh đạo bất tài vô tướng, tham nhũng, thối nát.Họ đã chiến đấu anh dũng, và định mệnh 1975 đã cuốn họ theo dòng thác để rồi ngày nay họ phải tức tưởi ngậm ngùi. Hàng triệu chiến sĩ đã chết, hàng vạn người đã tự tử vì không chịu đựng được cái nhục mất quê hương. Phải chăng vì tương lai, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta mà cha anh đã hy sinh một cách lớn lao như vậy?! Là cháu, là con, là em của những anh hùng liệt nữ, của những bậc tiền nhân, chúng ta phải khâm phục biết ơn, phải mong ngày đền đáp.Cha anh chúng ta đã cố gắng và đã làm không xong những trọng trách mà lịch sử giao phó, thì ngày nay sự thất bại đó đã thuộc về dĩ vãng, chỉ còn lại bài học lịch sử. Bây giờ không còn là lúc để chúng ta trách móc mà phải lật qua một trang sử mới, vì thất bại vẫn là thất bại, lỗi có quy cho ai, nguyên do từ đâu thì hậu quả vẫn là sự thảm bại của cả một dân tộc trong cuộc đấu tranh dành độc lập và tự chủ thực sự cho dân tộc trong thời gian qua.Một triết gia đã nói: “Chúng ta học nhiều nơi cái ngu hơn là cái khôn của kẻ khác”; bởi vậy những người trẻ phải cùng nhau đứng lên nhận lãnh trách nhiệm lịch sử, hành trang của các bạn là những kinh nghiệm thất bại của cha anh và những kiến thức mới mà các bạn tiếp thu được của thời đại. Ông Bacon đã xác định chỗ đứng của tuổi trẻ: “Thanh niên thích hợp cho sáng tạo hơn là phán đoán, thực hiện hơn là khuyên bảo, đưa ra những kế hoạch mới hơn là theo đuổi cố nhân”.Các bạn phải biết tránh những vết xe đổ cũ, phải biết đạo đức hơn, khách quan hơn, khoa học hơn trong bước đường quang phục quê hương. “Trẻ là tự phát, là gần với nguồn sống, là có thể đứng lên, lật xuống xiềng xích của một nền văn minh hư đốn”, chính Mann đã nói như vậy.Với một tấm lòng thiết tha yêu nước, với một ý chí mãnh liệt vẫn chưa đủ, mà người trẻ Việt Nam phải biết khôn ngoan, tỉnh táo, phải biết suy nghĩ chín chắn hành động, phải cẩn trọng trong việc tìm một hướng đi, phải biết đặt khả năng mình vào đúng vị trí mới ngõ hầu hoàn thành mục tiêu một cách hữu hiệu, bằng không các bạn sẽ trở thành những tấm thảm lót đường cho bọn mị dân, khoác lác và xôi thịt.Tuy nhiên, điều tôi muốn nhắn cùng các bạn là dù những người trẻ có thừa khả năng, kiến thức, nhiệt tâm để chủ động và lãnh đạo công cuộc đấu tranh, nhưng nếu không được sự cố vấn, yểm trợ và tiếp tay của các bậc trưởng thượng, quý bậc cha anh “tài đức”, các bạn sẽ rất khó thành công nếu không muốn nói là thất bại.Riêng cá nhân tôi, một người đang bước vào cái tuổi tứ tuần, một cái tuổi lở dở của cuộc đời, tôi không có được cái kinh nghiệm quý báu của người già, mà cũng không còn được cái tinh thần hăng say, nhiệt huyết của tuổi trẻ, bởi vậy, tôi kỳ vọng vào các bạn, những người trẻ mà ít ra tôi còn được cái may mắn sinh cùng một thế hệ. Tôi thông càm được những nỗi khó khăn và suy tư của các bạn, tôi xót xa được những niềm đau thương của các bạn, vì tất cả điều đó chính bản thân tôi đã trải qua trong những năm tháng qua. Wilde có nói: “Thanh niên là tài sản duy nhất có giá trị”, bởi vậy dân tộc đang trông mong các bạn.Nhà chí sĩ cách mạng Phan Chu Trinh đã nhắn nhủ: “Các anh bước tới một bước thì dân nhà nhờ một bước, các anh đi lạc một khoảng đường thì nước nhà bị nhận chìm mấy lần địa ngục”, bởi vậy những người trẻ không có quyền mỏi mệt khi chưa thực sự phấn đấu, và không có quyền chùng bước khi chưa khởi hành. Tôi cầu chúc các bạn thành công.Hỏi: Anh muốn nói gì nữa không?Ngô Kỷ: Có thể có người không đồng ý các câu trả lời của tôi, tuy nhiên trong tinh thần “hòa nhi bất đồng”, tôi rất mong được đón nhận những sự góp ý xây dựng của quý đồng hương. Xin cám ơn.
ReplyDeleteeva air booking
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
phòng vé korean air
vé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich