Saturday, February 6, 2016

Tiểu sử, nhân sinh quan, và hoạt động chính trị của Ngô Kỷ (Phần 2)


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ TRONG DÒNG CHÍNH HOA KỲ CỦA NGÔ KỶ TỪ NĂM 1988 


Đại Biểu Ngô Kỷ điều hành Ủy Ban Vận Động Tranh Cử của Phó Tổng Thống George Bush trong cộng đồng Người Mỹ Gốc Việt năm 1988.

Đại Biểu Ngô Kỷ điều hành Ủy Ban Vận Động Tranh Cử của Phó Tổng Thống George Bush trong cộng đồng Người Mỹ Gốc Việt năm 1988.

Đại Biểu Ngô Kỷ điều hành Ủy Ban Vận Động Tranh Cử của Phó Tổng Thống George Bush trong cộng đồng Người Mỹ Gốc Việt năm 1988.

Tại văn phòng vận động tranh cử cho Phó Tổng Thống George Bush ngay thủ đô Little Saigon, Đại Biểu Ngô Kỷ phát biểu trên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát thanh về Việt Nam năm 1988.

Đại Biểu Ngô Kỷ được mời trả lời phỏng vấn tại phòng thu âm của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Tổng Thống Ronald Reagan tặng hình lưu niệm cho Ngô Kỷ.

Sự kiện hy hữu, đích thân Tổng Thống Ronald Reagan tận tay ký tặng Ngô Kỷ hình lưu niệm.

Đại Biểu Ngô Kỷ hân hạnh được Ban Tổ Chức sắp xếp tiếp xúc với Tổng Thống Ronald Reagan ngay tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc New Orleans, Louisiana năm 1988.

Đại Biểu Ngô Kỷ tiếp xúc với Tổng Thống Ronald Reagan tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988 tại New Orleans, Louisiana.

m42-1.jpg
Năm 1988, Tổng Thống Ronald Reagan viết thư gởi Ngô Kỷ, Giám Đốc Trung Tâm Người Mỹ Gốc Á Châu Đảng Cộng Hòa để khuyến khích mọi người tham gia bầu cử. Tổng Thống Reagan bày tỏ sự thông cảm hoàn cảnh của người Việt Tỵ Nạn khi viết rằng: “Người Việt Nam đã bỏ phiếu bằng chân khi trốn chạy sư áp bức của cộng sản.”

Bà Maureen Reagan, trưởng nữ của Tổng Thống Ronald Reagan, giữ vai trò quan trọng Đồng Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc, chụp hình lưu niệm với Đại Biểu Ngô Kỷ tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc New Orleans, Louisiana năm 1988.

 
Chủ Tịch Đảng Cộng Hòa California Frank Visco, và Bà Maureen Reagan, Đồng Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc (trưởng nữ Tổng Thống Ronald Reagan,) đến thăm văn phòng đảng Cộng Hòa Người Mỹ Gốc Việt do Ngô Kỷ điều hành tại thủ đô tỵ nạn Little Saigon năm 1988.

Trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, Ngô Kỷ là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh dự làm Đại Biểu tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988. Tại đại hội này, Đại Biểu Ngô Kỷ đã tận dụng uy tín và chỗ đứng chính trị của mình để vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ đón nhận thêm Thuyền Nhân, tiếp nhận các vị Tù Nhân Chính Trị Việt Nam H.O vào Mỹ, và cứu giúp các Tù Binh Mỹ Mất Tích. Ngô Kỷ cầm bảng đi đến trước các ống kính truyền hình để các đài thâu chiếu những nguyện vọng cộng đồng Việt Nam cho chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ thấy.

Đại Biểu Ngô Kỷ dơ cao lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ để nói lên chính nghĩa cộng đồng người Việt Tỵ Nạn trước 70 ngàn người gồm các quan lãnh tụ Hoa Kỳ, Thế Giới, Đại Biểu, Quan Khách, cùng 15 ngàn phóng viên, ký giả, truyền thông tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988 tại New Orleans, Louisiana. Có hàng trăm triệu người Mỹ theo dõi hình ảnh này trên truyền hình.

Ngô Kỷ trước các hãng thông tấn, truyền thông Hoa kỳ tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa năm 1988 New Orleans, Louisiana.

Ông Jeb Bush, con trai của Tổng Thống George Bush, Ngô Kỷ, và Dân Biểu Liên Bang Robert K.Dornan tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988. Ông Jeb Bush sau này trở thành thống đốc tiểu bang Florida.

Dân Biểu Liên Bang Robert K.Dornan, Ngô Kỷ, và Neil Bush, con trai của Tổng Thống George Bush tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988 New Orleans, Louisiana.

Đại Biểu và cũng là Thống Đốc California George Deukmejian và Đại Biểu Ngô Kỷ tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc New Orleans, Louisiana năm 1988 .

Dân Biểu Liên Bang Jack Kemp và Ngô Kỷ tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988.

Ngô Kỷ cùng Bộ Trưởng Gia Cư Hoa Kỳ Jack Kemp giơ cao ngọn cờ chính nghĩa VNCH màu Vàng Ba Sọc Đỏ.

Với uy tín và chỗ đứng chính trị, Ngô Kỷ đã sắp xếp Phó Tổng Thống George Bush đứng sau lá cờ Hoa Kỳ và lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ VNCH vào năm 1988. Đây là một sự kiện rất đặc biệt khi vị lãnh đạo quốc gia Hoa Kỳ vẫn tiếp tục công nhận giá trị và sự cao quý của lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ VNCH.

Cờ Hoa Kỳ và cờ Vàng Ba Sọc Đỏ VNCH tung bay song song trước hàng trăm ống kính truyền hình và trước Phó Tổng Thống George Bush và chính giới Hoa Kỳ.

Thống Đốc California George Deukmejian và Phu Nhân đứng bên phải nhìn Phó Tổng Thống George Bush bắt tay Ngô Kỷ bên cạnh các lá cờ Hoa Kỳ và cờ Vàng Ba Sọc Đỏ VNCH.

Phó Tổng Thống George Bush bắt tay Ngô Kỷ, mặt trước có cờ Hoa Kỳ và cờ Vàng Ba Sọc Đỏ VNCH năm 1988.

 
Năm 1988, tiếp xúc với Ngô Kỷ, một sự kiện chưa hề xảy ra tại Hoa Kỳ và trên thế giới, khi vị lãnh đạo quốc gia Hoa Kỳ là Phó Tổng Thống George Bush cầm giơ cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ như là một sự nhìn nhận chính nghĩa sáng ngời của Việt Nam Cộng Hòa. Đây là một cái tát nẩy lửa vào mặt bọn Việt cộng và Việt gian. Các đài truyền hình Mỹ đã thâu chiếu cảnh này trên toàn quốc Hoa Kỳ vào thời gian đó, và Ngô Kỷ sẽ phổ biến lại cuốn phim video này khi thuận tiện.

 
Đại Biểu Ngô Kỷ tiếp xúc với ứng viên Tổng Thống George Bush tại phi trường Los Angeles vào năm 1988. Ngô Kỷ đã lên tiếng yêu cầu Phó Tổng Thống George Bush thi hành chính sách cứu giúp và đón nhận các Thuyền Nhân đang còn kẹt tại các Đông Nam Á, giúp đở và đón nhận các cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam được qua Mỹ, và quan tâm đến số phận các Tù Binh Mỹ Mất Tích. Phó Tổng Thống George Bush đã cam kết với Ngô Kỷ, và sau khi đắc cử, Tổng Thống George Bush đã thực hiện các yêu cầu trên. Ngô Kỷ cầm trên tay poster yêu cầu cầu cứu giúp “Boat People, POW-MIA, VN Political Prisoners”

Phó Tổng Thống George Bush bắt tay Đại Biểu của ông là Ngô Kỷ tại phi trường Los Angeles năm 1988.

Phó Tổng Thống George Bush “tếu” với Ngô Kỷ năm 1988.

Phó Tổng Thống George Bush và Phu Nhân Barbara Bush chụp hình lưu niệm với phái đoàn lãnh đạo Cộng Đồng Á Châu năm 1988. Ngô Kỷ mặc áo dài và cầm poster yêu cầu đón nhận các Thuyền Nhân, tiếp nhận các vị Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (HO) qua Mỹ, và cứu giúp Tù Binh Mỹ Mất Tích. Đứng sau lưng Ngô Kỷ là Thống Đốc California George Deukmejian.

Tòa Bạch Ốc sắp xếp Ngô Kỷ tiếp xúc với Phó Tổng Thống George Bush tại căn cứ nguyên tử Hải Quân San Diego, California năm 1988.

Phó Tổng Thống George Bush vui vẻ gặp lại Ngô Kỷ tại căn cứ nguyên tử Hải Quân San Diego.

Phó Tổng Thống George Bush ngỏ lời thăm hỏi Ngô Kỷ tại căn cứ nguyên tử Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego năm 1988.

Phó Tổng Thống George Bush ngỏ lời thăm hỏi Ngô Kỷ tại căn cứ nguyên tử Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego năm 1988.

Năm 1988, Phu Nhân Phó Tổng Thống Barbara Bush đến thăm viếng văn phòng Vận Động Tranh Cử tại thủ đô tỵ nạn Little Saigon, và vận động cử tri người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho chồng bà. Từ trái: Ngô Kỷ, Phu Nhân Dân Biểu Robert K. Dornan, Bà Barbara Bush, Ông Chủ Tịch Đảng Cộng Hòa Tom Fuentes, nhân viên an ninh Secret Service.

Ngô Kỷ tặng quà lưu niệm cho Bà Barbara Bush.

Bà Barbara Bush và Ngô Kỷ lắng nghe ý kiến Cộng Đồng.

Ngô Kỷ hướng dẫn bà Barbara Bush xem hình ảnh sinh hoạt.

Bà Barbara Bush tâm tình với Cộng Đồng.

Ngô Kỷ tiễn Bà Barbara Bush ra về.

Trường hợp thật hy hữu khi vị Phu Nhân Phó Tổng Thống như Bà Barbara Bush lại tận tay viết thư thăm hỏi và cám ơn Ngô Kỷ.

Bà Barbara Bush viết thư cám ơn Ngô Kỷ về chuyến viếng thăm thủ đô tỵ nạn Little Saigon.

Đai Biểu Ngô Kỷ được mời tham dự buổi Lễ Nhậm Chức Tổng Thống tại Hoa Thịnh Đốn vào sáng 20 tháng 1 năm 1989 sau hơn 2 tháng đắc cử. Với tư cách Đại Biểu của ứng cử viên Tổng Thống George Bush, Đại Biểu Ngô Kỷ được xếp ngồi trong hàng ghế danh dự, nhưng Ngô Kỷ đã lợi dụng cơ hội này bước ra khỏi khán đài để giơ cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ VNCH nhằm vinh danh chính nghĩa Quốc Gia. Sự kiện khác lạ này được các chính giới và truyền thông ghi nhận.

Ngày 20 tháng 1 năm 1989, Ngô Kỷ với lá cờ Vàng Ba Đọc Đỏ trước cơn lạnh giá miền Đông trong ngày Phó Tổng Thống George Bush nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ.

Chiếc máy bay của Phi công trẻ George Bush bị bắn rơi trong thời Đệ Nhị Thế Chiến được kéo ngang khán đài buổi Lễ Nhậm Chức Tổng Thống để nhắc lại kỷ niệm chiến đấu của ông. Ngô Kỷ giơ cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trước khán đài.

Đại Biểu Ngô Kỷ về Hoa Thịnh Đốn tham dự chương trình mừng Lễ Nhậm Chức Tổng Thống George Bush trong tuần cuối tháng 1 năm 1989.

Đại Biểu Ngô Kỷ về Hoa Thịnh Đốn tham dự chương trình mừng Lễ Nhậm Chức Tổng Thống George Bush trong tuần cuối tháng 1 năm 1989.

Đại Biểu Ngô Kỷ về Hoa Thịnh Đốn tham dự chương trình mừng Lễ Nhậm Chức Tổng Thống George Bush trong tuần cuối tháng 1 năm 1989.

Đại Biểu Ngô Kỷ tham dự Dạ Tiệc Đăng Quang Tổng Thống George Bush vào tối 20 tháng 1 năm 1989 tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Đại Biểu Ngô Kỷ tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1992 tại Houston, Texas.

Ngô Kỷ với cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1992 tại Houston, Texas.

Ngô Kỷ và Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ John McCain tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1992 Houston, Texas.

Ngô Kỷ với poster tranh đấu “Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền Cho Việt Nam” tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1992 Houston, Texas.

Ngô Kỷ và Dân Biểu Liên Bang Robert K. Dornan tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1992 Houston, Texas.

Tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc ngày 20 tháng 8 năm 1992 tại Houston, Texas, báo Los Angeles Times viết về tiểu sử Ngô Kỷ và sự vận động đấu tranh “Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền Cho Việt Nam” của Đại Biểu Ngô Kỷ trong chính trường Hoa Kỳ.

rd1.jpg

Báo O.C Register đăng tin Ngô Kỷ bận bịu vận động đấu tranh cho Cộng Đồng, Đất Nước tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1992 tại Houston, Texas. Ngô Kỷ quá nghèo nên phải ăn mì gói tại đại hội vì chi phí tại đại hội rất mắc mỏ.
 
Đại Biểu Ngô Kỷ với cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và Bộ Trưởng Tư Pháp California Dan Lungren tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1996 tại San Diego, California.

Đại Biểu Ngô Kỷ với cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và Dân Biểu Liên Bang Chris Cox tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1996 tại San Diego, California.

Đại Biểu Ngô Kỷ với cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Phil Gramm tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1996 tại San Diego, California.

Đại Biểu Ngô Kỷ giơ cao cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 2000 tại Philadelphia để đề cử Thống Đốc George W. Bush làm ứng viên Tổng thống đảng Cộng Hòa.

Áo dài Ngô Kỷ mặc tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 2000 tại Philadelphia nói lên sự vi phạm nhân quyền của đảng cộng sản Việt Nam. 
Đại Biểu Ngô Kỷ giơ cao cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 2000 tại Philadelphia để đề cử Thống Đốc George W. Bush làm ứng viên Tổng thống đảng Cộng Hòa.


  
  
  
Đại Biểu Ngô Kỷ mặc các áo dài Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và Hoa Kỳ tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 2004 tại New York.

cx28.jpg
Đại Biểu Ngô Kỷ họp với Thống Đốc Marc Racicot, kiêm chủ tịch Ủy Ban Tái Tranh Cử Toàn Quốc của Tổng Thống George W. Bush năm 2004. Ngô Kỷ đã trình bày cho ông biết nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, đặc biệt lập trường cộng đồng chống đối mạnh mẽ cộng sản Việt Nam.

Tổng Thống George Bush (cha) với Ngô Kỷ và Dân Biểu Liên Bang Robert K. Dornan.

Đại Biểu Ngô Kỷ được Tòa Bạch Ốc sắp xếp tiếp xúc với Tổng Thống George Bush tại căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại El Toro, California năm 1992. Tại đây Ngô Kỷ đã trao tận tay Tổng Thống Goerge Bush “Bản Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt.”

Tổng Thống George Bush vui gặp lại Ngô Kỷ.

Tổng Thống George Bush tâm tình.

Tổng Thống George Bush trao đổi thời sự.

Sau khi thảo luận với Tổng Thống George Bush, Ngô Kỷ đã trao tận tay Tổng Thống George Bush “Bản Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt,” Tổng Thống George Bush rất hoan hĩ và trân trọng đón nhận Bản Kiến Nghị này.

Hình bìa “Bản Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt” được Ngô Kỷ trao tận tay cho Tổng Thống George Bush năm 1992. Gồm 20 trang, chứa nội dung chống đối bang giao với cộng sản Việt Nam, lên án cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cứu giúp Thuyền Nhân, gia tăng tiếp nhận các Cựu Tù Nhân Chính Trị định cư vào Mỹ, và yêu cầu chính phủ Mỹ cho phép thiết lập Đài Á Châu Tự Do-RFA. Ngô Kỷ sẽ trích đăng toàn bộ nội dung Bản Kiến Nghị này khi thuận tiện.


Một điều vô cùng hy hữu và rất đặc biệt, sau một ngày gặp lại Ngô Kỷ, trên đường bay về lại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống Goerge Bush viết thư gởi cho Ngô Kỷ ngay trên máy bay Air Force One của Tổng Thống, và trong thư Tổng Thống George Bush hứa là sẽ đưa “Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt” ra thảo luận tại Hội Đồng an Ninh Quốc Gia tại Tòa Bạch Ốc. Đây là một sự kiện hiếm thấy khi vị Nguyên Thủ Quốc Gia Hoa Kỳ lại đích thân gởi thư và hứa hẹn như vậy.

Ngô Kỷ và Tổng Thống George Bush.

Ngô Kỷ và Tổng Thống George Bush.


 

Ngô Kỷ được Tòa Bạch Ốc và Cộng Đồng Á Châu ủy nhiệm làm Trưởng Ban Tổ Chức Đón Tiếp Tổng Thống George Bush và Đệ Nhất Phu Nhân Barbara Bush về thăm cộng đồng Á Châu vào “Ngày Father Day” năm 1991 tại Mile Square Park, thành phố Fountain Valley, ngay vùng Little Saigon, Nam California. Có 65 ngàn người tham dự buổi lễ đón tiếp Tổng Thống George Bush và Đệ Nhất Phu Nhân Barbara Bush từ 20 cộng đồng Á Châu gồm Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ, Phi Luật Tân v.v…Tại buổi lễ này, Tổng Thống George Bush lên tiếng ca ngợi sự đóng góp lớn lao của cộng đồng người Mỹ Gốc Việt, và lên án cộng sản Việt Nam vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền trầm trọng. Đây là một hãnh diện cho Ngô Kỷ đã tổ chức buổi lễ quan trọng và rất tế nhị, phức tạp được thành công mỹ mãn, tốt đẹp, với số người tham dự đông đảo vượt bực là 65 ngàn người chưa hề có từ trước tới nay. Cuốn phim Video buổi lễ sẽ được phổ biến khi thuận tiện.

Ngô Kỷ và Tổng Thống George Bush cùng Đệ Nhất Phu Nhân Barbara Bush tại buổi lễ.

Từ trái: Ngô Kỷ, Dân Biểu Dân Chủ Norman Mineta, Dân Biểu Cộng Hòa Dana Rohrabacher, Ông Frank Kwan, nhà sản xuất đài KNBC, Bà Barbara Bush, Thượng Nghị Sĩ Liên Bang John Seymour.

Trên khán đài, Ngô Kỷ vổ tay khi Tổng Thống George Bush ném tặng cái kẹp cà vạt có huy hiệu Tổng Thống cho một đồng hương Việt Nam.

Trên khán đài từ trái: Ngô Kỷ, Dân Biểu Dân Chủ Norman Mineta, Dân Biểu Cộng Hòa Dana Rohrabacher, Ông Frank Kwan, nhà sản xuất đài KNBC, Tổng Thống George Bush, Thượng Nghị Sĩ Liên Bang John Seymour.

Tổng Thống George Bush rất vui và hài lòng, bắt tay cám ơn Ngô Kỷ đã tổ chức thành công vượt bực buổi lễ đón tiếp Tổng Thống với 65 ngàn người tham dự, đạt kỷ lục trong lịch sử Mỹ.

Tổng Thống George Bush và Phu Nhân chụp hình lưu niệm với các đoàn văn nghệ của các cộng đồng Á Châu tham dự buổi lễ đón tiếp Tổng Thống.

Về lại Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống George Bush viết thư cám ơn Ngô Kỷ đã tổ chức buổi lễ Cộng Đồng Á Châu/Thái Bình Dương Đón Tiếp Tổng Thống và Phu Nhân được thành công mỹ mãn và tốt đẹp.

Ngô Kỷ và Phó Tổng Thống Dan Quayle.

Ngô Kỷ và Phó Tổng Thống Dan Quayle.

Ngô Kỷ và Phó Tổng Thống Dan Quayle.

Ngô Kỷ và Tổng Thống George W. Bush (con)

Ngô Kỷ và Tổng Thống George W. Bush (con)

Đại Biểu Ngô Kỷ tham dự buổi lễ Nhậm Chức Tổng Thống George W. Bush tại Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 20 tháng 1 năm 2005.

Đại Biểu Ngô Kỷ tham dự buổi lễ Nhậm Chức Tổng Thống George W. Bush tại Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 20 tháng 1 năm 2005.


Đại Biểu Ngô Kỷ tham dự buổi lễ Nhậm Chức Tổng Thống George W. Bush tại Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 20 tháng 1 năm 2005.


Đại Biểu Ngô Kỷ tham dự buổi lễ Nhậm Chức Tổng Thống George W. Bush tại Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 20 tháng 1 năm 2005.

 


Đại Biểu Ngô Kỷ dự Dạ Tiệc Nhậm Chức Tổng Thống George W.Bush nhiệm kỳ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2005 tại Hoa Thịnh Đốn.
 

Đại Biểu Ngô Kỷ dự Dạ Tiệc Nhậm Chức Tổng Thống George W.Bush nhiệm kỳ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2005 tại Hoa Thịnh Đốn.

Đại Biểu Ngô Kỷ dự Dạ Tiệc Nhậm Chức Tổng Thống George W.Bush nhiệm kỳ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2005 tại Hoa Thịnh Đốn.

Đại Biểu Ngô Kỷ dự Dạ Tiệc Nhậm Chức Tổng Thống George W. Bush nhiệm kỳ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2005 tại Hoa Thịnh Đốn.

Đại Biểu Ngô Kỷ dự Dạ Tiệc Nhậm Chức Tổng Thống George W.Bush nhiệm kỳ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2005 tại Hoa Thịnh Đốn.

Đại Biểu Ngô Kỷ dự Dạ Tiệc Nhậm Chức Tổng Thống George W.Bush nhiệm kỳ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2005 tại Hoa Thịnh Đốn.

Đại Biểu Ngô Kỷ dự Dạ Tiệc Nhậm Chức Tổng Thống George W.Bush nhiệm kỳ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2005 tại Hoa Thịnh Đốn.

Đại Biểu Ngô Kỷ dự Dạ Tiệc Nhậm Chức Tổng Thống George W.Bush nhiệm kỳ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2005 tại Hoa Thịnh Đốn.

Năm 1988, Jeb Bush, con của Tổng Thống George Bush giơ cao cờ Vàng Ba Sọc Đỏ với Ngô Kỷ. Sau này Ông Jeb Bush trở thành Thống Đốc tiểu bang Florida hai nhiệm kỳ.

Jeb Bush và Ngô Kỷ

Năm 1988, Jeb Bush thay mặt cha là Phó Tổng Thống George Bush về California bàn luận với Ngô Kỷ để đưa ra kế hoạch cứu giúp các Thuyền Nhân và đón tiếp quý vị Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam qua Mỹ. Ông Jeb Bush sống ở Florida có cộng đồng người Cu Ba tỵ nạn cộng sản nên rất am tường và thông cảm tình cảnh, khó khăn của nhưng người đối lập cộng sản.

Năm 1988, Jeb Bush thay mặt cha là Phó Tổng Thống George Bush về California bàn luận với Ngô Kỷ để đưa ra kế hoạch cứu giúp các Thuyền Nhân và đón tiếp quý vị Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam qua Mỹ. Ông Jeb Bush sống ở Florida có cộng đồng người Cu Ba tỵ nạn cộng sản nên rất am tường và thông cảm tình cảnh, khó khăn của nhưng người đối lập cộng sản.

Ngô Kỷ và Neil Bush, con trai út của Tổng Thống George Bush.

Ngô Kỷ và Thượng Nghị Sĩ Bob Dole, Lãnh Tụ Đa Số Thượng Viện Hoa Kỳ.

Ngô Kỷ và Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ Newt Gingrich trả lời phỏng vấn của báo chí năm 1996.

Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Newt Gingrich thường xuyên liên lạc và gởi thư chúc Tết đến Ngô Kỷ.

Ngô Kỷ và Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Phil Grahamm nói chuyện tại Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

ch1.jpg
Ngô Kỷ và Thống Đốc James Gilmore kiêm chức Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc.
Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Pete Wilson cùng Phu Nhân Gayle Wilson thăm Ngô Kỷ và cộng đồng tại văn phòng Little Saigon năm 1988.

Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Pete Wilson cùng Phu Nhân Gayle Wilson thăm Ngô Kỷ và cộng đồng tại văn phòng Little Saigon năm 1988.

Ngô Kỷ tiếp đón Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Pete Wilson và Phu Nhân Gayle Wilson năm 1988.

Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Ed Royce trình bày tình hình chính trị năm 1988. Ông trở thành Dân Biểu Liên Bang từ năm 1992. Tại Quốc Hội, Dân Biểu Ed Royce ủng hộ mạnh mẽ chương trình đài Á Châu Tự Do RFA, và hỗ trợ tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền Việt Nam.

Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang John Seymore giới thiệu Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Pete Wilson trước cộng đồng vào năm 1988. Sau đó vài năm, khi ông Pete Wilson đắc cử Thống Đốc California thì ông Pete Wilson lại bổ nhiệm ông John Seymore trở thành Thượng Nghị Sĩ Liên Bang điền khuyết vào chỗ trống của ông Pete Wilson.

Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Pete Wilson nói chuyện trước cộng đồng, ủng hộ chương trình đón nhận Thuyền Nhân và lên án cộng sản Việt Nam vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền.

Ngô Kỷ hướng dẫn Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Pete Wilson thăm Cộng Đồng. Thượng Nghị Sĩ Pete Wilson mạnh mẽ ủng hộ cứu giúp Thuyền Nhân.

Ngô Kỷ và Thống Đốc California Pete Wilson

Ngô Kỷ tặng Thống Đốc California bản đồ Việt Nam với cờ Vàng Ba Sọc Đỏ để biết lập trường và lý tưởng của cộng đồng người Việt tỵ nạn.

Ngô Kỷ hướng dẫn Thống Đốc California Pete Wilson thăm viếng Phước Lộc Thọ, Little Saigon.

Ngô Kỷ hướng dẫn Thống Đốc California Pete Wilson thăm viếng Phước Lộc Thọ, Little Saigon. Theo sau là Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Tiểu Bang california Curt Pringle.

Ngô Kỷ hướng dẫn Thống Đốc California Pete Wilson xoa bụng Ông Địa để lấy “hên.”
Ngô Kỷ đi vận động Quốc Hội Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Ngô Kỷ đi vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Ngô Kỷ và Ngoại Trưởng Condoleezza Rice thời Tổng Thống George W. Bush (con)

Ngô Kỷ và Ngoại Trưởng James A. Baker III thời Tổng Thống George Bush (cha).

Ngô Kỷ và Ngoại Trưởng George Shultz thời Tổng Thống Ronald Reagan.

Ngô Kỷ và cựu Đại Tướng kiêm Ngoại Trưởng George Shultz thời Tổng Thống Ronald Reagan.

Ngô Kỷ và Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Bruce McFarlane thời Tổng Thống Ronald Reagan.

Ngô Kỷ và Ông Karl Rove, Chiến lược gia chính trị của Tổng Thống George W. Bush.

Ngô Kỷ và Ông Lawrence B. Lindsey, Cố vấn Kinh Tế của Tổng Thống George W. Bush.

Ngô Kỷ giới thiệu Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Bob Smith thăm Cộng Đồng tại Little Saigon.

Thượng Nghị Sĩ Bob Smith, Dân Biểu Robert K. Dornan và Ngô Kỷ chào cờ Mỹ-Việt.

Ngô Kỷ và Dân Biểu Liên Bang Frank Wolf, tác giả Dự Luật thành lập Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Tại Quốc Hội, ông là người ủng hộ mạnh mẽ đài Á Châu Tự Do và hỗ trợ tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền Việt Nam.

Ngô Kỷ và Dân Biểu Liên Bang Robert K. Dornan, làm Dân Biểu Liên Bang khoảng 20 năm rất có uy tín. Ông luôn binh vực nguyện vọng Cộng Đồng và giúp đở rất nhiều cho Thuyền Nhân và giúp cho nhiều đồng bào quốc nội được đoàn tụ tại Mỹ.

Ngô Kỷ và Dân Biểu Liên Bang Robert K. Dornan, làm Dân Biểu Liên Bang khoảng 20 năm rất có uy tín. Ông luôn binh vực nguyện vọng Cộng Đồng và giúp đở rất nhiều cho Thuyền Nhân và giúp cho nhiều đồng bào quốc nội được đoàn tụ tại Mỹ.

Ngô Kỷ và hai Dân Biểu Liên Bang Chris Cox và Dana Rohrabacher cùng đại diện vùng thủ đô tỵ nạn Little Saigon từ năm 1988 đến nay.

Ngô Kỷ lên Quốc Hội Hoa Kỳ vận động Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Dianne Feinstein ủng hộ Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam.

Ngô Kỷ và Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Dick Thornburgh.

Ngô Kỷ và Bộ Trưởng Giáo Dục Hoa Kỳ William Bennett.

Ngô Kỷ họp với Đại Tướng John Shalikasvili, Chủ Tịch Liên Quân Hoa Kỳ (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Hoa Kỳ) tại Hoa Thịnh Đốn.

Ngô Kỷ và Chánh Biện Lý Quận Cam Tony Rackauckas thân nhau từ 37 năm nay. Ngô Kỷ luôn giúp điều hành vận động tranh cử cho ông nhiều nhiệm kỳ. Ông Biện Lý Tony Rackauckas rất quý mến cộng đồng Việt Nam. Đích thân Ông Chánh Biện Lý Tony Rackauckas ra tận nơi tiếp xúc với cộng đồng đang biểu tình chống tên Trần Trường vào năm 1999. Ông đã miễn tố nhiều đồng hương bị cảnh sát bắt vì phạm luật lệ khi biểu tình.

Ngô Kỷ và Chánh Biện Lý Quận Cam Tony Rackauckas thân nhau từ 37 năm nay. Ngô Kỷ luôn giúp điều hành vận động tranh cử cho ông nhiều nhiệm kỳ. Ông Biện Lý Tony Rackauckas rất quý mến cộng đồng Việt Nam. Đích thân Ông Chánh Biện Lý Tony Rackauckas ra tận nơi tiếp xúc với cộng đồng đang biểu tình chống tên Trần Trường vào năm 1999. Ông đã miễn tố nhiều đồng hương bị cảnh sát bắt vì phạm luật lệ khi biểu tình.

Ngô Kỷ và Chánh Biện Lý Quận Cam Tony Rackauckas thân nhau từ 37 năm nay. Ngô Kỷ luôn giúp điều hành vận động tranh cử cho ông nhiều nhiệm kỳ. Ông Biện Lý Tony Rackauckas rất quý mến cộng đồng Việt Nam. Đích thân Ông Chánh Biện Lý Tony Rackauckas ra tận nơi tiếp xúc với cộng đồng đang biểu tình chống tên Trần Trường vào năm 1999. Ông đã miễn tố nhiều đồng hương bị cảnh sát bắt vì phạm luật lệ khi biểu tình.

Ngô Kỷ và Chánh Biện Lý Quận Cam Tony Rackauckas thân nhau từ 37 năm nay. Ngô Kỷ luôn giúp điều hành vận động tranh cử cho ông nhiều nhiệm kỳ. Ông Biện Lý Tony Rackauckas rất quý mến cộng đồng Việt Nam. Đích thân Ông Chánh Biện Lý Tony Rackauckas ra tận nơi tiếp xúc với cộng đồng đang biểu tình chống tên Trần Trường vào năm 1999. Ông đã miễn tố nhiều đồng hương bị cảnh sát bắt vì phạm luật lệ khi biểu tình.

Năm 1999, Ngô Kỷ hướng dẫn Ông Chánh Biện Lý Tony Rackauckas thăm Cộng Đồng đang biểu tình chống Trần Trường.

Ngô Kỷ sinh hoạt chính trị cùng với Tỷ Phú Donald Bren, giàu nhất Quận Cam, là chủ nhân công ty Irvine Company.

Ngô Kỷ sinh hoạt chính trị cùng với Tỷ Phú Donald Bren, giàu nhất Quận Cam, là chủ nhân công ty Irvine Company.

Báo Los Angeles Times đăng tin Ngô Kỷ làm Đại Biểu cùng với các tin về Tổng Thống George Bush và Tỷ Phú Donald Bren v.v..

Ngô Kỷ và Phi Hành Gia Apollo XI Buzz Andrin, người thứ nhì bước chân xuống mặt trăng.

Ngô Kỷ hoạt động độc lập, không theo phe nhóm, tuy nhiên luôn hỗ trợ các bạn trẻ: Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Ủy Viên Giáo Dục, Dân Biểu Tiểu Bang Trần Thái Văn, Nghị Viên Andy Quách.

Ngô Kỷ giữ thế độc lập và đứng ngoài các tranh chấp phe nhóm. Sẵn sàng giúp đở các người trẻ muốn dấn thân phục vụ cộng đồng. Năm 2004, Ngô Kỷ giúp các ứng cử viên trẻ lên đài phát thanh để vận động tranh cử. Kết quả bầu cử thành công mỹ mãn. Từ trái: Janet Nguyễn, Bill Dalton, Trần Thái Văn. Hàng sau: Nguyễn Trung, Ngô Kỷ, và Andy Quách.

Tại Hoa Thịnh Đốn, Ngô Kỷ họp với ông Tổng Giám Đốc Cơ Quan Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (Commissioner of Immigration and Naturalization) Gene McNary. Ông Gene McNary là người lãnh đạo số 1 trong việc cho phép nhập tịch và nhập cư vào Hoa Kỳ.
Ngô Kỷ thay mặt cho Dân Biểu Liên Bang Robert K. Dorna trao tặng Bằng Tuyên Duyên cho Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao Robert Funseth về công sức và thiện chí giúp đỡ cho các vị Cựu Tù Nhân Chính trị Việt Nam (H.O) được định cư tại Hoa Kỳ.

 
 
 
 
 
 
 
Ngô Kỷ và Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao Robert Funseth, người thay mặt chính phủ Hoa Kỳ qua Việt Nam ký văn bản với nhà cầm quyền cộng sản để đón nhận quý vị cựu Tù Nhân Chính Trị H.O vào nước Mỹ.
  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ngô Kỷ (tay trái) phối hợp với văn phòng Dân Biểu Robert K. Dornnan, mời ông Bill Fleming, Giám Đốc Văn Phòng Ra Đi Có Trật Tự (ODP) từ Thái Lan qua Mỹ giải quyết trực tiếp các hồ sơ khiếu nại. Tại cuộc tiếp xúc đồng hương tại Little Saigon này, ông Bill Fleming đã giúp đỡ rất nhiều hồ sơ đoàn tụ được thành công.
 
Thay mặt cộng đồng, Ngô Kỷ tặng tranh “Thuyền Nhân” của Họa sĩ Phi Lộc để bày tỏ lòng biết ơn với ông Bill Fleminh, Giám Đốc Chương Trình ODP.
 
Ngô Kỷ hướng dẫn ông Bill Fleming, Giám đốc Chương Trình ODP thăm viếng thủ đô Little Saigon và Phước Lộc Thọ với ông Thị Trưởng Westminster Chuck Smith.

 
Ngô Kỷ và ông Bill Fleming, Giám đốc Chương Trình ODP tại Phước Lộc Thọ.
 
Ngô Kỷ hướng dẫn ông Bill Fleming, Giám đốc Chương Trình ODP thăm viếng Sở Di Trú và Nhập Tịch (INS) tại Little Saigon.

 
 
Năm 1988, Ngô Kỷ mời ông Bruce A. Beardsley, Giám đốc đầu tiên Chương Trình Đoàn Tụ Gia Đình O.D.P từ Thái Lan qua Mỹ để tiếp xúc cộng đồng nhằm trình bày rõ ràng thủ tục, nhằm giúp đồng hương nộp đơn xin đoàn tụ gia đình vì thời gian này chương trình đoàn tụ còn rất còn mới mẽ, ít ai nắm vững thủ tục và quyền lợi. Nhờ dịp này mà đồng hương biết rõ chương trình để nộp đơn xin đoàn tụ gia đình.
 
 
 

 
 Ngô Kỷ tổ chức buổi lễ
Thống Đốc California George Deukmejian đến Thương Xá Phước Lộc Thọ, ngày 17 tháng 6 năm 1988,

 để ra mắt bảng dẫn được trên xa lộ đầu tiên chỉ đường vào Khu Little Saigon và qua đó 
chính thức công nhận tên gọi của địa danh Little Saigon đầu tiên tại Hoa Kỳ.


 Thống Đốc California George Deukmejian trao học bổng cho các học sinh Việt Nam xuất sắc



Đại Biểu Ngô Kỷ tham dự Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc năm 1988




Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Hòa Frank J.Fahrenkopf.JR. viết thư chúc mừng Ngô Kỷ làm Đại Biểu 1988


Trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, Ngô Kỷ là người Việt Nam đầu tiên và 
duy nhất được vinh dự làm Đại Biểu tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn 
Quốc năm 1988. Tại đại hội này, Ngô Kỷ  là đại biểu của Phó Tổng Thống 
George Bush, ứng viên Tổng Thống, Ngô Kỷ đã tận dụng uy tín và chỗ
đứng chính trị của mình để vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ đón nhận
thêm Thuyền Nhân, tiếp nhận các vị Tù Nhân Chính Trị Việt Nam H.O vào 
Mỹ, và cứu giúp các Tù Binh Mỹ Mất Tích. Ngô Kỷ cầm bảng đi đến trước 
các ống kính truyền hình để các đài thâu chiếu những nguyện vọng chính đáng 
cộng đồng Việt Nam cho chính phủ, nhân dân Hoa Kỳ và thế giới thấy.



Ngô Kỷ được Tòa Bạch Ốc sắp xếp  để có cơ hội  tiếp xúc và trao Kiên Nghị Cộng Đồng cho 
Tổng Thống Ronald Reagan và Phó Tổng Thống George Bush ngay tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988


Bà Maureen Reagan, trưởng nữ Tổng Thống Ronald Reagan tại Đại Hội 


Thượng Nghị Sĩ Liên Bang John Mc.Cain và Ngô Kỷ


Jeb Bush, Ngô Kỷ, Dân Biểu Robert K. Dornan


Dân Biểu Robert K. Dornan, Ngô Kỷ, Neil Bush


Ngô Kỷ được hãng thông tấn AP phỏng vấn. Đây là hãng tin lớn nhất thế giới.


Năm 1988, Ngô Kỷ đi vận động tại Quốc HHội Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Đốn


Nhiều cơ quan truyền thông và báo chí Mỹ phỏng vấn, đăng tìn rầm rộ về Ngô Kỷ















Manager Lee Atwater, lãnh đạo cuộc vận động tranh cử của Phó Tổng Thống George Bush, 1988



Ngô Kỷ và đồng hương ủng hộ Phó Tổng Thống George Bush tranh cử Tổng Thống năm 1988


Sự kiện hi hữu, rất khó xảy ra khi một vị nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ, Phó Tổng Thống 
George Bush giơ cao lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, chứng tỏ ủng hộ cộng đồng tỵ nạn cộng sản


Bà Barbara Bush ôm bó hoa có lá cờ Vàng Ba sọc Đỏ


YOUTUBE: Xin bấm vào Link Youtube dưới để xem Ngô Kỷ trả lời trên các đài truyền hình Mỹ,
và cầm bảng khảu hiệu tranh đấu cho nguyện vọng cộng đồng tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa toàn quốc 1988.
(5 phút đầu có Ngô Kỷ phát biểu, 15 phút sau là sinh hoại sôi nỗi trong ngày Đâi Hội)






 photo tv3_zpsetvzzaco.jpg


NĂM 1988, NGÔ KỶ TRANH ĐẤU CHO NGUYỆN VỌNG CHÍNH ĐÁNG 
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT 
 
Nhằm tìm cơ hội vận động và tranh đấu cho quyền lợi đất nước và cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, Ngô Kỷ đã dấn thân vào hệ thống sinh hoạt chính trị Hoa Kỳ rất sớm vào đầu thập niên 80. Dù chủ trương hoạt động độc lập và không lệ thuộc vào bất cứ tổ chức, đảng phái nào trong cộng đồng, Ngô Kỷ vẫn luôn quan tâm đến nguyện vọng của đa số đồng hương tỵ nạn cộng sản đang sống tại Hoa Kỳ. Vào năm 1988, Ngô Kỷ đã đệ đạt Bản Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt đến Tổng Thống Ronald Reagan, Phó Tổng Thống George Bush, ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ, và Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988.
 
Bản Kiến Nghị mang nội dung:

-Lên án sự dã man, tàn ác và vi phạm nhân quyền trầm trọng của Việt cộng. 

-Chống đối chính sách bang giao với Việt cộng có thể xảy ra. Bất chấp là cùng là đảng Cộng Hòa, nhưng Ngô Kỷ đã mạnh mẽ ên tiếng chỉ trình và đả kích khuyng hướng kết thân với Việt cộng để tiến tới bang giao của hai Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain và Larry Pressler. 

-Yêu cầu chính phủ Mỹ quan tâm và đỏi hỏi Việt cộng thả tự do cho các cựu Quân Cán Chính VNCH, và thiết lập chính sách đón nhận những vị cựu Tù Nhân Chính Trị H.O này được qua định cư tại Hoa Kỳ.

-Yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ mở rộng bàn tay tiếp nhận thêm thuyền nhiều nhân tỵ nạn đang tạm cư tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á đang bị đối diện với chính sách ép buộc hồi hương họ về lại Việt Nam.

Nhờ Hồn Thiêng Sông Núi và Vong Linh các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa phù trợ, do đó rất may mắn là các điều đề nghị trong Bản Kiến Nghị này đã được Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc ủng hộ và chấp thuận đưa vào Sách Lược Đảng Cộng Hòa năm 1988 (FLATFORM). Sau khi đắc cử, vào đầu năm 1989, cùng quan điểm với cựu Tổng Thống Ronald Reagan, tân Tổng Thống George Bush đã thi hành các điều khoản được ghi trong Sách Lược Đảng Cộng Hòa như là chính sách quốc gia Hoa Kỳ, bằng cách Tổng Thống George Bush chỉ thị Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú thực hiện chương trình đón nhận quý vị Cựu Tù Nhân Chính Trị qua Mỹ dưới chương trình H.O., đó nhận các trẻ em "Mỹ lai," cũng như đón nhận rất nhiều thuyền nhân tỵ nạn ở các trại tỵ nạn Đông Nam Á vào Hoa Kỳ.

Đặc biệt Bản Dự Thảo Nghị Quyết 109 của hai Thượng Nghị Sĩ  Cộng Hòa John McCain và Larry Pressler chủ trương kết thân với cộng sản Việt Nam qua chiêu bài "trao đổi văn hóa" , nhằm tiến tới bang giao với Việt cộng đã bị đại hội phản đối và hủy bỏ như sự đòi hỏi của Ngô Kỷ. Trong suốt nhiệm kỳ làm tổng thống, Tổng Thống George Bush không hề đi bang giao với Việt cộng, cho mãi tới năm 1995 thì Tổng Thống Bill Clinton thuộc đảng Dân Chủ lên nắm quyền mới tuyên bố giải tỏa cấm vận và bang giao với Việt cộng. 
 
Sau đây là nội dung Bản Kiến Nghị:

 
BẢN KIẾN NGHỊ DO NGÔ KỶ, ĐẠI BIỂU CỦA PHÓ TỔNG THỐNG GEORGE BUSH 
TRÌNH BÀY TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG HÒA TOÀN QUỐC NĂM 1988

Thay mặt tám trăm ngàn người Việt Nam tại quốc gia này, tôi lấy làm hãnh diện và vinh dự làm Đại Biểu tại Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc để đề cử Phó Tổng Thống George Bush làm Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ có một người Việt Nam đại diện tại Đại Hội này đã nói lên sự trưởng thành và sức mạnh chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam, cũng như sự lưu tâm và sáng suốt của Đảng Cộng Hòa khi để người Mỹ gốc Việt Nam có cơ hội tham dự vào hệ thống chính trị tự do cho tất cả mọi người. Quả thật Đảng Cộng Hòa đã làm một việc có tính cách lịch sử.
 
Chúng tôi, những người Mỹ gốc Việt Nam chọn đứng cùng hàng ngũ với Đảng Cộng Hòa vì chúng tôi có đồng quan điểm với Đảng Cộng Hòa về sự tin tưởng vào các giá trị của tự do, tự do kinh doanh và tôn trọng dân quyền. Chính vì những lý tưởng cao cả này mà chúng tôi đã trả giá thật đắt bằng mạng sống của hơn một triệu người nam nữ trong cuộc chiến đấu, và sau đó miền Nam Việt Nam đã bị rơi vào tay cộng sản năm1975.
 
Chúng tôi chân thành biết ơn nhân dân Hoa Kỳ đã đón nhận chúng tôi vào mãnh đất tự do và có nhiều cơ hội này, chính nơi đây chúng tôi có thể xây dựng lại đời sống và đóng góp vào nền văn hóa phong phú của quốc gia vĩ đại này. Triết lý Đảng Cộng Hòa là làm việc cần cù và tự lập được người Mỹ gốc Việt Nam thông hiểu tường tận. Trong mười ba năm ngắn ngũi, chúng tôi đã chọn Hoa Kỳ trở thành quê hương mới của chúng tôi, chúng tôi đạt được nhiều thành quả. Sự hội nhập đang diễn tiến tốt đẹp, bằng chứng là đa số người Mỹ gốc Việt Nam đều có việc làm và có đời sống tự lập, dù chỉ mới đến đây trong một thời gian ngắn. Con cháu chúng tôi thành công vẻ vang tại học đường trong hầu hết mọi lãnh vực. Nói chung, trong tám năm dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của Tổng Thống Ronald Reagan và Phó Tổng Thống George Bush, những người Mỹ gốc Việt Nam được phát đạt về mọi mặt.
 
Không còn nghi ngờ gì nữa, trong cuộc bầu cử này, những người Mỹ gốc Việt Nam sẽ bỏ phiếu cho Phó Tổng Thống George Bush như họ đã từng liên tiếp ủng hộ mạnh mẽ liên danh Reagan-Bush trong hai kỳ bầu cử 1980 và 1984.
 
Trong những năm qua có nhiều vấn đề và chính sách quốc gia ảnh hưởng đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam và các thân nhân họ tại Việt Nam. Được nhìn nhận là những người tỵ nạn chính trị, người Việt Nam đang sống tại quốc gia này rất quan tâm về viễn tượng bang giao giữa Hoa Kỳ với cộng sản Việt Nam. Bất kỳ chính sách nào của Hoa Kỳ đối với cộng sản Việt Nam đều ảnh hưởng trực tiếp đến người Mỹ gốc Việt Nam tại quốc gia này. Thêm nữa, chính vấn đề này, vấn đề mà toàn thể người Mỹ gốc Việt Nam quan tâm sẽ quyết định mức độ ủng hộ tùy thuộc vào quan điểm và sự hiểu biết của ứng cử viên. Tóm lại, trong cuộc bầu cử gay go này, các cuộc tranh cử tại địa phương hay tầm vóc quốc gia, Đảng Cộng Hòa sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của người Việt Nam nếu đảng này cổ xúy những vấn đề mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam quan tâm sâu xa.

Thay mặt Trung Tâm Người Mỹ Gốc Á Châu Đảng Cộng Hòa, và với tư cách Đại Biểu Toàn Quốc gốc Việt Nam, tôi muốn làm sáng tỏ với tất cả quý vị Đại Biểu và Đảng Cộng Hòa về những mối quan tâm của cộng đồng Việt Nam, và tôi đệ đạt lên Phó Tổng Thống George Bush cùng Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc một số điểm sau đây:
 
VẤN ĐỀ BANG GIAO VĂN HÓA VÀ NGOẠI GIAO VỚI VIỆT NAM

Trong những tháng qua, dự kiến bang giao với cộng sản Việt Nam đã làm xao động, lo lắng, e sợ cho khắp cộng đồng Việt Nam tại Mỹ. Sự đề xuất bang giao với Hà Nội có lẽ là đề tài nóng bỏng và tranh cải sôi nổi nhất trong cộng đồng Việt Nam. Đại đa số người Mỹ gốc Việt Nam chống đối bất kỳ loại trao đổi nào với cộng sản Việt Nam dù là ngoại giao hay văn hóa với chế độ Hà Nội.
 
Mới đây, Thượng Nghị Sĩ John McCain và Thượng Nghị Sĩ Larry Pressler có đệ trình Nghị Quyết 109, kêu gọi Chính Phủ mở văn phòng trao đổi văn hóa song phương tại Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn. Nghị Quyết 109 biểu lộ cái quan điểm thiển cận và ngây thơ với mục đích khuyến khích Hà Nội cộng tác hơn nữa trong việc tìm kiếm tù binh Mỹ mất tích. Ý định của hai Thượng Nghị Sĩ Đảng Cộng Hòa này cùng với một số vị Dân Biểu tại Hạ Nghị Viện đã tạo nên làn sóng bất mãn và hoài nghi trong tập thể cộng đồng Việt Nam. Nghị Quyết 109 bị diễn giãi như là một bước tệ hại đầu tiên trong việc chính phủ Hoa Kỳ tiến tới việc thiết lập bang giao với Việt Nam trong khi có hàng trăm ngàn người Việt Nam tỵ nạn trốn chạy khỏi nước.

Đề ra Nghị Quyết 109 là một sỉ nhục đối với tất cả những người đã hy sinh lớn lao trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản. Hơn thế nữa, hành động của các vị dân cử Quốc Hội này đã chứng tỏ sự nhẫn tâm miệt thị lịch sử, và phủ nhận sự hy sinh của những người tỵ nạn Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ, cũng như của tất cả cựu chiến binh, mà những người này đã từng chịu đau khổ đọa đày dưới bàn tay cộng sản.
 
Không thể có việc thương thảo bang giao với cộng sản Việt Nam trong lúc này. Thừa nhận cộng sản Việt Nam dù với bất cứ cấp độ nào cũng không thể xãy ra khi mà: Hà Nội vẫn tiếp tục dùng vấn đề tù binh Mỹ mất tích như là một phương sách bắt chẹt Mỹ; vẫn từ chối triệt thoái hàng trăm ngàn quân xâm lăng tại Cam Bốt; vẫn giam cầm hàng trăm ngàn tù nhân chính trị trong các trại tập trung; vẫn đàn áp tôn giáo có hệ thống; vẫn vi phạm các quyền căn bản của nhân dân; vẫn bác bỏ tất cả nổ lực cải cách hệ thống chính trị trong nước; là nguyên nhân gây ra vô số cái chết của người Việt Nam trong biển Nam Hải trên đường trốn thoát Việt Nam đi tìm tự do.
 
Không thể bào chữa được cho Hoa Kỳ, một lãnh đạo của Thế Giới Tự Do, khi đi thừa nhận một nhà cầm quyền, mà nhà cầm quyền này khinh thường những nguyên tắc mà Hoa Kỳ luôn cỗ võ, và nhà cầm quyền đó bất chấp tất cả lý tưởng mà nhân dân Hoa Kỳ hằng tin tưởng.
 
Nghị Quyết 109 tác hại đến lá phiếu và sự ủng hộ. Đảng Dân Chủ đã lợi dụng vấn đề nhạy cảm này của cộng đồng để dành ảnh hưởng chính trị. Điều lo lắng nhất cho Đảng Cộng Hòa là sẽ bị gán cho cái tội yếu đuối đối với cộng sản, cũng như đồng lõa với chế độ tàn ác độc tài.

Thượng Nghị Sĩ McCain và Thượng Nghị Sĩ Pressler là lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa trên toàn quốc hãy hủy bỏ và thu hồi lại Nghị Quyết 109, và minh xác rõ ràng lập trường đối với cộng sản Việt Nam. Cho đến khi nào thực hiện những bước kể trên thì mới có thể giải tỏa được sự hiểu lầm về Đảng Cộng Hòa. Sự kiện làm cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam có cảm tưởng rằng họ bị phản bội cần phải chặn đứng ngay lập tức trước khi nó ảnh hưởng bất lợi trầm trọng đến Phó Tổng Thống George Bush. Các thái độ dứt khoát và minh bạch của những vị lãnh đạo Đảng Cộng Hòa cần phải thực thi cấp thời nhằm tái xác nhận với cử tri người Mỹ gốc Việt Nam rằng Đảng Cộng Hòa phản đối việc thừa nhận chế độ Hà Nội, đồng thời xác định chính sách chống cộng mạnh mẽ cố hữu của Đảng Cộng Hòa.
 
VẤN ĐỀ TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
 
Từ khi Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, cái chiến thắng của cộng sản đã mang lại sự áp bức và tù đày vô số người miền Nam Việt Nam yêu chuộng tự do. Cho đến hôm nay, cộng sản vẫn tiếp tục áp bức những người bất đồng chính kiến bằng hệ thống đàn áp khắc nghiệt. Trên mười ba năm qua, cộng sản Việt Nam đã trắng trợn vi phạm trầm trọng nhân quyền, và tỏ ra khinh miệt tất cả giá trị tự do, dân chủ mà chúng ta trân quý.

Mới đây, Hà Nội lại giam cầm hàng trăm ngàn người Việt Nam và tù binh. Theo ước tính của một số cơ quan, có khoảng năm mươi ngàn đến bảy mươi ngàn người nam nữ đang bị giam cầm trong các trại tù khắp nẻo Việt Nam. Con số tù nhân chính xác sẽ không bao giờ được biết đến kể từ khi nhà cầm quyền Hà Nội liên tục từ chối thảo luận đề tài này vì lý do an ninh quốc gia.
 
Nhiều người Mỹ gốc Việt Nam có bạn bè và thân nhân bị giam cầm trong các trại tù khổ sai này. Những bản án nặng nề, cùng với các hành động trả thù dã man của cộng sản dành cho những người tù nhân đã được thân nhân thăm viếng tiết lộ. Trên thực tế, ngay cả các tổ chức nhân quyền khuynh tả, Hội Ân Xá Quốc Tế đã lên án nặng nề ban quản giáo các trại tù này là vô nhân đạo nhất. Vô số tù nhân sau khi bị tống giam, họ không bao giờ có dịp gặp lại gia đình nữa. Rất nhiều người bị chết vì đói khát, đánh đập, tra tấn, và thiếu thốn thuốc men. Hơn thế nữa, ý đồ thâm độc của cộng sản là làm cho các tù nhân này chết dần mòn một cách đau đớn.

Những tù nhân chính trị Việt Nam là chiến hữu đích thực và là đồng minh của Hoa Kỳ. Họ đang hứng chịu sự hành hạ tàn nhẫn về thể xác và khủng bố về tinh thần chỉ vì họ quyết tâm bảo vệ nền dân chủ. Những chiến sĩ nam nữ dũng cảm này không phải chỉ chiến đấu chống lai bọn cộng sản nhằm bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam thôi, mà hơn thế nữa, họ đã chiến đấu để nêu cao những lý tưởng của người tự do, những người đã cương quyết từ chối sống chung với bọn cộng sản, cũng như từ chối những giáo điều nham hiểm và nô dịch hóa của chúng.

Trong nhiều năm qua, chính phủ Reagan đã bền bĩ đòi hỏi và áp lực vấn đề này. Nhằm xoa dịu áp lực của Hoa Kỳ và dư luận thế giới, cộng sản Việt Nam đã phóng thích có định kỳ một số tù nhân. Tuy nhiên rất nhiều ngàn tù nhân vẫn còn bị giam cầm trong các trại tù. Thời gian không còn nhiều đối với họ nữa. Mười ba năm mòn mõi đã đi qua, những tù nhân này đã chịu đựng quá nhiều gian khổ và nhục nhã trong bàn tay cộng sản. Các tên lãnh đạo tại Hà Nội biết là mãi cho đến bây giờ, chúng cũng không bao giờ có thể cải tạođược những chiến sĩ anh hùng này. Không có lý do nào để Hà Nội tiếp tục giam cầm họ dưới tình trạng quá vô nhân đạo như vậy được.

Đây là vấn đề nhân đạo, chính phủ Hoa Kỳ, qua Đảng Cộng Hòa và các giới chức trong chính quyền, hãy đòi hỏi cộng sản Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị còn lại. Để khởi xướng cho vấn đề này, các vị lãnh đạo Đảng Cộng Hòa phải thực hiện ngay lập tức việc áp lực nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phóng thích những tù nhân này một cách mau chóng và vô điều kiện. Một lần nữa, các lãnh đạo Đảng Cộng Hòa phải hành động bằng cách áp lực giới chức cộng sản thực thi lời cam kết của Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch vào tháng 6 năm 1982 rằng Hà Nội có thiện chí thả hết các tù nhân trong trại cải tạo.
 
Đối với rất nhiều người Mỹ gốc Việt Nam đang sống tại quốc gia này, vấn đề tù nhân chính trị gây nên sự xúc động mãnh liệt, và mong có giải pháp giúp đở các tù nhân này được đoàn tụ với thân nhân họ. Để đạt cho được kết quả trong vấn đề nhân đạo và lương tâm này, các vị dân cử cùng quý viên chức trong Quốc Hội và Chính Phủ phải quyết liệt đòi hỏi tự do cho tất cả tù nhân chính trị Việt Nam .
 
CHÍNH SÁCH DI TRÚ HOA KỲ VÀ THẢM CẢNH TỴ NẠN
 
Gần hai triệu người tỵ nạn đã trốn thoát Việt Nam kể từ năm 1975. Nhằm tìm kiếm tự do, khoảng ba trăm ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên biển vì đói khát, đắm chìm, và khủng khiếp hơn hết là họ bị tấn công bởi bọn hải tặc của các nước láng giềng. Bất chấp hiểm nguy trước mắt và các rủi ro lớn lao, số người trốn chạy cộng sản Việt Nam tăng cao. Những người Việt Nam, những nạn nhân tuyệt vọng của chế độ độc tài này được người Tây Phương gọi là thuyền nhân.
 
Buồn thay, thảm kịch xảy ra cho các thuyền nhân này không phải chỉ đương đầu với bảo táp và hải tặc trên biển Nam Hải thôi, mà sự bất hạnh đó lại còn bị xảy ra ngay trên phần đất của nước tạm dung thứ hai. Tại đây, những người từng được gọi là thuyền nhân tỵ nạn đã sống sót trong cuộc hải trình đầy gian nguy, bây giờ lại bị đối xử như khách không được mời, và bị liệt vào loại di dân bất hợp pháp. Nhiều người này đã chờ đợi rất lâu để mong đoàn tụ với thân nhân họ tại đệ tam quốc gia. Một số người có lẽ sẽ không bao giờ có cơ hội gặp lại thân nhân bởi vì các nước Tây Phương gia tăng sự hạn chế nhận người tỵ nạn một cách khắt
khe.

Vừa đây, Hoa Kỳ cho phép hai mươi tám ngàn người Việt Nam được nhập cảnh hằng năm. Mỗi người tỵ nạn, trước khi được phép định cư tại quốc gia này, họ phải hội đủ nhiều điều kiện gắt gao bởi Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. Số người Việt Nam nhập cảnh Hoa Kỳ sa sút một cách thảm hại, từ 170,000 người trong năm 1979 dự định giảm xuống còn 23,000 người vào năm 1989. Theo một số người Mỹ gốc Việt Nam, sự giảm thiểu đón nhận người tỵ nạn này biểu lộ bước thối lui dần dần của Hoa Kỳ trong việc giúp đở người Việt Nam trốn chạy cộng sản.

Lại thêm tin buồn đến với người tỵ nạn Việt Nam và thân nhân họ tại Hoa Kỳ. Băn khoăn mưu tìm giải pháp mau chóng nhằm giải quyết vấn đề thuyền nhân một lần cho xong, các chính quyền như Thái Lan và Hồng Kông đang chủ tâm hồi hương những người tỵ nạn trở lại Việt Nam. Kể từ đầu năm nay, khi bất ngờ số người tỵ nạn cập bến tăng cao gấp ba lần, Thái Lan và Hồng Kông vừa công bố biện pháp cứng rắn xua đuổi các thuyền nhân Việt Nam, bỏ mặc họ sống chết hiểm nguy ngoài biển khơi. Hàng trăm người tỵ nạn bị chết vì chính sách tàn nhẩn và vô nhân đạo này. Hành động dã man của Thái Lan mới chỉ là bước đầu để tiến tới biện pháp đối đầu với cơn khủng hoảng tỵ nạn. Các quốc gia tạm dung thứ hai bây giờ gán ép những thuyền nhân tỵ nạn này là tỵ nạn kinh tế thay vì tỵ nạn chính trị. Sự đe dọa hồi hương đã trở thành những đám mây mù bao phủ các thuyền nhân, và khiến cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam vô cùng quan tâm.

Hồi hương --  dù cưỡng bách hay tình nguyện --  đều đe dọa đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt Nam, vì rất nhiều người có thân nhân đang kẹt ở trại tỵ nạn và mong mõi được đoàn tụ với họ. Đối diện với việc hồi hương là mối lo sợ trực tiếp của chính người tỵ nạn, những người này sẽ bị bỏ tù và bị trừng phạt bởi nhà cầm quyền Hà Nội khi họ bị trả về. Khi mà những người tỵ nạn này bị rơi vào tay bọn cộng sản, chắc chắn họ sẽ bị trừng trị và bị cáo buộc là tội phạm và tội phản nghịch. Theo quan niệm của những người Mỹ gốc Việt Nam, việc trả các người tỵ nạn về lại Việt Nam là giải pháp tồi tệ nhất trong kế hoạch giải quyết tình trạng khủng hoảng tỵ nạn. Nguyên nhân của vấn đề mà những người Việt Nam tại Mỹ cùng đồng ý là do từ phía Hà Nội.

Trái với sự chỉ trích, trên thực tế những người tỵ nạn Việt Nam bỏ nước ra đi là vì lý do chính trị. Thực chất họ là người tỵ nạn chính trị, họ rời bỏ quê hương bởi vì họ không thể chịu đựng nỗi chế độ cộng sản. Cơn khủng hoảng tỵ nạn hiện tại nói lên chính sách xã hội - kinh tế và tình hình chính trị tồi tệ tại Việt Nam. Chế độ cộng sản bị cô lập về phương diện chính trị, và nền kinh tế đình trệ liên tiếp. Những giải pháp cải cách trong nước và tôn trọng nhân quyền đều bị nhà cầm quyền Hà Nội từ khước.
 
Sự kiện người Việt Nam bỏ nước ra đi bởi vì họ chối từ một chế độ, mà chế độ đó phỉ nhổ các giá trị của quyền tự do và sự tự do. Người Việt Nam trốn chạy không phải vì họ nghèo đói, nhưng điều chính đáng nhất là vì họ không chấp nhận sự áp bức đè nặng họ mỗi ngày. Mạo hiểm trên những chiếc thuyền mong manh đã nói lên quan điểm chính trị mạnh mẽ nhất trong việc chối bỏ sự áp bức để tìm lấy tự do.
 
Những người Mỹ gốc Việt Nam đã cố gắng đề nghị một số giải pháp hợp lý và nhân bản hơn nhằm giải quyết cơn khủng hoảng tỵ nạn để chính phủ Hoa Kỳ thực hiện. Là người hằng quan tâm đến vấn đề tỵ nạn, tôi mạnh mẽ ủng hộ những giải pháp được nêu ra sau đây:
 
-Chính phủ Hoa Kỳ nên tái xác nhận chủ trương tiếp nhận những người tỵ nạn ra đi từ Việt Nam vì lý do chính trị. Sự khởi xướng của Hoa Kỳ trong việc tiếp nhận người tỵ nạn Việt Nam sẽ gởi một thông điệp mạnh mẽ tới chính phủ các quốc gia khác biết rằng Hoa Kỳ vẫn còn quan tâm, và cam kết giải quyết cơn khủng hoảng tỵ nạn tại Đông Nam Á.
 
-Chính phủ Hoa Kỳ nên can ngăn và từ chối tất cả đề nghị của các quốc gia khác trong việc hồi hương người tỵ nạn về lại Việt Nam.
 
-Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ hãy yêu cầu Quốc Hội gia tăng chỉ số nhận người tỵ nạn từ 28,000 người lên 64,000 người để có thể giải quyết làn sóng tỵ nạn đến trong năm này.
 
-Chính phủ Hoa Kỳ qua Sở Di Trú nên dễ dãi và thay đổi cách thức thẩm vấn một cách thực tế hơn trong việc cứu xét từng trường hợp một của người tỵ nạn. Cần linh động giải quyết theo từng hồ sơ.
 
-Chính phủ Hoa Kỳ nên đứng ra triệu tập một hội nghị quốc tế để giải quyết cơn khủng hoảng tỵ nạn hiện nay. Nên tổ chức các phiên họp thường xuyên với sự tham dự của nhiều quốc gia để cập nhập hóa tình hình và đưa ra các chính sách tỵ nạn thích ứng.
 
Người Việt Nam tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới khẩn thiết yêu cầu các quốc gia Tây Phương nhận thêm người tỵ nạn. Vấn đề nhân đạo phải vượt qua những tư lợi chính trị khi giải quyết vấn đề tỵ nạn. Điều lo ngại nhất của những người Mỹ gốc Việt Nam là e rằng Hoa Kỳ sẽ rút bỏ trách nhiệm lương tâm của mình mà không còn giúp đở những người đã từng chia xẻ các lý tưởng dân chủ cao cả. Thật là một sự bất công và mĩa mai cho những người tỵ nạn đã liều chết trốn chạy cộng sản mà lại bị Hoa Kỳ từ chối lắng nghe tiếng kêu gào tự do của họ. Với truyền thống cao quý trong việc tôn trọng tự do và dân chủ, Đảng Cộng Hòa nên tích cực giúp đở vấn đề tỵ nạn này.
 
Thực thi các đề nghị nêu trên sẽ giải quyết được cơn khủng hoảng tỵ nạn, cũng như quý vị sẽ nhận được sự ủng hộ và biết ơn của tất cả người Mỹ gốc Việt Nam .
 
Trân trọng cám ơn sự quan tâm và hỗ trợ của quý vị.


THE RECOMMENDATION TO 1988 REPUBLICAN NATIONAL CONVENTION PLATFORM COMMITTEE

by KY NGO, Delegate

On behalf of 800,000 Vietnamese in this country, I am honored and privileged to be selected as a National Delegate to the Republican Convention to nominate Vice President George Bush for President of the United States . For the first time in American political history, Vietnamese representation in this year’s convention is reflective of the growing political influence and power of Vietnamese Americans, and the Republican Party’s wisdom in giving Vietnamese Americans the opportunity to participate in our “free-for-all” political system. Indeed, the Republican Party has made history.
 
We, Americans of Vietnamese origin, have chosen to align ourselves with the Republican Party because we share with the Party’s many convictions and beliefs concerning with the values of freedom, free enterprise, and individual security. These convictions we have paid with the lives of over 1 million men and women who fought in the war and the subsequent lost of South Vietnam to the communists in 1975.
 
We are grateful to the American people for welcoming us to this land of freedom and opportunities where we were able to rebuild our lives and contribute to the rich culture of this great nation. The Republican philosophy of hard work and self initiative is well understood by Vietnamese Americans. In the 13 short years that we have made America our new home, we were able to achieve many things. The process of assimilation is continuing, evident in the fact that most Vietnamese Americans have jobs and are self sufficient within a short period of coming over here. Our children, for the most part, are performing very well in school. All in all, during  the last eight years, under the leadership and guidance of President Reagan and Vice President George Bush, Vietnamese Americans in this country have prospered in all areas.
 
Without doubt, Vietnamese Americans in this election will vote for George Bush as they have consistently supported the winning Reagan/Bush ticket in 1980 and 1984.
 
In recent years there are many issues and national policies that affect Vietnamese Americans and their family members living in Vietnam. Considered political refugees, Vietnamese in this country hold dear to several policies that will plot the future course of relations between this country and communist Vietnam. The ramifications of any U.S. policies towards the Vietnamese communists will have a direct effect and bearing on Vietnamese in this country. Indeed, in this regard, the issues Vietnamese Americans unanimously care about will determine the level of support for the candidate that reflect and understand their views. In summary, in this crucial election, at the local and national races, The Republican Party will continue to win Vietnamese support if it promotes the issues that Vietnamese Americans hold dear.
 
On behalf of the Headquarters and as a National Delegate of Vietnamese background, I would like to enlighten the delegates and the Party on Vietnamese concerns, and offer some recommendations for the Vice President and the Platform Committee.
 
Cultural /Diplomatic Relations with Vietnam
 
In recent months, the issue of impending relations with the communist Vietnam has caused a great amount of furor, apprehension, and fear, from among Vietnamese in the U.S.  Proposed relations with Hanoi is perhaps the hottest and most controversial issue in the Vietnamese community. An overwhelming majority of Vietnamese Americans are against any type of exchanges, diplomatic or cultural, with the communist regime in Hanoi .
 
Recently Senators John McCain and Larry Pressler introduced Resolution 109, calling for the Administration to bilaterally open a cultural office in Hanoi and Washington , D.C. Resolution 109 is a short-sighted and ill-advised attempt to gain Hanoi 's greater cooperation in the search for the missing American servicemen. The two Republican senators’ intentions along with a number of congressmen in the House, have sent a shock wave of disgust and disbelief throughout the Vietnamese community. Resolution 109 was interprete as an ominous first step taken by the U.S. government to establish closer tie with Vietnam, at the expense of hundreds of thousands of Vietnamese refugees in the exile.
 
The introduction of Resolution 109 is an affront to all those who have sacrificed so much in their fight against communism. But moreover, the actions of these members of Congress showed their callous disregard for history, and denied the sacrifices of the Vietnamese refugees living in the U.S. and all the veterans who have suffered at the hands of these communists.
 
There should be no talks of establishing relations with Vietnam at this time.Recognition of communist Vietnam, at any level, cannot occur when: Hanoi continues to use the MIA/ POW issue as a blackmail device; refuses to withdraw hundreds of thousands of its invading troops from Cambodia; continues to hold thousands of South Vietnamese political prisoners in concentration camps; systematically suppresses all religious; violates the basic rights of its citizens; and rejects all efforts to reform its own political system, resulting in the deaths of countless of Vietnamese freedom seekers in their attempt to escape from Vietnam on the South China Sea.
 
There is no justification for the U.S. as the leader of the Free World, to recognize a government that holds in contempt the principles she champions, and disregard all the ideals that her citizens believe in.
 
Damage by Resolution 109, in terms of votes and support, has been done. The Democrats have use this emotional issue in the community to their political advantage. The worst fear for the Republicans is to be portrayed as weak on communism through a self-serving desire to cozy up with an oppressive and dictatorial regime.
 
Senators Mc Cain and Pressler, as Republican national leaders, should  publicly disavow and withdraw Resolution 109, and pronounce their clear position regarding communist Vietnam . Only when these steps are taken will there be no more misunderstanding and misperceptions of the Republican Party. The ripple effects of a feeling of betrayal from Vietnamese Americans on this issue must be halted before it can be seriously hurt Vice President George Bush. Decisive and clear actions from Republican leaders must be taken now to reconfirm with Vietnamese American voters of the Republican Party’s opposition to recognizing Hanoi , and the Party's strong and consistent record of opposing communism.
 
Vietnamese Political Prisoners
 
Since the Fall of Saigon on April 30, 1975, the communist victory has brought about widespread persecution and jailing of freedom loving South Vietnamese. To this day, communist persecution of those who disagree with its oppressive system continues. Over the past 13 years, they have blatantly violated every type of human rights on the book. The communists have clearly shown their utter disdain and contempt to all the values that we, as believers in freedom and democracy, cherished.
 
Currently, Hanoi is holding hundreds of thousands of Vietnamese and military prisoners. According to some official estimates, there are somewhere between 50,000 to 70,000 men and women incarcerated in camps littered throughout Vietnam . The exact number of prisoners will never be known since the Hanoi government repeatedly refuses to discuss this subject under the pretext of internal security.
 
Many Vietnamese Americans have friends and relatives in these gulags. Charges of cruelty and revenge by the communists have been alleged from the visiting family members. In fact, even the left leaning human rights group, Amnesty International, had charged that the administration of these camps is most inhumane. An untold number of prisoners, once entering the camps, have never seen their families again. Many have died from starvation, beatings, torture, and the lack of medical care. Indeed, the ulterior motive of the communists, it seems, is to orchestrate a slow and painful death for these people.
 
The Vietnamese political prisoners are America 's true friends and allies. They are presently suffering from innumerable physical and mental torture for their devotion to the defense of democracy. These gallant men and women have not only fought communism to defend freedom in South Vietnam, but moreover, they fought to uphold the principles of all free men who resolutely refused to live with the communists and their rule of terror and subjugation.
 
Over the last several years, requests and pressures from the Reagan Administration have been persistent on this issue. To placate U.S. pressure and world public opinion, Vietnam periodically released some prisoners. There are, however, thousands of prisoners still being held in these camps. Time is running out for them. 13 years have passed. The prisoners have endured much hardship and humiliation at the hands of their communist captors. The leaders in Hanoi should know by now that they can never "re-educate" these brave people. There is no point for Hanoi to continue incarcerating them under such inhumane conditions.
 
As a humanitarian issue, the U.S. government through the Republican Party and its members inside the government, should call on the Vietnamese communists to release all remaining political prisoners. Initiative on this issue by Republican leaders must start now in pressuring the Vietnamese communists to unconditionally release these people with deliberate speed. Again, Party leaders should take actions to pressure communist officials to heed to the statement of their foreign minister, Nguyen Co Thach, in June 1982, that Hanoi was willing to “release individuals” detained in the re-education camps."
 
For many Vietnamese Americans living in this country, the political prisoner issue raises strong emotions, and creates a lasting resolve to have the prisoners reunited with their loved ones. To achieve the moral high ground on this humanitarian issue, elected legislators and ranking officials in Congress and the Administration should seize the initiative by demanding the freedom of all Vietnamese political prisoners.
 
U.S. Immigration Policy and the Refugee Crisis
 
Nearly two million refugees have fled Vietnam since 1975. In their attempt to seek freedom, an estimated 300,000 Vietnamese have perished at sea due to starvation, drowning, and most cruel of all, attacks by sea pirates from neighboring countries. Despite the inherent dangers and the high risk, an increasing number of Vietnamese continues to flee Vietnam . These Vietnamese, hopeless victims of a totalitarian government is known to the West as the "boat people."
 
Sadly, the boat people tragedy is not only limited to the perils and pirates of the South China Sea, but further extends into the refugee camps in countries of second asylum. Here, former boat refugees who have survived the treacherous journey, are treated as uninvited guests and classified as illegal aliens. Many are waiting for years to be reunited with their loved ones in a third country. Some will probably never get the opportunity to join their families because of the increasingly tight restrictions on refugee intake from Western nations.
 
Currently, the U.S. allows a ceiling of 28,000 Vietnamese refugees to enter per year. Each refugee, before being granted permission to resettle in this country, must satisfy a set of strict criteria set by the Immigration and Naturalization Service. The number of Vietnamese refugees entering the U.S. has dramatically decreased from a high 170,000 in 1979 to a predicted low of 23,000 for fiscal year 1989. According to some Vietnamese Americans, this downward trend of refugee intake is indicative of this country's gradual withdrawal from its commitments to help Vietnamese fleeing from communism.
 
More bad news await Vietnamese refugees and their family members in the U.S.   Anxious to find a quick solution for the refugee crisis once and for all, governments such as Thailand and Hong Kong are seriously contemplating on repatriating refugees back to Vietnam . Since the beginning of this year, while receiving a sudden three-fold increase in refugee arrivals, Thailand and Hong Kong , are currently giving "maximum emphasis" to turning away incoming Vietnamese boat people, leaving them to their own survival instinct  on the dangerous seas. Hundreds of refugees have died from this cruel and inhumane policy. This barbaric action taken by Thailand is only a new beginning to a new and adverse direction in dealing  with the refugee crisis. Countries of second asylum now consider the bulk of refugee influx as "economic migrants" rather than "political asylums." The ominous threats of repatriation cast a dark cloud of uncertainty over the refugees and caused much concerns from Vietnamese Americans.
 
Repatriation -- either forced or voluntary -- is taken as a serious threat by the Vietnamese community, of which many of its members still have relatives in the camps and wish to be reunited among the refugees themselves, who will certainly face imprisonment and retribution from the communist government once they are sent back. Once these refugees are in hands of communists, they certainly will be punished and labeled as criminals and traitors. In the opinions of Vietnamese Americans, sending Vietnamese refugees back to Vietnam is the worst possible solution to the current crisis. The source of the problem, Vietnamese in this country agree, is in Hanoi.
 
The Vietnamese refugees, contrary to allegations made by critics, fled from Vietnam for political reasons,. They are legitimate political refugees who left their homeland because they cannot co-exist under a communist government. The current refugee crisis stems from the deteriorating socio-economic and political situation in Vietnam . The communist regime is isolated politically and caught in a perpetual economic stagnation. Domestic solutions within the country through reforms and respect for human rights were disregarded by the Hanoi government.
 
The fact remains that Vietnamese flee their own native land because they reject a regime that debases the values of liberty and freedom. Vietnamese escape not because they were living in poverty, but more precisely because of the oppressive atmosphere of the country that has taken a strangle over the daily activities of the people. Simply put, in fleeing, these people demonstrated their strong opposition to the communism and its way of life. By risking their life on these river boats, they have made the strongest political statement by choosing freedom over tyranny.
 
Vietnamese Americans devoted to finding a better, more humane and reasonable solution to the refugee crisis, have raised several recommendations that this government could take. As a refugee advocate, I wholeheartedly support the proposed implementation of these specific steps. They are stated as follows:
 
          - The U.S. government reconfirms its commitment to receiving refugees fleeing for political reasons from Vietnam. U.S. initiative on behalf of Vietnamese refugees will send a strong signal to other governments that our country is still serious and committed to resolving the refugee crisis in Southeast Asia.
  
       - The U.S. government discourages and rejects all proposals from other governments to repatriate Vietnamese refugees back to Vietnam.
 
- The State Department and the INS request Congress to raise the level of  Vietnamese refugee ceiling for next year from 28,000 to 64,000 in anticipation of the surge of refugee arrivals this year.
 
- The U.S. government through the INS, should relax and amend its refugee screening process to realistically deal with each refugee's circumstances. The often restrictive and unbending set of criteria of processing, whether to accept or reject a refugee applicant, needs to be flexible enough to deal with refugees on a case by case basis.
  
- U.S. Government should take the lead in calling an international nonferrous to deal with the current refugee crisis. Regular meetings of all the nations involved are necessary to establish an up-to-date and consistent refugee policy.

Vietnamese in this country and around the world are continuing to urge Western nations to receive more refugees. Humanitarian concerns must override the self interests of politics when dealing with the refugee issue. The worst fear for Vietnamese Americans is that the U.S. will relinquish its moral responsibility to help those who share the same fundamental convictions of democratic values. It would be a grave injustice for the refugees who risk their lives to get away from communism if the U.S. fails to hear their cries for freedom. Famous for its championing of the values of freedom and democracy, the Republican Party can take an active lead in the refugee issue. The steps suggested above will ease the refugee crisis as well as winning the support and gratitude of all Vietnamese Americans.
 
Thank you for your concern and support.

 Các điều trong Bản Kiến Nghị do Ngô Kỷ yêu cầu đã được Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 
ủng hộ và chấp thuận đưa vào Sách Lược Đảng Cộng Hòa năm 1988 (FLATFORM) dưới đây:







Ngô Kỷ



 Những Lời Nhắn Nhủ Sau Cùng 
Của Cố Tổng Thống Richard Nixon Đối Với Vấn Đề Việt Nam
 
Little Saigon ngày 15 tháng 4 năm 2015

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Còn một tuần nữa là đến ngày giỗ của cố Tổng Thống Richard Nixon, truyền thông Mỹ lại đề cập và chiếu những cuốn phim tài liệu nhằm tưởng niệm cố Tổng Thống Richard Nixon, một vĩ nhân của Hoa Kỳ và thế giới. Dù không cùng máu mũ, nhưng lòng tôi cảm thấy bồi hồi xúc động, vì tôi luôn ái mộ và kính phục ông, một quán quân chống cộng sản.

Cố Tổng Thống Richard Milhous Nixon ra đời năm 1913 và an giấc ngàn thu nơi căn nhà thời hàn vi tại Yorba Linda, California vào ngày 22 tháng 4 năm 1994, hưởng thọ 81 tuổi. Bây giờ thì những vòng hoa tang đã tàn, những điếu văn tiếc thương đã dứt, những lời chúc tụng vinh danh đã hết, cố Tổng Thống Richard Nixon mang theo ông về bên kia thế giới tất cả những vinh nhục của cuộc đời, những lời khen chê, thương ghét của nhân loại. Cuộc đời ông với Watergate, với chiến tranh Việt Nam, với Hiệp Định Ba Lê, với Mao Trạch Đông, với Trung Cộng, với Liên Sô v.v..., tất cả đã đi vào lịch sử. Tôi không phải là sử gia, không phải là chính trị gia, cũng không phải là nhà bình luận gia nên tôi không đề cập chi tiết về sự nghiệp chính trị của cố Tổng Thống Richard Nixon. mà nhân dịp này tôi chỉ muốn nói lên sự cảm kích, kính phục và biết ơn Ông, dù rằng có một số người ngoại quốc lẫn Việt Nam, một số tài liệu, phim ảnh, sách báo lên án và chỉ trích Ông, đặc biệt cáo buộc Ông là người bỏ rơi miền Nam Việt Nam vào tay cộng sản, dù rằng trên thực tế không có tài liệu nào chính xác và trung thực nào chứng minh điều đó cả. 

Là người Quốc Gia chống cộng sản, tôi tin tưởng mãnh liệt rằng nhị vị cố Tổng Thống Richard Nixon và cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đều chống cộng sản Việt Nam triệt để, và vì với tư cách là vị nguyên thủ quốc gia nên mỗi vị đều phải lắng nghe lòng dân, quan tâm và thực hiện ý dân và phục vụ cho quyền lợi của đất nước mình trên hết. Theo tôi dù nhị vị tổng thống có thể có một số bất đồng nào đó trong phương cách hành xử hay trong việc hoạch định chính sách, nhưng nhị vị tổng thống vẫn luôn tôn trọng lẫn nhau và thông cảm rằng mỗi người có riêng một hoàn cảnh cần phải ứng phó. 



Kính thưa Quý Đồng Hương,

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1992, cố Tổng Thống Richard Nixon tuyên bố: “Không bang giao với cộng sản Việt Nam không những tới khi Hà Nội cung cấp đầy đủ tin tức người Mỹ mất tích, mà còn cho đến khi họ phải ngưng tức khắc mọi sự đàn áp dã man những người từng chiến đấu sát cánh với quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến vừa qua, và cho tới khi Bắc Việt phải thực thi đứng đắn các điều khoản trong Hiệp Định Ba Lê. Nó sẽ trở thành một sự sỉ nhục ngoại giao nếu tiến tới bình thường hóa với cộng sản Việt Nam trong lúc này.”
 
Ngày giỗ thứ 21 của cố Tổng thống Richard Nixon sắp đến, tôi xin gởi đến quý vị bài dịch “Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội” do cố Tổng Thống Richard Nixon viết vào năm 1992 với quan điểm chống cộng triệt để, được báo Los Anges Times đăng tải vào ngày 10 tháng 1 năm 1992.
 
Cũng nhân dịp này, luôn tiện tôi cũng xin chia sẻ để quý đồng hương kính tường, là vào cuối tháng 7 năm 1992, tôi có cơ hội trao tận tay cho Tổng Thống George Bush (cha) Bản Kiến Nghị Của Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt, mà Bản Kiến Nghị này tôi cũng có đệ trình lên Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Của Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc. Bản Kiến Nghị này gồm 16 trang, chứa nội dung chống đối bang giao với cộng sản Việt Nam, lên án cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cứu giúp Thuyền Nhân Tỵ Nạn, gia tăng tiếp nhận các Cựu Tù Nhân Chính Trị (H.O) được định cư vào Mỹ, và yêu cầu chính phủ Mỹ cho phép thiết lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia.

Để hỗ trợ cho ý kiến của tôi, trong Bản Kiến Nghị này, tôi có trích kèm theo bài viết của cố Tổng Thống Richard Nixon “Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội,” từ trang 5 đến trang 7, và cũng trong Bản Kiến Nghị này tôi cũng có nêu lại bài phát biểu của tôi trước Ủy Ban Nghiên Cứu Thiết Lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ đồng ý cho thiết lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Dree Asia từ trang 12 đến trang 15. (Xin quý vị xem Bản Kiến Nghị bằng Anh ngữ được đính kèm theo ở dưới bài viết này)

Tôi cực lực chống đối Việt cộng và Việt gian, do đó bất cứ ai có hành động, tư tưởng, lời nói, bài viết chống cộng mạnh mẽ là tôi hoan hô và thán phục. Do đó tôi lấy làm hân hạnh để chuyển ngữ bài viết này của cố Tổng Thống Richard Nixon. còn vấn đề luận công và tội hay quan điểm về cố Tổng Thống Richard Nixon thì tôi xin để cho lịch sử, và không phải là chủ để hay mục đích của bài viết này.

Xin mời quý vị thưởng lãm bài “Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội,” của cố Tổng Thống Richard Nixon sau đây.

Trân trọng

Ngô Kỷ

Hình ảnh và tài liệu: Xin quý vị bấm vào các Links dưới đây để xem hình ảnh và tài liệu về cố Tổng Thống Richard Nixon.
 
 Photo of Richard M. Nixon
 
 photo 1tt1_zps2f00f8c8.jpg

Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội 

(America Has A Moral Duty To Play Hardball With Hanoi) 

Richard M. Nixon viết 
Ngô Kỷ chuyển ngữ 


Sức mạnh của Hoa Kỳ: Chúng ta sẽ bỏ mất một lợi khí đòn bẩy tốt nhất trong việc thúc đẩy chế độ bạo tàn cải cách nếu chúng ta đi bang giao và giao thương với chúng trong lúc này. 

Vào lúc chủ nghĩa cộng sản trút hơi thở cuối cùng tại cựu Đế Quốc Ma Quỷ (Sô Viết) thì Tây Phương lại tiến tới các chính sách giúp cộng sản sống còn tại Việt Nam. Đây là một diễn tiến vô cùng tệ hại. Bình thường hóa quan hệ và bãi bỏ lệnh cấm vận của Tây Phương đối với cộng sản Hà Nội tức là cấp dưỡng khí cho một chế độ mà chế độ đó đang đi xâm lược nước ngoài và đàn áp dã man trong bản xứ.. 

Một vài quan sát viên lập luận rằng sự thừa nhận ngoại giao sẽ thúc đẩy cải cách kinh tế và chính trị. Những người khác thì ích kỷ than phiền rằng Hoa Kỳ sẽ bỏ mất cơ hội mậu dịch, đầu tư vào tay Nhật Bản và Âu Châu nếu chúng ta chậm bước trong việc thiết lập mối quan hệ mới. Các lập luận này không những đã không hữu lý về chiến lược mà còn sai trong vấn đề đạo đức nữa. 

Các nước Tây Phương và đặc biệt là Hoa Kỳ vẫn thường áp dụng biện pháp rút lại sự thừa nhận ngoại giao như là một phương cách lên án các chế độ xâm lược áp bức, trừ trường hợp chính sách ấy làm thiệt hại đến quyền lợi chiến lược của Tây Phương. 

Trong trường hợp Việt Nam thì Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam chẳng được lợi lộc gì nếu ban cho bọn tội đồ quốc tế Hà Nội cái vỏ bề ngoài hợp pháp. Thời đại khủng bố mà cộng sản áp đặt lên nhân dân miền Nam Việt Nam sau ngày bọn chúng xâm lăng bằng võ lực vào năm 1975 được coi là tàn bạo nhất lịch sử. 

Hơn một triệu người miền Nam Việt Nam bị giam cầm trong các ngục tù kinh hoàng hoặc bị đày đi các trại lao động nơi rừng thiêng nước độc, khủng khiếp đến nỗi nếu đem so sánh thì hệ thống ngục tù Gulag của Sô Viết vẫn được liệt vào loại khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 5 sao. Thêm vào đó, có khoảng sáu trăm ngàn thuyền nhân đã chết mất xác trên biển Nam Hải khi trốn chạy sự cai trị dã man của bạo quyền cộng sản Việt Nam.. 

Ngay cả lúc này, các giới chức cộng sản Việt Nam vẫn công khai nhìn nhận rằng họ không hề có ý định cởi mở hệ thống chính trị. 

Sau những phong trào cách mạng nổi lên chống đối cộng sản tại Đông Âu năm 1989, Hà Nội đã phát động một chiến dịch đàn áp rộng lớn các thành phần đối lập chính trị. Những người từng phục vụ trong chính quyền miền Nam Việt Nam, luôn cả con cháu của họ cũng đều bị đối xử một cách tàn nhẩn và bất công. Hậu quả là con đường tỵ nạn vẫn là con đường một chiều: hàng ngàn người sẵn sàng liều chết để ra đi và không ai muốn trở lại. Ngay cả sau khi cộng sản Việt Nam rút khỏi Cam Bốt, chính sách đối ngoại xâm lược của họ vẫn không thay đổi. Họ vẫn điều khiển chính phủ bù nhìn Lào mà ở đó vũ khí vi trùng và hóa học đã được xữ dụng để tiêu diệt kháng chiến Mường. 

Cộng sản Việt Nam vẫn còn giữ một lực lượng quân đội lớn vào hàng thứ 5 thế giới và chi dụng hơn 15% tổng sản lượng quốc gia để duy trì lực lượng quân đội ấy, lớn gấp 3 lần quân đội các nước Tây Phương, mặc dù lợi tức đầu người hàng năm chỉ có 130 Mỹ kim và là một trong năm xứ có lợi tức thấp nhất thế giới. 

Sau hết, cộng sản Việt Nam đã vô liêm sỉ cản trở giải quyết 2,273 trường hợp người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Các cơ quan tình báo Tây Phương biết rằng Hà Nội đang nắm giữ rất nhiều tin tức người Mỹ mất tích đã chết nhiều hơn số mà họ đã giao cho các viên chức Mỹ. Thay vì tự bạch hóa, Hà nội lại đi vào con đường độc ác bằng cách tiết lộ nhỏ giọt các tin tức và cứ mỗi vài năm lại nhả ra chút ít mảnh hài cốt. Một chế độ như chế độ Hà Nội không đáng và không nên được thừa nhận như một hội viên lương hảo của cộng đồng quốc tế. 

Nếu chúng ta thừa nhận và viện trợ kinh tế cho bọn cộng sản cứng đầu tại Hà Nội, chúng ta sẽ bất trung không những đối với nhân dân miền Nam Việt Nam đã chiến đấu chống bọn chúng mà còn lại phản bội 56.000 binh sĩ Mỹ đã hy sinh mạng sống và 8 triệu rưỡi người Mỹ khác đã phục vụ trung thành tại Việt Nam. Sẽ có người lý luận rằng chúng ta tự mâu thuẫn khi cô lập Việt Nam mà vẫn duy trì quan hệ với Trung Cộng sau vụ Thiên An Môn. Vấn đề không phải như vậy. Trung Quốc là một nước lớn mà các hành động của họ đều có ảnh hưởng tới quyền lợi của Hoa Kỳ trên khắp thế giới, còn Việt Nam thì không được như vậy. Đảng Cộng Sản Trung Hoa có một phe cánh lớn trong quá khứ do Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương lãnh đạo đã ủng hộ việc cởi mở chính trị.. Còn Việt Nam thì không có điều này. Chỉ ở Trung Quốc mới có sự tiếp tục theo đuổi chiến lược tốt đẹp nhất để thực hiện cải cách qua sự thay đổi trong hòa bình. 

Bây giờ là thời điểm nguy kịch của chế độ cộng sản Việt Nam. Bị Mạc Tư Khoa cắt đứt viện trợ hàng năm 2 tỷ Mỹ kim. Hà Nội sẽ trở nên suy nhược bởi sức ép của sự phong tỏa kinh tế do Tây Phương gây ra, giống như sự suy nhược của Ba Lan vì sự trừng phạt của Tây Phương sau khi đất nước này bị ban bố tình trạng thiết quân luật, kết quả là đã áp lực được chính quyền Warsaw phải cởi mở hệ thống chính trị vào năm 1989. 

Bọn lãnh đạo cộng sản Việt Nam không phải là những nhà hiền triết cũng không phải là những kẻ ngu đần.. Chúng là những tên độc tài khát máu, chẳng bao giờ chịu nhả ra điều gì nếu không có áp lực của Tây Phương. 

Lợi khí để áp lực tốt nhất của chúng ta là sự bình thường hóa các mối liên hệ và các món lợi kinh tế do sự bình thường hóa đưa đến. Nếu bây giờ chúng ta không đạt được cái gì cụ thể trước mắt như việc có được một cuộc tổng tuyển cử tự do tại Lào, một nền kinh tế thị trường tự do tại Việt Nam, chấm dứt sự đày đọa các viên chức miền Nam Việt Nam, và cải cách chính trị tại Việt Nam, thì chắc chắn chúng ta chẳng buộc được Hà Nội phải chấp nhận những điều đó trong tương lai. Và nếu cộng sản Việt Nam không chịu nhúc nhích thì ta chẳng có lợi gì để mà thổi sinh khí cứu vớt cái xác của con tàu đế quốc Sô Viết đã chìm đắm. 

Chúng ta có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội. Khi Quốc Hội (Hoa Kỳ) nhẫn tâm cắt mất 80% viện trợ cho miền Nam Việt Nam chống cộng sản trong hai năm 1974 và 1975, Quốc Hội ấy đã xô nhân dân miền Nam Việt Nam vào một thảm họa kinh hoàng của nhân loại. 

Trong khi chúng ta đang ăn liên hoan mừng sự sụp đổ chủ nghĩa cộng sản, chúng ta nên quyết tâm xử dụng sức mạnh mà chúng ta đang có trong tay để áp lực bọn Hà Nội phải chấm dứt đàn áp những người đã dũng cảm chiến đấu bên cạnh quân đội của chúng ta cho cùng một lý tưởng. 

RichardNixon

 photo 1tt1_zps2f00f8c8.jpg
America has a Moral Duty to Play Hardball with Hanoi 

By Richard M. Nixon 

As communism gasped its last breath in the former Evil Empire, the West has moved toward adopting policies that help keep it alive in Vietnam. This is an appalling development. To normalize relations with and lift the Western trade embargo against the Communist government in Hanoi would give a life-support system to a regime that is engaging in aggression abroad and brutal repression at home.

Some observers argue that granting diplomatic recognition will foster economic and political reform. Others selfishly complain that the United States will lose trade and investment opportunities to Japan and Europe if we drag our feet in establishing new relations. These arguments are not only strategically unsound; they are morally flawed.

It has been a common practice for Western nations and particularly the United States to use the withholding of diplomatic recognition as a means to condemn the legitimacy of aggressive or regressive regimes, unless such a policy harmed Western strategic interests.

In the case of Vietnam, no interest of the United States or the Vietnamese people would be served by bestowing the appearance of legitimacy on the international outlaws in Hanoi.

The reign of terror imposed on South Vietnam after its conquest by communist forces in 1975 was among the most brutal in history. More than 1 million South Vietnamese w ere sent to shockingly miserable prisons or rural work camps that made the Soviet gulag look like a five star hotel by comparison. In addition, an estimated 600,000 boat people perished in the South China Sea while fleeing Vietnam’s barbaric rule.

Even today, Vietnamese officials candidly amid that they have no intention of liberalizing the political system. After the anti-communist revolutions in Eastern Europe of 1989, Hanoi launched a widespread crackdown on political dissent. Those who served in the South Vietnamese government or army – even their children and grandchildren – continue to be ruthlessly persecuted and discriminated against. As a result, refugee traffic is still all one-way: Thousands are willing to risk death to get out, and none want to go back.

Even after Vietnam’s withdrawal from Cambodia, its aggressive foreign policy remains unchanged. It still runs a puppet state in Laos, where chemical and biological weapons have been used against the Hmong resistance. It also maintains the fifth-largest military in the world and spends more than 15% of its GNP on its armed forced – three times the level of Western countries – despite the fact that its annual per capita income is only $130, one of the five lowest in the world..

Finally, the Vietnamese have been cynically obstructionist in resolving the case of the 2,273 Americans listed as missing in action from the Vietnam War. Western intelligence services know that Hanoi has more information abo ut many MIAs who died than it has presented to American officials Instead of coming clean, Hanoi engaged in a cruel and macabre exercise of parceling out information and the remains of our servicemen bit by bit few years.

A regime like the one in Hanoi does not deserve and should not receive recognition as a member in good standing of the community of nations. If we recognize and provide economic aid to the communist hard-liners in Hanoi, we will break faith not only with the South Vietnamese who fought against them, but also with the 56,000 Americans who lost their lives and the 8.5 million others who loyally served in Vietnam.

Some might argue that it is inconsistent to isolate Vietnam while maintaining relations with China after Tine an Men Square. That is not the case. China is a major power whose actions affect American interests around the world. Vietnam is not. China’s Communist Party has a major faction, led in the past by Hu Yaobang and Zhao Ziyang, that supported political liberalization; Vietnam’s does not. Only in China is continued engagement the best strategy for fostering reform through peaceful change.

It is a critical moment for Vietnam’s Communist regime. With the imminent cutoff of Moscow’s $2.5-billion annual subsidy, Hanoi could become as vulnerable to the squeeze of the Western economic embargo as Poland was to the post-martial- law sanctions that ultimately forced Warsaw to open up the political system in 1980.

Vietnam9 9s leaders are neither philanthropists nor fool. They are tight-fisted totalitarians who will give up nothing without Western pressure. Our great leverage is normalization of relations and the economic benefits that will flow from it. If we do not get something upfront in return-free elections in Laos, demilitarizing Vietnam’s economy, terminating the persecution of former South Vietnamese officials, and a start to political reform in Vietnam – we will never get it out of Hanoi in the future. And if the Vietnamese refuse to budge, it is not in our interest to throw a lifeline to the flotsam of the wreck of the Soviet empire.

We have a moral duty to play hardball with Hanoi. When Congress recklessly cut aid to the an-communist South Vietnamese by 80% in 1975 and 1975, it doomed them to a catastrophic human tragedy. As we celebrate the defeat of the ideology of communist, we should commit ourselves to use the power that we have to try to force Hanoi to end its oppression of those who fought bravely with our troops in that same cause.

PHỤ ĐÍNH:

YOUTUBE: Xin quý vị bấm vào Link dưới để nghe Tòa Bạch Ốc gọi điện thoại mời Ngô Kỷ gặp Tổng Thống George  George Bush tại căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại El Toro, California năm 1992:  http://www.youtube.com/watch?v=ZT28wQTAaWg

 photo 1asdf_zpsc65a62df.jpg

Hình dưới: Ngô Kỷ được Tòa Bạch Ốc sắp xếp tiếp xúc với Tổng Thống George 
Bush tại  căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại El Toro, California năm 1992.
Tại đây Ngô Kỷ đã trao tận tay Tổng Thống Goerge Bush “Bản Kiến Nghị Cộng
Đồng Người Mỹ Gốc Việt.”

Hình dưới: Tổng Thống George Bush và Ngô Kỷ vui vẻ gặp lại nhau.


Hình dưới: Tổng Thống George Bush cởi mở tâm tình và trao đổi tin tức thời sự.



Hình dưới: Vì muốn Tổng Thống George Bush đích thân đọc Bản Kiến Nghị chứ không
chuyền cho các phụ tá cầm dùm, do đó Ngô Kỷ giữ Bản Kiến Nghị trong tay cho tới phút cuối.
Sau khi thảo luận nhau một số vấn đề, thì Ngô Kỷ mới trao tận tay cho Tổng Thống George
Bush Bản Kiến Nghị trên xe Limousine. Tổng Thống George Bush rất hoan hỹ và trân trọng
đón nhận Bản Kiến Nghị này.
Và trong khi ngồi trên xe thì Tổng Thống George Bush đã chăm chú đọc Bản Kiến Nghị.

(Nhìn kỹ trong hình thấy Ngô Kỷ cầm Bản Kiến Nghị "màu trắng" trên tay cho tới phút cuối.)



Hình dưới: Dù khả năng giới hạn và phương tiện eo hẹp, nhưng nhờ Hồn Thiêng
Sông Núi và Anh Linh Các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa phù trợ và an bài, nên
Ngô Kỷ có được cơ duyên tiếp xúc với nhiều vị tổng thống Hoa Kỳ, đặc biệt liên
hệ gần gũi với Tổng Thống George Bush (cha) để vận động và tranh đấu cho
các nguyện vọng chính đáng của cộng đồng, đất nước.

Một điều vô cùng hy hữu và rất đặc biệt, chỉ sau một ngày gặp lại Ngô Kỷ, trên đường
bay về lại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống Goerge Bush viết thư gởi cho Ngô Kỷ
ngay trên máy bay Air Force One của Tổng Thống, và trong thư Tổng Thống 
George Bush hứa là sẽ đưa “Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt” ra thảo 
luận tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại Tòa Bạch Ốc.

Đây là một sự kiện hiếm thấy khi vị Nguyên Thủ Quốc Gia Hoa Kỳ lại đích thân
gởi thư cấp tốc và nói lên lời hứa hẹn quan trọng như vậy.   



NGÔ KỶ PHÁT BIỂU ỦNG HỘ THIẾT LẬP ĐÀI Á CHÂU TỰ DO
 (RADIO FREE ASIA) 
 
Kính thưa ông Chủ Tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm Nghiên Cứu Thiết Lập Đài Á Châu Tự Do và quý vị Ủy Viên,

Thật là hân hạnh cho tôi hôm nay được mời tới đây để phát biểu ý kiến về việc thiết lập đài Á Châu Tự Do nhắm vào các quốc gia cộng sản và độc tài tại Á Châu. Tôi chân thành cám ơn Ủy Ban đã mời tôi nói về đề tài quan trọng này.

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Theo tuần Báo Newsweek, thì giữa năm 1982, năm điểm chiến lược của chính quyền Reagan là cố gắng tạo ra sự sụp đổ nền kinh tế Liên Sô, làm suy yếu mối liên kết giữa khối Liên Bang Sô Viết với các quốc gia thuộc khối Cộng Sản Đông Âu, cùng đẩy mạnh tiến trình cải cách dân chủ vào tận Liên Sô. Một yếu tố chính của chiến lược đó là tăng cường việc xử dụng Đài Tự Do, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, và Đài Âu Châu Tự Do để truyền đạt những thông điệp của chính phủ Hoa Kỳ đến nhân dân Đông Âu. Việc làm đó đã đưa đến một kết quả cụ thể.

Đúng mười năm sau, chúng ta ngồi tại đây hôm nay, Đông Âu đã được tự do và Liên Bang Sô Viết đã tan vỡ từng mảnh. Đây không phải là một chiến thắng về quân sự mà là một chiến thắng về tư tưởng.

Trong khi Liên Sô có thể kiểm soát được những hoạt động đối kháng của nhân dân, hay chận đứng được những tài liệu xâm nhập  qua các ngõ biên giới, nhưng họ không thể kiểm soát được những trào lưu tự do tư tưởng của con người. Không một ai có thể làm được điều đó cả.
Khi mà con người biết được sự thật và có được những tin tức chính xác thì họ sẽ không còn là những kẻ nô lệ mù quáng nữa. Mặc dù những hoạt động đối kháng của họ có thể bị hạn chế, tuy nhiên không ai có thể kiểm soát được đầu óc của họ.

Đây không phải là một ý niệm mới mẽ. vào tháng 1 năm 1819, nhà ngoại giao Anh Quốc tên Mountstuart  Elphinstone đã nói: “Sự lãnh hội kiến thức bởi dân chúng đã làm cho Pháp phải từ bỏ thuộc địa Haiti, và Tây Ban Nha phải mất thuộc địa Nam Mỹ.” Chúng ta có thể thêm rằng sự việc đó cũng đã làm cho Cộng Sản mất Liên Bang Sô Viết.

Dù chúng ta đã thắng vinh quang trong trận Chiến Tranh Lạnh, cộng sản Việt Nam vẫn chưa chết. Theo ước tính, có khoảng 1/3 dân số trên thế giới vẫn còn sống dưới chế độ độc tài chuyên chính mà đa số tại các quốc gia Á Châu, đặc biệt tại Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Tây Tạng, Miến Điện. Cam Bốt và Lào. Tôi xin dùng thì giờ này để tập chú nói về Việt Nam, và để các diễn giả khác nói về quốc gia của họ.

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Cộng sản Việt Nam hiện nay đang áp dụng một chính sách tàn bạo nhất thế giới. Người dân không được tự do thờ phượng tín ngưỡng của mình, họ phải có hộ khẩu mới xin được việc làm, họ có thể bị giam cầm vì bất cứ lý do nào. Vâng, hiện nay có một số thay đổi bề ngoài, tuy nhiên những người cộng sản Việt Nam khẳng định rằng họ không bao giờ chịu rời bỏ quyền lực. Tại Đại Hội Đảng kỳ VII tháng 6 vừa qua, tân tổng bí thư đảng Cộng Sản Đỗ mười đã xác định lập trường rằng: “Đảng và nhân dân chúng ta không hề run sợ khi quyết định theo đuổi đường lối của Chủ Nghĩa Cộng Sản, đường lối mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, một đường lối đúng duy nhất.”

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Tôi biết rằng hiện nay chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam rất là tế nhị, trong đó có vấn đề cấm vận ngoại thương với Việt Nam. Tôi ủng hộ chính sách cấm vận ngoại thương đó, tuy nhiên thật là một lỗi lầm lớn lao nếu chúng ta cấm vận cả tư tưởng của chúng ta.
Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Tại Việt Nam, nhà cầm quyền cộng sản kiểm soát tất cả cơ quan truyền thông, dân chúng tại đó cần có một nguồn tín tức đáng tin cậy. Sau khi Đông Âu được tự do, tôi có thấy và đọc được những câu chuyện mà họ đã dựa vào các đài phát thanh của Hoa Kỳ để có được những tin tức chính xác. Nhân dân Việt Nam cũng đáng được hưởng như vậy.

Hiện nay có thể có một số người lý luận rằng nếu thiết lập đài phát thanh hướng vào Việt Nam sẽ làm trở ngại đến vấn đề bình thường hóa bang giao giữa hai quốc gia. Điều đó hoàn toàn vô lý. Trong tiến trình bàn thảo về bình thường hóa bang giao, Hoa Kỳ đang nắm thế chủ động, cộng sản Việt Nam cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ.

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Điều quan trọng hơn hết tôi muốn lưu ý cùng quý vị là việc thiết lập đài phát thanh nhắm vào Việt Nam sẽ làm cho nhân dân Việt Nam biết rằng chúng ta không hề lãng quên họ. Điều này sẽ đem đến cho họ một sức mạnh và niềm hy vọng tin tưởng rằng rồi có một ngày họ sẽ được giải phóng khỏi xích xiềng nô lệ cộng sản để có một đời sống tự do dân chủ thật sự.

Trong Thánh Kinh có chép rằng: “Nếu anh biết sự thật thì anh sẽ có tự do.” Điều này cần được thể hiện tại các quốc gia Á Châu như từng được thể hiện tại các quốc gia Tây Phương.

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Bây giờ Đông Âu đã được tự do, không có lý do chính đáng nào để tiếp tục phát thanh hàng ngàn giờ mỗi tuần vào các nước Đông Âu và Cộng Hòa Sô Viết cũ, trong khi chỉ phát thanh vào Đông Dương vỏn vẹn có 35 tiếng đồng hồ. Trong hoàn cảnh ngân sách bị eo hẹp hiện nay, chúng ta cần phải xử dụng đồng tiền vào những công việc lợi ích thiết thực nhất. Chúng ta nên chuyển một phần ngân khoản 198 triệu Mỹ kim của Đài Âu Châu Tự Do để tài trợ cho Đài Á Châu Tự Do.

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Để kết luận, tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng khí giới mạnh mẽ nhất của kho vũ khí Hoa Kỳ đó là sức mạnh lý tưởng tự do dân chủ của nước Mỹ.
 
Ronald Reagan thường hay nói về "Thành Trì Sáng Ngời," và mặc dù đặc tính này bị chế nhạo bởi một số cấp tiến, tôi có thể đảm bảo với quý vị rằng đó là quan điểm của Mỹ trong suốt phần lớn thế giới. 

Sức mạnh lý tưởng tự do dân chủ của nước Mỹ sẽ thắng, nhưng chỉ khi nào nó được đem ra thi thố. Không có Đài Á Châu Tự Do, các vùng đất này sẽ bị bọn bạo quyền cộng sản và độc tài khống chế. Chúng ta không thể để điều này xảy ra.

Xin cám ơn ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên. Tôi xin ngừng ở đây và sẵn sàng trả lời những câu hỏi của quý vị.

Hình dưới: Năm 1991, Ngô Kỷ (trái) và hai đồng hương được Ùy Ban Nghiên Cứu
Thiết Lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia của Tổng Thống George Bush mời ra
điều trần để lên tiếng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ việc thiết lập Đài Á Châu
Tự Do - Radio Free Asia. May mắn là nguyện vọng của người cộng đồng Việt 
chống cộng thành công, và Đài Á Châu Tự Do đã được thiết lập trên 20 năm nay.
 
 photo 1ac43_zpsbfe6c21d.jpg
 photo 1ac15_zpse3e13393.jpg
 photo1ac18_zps10c1f726.jpg

Hình dưới: Dân Biểu Liên Bang Ed Royce và Ngô Kỷ trả lời phỏng vấn của ký giả
hãng thông tấn AP. 

Vào nhiệm khóa thứ 113 Quốc Hội Mỹ, tức hiện tại Dân Biểu Ed Royce đảm
nhận chức Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ, một trong những 
chức vụ hàng đầu và rất quan trọng trong vấn đề đối ngoại với thế giới, kể cả Việt Nam.

Dân Biểu Ed Royce đại diện cho địa hạt 39, gồm các thành phố Nam Cali trong các 
quận Orange, Los Angeles, và San Bernardino. Dân Biểu Ed Royce là "linh hồn" trong
việc ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập và duy trì Đài Á Châu Tự Do.

 photo 1ac7_zps25227b19.jpg

Hình dưới: Dân Biểu Ed Royce cùng phu nhân và Ngô Kỷ tại đại hội.

 photo 1ac13_zpsacf2e4f7.jpg

Hình dưới: Logo trang nhà của đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia bây giờ

 photo 1rfa2_zps483a5b1f.jpg

Các trang dưới: Bản Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt được Ngô Kỷ trao tận tay cho Tổng Thống George Bush (cha) năm 1992. Gồm 16 trang, chứa nội dungchống đối bang giao với cộng sản Việt Nam, lên án cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cứu giúp Thuyền Nhân Tỵ Nạn, gia tăng tiếp nhận các Cựu Tù Nhân Chính Trị (H.O) được định cư vào Mỹ, và yêu cầuchính phủ Mỹ cho phép thiết lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia.

Đặc biệt trong trang số 5,6,7 Ngô Kỷ có đính kèm theo Bản Kiên Nghị bài viết của cố Tổng Thống Richard Nixon viết trên báo Los Angeles 1992 với đề tài "Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm cứng rắn với Hà Nội." (America Has A Moral Duty To Play Hardball With Hanoi) 



 photo r212.jpg
 photor413.jpg
 photo r415.jpg
 photor417.jpg

 photo r419.jpg

 photo r421.jpg
 photo r424.jpg
photo r427.jpg
 photo r429.jpg
 photo r432.jpg
photo r442.jpg
 photo r444.jpg
 photo r446.jpg
 photo r451.jpg
 photo r457.jpg
 photo 1nq3_zps0f780f2d.jpg
 
 

CHỐNG ĐỐI BÁO NGƯỜI VIỆT 

z721.gif
Hình của nhật báo lớn hàng đầu Hoa Kỳ và thế giới USATODAY
Hình của hãng tin lớn hàng đầu Hoa Kỳ và thế giới AP


Inline image 1



Ôn Cố Tri Tân
Năm 1995, cựu Tổng Thống George Bush qua Việt Nam vận động thả tự do cho Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang,
HòaThượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Trần Đình Thủ. Cựu Tổng Thống George Bush hứa "không quay lưng lại với tự do" 



Little Saigon ngày 10 tháng 1 năm 2016

Kính thưa Quý Đồng Hương,

"Lời Chúa: Mt 6, 1-6.16-18
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh...." (ngưng trích)

Cứ mỗi lần tôi muốn chia sẻ điều gì với đồng hương thì tôi bị ám ảnh bởi câu "đừng cho tay trái biết việc tay phải làm" ở trên, chính vì vậy mà trong quá khứ, tôi hạn chế tối đa nói về "cái tôi đáng ghét (Pascal)" của mình. Hôm nay soạn một số tài liệu để viết bài, thì tình cờ thấy hai lá thư cũ của cựu Tổng Thống George Bush (cha) gởi cho tôi vào năm 1995, nên sẵn dịp này, tôi xin chia sẻ đến quý vị một sự việc mà có lẽ chẳng mấy ai hay biết đến, kể cả những người tín hữu, phật tử, hoặc ngay cả những nhân vật chính trong cuộc, như Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Cố Linh Mục Trần Đình Thủ có lẽ cũng không biết rõ ai là người đã vận động để nhà cầm quyền Việt cộng thả tự do cho quý Ngài được ra khỏi nhà tù. Sự việc được diễn tiến như sau:

Sau khi mãn nhiệm, vào năm 1995 cựu Tổng Thống George Bush được ngân hàng Citibank bảo trợ qua Việt Nam diễn thuyết về vấn đề thương mại. Với tư cách từng là Đại Biểu của Tổng Thống George Bush tại Đại Hội đảng Cộng Hòa Toàn Quốc 1988 và 1992, Ngô Kỷ đã gởi thư cảnh giác cựu Tổng Thống Bush biết về sự vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền trầm trọng của cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng muốn lưu ý cựu Tổng Thống George Bush về chuyến đi của ông có thể tạo cho Bắc Bộ Phủ tuyên truyền lệch lạc rằng cựu Tổng Thống George Bush là giới chức uy tín cao cấp nhất của Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm nước Việt Nam từ sau năm 1975 nhằm công nhận sự cởi mở chính trị và tiến bộ về nhân quyền của bọn chúng.

Thư Ngô Kỷ gởi ngày 3 tháng 4 năm 1995, và nhận được thư chỉ mới ba ngày, thì vào ngày 7 tháng 4 năm 1995, đích thân cựu Tổng Thống George Bush phúc đáp ngay cho Ngô Kỷ với nội dung chân tình và có lập trường chống cộng sản Việt Nam rõ rệt như sau:


“Kỷ thân mến,

Cám ơn thư đề ngày 3 tháng 4. Tôi không hề thay đổi quan điểm về chủ nghĩa cộng sản và những chế độ cộng sản. Tôi cảm thấy Việt Nam cởi mở hơn trong vấn đề tìm kiếm Tù Binh và Lính Mỹ Mất tích. Lẽ dĩ nhiên là tôi cũng rất bất mãn khi cộng sản xâm chiếm Việt Nam, nhưng cũng giống như tại Trung Hoa, tôi thích thú khi thấy dịch vụ thương mại tư nhân mang lại nền tư bản và kinh tế, cơ hội cho Việt Nam.

Kỷ, tóm lại tôi ý thức rõ rằng “Việt Nam không có tự do, cũng không có dân chủ”. Tôi qua đó với tư cách một lãnh đạo thương mại của Hoa Kỳ, và nếu tôi có cơ hội gặp bất kỳ viên chức lãnh đạo nào của Việt Nam, lẽ dĩ nhiên là tôi sẽ nhắc nhở họ về mối quan tâm của tôi về vấn đề dân chủ và tự do. Thượng Nghị Sĩ John McCain, một người mà tôi vô cùng cảm kích, ông ta tỏ ra hài lòng về chuyến đi của tôi. Ông từng đau đớn nhiều năm, và ông ta muốn giúp đỡ nhân dân Việt Nam.

Kỷ, tôi luôn luôn biết ơn về những sự hỗ trợ của anh trong quá khứ. Anh đừng lo lắng - -Tôi sẽ không bao giờ quay lưng lại với tự do.

Thân ái,

George Bush "
Inline image 5
Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ John McCain, hoạt động với Ngô Kỷ lâu năm từ 1988

Xét thấy cựu Tổng Thống George Bush đã xác quyết lập trường chống cộng sản Việt Nam mạnh mẽ của ông, cũng như ông đã phúc đáp với lời lẽ lịch sự chân tình như vậy, nên Ngô Kỷ không thấy còn lý do để phản đối chuyến đi Việt Nam của ông nữa. Tuy nhiên, để thấy cựu Tổng Thống George Bush chứng tỏ thiện chí và thành tâm, nên Ngô Kỷ gởi tiếp cho cựu Tổng Thống George Bush lá thư yêu cầu cựu Tổng Thống George Bush can thiệp trả tự do cho các cựu tù nhân chính trị và lương tâm tại Việt Nam, đặc biệt ba vị Lãnh Đạo Tôn Giáo đó là Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Trần Đình Thủ.

Sau khi trở lại Mỹ, vào ngày 5 tháng 10 năm 1995, cựu Tổng Thống George Bush gởi thêm cho Ngô Kỷ lá thư tường thuật lại kết quả chuyến đi Á Châu và Việt Nam, có nội dung như sau

"Ngô Kỷ thân mến,
Barbara và tôi đã trở về sau chuyến công du Á Châu 18 ngày. Chuyến đi thật lý thú và tôi hy vọng nó mang lại một số hiệu quả tốt đẹp.

Tôi có tiếp xúc với nhiều giới chức cao cấp Việt Nam, trong đó có Chủ Tịch Nhà Nước, Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng. Chúng tôi đã thảo luận một cách thẳng thắn về mọi khía cạnh liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ, và tôi cũng đã công khai lên tiếng cần phải tôn trọng nhân quyền hơn nữa.

Hiện tại tôi chưa có đủ dữ kiện để tường trình cho anh biết về tình trạng của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Hòa Thượng Thích Huyền Quang, và Linh Mục Trần Đình Thủ, tôi đã nhờ người bạn thâm niên của tôi là ông Quyền Đại Sứ Mỹ Desaix`Anderson, và ông ta sẽ đích thân theo dõi tình trạng của quý Ngài, và ông ta sẽ báo cáo cho tôi biết các diễn tiến kết quả..

Thân ái,
George Bush"  


Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang
Hòa Thượng Thích Quảng Độ
Cố Linh Mục Trần Đình Thủ
Một thời gian ngắn sau đó, Ngô Kỷ được văn phòng cựu Tổng Thống George Bush ở Texas báo tin mừng về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đồng ý thả tự do cho quý vị Lãnh Đạo Tôn Giáo nêu trên bởi áp lực của Hoa Kỳ qua sự can thiệp của cựu Tổng Thống George Bush. Hầu như trong cộng đồng, không mấy ai, ngay cả các vị chức sắc tôn giáo cũng không hề biết đến việc làm ý nghĩa và âm thầm này. Sự kiện cựu Tổng Thống George Bush hồi âm và nhắc lại danh tánh các vị Lãnh Đạo Tôn Giáo trong thư, như "The Most Venerable Quang Do, The Most Venerable Thich Huyen Quang, Father Tran Dinh Thu," là một sự kiện hiếm có, chứng tỏ  sự quan tâm đặc biệt, cùng thiện tâm thiện chí của cựu Tổng Thống Geoge Bush dành cho một người Việt Nam tỵ nạn cộng sản nhỏ bé, tầm thường như Ngô Kỷ.





 photo ros1_zps493c8ee2.jpg

 
TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

          Kính thưa Quý Đồng Hương,

30 tháng 4 năm 1975, ngày định mệnh đã đưa dân tộc Việt Nam rẽ qua một khúc quanh lịch sử bi thảm nhất. Là người tỵ nạn Cộng sản, chúng ta xót xa cho thân phận quê hương và thao thức về những tang thương của đất nước.

Hồi tưởng về quá khứ, chúng ta thành tâm biết ơn và nguyện cầu cho vong linh các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vị quốc vong thân được siêu thoát. Chúng ta vinh danh những Tướng Lãnh và hàng ngàn Chiến Sĩ Vô Danh đã chấp nhận cái chết hào hùng không hàng phục giặc để giữ vẹn khí tiết bất khuất của con cháu Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Trần Bình Trọng. Chúng ta cảm phục và chia sẻ những khốn khổ tủi nhục của hàng trăm ngàn cựu Tù Nhân Chính Trị đã chịu đựng tại các lao tù khắc nghiệt Cộng sản. Chúng ta ngậm ngùi tưởng niệm những đồng bào thân yêu xấu số đã vùi thây nơi biển cả mênh mông, hay bỏ xác nơi núi rừng hoang vu trên đường đi tìm ánh sáng tự do.

Chúng ta cầu xin Ơn Trên đoái thương đến 85 triệu đồng bào ruột thịt đang sống lầm than cơ cực dưới ách thống trị dã man của cộng sản vô thần nơi quê nhà, sớm hưởng được một đời sống tự do,dân chủ, ấm no, hạnh phúc và nhân bản.

Nhân mùa Tháng Tư Đen về, tôi xin phép post lại bài dịch Những Đồng Minh Anh Hùng, tức Heroic Allies của Tác giả Harry F. Noyes III, cựu chiến binh Mỹ tham dự chiến trường Việt Nam trong binh chủng Không Quân, sau cuộc chiến trở về, ông tốt nghiệp cao học về Nghiên Cứu Á Châu tại trường Đại Học Hawaii. Nguyên bản Anh ngữ được đăng trong tạp chí Vietnam, số tháng 8, 1993.

       Dù là bài cũ nhưng vì nhận thấy đây là tài liệu gíá trị, sâu sắc, trung thực, khách quan và cô đọng được viết bởi một người Mỹ về cuộc chiến Việt Nam, nên tôi xin chia sẻ đến quý vị thưởng lãm, và cũng như một nén hương lòng vinh danh và bày tỏ lòng tri ân sâu xa đến những Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa anh hùng đã vị quốc vong thân. 

Trân trọng

Ngô Kỷ 

 photo 1w5121_zps5a917a77.jpg
 photo 1w3343_zpsb09a11bb.jpg
 photo 1w9116_zpsfa164832.jpg
 photo 1w3341_zpscc949da3.jpg
 photo qqw2_zpsac3bd7ab.jpg

photo qqw1_zps8fa9634c.jpg
 photo qqw4_zps61506c8f.jpg
 photo qqw7_zpse9323187.jpg
 photo qqw6_zps3a3e5055.jpg
 photo qqw11_zps8385fc30.jpg

Xin bấm Youtube ở dưới để vừa xem 300 tấm hình thật chọn lọc về cuộc chiến đấu anh dũng và hào hùng của các 
Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,  và vừa nghe đọc bài viết NHỮNG ĐỒNG MINH ANH HÙNG 



Youtube: Anh Trần Minh đọc 






Những Đồng Minh Anh Hùng

"Heroic Allies"

của Harry F. Noyes III

đăng trong Nguyệt San VIETNAM, phát hành tháng 8 năm 1993

Do Ngô Kỷ chuyển ngữ để kính tặng và tri ân sự chiến đấu dũng cảm và tuyệt vời của những
 Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
 

Họ dáng người thì nhỏ nhắn, nói chuyện bằng những âm ngữ líu lo, thường chan nước mắm vào thức ăn và hay cầm lấy tay nhau.
 
 Chẳng ai ngạc nhiên lắm khi thấy những quân nhân Mỹ gởi qua Đông Nam Á - phần lớn họ còn rất trẻ, có một kiến thức nông cạn, được đào tạo trong một xã hội vị kỷ và hiểu rất ít về những nền văn hóa khác - họ không cảm thông được tâm trạng của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
 
Thật đau lòng khi có nhiều cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam lại đi cấu kết với cái đám phản chiến cấp tiến, những tên trốn quân dịch và bọn chính khách hoạt đầu xúm nhau bôi nhọ danh dự của một Quân Lực đã chẳng còn có cơ hội để được tự bào chữa. Nhục mạ một quân đội đã sa cơ trên chiến trường vì bị Hoa Kỳ phản bội là một hành động đê tiện và bất xứng của những người Hoa Kỳ.
 
Có thể một số quý vị sẽ ngạc nhiên về lý luận của tôi. Làm sao tôi có thể biện hộ cho quân lực VNCH được? Phải chăng tất cả binh sĩ VNCH đều thuộc loại bất tài, xảo trá và hèn nhát? Không, không phải vậỵ. Trong bài này tôi sẽ vạch ra một số bằng chứng xác đáng để phản bác lại cái luận điệu đê hèn đó và phân tích lý do tại sao cái luận điệu đó phát sinh. Dĩ nhiên, quân đội VNCH không toàn hảo. Họ cũng có một số lãnh đạo tồi tệ, một số lính tráng hèn nhát, vài ba lần hoảng hốt bỏ chạy, xằng bậy và hung bạo. Tuy nhiên, các điều này cũng đã từng xảy ra đối với quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Đông Nam Á.
 
Trong một số lãnh vực như: tổ chức, tiếp vận, tham mưu và chỉ huy, quân đội VNCH thua kém quân đội Hoa Kỳ thật. Nhưng họ làm gì khác hơn được khi đất nước họ là đất nước đang phát triển, họ mới giành độc lập từ tay chế độ thuộc địa và bất ngờ lao vào một trận chiến khốc liệt, đối đầu với kẻ thù hung hăng được vũ trang hùng hậu từ cả khối Cộng Sản? Thật ra, các khuyết điểm của quân đội VNCH có cũng giống như các khuyết điểm mà quân đội Hoa Kỳ mắc phải trong Trận Chiến Dành Độc Lập, dù rằng Hoa Kỳ vào thời cuối thế kỷ 18 đó có nhiều lợi điểm hơn, như:
 
Tầm vóc của Cuộc Cách Mạng Dành Độc Lập hạn hẹp hơn và dễ điều khiển hơn.

Khác với sự bị trị của Việt Nam, Hoa Kỳ qua kinh nghiệm bị trị đã nuôi dưỡngtinh thần tự trị địa phương và tạo thuận lợi cho quốc gia đào tạo nên những nhà lãnh đạo ưu tú.

Quân đội Hoàng Gia Anh không bền bỉ như quân đội Bắc Việt.

Có phải các binh sĩ Hoa Kỳ giỏi giang hơn các chiến hữu đồng minh của họ đến độ người Mỹ đối xử miền Nam Việt Nam với một thái độ khinh rẻ như vậy.
 
Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là: "Không!"

Bằng chứng cho câu trả lời đó thật rõ ràng. Ý đồ Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của Cộng quân là bẻ gẫy ý chí pḥòng thủ của miền Nam Việt Nam. Nhưng chúng đã thất bại, binh sĩ VNCH đã chống trả một cách quyết liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào bị tan rã hay tháo chạỵ. Thậm chí cảnh sát cũng đã chiến đấu, họ dùng cả súng lục để bắn lại bộ đội chính quy của Bắc Việt trong khi những người bộ đội CS này thì lại được võ trang với vũ khí hạng nặng. Theo báo cáo cho thấy là vào thời điểm đó, số người tình nguyện nhập ngũ lên quá cao, đến nỗi chính phủ phải ngưng tuyển mộ lính trong một thời gian.

Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, các binh sĩ VNCH bị vây hãm tại An Lộc đã anh dũng tử thủ chống trả lại lực lượng hùng hậu của địch, cùng với những trận mưa pháo bất tận, và cuối cùng họ đã đè bẹp được những trận tấn công liên tục của các chiến xa địch quân. Sau đó, tôi được một cố vấn Mỹ kể lại chuyện một tiểu đội bộ binh VNCH được lệnh phải phá hủy 3 chiếc xe tăng của địch. Ông kể:

- Các binh sĩ của tiểu đội này phá hủy được một chiếc xe tăng, rồi sau đó họ lại tự quyết định bắt sống hai chiếc xe tăng kia. Họ rượt bộ và bắt được thêm một chiếc nữa, còn chiếc kia thì chạy thoát. Khi trở về pḥòng tuyến, họ bị khiển trách nặng nề.. vì đã để chiếc xe tăng kia tẩu thoát."

Tuy hành động của tiểu đội lính này không đúng với quân kỷ lắm, nhưng cái hành động đó đã nói lên tinh thần chiến đấu cao độ và sáng kiến tác chiến của rất nhiều binh sĩ VNCH. Chắc chắn sự kiện trên không thể hổ trợ luận điệu cáo buộc họ hèn nhát được.

Một chứng cớ điển hình hơn, trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam Việt Nam năm 1975, khi mà nỗi tuyệt vọng bao trùm lên cả đất nước họ, khi mà biết rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không yểm trợ gì nữa (ngay cả nhiên liệu và đạn dược); ấy thế mà một sư đoàn VNCH đã anh dũng cầm cự chiến đấu với bốn sư đoàn quân Bắc Việt trong suốt hai tuần lễ tại Xuân Lộc. Trên mọi bình diện, trận chiến Xuân Lộc đó cũng hào hùng như bất cứ trận chiến nào trong quân sử Hoa Kỳ. Các binh sĩ VNCH cuối cùng đã phải rút lui vì không lực của họ không còn bom cluster để yểm trợ cho lực lượng bộ binh đụng trận dưới đất.

Có lần tôi được coi một phim tài liệu truyền hình nói về một người phóng viên Úc đặc trách quay phim chiến trường. Khác với các phóng viên Mỹ, ông ta dành nhiều thì giờ theo sát binh sĩ VNCH. Ông ta công nhận tinh thần chiến đấu anh dũng của họ, và để minh chứng điều đó, ông đã cho trình chiếu cả cuốn phim. Ông ta nhớ lại rằng, trong chuyến thăm viếng một khu làng do địch quân kiểm soát, ông được nghe kể rằng Cộng Sản sợ binh sĩ VNCH hơn là sợ binh sĩ Mỹ. Cái lý do chính là binh sĩ Mỹ quá ồn ào, do đó địch quân luôn nghe trước được đường tiến quân của họ. Làm sao có được điều so sánh này nếu trên thực tế các binh sĩ VNCH không thuộc loại lính thiện chiến.

Tuy nhiên, cái chứng cớ quan trọng nhất để chứng minh tinh thần chiến đấu cao độ của binh sĩ VNCH nằm trong hai sự kiện thật đơn giản và rõ ràng sau đây, dù rằng các sự kiện này thường bị làm ngơ hoặc giả vờ không biết nhằm che đậy sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh đã bắt đầu từ 7 năm trước khi quân đội tác chiến Hoa Kỳ bước chân vào Việt Nam, và trận chiến đó vẫn tiếp tục kéo dài suốt 5 năm sau khi Hoa Kỳ rút quân. Phải có những người đứng ra chiến đấu trong thời gian đó, và không ai khác hơn là các binh sĩ VNCH.

Sự kiện thứ hai: Có độ 1/4 triệu binh sĩ VNCH hy sinh trong cuộc chiến. Nếu đem so sánh tỷ lệ dân số hai nước, thì con số này phải tương đương với khoảng hai triệu người Mỹ chết (gấp đôi tổng số thương vong của tất cả cuộc chiến Hoa Kỳ cộng lại). Bạn không thể tổn thất lớn lao như vậy nếu bạn không thực sự chiến đấu.

Thế thì tại sao thanh danh quân đội VNCH lại bị xúc phạm nặng nề như vậy?

Dĩ nhiên quân đội VNCH cũng có một số lần chiến đấu kém hiệu năng hoặc bị khủng hoảng, nhưng các trường hợp này cũng từng xảy ra trong quân đội Hoa Kỳ. Tôi biết một vị chỉ huy đơn vị pháo binh Hoa Kỳ đã có lần ra lệnh trực xạ vào địch quân vì lực lượng bộ binh Mỹ "bảo vệ" cho căn cứ pháo binh đã hốt hoảng tháo chạy trước hỏa lực hùng hậu của địch.

Sự kiện trên không có nghĩa là toàn thể quân đội Hoa Kỳ hèn nhát, và đôi lần thất bại của binh sĩ VNCH cũng không có nghĩa là toàn thể quân đội VNCH hèn nhát. Dù vậy, người ta lại rất dễ tin như thế khi được nghe kể lại từ chính miệng các cựu chiến binh Hoa Kỳ hoặc từ các chính trị gia nhằm chạy tội cho chính phủ Hoa Kỳ về việc bỏ rơi miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối.

Sự thật của vấn đề được diễn tả khéo nhất qua mẩu đối thoại cách đây gần hai thế kỷ khi một mệnh phụ Anh hỏi Quận Công Wellington rằng: "Có bao giờ quân Anh tháo chạy trên chiến trường không?" Vị Thiết Quận Công này trả lời: "Thưa bà, tất cả binh sĩ đều bỏ chạy trên chiến trường."

Chỉ cần lướt qua quân sử cũng đủ để xác nhận điều này. Trong suốt cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy rất nhiều tấm gương can đảm nhưng cũng không thiếu gì các hành động khiếp nhược. Trên mặt trận, lúc đầu binh sĩ của hai phe Nam Bắc đều chiến đấu rất dũng cảm, rồi pḥòng tuyến vỡ, rồi bỏ chạy, rồi tái phối trí và chiến đấu trở lại. Không có quân đội nào được xem là có lòng hy sinh anh hùng hơn họ, nhưng những binh sĩ tham dự trận nội chiến này cũng không tránh khỏi những lúc thất điên bát đảo, và đó cũng là chuyện thường tình trên chiến trường..

Tác giả S.L.Ạ Marshall đã tường thuật chuyện một đại đội lính Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến đã tháo chạy tán loạn trước tiếng la ré xung phong của một toán lính Nhật. Nhưng đại đội lính Mỹ khác thì lại tiếp tục chiến đấu, giết sạch hết toán lính Nhật (độ 10 người), và khám phá ra rằng hầu hết những tên lính Nhật này không võ trang gì cả. Nếu chuyện trên xảy ra cho một đơn vị quân đội VNCH, thì chắc chắn những kẻ muốn bôi nhọ quân đội này sẽ lợi dụng đó như là một "cơ hội bằng vàng" để mạ lị rằng toàn thể quân lực VNCH là hèn nhát.

Tại sao vậy? Tôi đã nêu ra câu trả lời rồi. Tất cả tùy thuộc vào màu da và ngôn ngữ của các binh sĩ liên hệ. Sự thật bỉ ổi là việc mạ lị quân đội VNCH lại xuất phát từ tinh thần kỳ thị chủng tộc và bồng bột của nền văn hóa Hoa Kỳ.

Tôi có thể làm chứng cho việc xuyên tạc đầy ác ý và phổ quát này. Khi vừa đến Việt Nam vào tháng 6 năm 1969, tôi đã chứng kiến ngay sự ngu ngơ và thái độ khinh bỉ của một số người Mỹ đối với nhân dân và quân đội VNCH. Cái thái độ đó nằm trong mọi tập thể quân nhân da trắng lẫn da đen, trong các giới dân sự cũng như ký giả Hoa Kỳ. Phong trào thù ghét đất nước và nhân dân Việt Nam bị lan tràn như một thứ bệnh dịch truyền nhiễm đáng ngạc nhiên.

Tôi quen một viên đại úy Hoa Kỳ tốt nghiệp về môn điện ảnh từ một viện đại học danh tiếng (một ngành chuyên môn được dùng để giúp nâng cao tŕnh độ nhận thức quan sát). Khi viên đại úy này trở lại đơn vị sau một chuyến công tác ngắn tại Thái Lan, anh ta ca ngợi đáo để dân tộc Thái Lan. Anh nói rằng: "Dân Thái Lan cho con cái đi học khác hẳn với dân Việt Nam". Anh ta ngạc nhiên nhưng lại không lộ vẻ hối hận khi tôi chỉ cho anh thấy một ngôi trường Việt Nam sát nách doanh trại chúng tôi. Bất cứ ai có mắt cũng đều thấy hàng trăm em học sinh mặc đồng phục quần xanh áo trắng qua lại mỗi ngày, chỉ trừ anh chàng phim ảnh này không nhìn thấy các em mà thôi.

Thật là mỉa mai khi người Việt Nam có tiếng hiếu học hơn người Mỹ, và miền Nam Việt Nam đã nâng cao được mức biết đọc biết viết từ 20% lên 80% trong khi đất nước chiến tranh triền miên (và mặc dù Cộng Sản chủ trương giết hại các giáo chức), thế mà lại bị anh chàng phim ảnh này cho rằng Việt Nam không có trường học. Vì bị gởi đi chinh chiến xa xôi và bị cách biệt gia đình, nên anh Mỹ này nảy sinh lòng oán ghét Việt Nam, và tạo nên thành kiến rằng mọi người Việt Nam đều đáng khinh. Do đó, trong đầu anh cứ ám ảnh là Việt Nam không có trường học, dần rồi cái tâm lý bệnh hoạn đó đã làm hư đi cái khả năng nhận thức và đánh lừa cả thị giác của anh.

Hãy tưởng tượng cái tâm trạng của một tập thể lính Mỹ ít học, sống giữa một nền văn hóa xa lạ và thần kinh lúc nào cũng bị căng thẳng ra sao?! Có lẽ chúng ta không nên trách cứ những người lính thiếu học này, lỗi là do nơi các cấp chỉ huy Hoa Kỳ đã huấn luyện họ hiểu một cách mơ hồ về đất nước Việt Nam cũng như về thực chất của cuộc chiến.

Tuy nhiên, đó không phải là cái cớ để các cựu chiến binh Mỹ huênh hoang rằng họ hiểu những cái mà họ đã thấy tại Việt Nam. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam cần được vinh danh về các đức tính can đảm, hy sinh, ái quốc của họ. Nhưng can đảm và hy sinh không đồng nghĩa với kiến thức. Đánh giặc tại Việt Nam không làm cho những người lính này trở thành những chuyên viên thông thạo về đất nước hoặc cuộc chiến Việt Nam, cũng như việc mang nặng đẻ đau không thể biến người đàn bà trở thành một chuyên gia về thai nhi học được.

Giới truyền thông Mỹ cũng chẳng khá gì hơn. Trong một phóng sự đầy thành kiến, tôi nghe một phóng viên lên án Không Lực VNCH - dù đã được tân trang qua chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh - thế mà lại "đẩy cho Không Quân Hoa Kỳ" thực hiện những phi vụ nguy hiểm ngoài Bắc Việt. Trên thực tế Hoa Kỳ không muốn Không Quân VNCH bay ra Bắc (chỉ trừ vài phi vụ oanh tạc ban đầu). Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn kiểm soát kế hoạch oanh tạc để dùng nó như một lá bài thương thuyết. Vì không muốn miền Nam Việt Nam có bất cứ quyền kiểm soát nào trong chính sách oanh tạc, Hoa Kỳ đã trang bị cho Không Quân VNCH những vật dụng không thích hợp cho các phi vụ ra Bắc. Miền Nam Việt Nam không được cung cấp oanh tạc chiến đấu cơ, phi cơ tiếp liệu trên không, vũ khí hay các dụng cụ điện tử cần thiết cho các phi vụ này. Đó là quyết định của người Mỹ.

Câu hỏi đặt ra là có phải người phóng viên truyền hình nêu trên dốt đặc về sự kiện đó hay giả vờ không biết nhằm đi hạ nhục những đồng minh của Hoa Kỳ. Dựa vào các lời lẽ lố bịch, chói tai và thanh âm của anh ta, tôi kết luận rằng anh ta chủ mưu làm như vậỵ. Một thí dụ khác nói lên cái thành kiến của giới truyền thông, đó là trận chiến vây hãm Khe Sanh. Nếu bạn đi hỏi một ngàn người Mỹ từng nghe biết về trận đánh này rằng đơn vị nào chiến đấu tại Khe Sanh, thì có lẽ hầu hết đều trả lời là Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhưng sẽ làm họ ngạc nhiên nếu có một người trong số ngàn người đó nói rằng có một tiểu đoàn Biệt Động Quân VNCH đã cùng chia sẻ nỗi gian lao với các đồng minh Thủy Quân Lực Chiến Hoa Kỳ trong trận chiến ngặt nghèo đó. Có nhiều đơn vị VNCH khác cũng đã hổ trợ chiến đấu bên ngoài vòng đai căn cứ Khe Sanh.. Giới truyền thông Mỹ không đếm xỉa đề cập đến các chiến hữu đồng minh của Hoa Kỳ, mà họ chỉ để ý đến những điều bê bối thôi, bởi vậy những binh sĩ VNCH chiến đấu cam khổ này đã bị trở thành những chiến sĩ "vô hình" của Khe Sanh.

Tất cả thành kiến - trong quân đội cũng như trong truyền thông - được thể hiện rõ ràng qua các bản tin chiến sự về cuộc hành quân Hạ Lào năm 1972.

Trong cuốn phim tài liệu truyền hình mười năm trước đây, có một đoạn phỏng vấn lính Mỹ trong lúc chiến trường Hạ Lào đang tiếp diễn. Các lính Mỹ được phỏng vấn này đang sống an toàn tại hậu cứ Nam Việt Nam. Họ "giải thích" về sự chiến đấu của quân đội VNCH với những lời lẽ khinh bỉ và kỳ thị. Thế mà sau đó người phóng viên này đã ca ngợi khen mấy người lính G.I Mỹ đó am tường về tình hình chiến sự hơn là các nhà tướng lãnh Hoa Kỳ.

Trận Hạ Lào đã trở thành đề tài vì nó có liên quan đến một tấm hình có cảnh người lính VNCH bám vào cái càng máy bay trực thăng để trốn chạy khỏi chiến trường. Tấm hình này bị bêu riếu khắp nước Mỹ ngày này qua tháng nọ như là một "bằng chứng" về sự khiếp nhược của quân lực VNCH. Thực tế, đây là một trò cổ điển nói lên mãnh lực của sự xuyên tạc hình ảnh. Thật ra thì sự việc nó diễn tiến như sau: Binh sĩ VNCH bị tấn công bởi một lực lượng Cộng quân hùng hậu. Quân đội Hoa Kỳ đã thất bại trong việc yểm trợ như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh. Những báo cáo cho biết là lính trên trực thăng đã đạp những thùng đạn đại bác từ cao độ 5,000 feet xuống với hy vọng chúng sẽ rơi vào vòng đai của quân đội VNCH. Các trực thăng đó đã không thể nào bay thấp hơn được.

Đại tá Robert Monelli, một sĩ quan Hoa Kỳ có mặt trong mặt trận đó đã kể lại trên báo Armed Forces Journal số 19 tháng 4 năm 1972 như sau: "Một tiểu đoàn VNCH với 420 binh sĩ bi bao vây liên tiếp trong ba ngày bởi một trung đoàn Cộng Sản độ 2,500 đến 3,000 tên. Quân đội Hoa Kỳ không thể tiếp tế cho họ được. Họ phải chiến đấu cho tới khi gần hết đạn, rồi mở đường máu bằng khí giới tịch thu của địch. Họ đã mang theo tất cả binh sĩ bị thương và cả một số xác chết. Không ảnh thám sát chụp được rõ ràng có 637 xác địch rải rác chung quanh căn cứ.

Về phía quân đội VNCH, tiểu đoàn trên chỉ còn lại có 253 binh sĩ sau khi đến được vòng đai bạn. Chừng 17 người trong số binh sĩ này bị khủng hoảng và đã bám vào càng trực thăng để chạy trốn, số binh sĩ còn lại thì không làm như vậỵ"

Bây giờ, có thể một số người cho rằng hành động bám vào càng trực thăng đang bay và dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không địch là một hành động gan dạ. Hãy xếp đề tài đó qua một bên, tôi muốn đề cập đến việc là tại sao chỉ có một trường hợp riêng lẻ như vậy - xáp lá cà mở đường máu rút lui (được coi là một chiến thuật khó khăn nhất trong binh thư) lại bị thổi phồng để đi lên án cả một quân lực, cả một quốc gia, cả một dân tộc?

Câu trả lời là tại vì kỳ thị chủng tộc. Các người lính VNCH bám lủng lẳng vào trực thăng bị coi là những tên ngoại quốc hợm hĩnh. Nhưng nếu là lính Mỹ, hay cả lính Anh, thì hành động này đã gây được lòng trắc ẩn vì được biện minh rằng họ vừa trải qua một cuộc thử thách đầy cam go. Bằng cớ cho lập luận này có thể thấy được qua cái phản ứng của người Mỹ đối với cuộc rút lui của binh sĩ Hoàng Gia Anh trong những ngày đầu của trận Đệ Nhị Thế Chiến. Từng có một số lần nhục nhã đã xảy ra trong quân đội Hoàng Gia Anh tại Dunkirk và nhiều nơi khác. Tại Dunkirk, một trung sĩ trên một chiếc tàu cấp cứu đã chĩa súng tiểu liên vào các binh sĩ khủng hoảng để duy trì trật tự. Trên một con thuyền khác, binh sĩ phải dùng báng súng đánh vào đầu một viên sĩ quan để ông ta khỏi leo qua mép thuyền làm nước tràn vào. Tại Crete, một lữ đoàn Tân Tây Lan phải lập vòng đai an toàn quanh biển bằng dao găm để ngăn chặn binh sĩ Hoàng Gia Anh tràn ngập lên thuyền. Cái hình ảnh quân đội Hoàng Gia Anh đơn thân độc mã chống lại Hitler năm 1940 thì ca ngợi là một biểu tượng đầy đủ dữ kiện, còn những trường hợp riêng lẻ như các trường hợp kể trên không được phép làm hoen ố cái bức tranh toàn cảnh dũng cảm và tận tụy của những người lính chiến.

Thành thật mà nói thì quân đội VNCH đã chiến đấu một cách tầm thường trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngoại trừ trận đánh hào hùng và tuyệt cú tại mặt trận Xuân Lộc. Nói vậy chứ nó cũng có những nguyên do của nó. Và cũng có nhiều yếu tố để ta tin rằng nếu nhận được sự yểm trợ chân thành từ phía Hoa Kỳ, quân đội VNCH đã có thể tạo được những trận thư hùng như kiểu Xuân Lộc, và không chừng ngay cả việc họ đã cứu vãn được đất nước.

Vấn đề đặt ra đây một lần nữa không phải đề bàn đến cách ứng xử của miền Nam Việt Nam, nhưng chính là đem so sánh cách ứng xử của họ với Hoa Kỳ để xem liệu Hoa Kỳ ứng xử ra sao nếu Hoa Kỳ bị nằm trong một hoàn cảnh, tình huống tương tự. Và thật sự - nếu binh sĩ Hoa Kỳ bị bỏ rơi giống như Hoa Kỳ đã cắt viện trợ Miền Nam Việt Nam một cách nặng nề trong năm 1974, nhiều tháng trước khi địch quân mở những trận tổng công kích lần chót. Hậu quả là chỉ có rất ít nhiên liệu và đạn dược cung cấp cho miền Nam Việt Nam. Phi cơ và quân xa của VNCH bị nằm ụ vì thiếu phụ tùng. Binh sĩ phải ra trận với máy truyền tin mà không có bình batteries, và các toán cứu thương thiếu cả các loại thuốc thang căn bản. Pháo binh thì bị giới hạn bắn được ba trái đạn mỗi ngày trong ngày cuối cùng của cuộc chiến. Tình trạng bi đát đến nỗi tư lệnh quân đội Bắc Việt xâm lăng miền Nam Việt Nam, tướng Văn Tiến Dũng cũng thừa nhận rằng khả năng di động và hỏa lực của quân đội VNCH đã sút giảm phân nửa. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp về vật chất, chúng ta cũng phải để ý đến những tác hại tinh thần đối với các binh sĩ VNCH. Lợi dụng tình thế bi thảm này, quân đội Bắc Việt đã ào ạt tấn công với đầy đủ vũ khí tối tân, chiến xa và đại bác di động.

Vâng, quân đội VNCH đã bại vong. Họ đã vất bỏ các chiến cụ (phần lớn đã không còn dùng được vì thiếu phụ tùng) và một số đạn dược (số đạn mà họ đã dành dụm tối đa cho đến khi nó trở thành quá muộn để bắn, bởi vì họ biết rằng sẽ không bao giờ nhận được tiếp tế nữa). Vậy thì lỗi của ai? Của họ... .hay của Hoa Kỳ?

Vâng, miền Nam Việt Nam rút quân khỏi các tỉnh cao nguyên e có phần trễ và vụng về, đưa đến sự khủng hoảng và sụp đổ. Nhưng làm sao chính phủ miền Nam Việt Nam lại cam tâm bỏ rơi đồng bào họ sớm hơn trước được, khi mà địch quân chưa tung ra một áp lực nào ? Đã có lúc miền Nam Việt Nam hy vọng oanh tạc cơ B52 Hoa Kỳ sẽ trở lại giúp họ ngăn chặn làn sóng tiến quân của Cộng Sản. Nhưng khi rõ ràng là việc này sẽ không xảy ra, binh sĩ trở nên hoang mang là một điều dễ hiểu thôi. Tinh thần chiến đấu suy sụp, nhiều binh sĩ bị bỏ ngũ - không phải họ hèn nhát hay không muốn chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng bởi vì họ không muốn chết một cách vô ích trong khi gia đình đang cần.

Liệu Hoa Kỳ đã có thể làm gì khá hơn nếu ở trong tình trạng y hệt miền Nam Việt Nam thời 1975? Liệu các đơn vị Hoa Kỳ có tiếp tục hăng say chiến đấu trong lúc quân xa và hệ thống truyền tin thì hư hỏng, y tế thì què quặt, nhiên liệu và đạn dược thì thiếu thốn, không được máy bay yểm trợ - lại phải đương đầu trước một địch quân hùng hậu hỏa lực, đầy đủ tiếp liệu và tinh thần phấn khởi ? Tôi không tin như vậy.

Liệu miền Nam Việt Nam có thể chiến thắng vào năm 1975 nếu chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho họ một số lượng tương đương với số tiếp liệu mà khối Cộng Sản đổ vào Bắc Việt ? Câu trả lời không ai biết được. Nhưng chắc chắn một điều là họ cũng có được cơ hội chiến đấu bình đẳng, thế mà Hoa Kỳ đã phản bội tước đi cái cơ hội này của họ. Chắc chắn họ đã có thể chiến đấu một cách hiệu quả hơn. Rồi dù có thua, họ cũng thua một cách hào hùng trong một trận chiến để đời, và biết đâu đã chẳng tạo được một cuộc kháng chiến thần thánh như A Phú Hãn.

Ví dù miền Nam Việt Nam có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam Việt Nam và nhục mạ quân lực VNCH đã sai lầm.

Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng tự do.
 
Ngô Kỷ chuyển ngữ



 
 
 
 
HEROIC ALLIES 
by Harry F. Noyes III
"Vietnam" - August 1993
 


They were small, talked in sing-song squeaks, put a smelly fish sauce on their food, and often held hands with each other. 

It is not surprising that American troops sent to Southeast Asia -- mostly young, indifferently educated, and molded by a society with too much self-esteem and too little understanding of other cultures -- found it hard to empathize with South Vietnam's soldiers. 

Still, it is a pity that many veterans of the Vietnam War have joined radical agitators, draft dodgers and smoke-screen politicians to besmirch the honor of an army that can no longer defend itself. To slander an army that died in battle because America abandoned it is a contemptible deed, unworthy of American soldiers. 

Perhaps some find my assertion incredible. How can I possibly defend the armed forces of South Vietnam? Everybody "knows" they were incompetent, treacherous and cowardly, isn't that so? 

No, it is not. This article will outline some of the more compelling evidence against this scurrilous mythology and also examine why such a mythology arose to begin with. 

Of course, the South Vietnamese forces were imperfect. They had their share of bad leaders, cowardly troops, and incidents of panic, blundering and brutality. So did the American forces in Southeast Asia. 

In some respects -- organization, logistics, staff work and leadership -- South Vietnam's armed forces did lag behind U.S. forces. But how could one expect otherwise in a developing nation that had just emerged from colonialism and was suddenly plunged into a war to the death against a powerful enemy supplied by the Communist bloc? 

In fact, many of the weaknesses exhibited by the South Vietnamese forces were identical to the ones displayed by the U.S. armed forces during the American War of Independence, even though late 18th-century America had several advantages: the whole scale of the Revolutionary War was smaller and easier to manage; America's colonial experience, unlike Vietnam's, had fostered local self-government and permitted the country to develop some truly outstanding leaders; the British were less persistent than the North Vietnamese; and the French allies did not abandon young America the way the U.S. government abandoned South Vietnam. 

But in any case, organization, logistics, staff work and even leadership are not the qualities at issue in the slandering of the South Vietnamese forces. 

Two questions touch on the real issue. Were South Vietnamese fighting men so lacking in character, courage, toughness and patriotism that Americans are justified in slandering them and assigning them all blame for the defeat of freedom in Southeast Asia? Were U.S. soldiers so much better than their allies that Americans can afford to treat the South Vietnamese with contempt? The answer to both questions, I submit, is a resounding "No!" 

The objective "big-picture" evidence is clear. The Tet Offensive of 1968 was supposed to crack South Vietnam's will to resist. Instead, South Vietnamese forces fought ferociously and effectively: no unit collapsed or ran. Even the police fought, turning their pistols against heavily armed enemy regulars. Afterward the number of South Vietnamese enlistments rose so high, according to reports at the time, that the country's government suspended the draft call for a while. 

In the 1972 Easter tide Offensive, isolated South Vietnamese troops at An Loc held out against overwhelming enemy forces and artillery/rocket fire for days, defeating repeated tank assaults. I later met a U.S. adviser who described how a South Vietnamese infantry squad in his area was sent to destroy three enemy tanks. The members of the squad dutifully destroyed one tank, then decided to capture the other two. As I remember, they got one, but the other made its escape, with the South Vietnamese chasing it down a road on foot. The soldiers got chewed out upon returning...for letting one tank get away. The squad's performance may not be the best demonstration of military discipline, but the incident demonstrates the high morale and initiative that many South Vietnamese soldiers possessed. Certainly it does not support charges of cowardice. 

As further evidence, consider South Vietnam's final moments as an independent nation in 1975, when justifiable despair gripped the country because it became clear that the United States would provide no help (not even fuel and ammunition). Yet one division-sized South Vietnamese unit held off four North Vietnamese divisions for some two weeks in fierce fighting at Xuan Loc. By all accounts, that battle was as heroic as anything in the annals of U.S. military history. The South Vietnamese finally had to withdraw when their air force ran out of cluster bombs for supporting the ground troops. 

Once I saw a television documentary about an Australian cameraman who had covered the war. Unlike U.S. reporters, he spent much of his time with the South Vietnamese forces. He attested to their fighting spirit and showed film footage to prove it. He also recalled visiting an enemy-controlled village and being told that the Communists feared South Vietnamese troops more than Americans. The principal reason was that Americans were noisy, so the enemy always heard them coming. But that would have been immaterial if the South Vietnamese had not also been dangerous fighters. 

However, the most important evidence of South Vietnamese soldiers' willingness to fight comes from two simple, undeniable, "big-picture" facts -- facts that are often ignored or disguised to cover up American failure in Vietnam. 

Fact One: The war began some seven years before major American combat forces arrived and continued for some five years after the U.S. began withdrawing. Somebody was doing the fighting, and that somebody was the South Vietnamese. 

Fact Two: The South Vietnamese armed forces lost about a quarter-million dead. In proportion to population, that was equivalent to some 2 million American dead (double the actual U.S. losses in all wars combined). You don't suffer that way if you're not fighting. 

How, then, did the South Vietnamese get their bad reputation? 

Certainly there were occasional displays of incompetence and panic by South Vietnamese forces. The same can be said of U.S. forces. I knew an American artillery commander whose gunners once had to defend their firebase by firing canister point-bank into enemy ranks because the U.S. infantry company "protecting" them had broken in the face of the enemy assault and was huddling, panic-stricken, in the midst of the guns. 

That incident does not mean the whole U.S. Army was cowardly, and occasional breakdowns among America's allies did not mean all South Vietnamese soldiers were cowards. Yet one would think so, the way the story gets told by some veterans -- and by the political apologists for a U.S. government that left South Vietnam in the lurch.

The truth of the matter was best stated nearly two centuries ago when a British woman asked the Duke of Wellington if British soldiers were ever known to run in battle. "Madam," replied the Iron Duke, "All soldiers run in battle." 

Even a cursory study of military history confirms this. Civil War battles reveal a continuous ebb and flow of bravery and fear, as Confederate and Union units alike first attacked bravely, then crumbled and fled under horrendous fire, before regrouping and charging again. No armies ever laid more justified claim to sheer self-sacrificing heroism than those two, yet they were subject to panic as a routine price for doing bloody business on the battlefield. 

Author S.L.A. Marshall describes how one American rifle company in World War II fled in panic from a screaming Japanese banzai charge: a second unit fought on, quickly killing every Japanese soldier involved (about 10), and discovered that most of them were not even armed. 

If the same thing had happened to a South Vietnamese unit, it undoubtedly would have been cited repeatedly by self-appointed pundits as incontrovertible proof of the cowardice of all South Vietnamese troops. 

Why? We've already hinted at the answer. It all depends on the color and native tongue of the troops involved. The ugly truth is that the South Vietnamese forces' false reputation is rooted in American racism and cultural chauvinism. 

I can personally attest to the pervading, massive and truth-distorting reality of the phenomenon. When I arrived in Vietnam in June 1969, I immediately began to witness continuous displays of ignorance and contempt by some Americans toward the Vietnamese people and their armed forces. 

White troops, black troops, and civilian Americans such as journalists -- all were equally afflicted. This passionate hatred of Vietnam and its people had an astonishing power to become contagious. 

I knew an American captain with a graduate degree from a prestigious university in cinematography (presumably a specialty that improves visual perceptiveness). He once returned from temporary duty in Thailand singing the praises of the Thai. 

"They send their kids to school," he said, contrasting them with the South Vietnamese. He was surprised, but not repentant, when I pointed out that there was a Vietnamese school right next door to our compound! Hundreds of little kids in bright blue-and-white school uniforms could be seen there daily -- by anyone whose eyes were open. But this filmmaker apparently could not see them. 

It is ironic that the Vietnamese -- who by reputation honor learning more than Americans do and who raised South Vietnam's literacy rate from about 20 percent to 80 percent even as war raged around them (and despite the enemy's habit of murdering teachers) -- were accused by the filmmaker of having no schools. 

Because he was fighting in a foreign country and was separated from his family, this American had built up a hatred for Vietnam, and he wanted to believe the Vietnamese people were contemptible. Therefore, it was important to him to believe that they had no schools; and his emotions literally interdicted his optic nerves. 

Imagine the feelings of the undereducated masses of American troops faced with a strange culture in a high-stress environment! Perhaps one cannot blame the troops for their ignorance. Heaven knows the U.S. command made only the most perfunctory effort to educate them about Vietnam and the nature of the war. 

However, that is no excuse for veterans to pretend that they understand what they saw in Vietnam. America's Vietnam veterans must be honored for their courage, sacrifice and loyalty to their country. But courage and sacrifice are not the same as knowledge. Fighting in Vietnam didn't make soldiers into experts on the country or the war, any more than having a baby makes a woman an expert on embryology. 

What most U.S. soldiers did there taught them little or nothing about South Vietnam's culture, society, politics, etc. Few Americans spoke more than a half-dozen words of Vietnamese; even fewer read Vietnamese books and newspapers; and not many more read books about Vietnam in English. 

Except for advisers, few Americans worked with any Vietnamese other than (perhaps) the clerks, laundresses and waitresses employed by U.S. forces. 

Most important for our purpose, few U.S. troops ever observed South Vietnamese forces in combat. Even the ones who did rarely considered the attitude differences that must have existed between soldiers like the Americans, who only had to get through one year and knew their families were safe at home, and troops like the South Vietnamese, who had to worry about their families' safety every day and who knew that only death or grievous wounds would release them from the army. The Vietnamese naturally used a different measuring stick to determine what was important in fighting the war. 

Journalists were no better. Consider a biased TV report I heard in which a reporter denounced South Vietnam's air force because -- despite Vietnamization -- it "let the Americans" fly the tough missions against North Vietnam. 

In fact, it was the United States that would not let the South Vietnamese fly into North Vietnam (except for a few missions in the early days of the bombing). The American leaders wanted to control the bombing so that the United States could use it as a negotiating tool. 

Not wanting the South Vietnamese to have any control over bombing policy, the U.S. forces deliberately gave them equipment unsuited for missions up North. South Vietnam did not get the fighter-bombers, weapons, refueling aircraft or electronic-warfare equipment necessary for such missions. It was an American decision. 

The TV reporter in question either was ignorant of that fact or chose to ignore it in order to do a hatchet job on the American allies. Considering his blatantly biased words and tone of voice, I concluded that any ignorance he suffered from was deliberate. 

Another example of media bias came during the Khe Sanh siege. If you asked a thousand Americans which units fought at Khe Sanh, most of those who had heard of the battle would probably know that U.S. Marines did. But it would be surprising if more than one out of the thousand knew that a South Vietnamese Ranger battalion had shared the rigors of the siege with American Marines. Other South Vietnamese units took part in supporting operations outside the besieged area. The U.S. media just did not consider the American allies worthy of coverage unless they were doing something shameful, so these hard-fighting soldiers became quite literally the invisible heroes of Khe Sanh. 

All this -- soldier and media bias -- came together clearly during news reports of the 1972 incursion into Laos. 

Consider a TV documentary a decade ago. It included film of some American GIs being interviewed during the Laotian fighting. These guys, themselves safely inside South Vietnam, were "explaining" the South Vietnamese army's struggle in contemptuous, racist remarks. The reporter then suggested that these American GIs understood the situation better than the American generals. 

The incursion, of course, is the source of the infamous photo of a South Vietnamese soldier escaping from Laos by clinging to a helicopter skid. This image was and is held up to Americans again and again as "proof" of South Vietnamese unworthiness. 

In fact, it is a classic example of photography's power to lie. What happened was this: The South Vietnamese were struck by overwhelming Communist forces. The U.S.military failed to provide the support that had been promised because enemy anti-aircraft fire was too strong. There were reports of U.S. helicopter crews kicking boxes of howitzer ammunition out the doors from 5,000 feet up, hoping the stuff would land inside South Vietnamese perimeters. The helicopters simply couldn't get any closer. 

Given that context, consider the way Colonel Robert Molinelli, an American officer who witnessed the action, described it in the Armed Forces Journal of April 19, 1971: "A South Vietnamese battalion of 420 men was surrounded by an enemy regiment of 2,500-3,300 men for three days. The U.S. could not get supplies to the unit. It fought till it ran low on ammunition, then battled its way out of the encirclement using captured enemy weapons and ammunition. It carried all of its wounded and some of its dead with it. Reconnaissance photos showed 637 visible enemy dead around its position. 

The unit was down to 253 effectives when it reached another South Vietnamese perimeter. Some 17 of those men did panic and rode helicopter skids to escape. The rest did not. 

Now, some might consider dangling from a high-flying, fast-moving helicopter for many miles, subject to anti-aircraft fire, to be a pretty gutsy move. But, aside from that, how can such an isolated incident -- during a hard-fought withdrawal-while-in-contact (universally acknowledged to be just about the toughest maneuver in the military inventory) -- be inflated into condemnation of an entire army, nation and population? 

The answer is racism. The guys hanging from the helicopter skids were funny-looking foreigners. If they had been Americans, or even British, the reaction undoubtedly would have been one of compassion for the ordeal they had been through.. 

Evidence for this is found in how Americans responded to the British retreats early in World War II. 

There were some disgraceful displays among British forces at Dunkirk and elsewhere. At Dunkirk a sergeant in one evacuation boat had to aim a submachine gun at his panicky charges to keep order on board. On another boat soldiers had to pummel an officer with their weapons to keep him from climbing over the gunwale and swamping the boat. In Crete, a New Zealand brigade had to ring its assigned embarkation beach with a cordon of bayonets to keep fear-stricken English troops from swarming over the boats. 

Yet the image of Britain's lonely stand against Hitler in 1940 is one of heroism. That's perfectly justified by the facts, and isolated incidents like the ones described above should not detract from the overall picture of courage and devotion. 

It is certainly true that South Vietnamese forces gave an undistinguished performance in the final days, with the exception of the incredibly heroic defense of Xuan Loc. 

Yet there are reasons for that. And there are reasons to believe that, with more loyal support from the Americans, the South Vietnamese could have turned in more Xuan Loc-style performances and perhaps even have saved their country. 

The real issue again is not just how the South Vietnamese performed, however; it is how their performance compared with the way Americans might have performed under similar circumstances.. 

And the truth is that American troops -- if they were abandoned by the U.S. the way South Vietnamese were -- probably would perform no better than the South Vietnamese did. 

Remember: the United States had cut aid to South Vietnam drastically in 1974, months before the final enemy offensive. As a result, only a little fuel and ammunition were being sent to South Vietnam. South Vietnamese air and ground vehicles were immobilized by lack of spare parts. Troops went into battle without batteries for their radios, and their medics lacked basic supplies. South Vietnamese rifles and artillery pieces were rationed to three rounds of ammunition per day in the last months of the war. 

The situation was so bad that even the North Vietnamese commander who conquered South Vietnam, General Van Tien Dung, admitted his enemy's mobility and firepower had been cut in half.. Aside from the direct physical effect, we must take into account the impact this impoverishment had on South Vietnamese soldiers' morale. 

Into this miserable state of affairs the North Vietnamese slashed, with a well-equipped, well-supplied tank-and-motorized-infantry blitzkrieg.. 

Yes, the South Vietnamese folded. Yes, they abandoned some equipment (much of which would not work anyway for lack of spare parts) and some ammunition (which they had hoarded until it was too late to shoot it or move it, because they knew they would never get any more). So whose fault was that? Theirs... or America's? 

Yes, South Vietnam's withdrawal from the vulnerable northern provinces was belated and clumsy, leading to panic and collapse. But how could the South Vietnamese government have abandoned its people any earlier, before the enemy literally forced it to? 

For a while the South Vietnamese hoped the American B-52s would return and help stem the Communist tide. When it became clear they would not, understandable demoralization set in. 

The fighting spirit of the forces was sapped, and many South Vietnamese soldiers deserted -- not because they were cowards or were not willing to fight for their country, but because they were unwilling to die for a lost cause when their families desperately needed them. 

Would Americans do any better under the conditions that faced the South Vietnamese in 1975? Would U.S. units fight well with broken vehicles and communications, a crippled medical system, inadequate fuel and ammunition, and little or no air support -- against a powerful, well-supplied and confident foe? I doubt it. 

Would the South Vietnamese have won in 1975 if the U.S. government had kept up its side of the bargain and continued matching the aid poured into North Vietnamese by the Communists? 

The answer is unknowable. Certainly they would have had a fighting chance, something the U.S. betrayal denied them. Certainly they could have fought more effectively. Even if defeated, they might have gone down heroically in a fight that could have formed the basis for a nation-building legend and for continued resistance against Communism on the Afghan model. 

Even if the South Vietnamese had been totally defeated, wholehearted U.S. support would have enabled Americans to shrug and say they had done their best. However, the U.S. did not do its best, and for Americans to try to disguise that fact by slandering the memory of South Vietnam and its army is wrong. 

It is too late now for Americans to make good the terrible crime committed in abandoning the South Vietnamese people to Communism. But it is not too late to acknowledge the error of American insults to their memory. It is not too late to begin paying proper honor to their achievements and their heroic attempt to defend their liberty.

Harry F. Noyes III (BA, University of the South; MA, University of Hawaii) served four years of active duty in the Air Force after his ROTC commissioning in 1967. He was an information officer at Norton AFB, California, and Yokota AB, Japan, and a film researcher/scenarist at Tan Son Nhut AB, South Vietnam. Presently a civilian public affairs specialist at Headquarters US Army Health Services Command, Fort Sam Houston, Texas, he has been editor of the joint Army-Air Force Wiesbaden Post, Wiesbaden Military Community, West Germany, and a reporter covering military affairs at Fort Head, Texas, for the Killeen Daily Herald. He has written articles for a variety of publications.



Chú thích các hình dưới:
 
Vào năm 2000 Ngô Kỷ và phái đoàn cựu quân nhân lái xe hơi đi vòng nước Mỹ từ Califonia tới Hoa Thịnh Đốn, mang theo 3 bức tượng chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và Nữ Cứu Thương do Ngô Kỷ thực hiện một cách gọn nhẹ và “dã chiến,” được  trưng bày tại các nơi quan trọng khắp tiểu bang lớn như New York, Philadelphia, Hoa Thịnh Đốn v.v…nhằm  vinh danh sự chiến đấu anh dũng hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh Hoa Kỳ trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam trước 1975. Ba bức tượng này hiện nay được đặt tại Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam vùng Bắc California. 

 photo
1w5117_zps6ddf7e55.jpg
 photo 1w4116_zps0f688427.jpg
 photo 1w2113_zps5d1747b1.jpg
 photo 1w2111_zps464b9fb3.jpg
 photo 1w2112_zpsff345315.jpg
 photo 1w2114_zps896248e7.jpg
 photo 1w4331_zps93709ed6.jpg
 photo 1bk2_zpsa792777c.jpg
 photo 1qwwww_zps36b05219.jpg
 photo jeep1_zps1c43b853.jpg
 photo
1w91112_zpsd522a726.jpg





Ba của Ngô Kỷ qua đời vào tháng 5 năm 2012, nay Giỗ lần thứ ba.

Little Saigon ngày 21 tháng 6 năm 2015

Kính thưa Quý Thân Hữu,

Bình thường cứ mỗi lần tôi làm, tôi nói, tôi viết điều gì, là tôi làm mất đi một số bạn bè, lý do là vì tôi "dám" xúc phạm, đụng chạm đến người thân hoặc "thần tượng" của họ. Dù lấy làm tiếc, nhưng tôi không có chọn lựa nào khác hơn, chỉ biết tôn trọng quyết định họ mà thôi. Tôi vốn sinh ra trên núi, do đó bản chất rất quê mùa, ăn to nói lớn, không ưa cái lối màu mè, rào trước đón sau, và cũng chẳng thích cái trò đầu môi chót lưỡi, "áo thụng vái nhau," đặc biệt trong vấn đề đấu tranh, tôi chủ trương "pháp bất vị thân," nên tôi chẳng bao giờ sợ hãi hay kiêng nể bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào khi cần phải đối đầu, chính vì vậy mà đưa đến cảnh "bứt dây động rừng," sinh ra một số kẻ thù vây bủa. Còn nói về mặt tích cực, thì cũng chính nhờ cách sống như vậy mà tôi được có thêm một số bạn mới, "cảm tình viên" mới, và tôi xin trân trọng những tình cảm tốt đẹp đó.

Nhân dịp hôm nay là Ngày Từ Phụ "Father's Day," tôi xin gởi vài bài viết cũ đến những người bạn mới, "cảm tình viên" mới, như là lời tâm tình riêng tư gởi đến những người thân. Nếu bài viết này vô tình gây nên sự phiền toái, bất bình với ai đó, thì tôi xin quý vị Delete đi và mong miễn chấp, vì mục đích tôi chỉ muốn gởi tặng bài viết này đến những thân hữu mới của tôi mà thôi.

   Có bài báo Los Angeles Times viết về một phần tiểu sử Ngô Kỷ ở cuối bài viết. 

Trân trọng,

Ngô Kỷ
Hộp thơ: PO.BOX 836
Garden Grove, Ca 92842



Mùa Vu Lan, Ngô Kỷ viếng Mẹ tại Nhà Thờ St Barbara, Santa Ana, Little Saigon,19 tháng 8 năm 2013


Mùa Vu Lan, nỗi lòng của đứa con mồ côi cha lẫn mẹ

                                                                                                               - Ngô Kỷ

Bổn phận làm con thì không phải chờ đến ngày Lễ Vu Lan, hay Mother’s Day, Father’s Day mới nhớ đến công đức trời bể của cha mẹ. Một năm 365 ngày, mà ngay cả một đời người cũng không đủ để mà báo hiếu cha mẹ. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ luôn tràn ngập trong tâm hồn mỗi người con hiếu hạnh, mà những dịp lễ này là để chúng ta biểu lộ một cách cụ thể tấm lòng biết ơn đối với bậc thân phụ mẫu, để rồi trong mỗi thời khắc của cuộc sống, chúng ta không bao giờ quên công ơn sanh thành dưỡng dục nặng tợ cù lao của cha mẹ dù còn sống hay đã khuất.

Tôi vốn không phải là văn nhân, cũng không phải là thiền sư hay nhà đạo đức học, tôi rất ngại trải lòng mình trước đám đông, tuy nhiên hôm nay tôi muốn viết những tâm tình này để riêng tặng những "chiến hữu" và thân hữu yêu mến của tôi.

Trong kho tàng văn chương nhân loại, các văn nhân, thi, nhạc sĩ đã và đang sáng tác những áng văn thơ tuyệt tác, những nhạc phẩm trữ tình, những bức tranh tuyệt mỹ để vinh danh tấm lòng bao la của cha mẹ. Họ thi vị hóa, nhân cách hóa hình ảnh cha mẹ qua các biểu tượng hùng vĩ “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,” hay thân thương, gần gũi như dòng sửa ngọt ngào, bài hát thần tiên, vầng thái dương, đồng lúa chiều, giòng suốt mát, ánh trăng thanh, chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau v.v.., nhưng đối với tôi thì tấm lòng và công lao của cha mẹ không có một vật thể nào có thể so sánh cho tương xứng được. Khi đứng trước tình cha thì núi Thái Sơn cũng mọn hèn và biển Thái Bình Dương có bao la cuồn cuộn cũng không đong đầy bằng tình mẹ.

“Biển Đông có lúc đầy vơi

Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.”

Tình thương của cha mẹ dành cho con cái quan trọng và cần thiết như dưỡng khí “oxygen” mà chỉ cần thiếu vài phút thôi là ta chết mất. Không bút mực, sách vở nào, và ngay cả các vệ tinh của Google, Yahoo cũng không đủ sức chứa hết các dữ kiện diễn tả trọn vẹn về ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Chính vì vậy mà con cái “Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời. Cầu cho cha mẹ sống đời với con.” Tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái tự có trong bản chất con người chứ không có ngôi trường nào dạy được, cũng giống như không có ai dạy con người làm sao biết hít thở không khí để sống.

Sự hiện hữu của chúng ta trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Chính cha mẹ đã tạo nên cái thân mạng hình hài, lo từng miếng cơm tấm áo, chắt chiu từng đồng để tạo cơ hội cho con tiếp thu được mớ kiến thức với đời. Cha mẹ giúp ta vượt qua những khó khăn cạm bẫy, và che chở ủi an trước những phong ba bảo tố của cuộc đời. Lòng mẹ tha thiết như dòng suối hiền rì rào, song tình cha thì sừng sửng cao vời vợi, mà người con phải ngước mắt lên thì mới nhìn thấy được.

Cha mẹ là cái nôi để chúng con lưu lạc tìm về. Trước những đổ vỡ, chán chường, trước những thất vọng trong cuộc đời, trước những khổ đau ngoài xã hội, chỉ còn cha mẹ là thần tượng duy nhất, cao quý, thiêng liêng và không bao giờ sụp đổ để con cái trông cậy tôn thờ. Cha mẹ đã biến con từ không thành có, từ có thành lớn khôn, rồi chia sẻ và bước cùng con trong những bước dài của thành công và thất bại.

Suối tình thương của mẹ thì dịu dàng, thiết tha, đầm ấm, ngọt ngào, nuôi dưỡng con thơ lớn lên trong bầu trời hạnh phúc, trái lại tình thương của cha thì tiềm ẩn dấu kín trong lòng như cam thảo ngậm lâu mới thấm ngọt. Tình thương của cha có một sức lực phi thường để mà che chở cho con, như cây thông sừng sửng trước phong ba mưa nắng để định hướng cho con bước vào cuộc đời.

“Con đúng sai cha chẳng hề để dạ

Vui hay buồn cha giữ lại trong tim

Như núi cao trong giông bão im lìm

Như đáy biển từ muôn đời yên lặng

Tình của cha thẳm sâu và bí ẩn

Bên cạnh con từ thuở mới lọt lòng

Ngoài giá băng nhưng trong rất ấm nồng

Từng bước nhỏ vào đời cha, sẽ thấy ....”

Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ mềm lòng, cha phải giữ kỷ cương, mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực. Mẹ dễ dãi để con vui, nhưng cha thì không chấp nhận sự đầu hàng trước nghịch cảnh mà muốn con phải đứng thẳng vững bước về tương lai phía trước.

Mẹ ru con vào giấc ngũ êm đềm trong tình thương nồng nàn, đằm thắm, dịu dàng, trong khi đó thì cha lại giấu kín tình thương trong lòng và đôi khi tiềm ẩn trong những lần nghiêm nghị dạy dỗ con. Mẹ là giòng suối mát mà mỗi lời nói, cử chỉ, hành động của mẹ đều chan chứa tình thương bao dung. Không có mẹ thì không có tình thương, mà không có tình thương thì không có sự sống. Còn cha thì không thể hiện bằng tình thương ngọt ngào như "chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau" của mẹ, nhưng cha lại uy nghi hùng dũng như núi Thái Sơn, sẵn sàng hy sinh mạng sống để che chắn cho con được bình yên trong cơn giông bão của cuộc đời. Cha là tấm bản đồ định hướng cho bước con đi, là kim chỉ nam giúp con phân biệt thiện ác, xấu tốt của thế thái nhân tình. Không có cha con mất cả tương lai, thiếu tình thương cha thì con không thể lớn khôn được.

"Con có cha như nhà có nóc,

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi".

"Khôn ngoan nhờ ấm ông cha,

Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ".

"Đạo làm con chớ hững hờ,

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm".

"Còn cha gót đỏ như son,

Một mai cha chết gót con đen sì".


Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó! Mời đọc “Lời Khuyên của Cha” của tác giả vô danh:

"Có ai khen con đẹp, con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.

Có ai bảo con ngoan, hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.

Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy .

Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, con hãy đến bên và kề vai gánh giúp .

Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai con hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. 
Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.

Con hãy biết khen,nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền ra cửa sổ. Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.

Nụ cười cho người, con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm.

Nỗi đau, con hãy nén vào trong. Nỗi buồn, hãy biết chia cho người đồng cảm.

Đừng khóc than - quỵ lụy - van nài.

Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang .

Con hãy đưa tay khi thấy người vấp ngã.

Cần lánh xa kẻ thích quan quyền .

Bạn là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có.

Thù là người quặn đau với niềm vui đang có ở trong con .

Chọn bạn sai, cả đời trả giá. Bạn hóa thù, tai họa một đời.

Con hãy cho và quên ngay.

Đừng bao giờ mượn dù chỉ một que tăm, sợi chỉ.

Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản chỉ có ở người vô tâm.

Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt.

Đừng vui quá,sẽ đến lúc buồn. Đừng quá buồn,sẽ có lúc vui .

Tiến bước mà đánh mất mình,con ơi dừng lại! Lùi bước để hiểu mình,con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao!

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp. Nhìn xuống thấp,để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai,nhưng đừng quên quá khứ. Hy vọng vào ngày mai,nhưng đừng buông xuôi hôm nay .

May rủi là chuyện cuộc đời, nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may .

Hãy nói thật ít để làm được nhiều những điều có nghĩa của trái tim. Nếu cần, con hãy đi thật xa,để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng 
cho đời,dù chẳng được trả công.

Những điều cha viết cho con - được lấy từ trái tim chân thật. Từ những tháng năm lao khổ cuộc đời. Từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn. Từ 
bao ngày vất vả long đong.

Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng.

Cha gửi cho con chút nắng,hãy giữ giữa lòng con. Để khi con bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy con sẽ thấy bớt đau và đỡ phải tủi hờn. 
Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ!

Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn. Con hãy chậm bước dù là người đến muộn.

Dù phần con chẳng ai nhớ để dành .

Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa. Hãy buồn với chuyện bất nhân. Và hãy tin vào điều có thật: Con người - sống để yêu thương."

Đáp lại công đức cao sâu thăm thẳm của cha mẹ, con cái phải biết tỏ ra hiếu thảo. Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, dù thời đại này khoa học có tiến bộ, con người có văn minh đến đâu, con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh nào của xã hội, thì giá trị đạo đức con người cũng đều được thẩm định qua đức hiếu hạnh mà con cái đối xử với cha mẹ, ông bà. Chữ hiếu là thước đo nhân phẩm trong xã hội và là nền tảng của đạo đức. “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên,” trong trăm hạnh của con người, hạnh hiếu đứng đầu, và “Hiếu vi công đức mẫu”, hiếu là mẹ của các công đức.

Đức Phật từng dạy rằng: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật, hạnh hiếu là cội rễ của điều thiện.” Cha Mẹ là những người đã tạo ra hình hài, nuôi dưỡng, dạy dỗ và dẫn dắt cho ta đi vào cuộc đời. Vì thế trong Kinh Hiếu Tử, Đức Phật đã dạy: “Nếu chúng sanh nào gặp thời không thấy Phật, thì hãy xem cha mẹ như Phật, gần gũi cha mẹ như gần gũi Phật, tôn thờ cha mẹ như tôn thờ Phật, vâng lời cha mẹ như vâng lời Phật, như vậy mới gọi là hiếu.”“Tột cùng thiện, không gì hơn hiếu. Tột cùng ác, không gì hơn bất hiếu.”

Trong giới răn thứ Năm, Chúa phán: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Đức Chúa Trời ngươi ban cho,” mà hiếu kính cha mẹ có nghĩa là tôn kính và yêu quí cha mẹ. Có người yêu cha mẹ nhưng thiếu lòng tôn kính, một số người khác thì ngược lại, tôn kính cha mẹ nhưng thiếu lòng yêu thương. Chúa muốn chúng ta vừa yêu thương vừa tôn kính cha mẹ. “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tình thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ.” (Êph 6, 1-3)

Người con hiếu kính cha mẹ là người làm trọn những bổn phận sau đây: yêu thương cha mẹ, biết ơn cha mẹ, tôn kính cha mẹ, vâng phục cha mẹ. Truyền thống Việt Nam từ ngàn xưa vốn coi Đạo Hiếu là trọng. Từ ấu thơ ai ai cũng đều đã thấm nhuần “Một lòng thờ Mẹ kính Cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con,” và nó đã trở thành một bài Kinh nhật tụng trong lòng mỗi người con hiếu đạo.

Chữ hiếu quan trọng vô cùng vì đó là nền tảng của gia đình mà gia đình lại là nền tảng của xã hội. Nếu không thương yêu, kính trọng vô điều kiện đối với cha mẹ thì không thể yêu thương tha nhân hay cộng đồng, đất nước được. Khổng tử có nói: “Hiếu là nguồn gốc của nhân, nhân là toàn thể đức tính của tâm. Nhân cốt là yêu thương, mà yêu thương trước hết là yêu thương cha mẹ mình.”

Theo quan niệm nhà Phật, hiếu kính với Cha Mẹ là nền tảng của đạo làm người: “Đã bất hiếu là vong ân bội nghĩa, quên cội nguồn thì không điều ác nào không dám làm. Một người thương đủ hạng người và muôn loài nhưng nếu không yêu kính Cha Mẹ thì chưa xứng đáng là con người, và mọi tình thương kia đều giả dối, không có gốc rễ.”

Con người là thiên tính tối linh của muôn loài trên thế gian mà ý niệm về cha mẹ là ý niệm thiêng liêng cao quý nhất trong mỗi trái tim. Nếu không có ý thức về cha mẹ tức là vô nghì bất hiếu. Còn Cha tức là còn ánh sáng mặt trời, còn Mẹ là còn mặt trăng trong đêm rằm, hai vầng nhật nguyệt soi đường dẫn lối cho những bước con đi. Không có sự mất mát nào lớn bằng khi con mất mẹ mất cha. Cha mẹ là nguồn hạnh phúc bao la bất tận, là kỳ quan vĩ đại tinh cầu trong cuộc đời này mà thượng đế đã ban tặng nên phải biết thương yêu và trân quý. Quả là hẹp hòi, ích kỷ và lỗi đạo khi “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng. Con nuôi Cha Mẹ tính tháng tính ngày.” Công đức bao la của Mẹ được diễn tả qua các câu ca dao và bài thơ ngắn sau:

"Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ".

"Ai rằng công mẹ như non,

Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
".

"Lòng mẹ như bát nước đầy,

Mai này khôn lớn, ơn này tính sao 
".

"Nhớ ơn chín chữ cù lao,

Ba năm bú mớm biết bao thân tình
".

"Con ho lòng mẹ tan tành,

Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi
".

"Nuôi con chẳng quản chi thân,

Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn
".

"Mẹ ngoảnh đi, con dại,

Mẹ ngoảnh lại, con khôn
".

"Mẹ giàu con có, mẹ khó con không".

"Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp một, như đường mía lau
.

"Bồng cho con bú một hồi,

Mẹ đã hết sữa, con vòi con la
".

"Nuôi con buôn tảo bán tần,

Chỉ mong con lớn nên thân với đời.

Những khi trái nắng trở trời,

Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.

Trọn đời vất vả triền miên,

Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con
".

Với những ai còn mẹ, không có gì lớn hơn mẹ nữa đâu, và hãy nói yêu mẹ khi mẹ còn có thể nghe được điều ấy. Kinh nghiệm bản thân, lúc còn Mẹ tôi chẳng biết làm vui lòng Mẹ, để cho đến bây giờ nhìn ra mình lầm lở thì Mẹ đã miên viễn ra đi.

“Ngó lên nhang tắt đèn mờ.  
                                                                                                                
Muốn nuôi cha mẹ bây giờ còn đâu.”

Là một đứa con hư, mãi đến cái tuổi “lục thập nhi nhĩ thuận” tóc ngã hai màu, tôi mới hiểu ra chữ hiếu, sự thương yêu, săn sóc cho cha mẹ là bổn phận của người con. Trễ mất, Mẹ tôi không còn trên dương thế, muốn báo hiếu thì Mẹ tôi đã không còn, giống lời than của Thầy Tử Lộ:

“Mộc dục tịnh nhi phong bất đình. Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”, cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn nuôi cha mẹ thì cha mẹ không còn.

“Có cha có mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đờn đứt giây

Đờn đứt giây còn thay còn nối

Cha mẹ mất rồi ruột rối như tơ.”

Nhắc đến Mẹ lòng tôi xót xa. Vâng, bây giờ tôi mới cảm nhận được sự trống vắng cô đơn, mới hiểu rằng mỗi người trong chúng ta chỉ có một người Cha không thể thay thế được, và chúng ta cũng chỉ có một người Mẹ không ai sánh bằng.

“ Đố ai đếm được lá rừng,

Đố ai đếm được mấy từng trời cao,

Đố ai đếm được những vì sao,

Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.”

Giờ này Mẹ tôi đã đi xa và thật xa, muốn níu kéo lại thì cũng đã muộn màng. Nếu tôi được phép, thì tôi xin nhắc cùng những ai diễm phúc còn Mẹ, hãy nên biết trân quý giữ gìn. Hạnh phúc trong tầm tay hãy giữ chặt vì “Mẹ già như trái chín cây. Gió đưa trái rụng con rầy mồ côi.” Đến khi mất Mẹ rồi thì tiếc nuối  khôn nguôi, mới thấm thía được sự cao cả Mẹ ra sao, và mới thấy cần Mẹ như thế nào.

Ngày Má mất, tôi có cảm giác như bầu trời sụp xuống và hụt hẫng thật lớn. Nếu tôi biết trước ngày giờ Má tôi ra đi thì tôi đã hy sinh tất cả và làm mọi thứ để Mẹ được vui và hạnh phúc. Nếu tôi biết Má mất sớm thì tôi đã chẳng làm Má buồn dù là vô tình chăng nữa. Thời gian không thể ngược dòng, Má mất cũng không sống lại được, chỉ còn lại trong tôi nỗi buồn khắc khoải ăn năn. Trước vong linh Má, tôi có khấn hứa là tôi sẽ không bao giờ làm cho Má buồn nữa, tôi sẽ cố gắng sống xứng đáng là con của Má để Má thỏa nguyện ngậm cười nơi chín suối. Những gì tôi làm chẳng phải để kiếm tiếng ca khen của đời, mà bằng tấm lòng tự nguyện của người con thảo kính mẹ cha, vì tôi muốn Ba hãnh diện, Má được vui dù người đã khuất núi.

“Chiều chiều chim vịt kêu chiều.

Bâng khuâng nhớ Mẹ chín chìu ruột đau.

Thương thay chín chữ cù lao.

Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình.”

Cầu cho Ba Má được “Rest In Peace." Tôi hằng tin rằng nơi bên kia thế giới, Ba Má thương yêu và phù hộ cho tôi, một đứa con có lắm tội tình.


Kính mời đọc và nghe bài viết cũ:

Cha-2-chan-res1.jpg picture by ngoky2009 

YOUTUBE AUDIO: 

Xin bấm vào Link dưới để nghe Anh Nguyên Khôi, Đài Phát Thanh Quê Hương San Jose đọc bài "Viết về Cha nhân ngày Father's Day" do Ngô Kỷ viết:
        
 



   




Viết về Cha nhân ngày Father’s Day 
 
                                                                             . Ngô Kỷ

Kể từ khi tôi mất mẹ, có nhiều lần tôi muốn viết về mẹ, nhưng rồi lại thôi, không làm sao viết nỗi, mới vài đoạn là đôi mắt bị loè nhoè bởi những giọt nước mắt vô hình từ đâu trào ra, và tôi nhận chân ra được là từ thâm tâm của một thằng con ngỗ nghịch và hư đốn này, tôi thương nhớ mẹ rất nhiều.

Mother’s Day 2010 rồi, ba mươi năm tôi mồ côi mẹ, thời gian khá xa so với một đời người, nhưng tình mẫu tử sao lại quá gần, gần đến nỗi tôi có thể thấy được mẹ trước mắt, có thể ôm choàng được mẹ vào lòng, có thể nói cho mẹ nghe tiếng “I Love You”.., và vì những xúc c ảm thiêng liêng, nghẹn ngào đó mà tôi đã không viết gì được cho mẹ. Cho mãi đến hôm nay, nhân ngày Father’s Day, tôi viết mấy dòng chữ cho cha tôi, tôi cố gắng viết thật lẹ, viết thật mau, viết được chừng nào hay chừng đó vì tôi sợ, sợ rằng sẽ không còn cơ hội viết được nữa như tôi đã từng không viết được cho mẹ.

Cuối năm 2008, trong bài “Áo Vũ Cơ Hàn, một vì sao đã tắt”, tôi có nhắc về Ba tôi, và mới đó mà các điều tôi lo sợ bây giờ nó đang lù lù đến. Tôi đã viết như sau:

“Sáng nay, hẹn nhau quán chay Zen của nhà báo Lý Kiến Trúc trên đường Bolsa, chưa kịp hello thì Etcetera hỏi “Sao thấy mặt anh hôm nay xìu quá dzậy?”. Sẵn máu “cải lương” trong người nên trả lời ngay “Không biết hôm nay tại sao tôi buồn. Buồn vì Trời mưa hay bão trong tim?”. Vâng quả thật tôi đang buồn, nhưng không phải buồn vì bị tan vỡ một mối tình trai gái, mà tôi buồn vì hay tin một ngôi sao vừa tắt trên bầu trời nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Minh Phụng, hay Áo Vũ Cơ Hàn, hay Mộ Dung Thạch, hay Mẫn Vân Lâu, hay Hồ Thiên Vũ, hay Tần Lĩnh Sơn, hay Trần Tự Tâm …đã trở về với cát bụi, đã miên viễn ra đi…

Nếu trong Thánh Kinh phán rằng “Không thấy Chúa mà tin”, thì trong trường hợp của tôi, “Không quen biết gì với nghệ sĩ Minh Phụng, thế mà tôi cảm thấy tiếc tiếc, thương thương khi biết tin anh qua đời”. Tâm lý con người thật lạ, cái hạnh phúc có trong tầm tay không thấy quý, nhưng khi vụt mất thì hụt hẫng.

Chiều hôm qua đưa Ba đi bệnh viện, lần này đem theo tờ Việt Weekly đọc trong khi chờ bác sĩ. Lướt qua những trang đầu bởi không thích đọc lại các bài mình đã viết, “cái tôi đáng ghét” mà, nhưng khi đọc đến trang 21 bài “Vĩnh biệt lãng tử “Áo vũ cơ hàn” Minh Phụng - Người nghệ sĩ tuyệt vời nhất trên những đỉnh núi hương sa” do Trần Quốc Bảo viết, bỗng dưng lòng tôi chùng xuống, nghĩa là con tim tôi vẫn còn biết rung động, máu tôi vẫn còn nhồi, thế mà lâu nay dư luận và thiên hạ lại ra rả lên án và nguyền rủa tôi là “đồ bất nhân, bọn tán tận lương tâm, lũ ác độc”, vân vân và vân vân….

Dù tôi và nghệ sĩ Minh Phụng không có “dây mơ rễ má” gì cả, nhưng giữa chúng tôi có lẽ “nặng nợ” nhau một cách vô hình. Cũng vì cái nghèo rách mồng tơi của chàng lãng tử Áo Vũ Cơ Hàn trong tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển mà tôi tự nhiên trở thành “nạn nhân” mỗi lần Ba tôi coi cái DVD đó. Mà càng xui cho tôi là ông ta lại mê cái DVD đó nữa mới chết chứ. Ông coi đi coi lại, mà mỗi lần coi như vậy là tôi chuẩn bị nhận “ly cà phê đen” của Ba: “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”.

Trời ơi, ông Áo Vũ Cơ Hàn nghèo thì kệ ổng chớ có mắc mớ gì tôi. Quả là Ba tôi unfair với tôi. Cái sướng, cái tốt, cái giỏi của Áo Vũ Cơ Hàn thì Ba tôi lại không nhắc tới. Tại sao Ba tôi lờ đi cái cảnh Áo Vũ Cơ Hàn hạnh phúc khi được người đẹp Cát Mộng Thùy Dương yêu thương, được công chúa Tô Ngã Phương Đài an ũi. Ba tôi lại phớt đi cái chuyện Áo Vũ Cơ Hàn đối xữ cao thượng với người bằng hữu Tô Ngã Giang Châu, và Ba tôi cũng làm thinh về cái tài và lòng mã thượng của Áo Vũ Cơ Hàn đối với tên cướp biển Thạch Vũ. Ông bà mình quả thật mình nói không sai, “Bụt nhà không thiêng”, và điều này lại vô tình ứng dụng vào trường hợp của tôi.

Tôi ghét cái ông Áo Vũ Cơ Hàn này dễ sợ, nói đúng hơn là tôi “ghen” với ông. Ông nghèo nhưng ngoài đời ông có tới mấy vợ, nào là Kiều Tiên, Diêu Huê…, nào là có cả một đàn con nối nghiệp, mà trong đó có Tiểu Phụng, Y Phụng đang là nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên điện ảnh nổi danh. Ông đang có hàng triệu khán thính giả tại quốc nội và hải ngoại ái mộ. Chỉ cần ông chia cho tôi một phần nho nhỏ cái mà ông đang có thì tôi đã cảm thấy hạnh phúc biết dường nào.


Từ nhỏ tôi đã thích loài chim biển, chính vì vậy hầu hết những văn thơ “con cóc” của tôi được lấy bút hiệu là Hải Âu, và cho đến khi qua Mỹ, thì ngoài cái tên Email ngokyusa2@yahoo.com thì tôi cũng có thêm cái Email ngoviethaiau@yahoo.com   và nickname trên các diễn đàn Paltalk tôi cũng lấy là Ngô Việt Hải Âu. Quả là một trùng hợp ngẫu nhiên khi phát giác ra là mình thích tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển từ lúc nào không biết. Phải chăng trong tôi đã ái mộ nghệ sĩ Minh Phụng và ngưỡng mộ khí tiết bất cần đời của lãng tử Áo Vũ Cơ Hàn?!

Nói về Áo Vũ Cơ Hàn mà không nói sơ về Ba tôi thì quả là việc thiếu sót. Như đã nói, Ba tôi luôn sẵn sàng “lợi dụng” cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này để “xài xể” tôi, tuy nhiên nói cho cùng thì ông ta cũng có cái lý của ông, tôi đâu có oan ức gì mà phản đối. Ba tôi so sánh tôi với nhân vật Áo Vũ Cơ Hàn như vậy là ổng đã nâng cấp tôi lên một bực rồi đấy, vì Áo Vũ Cơ Hàn khá hơn tôi nhiều, còn có rượu để uống, còn có vua mời vào cung điện để ở, chứ còn tôi thì trên trang Thư Độc Giả của báo Người Việt thì không thiếu những câu: “Ngô Kỷ biểu tình để xin bố thí miếng bánh mì, đồ du thủ du thực, mất dạy, du côn, chí phèo, homeless, chống cộng quá khích, cực đoan, chống cộng tới chiều, làm chuyện tào lao, bao đồng, dị hợm,” vân vân và vân vân.

Làm Cha Mẹ ai lại không xót xa và tủi thân khi thấy con cái mình bị “nguyền rủa” như vậy, tôi thấy ân hận và có lỗi với Ba tôi quá. Nhưng “Cha Mẹ sinh con, Trời sinh tính”, tôi sống theo cái nhân sinh quan và lý tưởng của tôi. Chính vì vậy những chuyện “ngoài đường” ít khi nào tôi kể cho Ba nghe, hay những trang báo nhục mạ tôi thường được tôi “tự ý đục bỏ” trước khi đưa cho Ba đọc. Tôi không muốn Ba tôi buồn, tôi không muốn Ba tôi chịu nhục lây một cách vô tội vạ.

Con nào mà không thương Cha Mẹ, Khổng Tử có khuyên: “Kẻ nào tôn kính mẹ cha, sẽ thấy niềm vui trong con cái mình”, và “Tuổi của cha mẹ không nên không biết: một là để mừng (cha mẹ sống lâu), một là để lo (vì cha mẹ già yếu)”. Chính vì vậy mà tôi muốn Ba tôi sống bình thản vô tư để ông có thể sống thêm vài ba năm nữa với con với cháu.

Thời trung học, tôi có đọc Nhị Thập Tứ Hiếu, có người con lấy làm buồn khi những ngọn roi cha quất vào lưng mình không còn mạnh và không cảm thấy đau vì thể hiện sức cha đã già yếu lắm rồi. Do đó tôi sẽ lấy làm lo âu và sẽ cảm thấy thiếu thốn và hồi hộp nếu tôi không còn nghe tiếng la mắng của Ba “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”.

Tài liệu viết rằng cải lương hiền hòa, chất phác, thủy chung, điệu nghệ, khí khái, và tôi tin là nghệ sĩ cải lương Minh Phụng có đủ yếu tố như vậy. Nghệ sĩ Minh Phụng ra đi để bao thương tiếc, ngậm ngùi cho gia đình, cho khán thính giả mộ điệu bốn phương. Còn riêng tôi, tôi bắt đền anh vì tôi chỉ lo rằng anh chết đi rồi, Ba tôi không còn xem tuồng “Tâm Sự Loài Chim Biển” nữa, và tôi hết còn được nghe Ba mắng “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”. Vĩnh biệt anh!”

Bài viết trên chưa được hai năm thế mà những điều tôi lo sợ, hay nói đúng hơn là những điều tôi không muốn đến thì nó đang từ từ trở thành hiện thực. Nghĩa là sức khỏe bây giờ không cho phép Ba tỉnh táo xem tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển nữa, và tôi không còn nghe được tiếng Ba mắng “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả.” Bây giờ Ba đọc trước quên sau nên tôi không còn phải “kiểm duyệt” báo trước khi đưa cho Ba đọc vì Ba không còn đủ minh mẫn để phải xót xa vì những lời lẽ nhục mạ, phỉ báng con mình trên báo, và tôi bắt đầu phập phồng lo sợ…

Tôi thích bài thơ đơn sơ nhưng gói gắm lắm “Tình Cha Nghĩa Mẹ” được “thanhthuy” post trên mạng như sau:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không

Đọc lại bài thơ trên làm tôi nhớ đến mẹ. Năm 1979, tôi rời nước Mỹ để đi làm overseas tại Thụy Sĩ không phải vì ham món tiền lương hậu hỹ, mà mục đích là sẵn tiện qua đó làm việc, tôi sẽ tìm cơ hội bảo lãnh Ba Má, Anh Chị Em còn lại Việt Nam được ra ngoại quốc, vì vào thời điểm đó còn sớm quá, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có một liên hệ ngoại giao nào cả, mà Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, có Liên Hiệp Quốc, có Hồng Thập Tự và có nhiều quan hệ với Việt Nam.

 Ngô Kỷ từ Mỹ được mời qua làm việc overseas tại Thụy Sĩ từ 1979-1983

4448.jpg  

Tôi muốn đưa Má ra ngoại quốc để lo chạy chữa bịnh tình cho Má. Nhưng bất hạnh thay, một tiếng sét đánh ngang tai, tôi nhận tin Má chết từ một người bạn du học ở Ý về Việt Nam thăm nhà gọi phone qua báo tin. Trời đất quay cuồng, không gian như tối sầm lại. Tôi như người mất trí, bao nhiêu kỷ niệm mẹ con ôm ấp trong ký ức bỗng có dịp tuôn trào ra. Tôi khóc không nhiều bằng cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu khóc mẹ đến mù mắt, tôi chỉ biết là tôi đã khóc thật nhiều và thật nhiều khi hay tin mất mẹ.

 Ngô Kỷ làm lễ Giỗ Má qua đời tại Việt Nam năm 1980

 vcx21.jpg

Là người sống thực tế, tôi chẳng bao giờ ngạc nhiên và bận tâm về bất cứ cái gì xãy ra trên cõi đời ô trọc này, thế mà có một điều tôi không bao giờ chuẩn bị đón nhận, đó là việc tôi mất mẹ. Chính giờ phút đau khổ lớn lao này, tôi mới thấy tâm trạng chính tôi trong bài thơ Mất Mẹ của Xuân Tâm - Bảo Uyên:

“Năm xưa tôi còn bé

Mẹ tôi đã qua đời

Lần đầu tiên tôi hiểu

Thân phận trẻ mồ côi

Quanh tôi ai cũng khóc

Im lặng tôi sầu thôi

Để dòng nước mắt chảy

Là bớt khổ đi rồi

Lúc bé tôi không tin

Người thân yêu tôi mất

Hôm ấy tôi sững sờ

Và nghi ngờ trời đất

Từ nay tôi hết thấy

Trên trán Mẹ hôn con

Những khi tôi phải đòn

Đau lòng Mẹ khóc trước

Kìa nhà ai bên cạnh

Mẹ con vỗ về nhau

Tìm Mẹ, tôi không thấy!

Lúc buồn, biết trốn đâu?

Hoàng hôn phủ trên mộ

Chuông chùa nhẹ rơi rơi

Tôi biết tôi mất Mẹ

Mất cả một bầu trời.

Ôi trời cao xanh thẳm

Có nghe rõ lời tôi

Từ trần gian cát bụi

Tôi đã mất mẹ rồi!"

Tôi hụt hẫng khi nghe tin Má chết, và ngay cả trong lúc viết những giòng chữ này, tôi ngậm ngùi nối tiếc những năm tháng sống gần Má mà tôi đã không biết trân quý, để đến bây giờ, trong cuộc hành trình đầy cô đơn, trống vắng này tôi thấy nhớ Má vô cùng. Một danh ngôn mà tôi cho là bất tử: “Thế giới có rất nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt vời vĩ đại nhất vẫn là trái tim của mẹ.”

Sau năm 1975, theo vận nước nổi trôi, gia đình tôi bị Cộng Sản đánh tư bản.. Tài sản nhà cửa bị tịch thu, Ba tôi bị bắt đi “cải tạo” tại trại trù Tiên Lãnh, Quảng Nam, Má tôi với cái thân xác gầy gò bịnh hoạn bị bắt đi làm thủy lợi “lao động vinh quang”. Sức tàn lực kiệt, Má được gia đình đưa đến bịnh viện khẩn cấp. Trong giờ thập tử nhất sinh, thế mà bệnh viện bắt gia đình tôi phải chồng đủ tiền y phí trước mới chữa trị, và Má tôi qua đời trong uất nghẹn.

Nguồn hy vọng đưa Má ra nước ngoài chữa bịnh bị sụp đổ, tôi thất vọng tràn trề. Tôi không còn thiết tha gì nữa, tôi quyết định trở lại Mỹ. Trả lời ký giả Eric Bailey số báo Los Angeles Times ngày 20 tháng 8 năm 1992 nhân ngày Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc, trong bài “Proud Immigrant Stands Out Stand Up for Free Vietnam” (Người Di Dân Hãnh Diện Đứng Lên Tranh Đấu Tự Do Cho Việt Nam), tôi nói: “Tôi mất mẹ và tôi mất cả quê hương, nghĩa là tôi đã mất tất cả. Tôi nghĩ rằng tôi phải làm một cái gì khác hơn, điều đó là mong muốn được phục vụ đồng bào tôi.” (I lost my mother and my country – It’s everything… I thought I had to do something different. Something to help my people.)

aaa70.jpg picture by ngoky2009

Và trong bản tin “Protests Divide SoCal’s Little Saigon” của hãng thông tấn Associated Press (AP) đánh đi toàn thế giới, viết về cuộc biểu tình tự phát chống báo Người Việt nhục mạ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, ngày 8 tháng 4 năm 2008, ký giả Gillian Flaccus đã trích dẫn lời phát biểu của tôi: “Những cái giá trị nhất trong đời tôi là Mẹ tôi và lá cờ nước tôi. Tôi đã mất hết. Còn sót lại gì trong cuộc đời của tôi? Tôi không còn gì cả.” (The most valuable things in my life – my mother and my flag – I lost it… What else do I have left in my life? I have nothing.)

Hãng thông tấn Associated Press (AP) là hãng tin lớn hàng đầu
thế giới, cung cấp tin tức cho 1,700 tờ báo, và cho hơn 5,000 đài
truyền hình và đài phát thanh. Có hơn 10 triệu tấm hình. AP có 243
văn phòng lấy tin tại 120 quốc gia trên thế giới. Các bản tin về Ngô Kỷ
biểu tình đều được loan tải trên toàn Hoa Kỳ và thế giới.
Protests Divide SoCal's Little Saigon
 nc5_zpseacacffa.jpg
 nc1_zps0611e418.jpg
Protest organizer Ky Ngo stands in front of a row of American and South Vietnamese flags, during 
a protest outside Vietnamese-language newspaper Nguoi Viet Daily Wednesday, April 2, 2008,
 in Westminster, Calif. Hundreds of noisy protesters have picketed outside the Vietnamese-language 
newspaper for more than two months, ever since it published a picture of a bright yellow 
foot-washing basin lined with the South Vietnamese flag's three red stripes. (AP Photo/Nick Ut)



Có một số người không biết lý do nên họ ngạc nhiên, và từ ngạc nhiên họ lên án, dè bỉu công cuộc đấu tranh chống cộng, chống Việt gian của tôi. Nếu họ nhớ lịch sử nước nhà, nếu họ nhớ sự kiện giặc Tàu giết ông Nguyễn Phi Khanh cha của Nguyễn Trãi, giết ông Thi Sách chồng bà Trưng Trắc thì họ sẽ hiểu tâm trạng và thái độ đối kháng của tôi trước cảnh cả một dân tộc bị áp bức và Má tôi bị chết bởi chính sách ngu muội và tàn nhẩn của bọn cộng sản vô thần.

Tôi không nhớ hết những lời Má tôi dặn dò, nhưng tôi chắc chắn hầu hết bà mẹ đều muốn con mình trở thành người có chí khí, lý tưởng và liêm sĩ. Và bài thơ “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán chính là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng, là hành trang cho những bước tôi đi. Bài thơ như sau:

"Tôi mồ côi cha năm hai tuổi

Mẹ tôi thương con không lấy chồng

Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải

Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ

Ngày ấy tôi mới lên năm

Có lần tôi nói dối mẹ

Hôm sau tưởng phải ăn đòn.

Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn

Ôm tôi hôn lên mái tóc

- Con ơi

trước khi nhắm mắt

Cha con dặn con suốt đời

Phải làm một người chân thật.

- Mẹ ơi, chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

Con ơi một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc là khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêụ

Từ đấy người lớn hỏi tôi:

- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?

Nhớ lời mẹ tôi trả lời:

- Bé yêu những người chân thật.

Người lớn nhìn tôi không tin

Cho tôi là con vẹt nhỏ

Nhưng không ! những lời dặn đó

In vào trí óc của tôi

Như trang giấy trắng tuyệt vời

In lên vết son đỏ chói

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi

Đứa bé mồ côi thành nhà văn

Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm

Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.

Người làm xiếc đi giây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêụ

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá."

Rất tiếc tôi không phải là thi nhân, văn nghệ sĩ để có thể dùng văn chương, nghệ thuật mà vinh danh hai đấng sinh thành. Tôi xin mượn bài thơ “Cảm Ơn Nghĩa Mẹ, Tình Cha” của Quốc Vương để bày tỏ lòng biết ơn Cha Mẹ từ một đứa con có lắm “tội tình”:

       " Cảm ơn nghĩa mẹ, tình cha

Cảm ơn công đức mẹ cha cao dày

Khi xưa bồng bế trong tay

Cha mẹ dìu dắt, thơ ngây vào đời

Bao dung cha nở nụ cười

Cho con ý chí giữa đường thơ ngây

Mẹ hiền dành trọn tình thương

Ngày đêm gian khổ, đoạn trường nuôi con

Ơn cha cao cả núi non

Tấm lòng của mẹ suối nguồn biển khơi

Cho con mái ấm cuộc đời

Cho con mở mắt nhìn đời mai sau

Cho con hiểu biết cuộc đời

Cho con tất cả biển trời bao la

Cảm ơn nghĩa mẹ, tình cha

Cho con công đức mẹ cha sinh thành."

        Ngô Kỷ - Father's Day 2010



Mời bấm các Links dưới xem Video nhạc về Cha:

You Tube: Tình Cha. Ca sĩ Ngọc Sơn


Celine Dion : Dance With My Father Again"


Luther Van Dross: "Dance With My Father Again"


 av1_zps2e48f11e.jpg

VIDEO: Tuồng cải lương Tâm Sự Loài Chim Biển (Áo Vũ Cơ Hàn)



 av4_zps703c8b42.jpg

AUDIO: Tuồng cải lường Tâm sự Loài Chim Biển (Áo Vũ Cơ Hàn)  



Những kỷ niệm bên Ba, bây giờ thì con mất Ba rồi, còn nỗi buồn nào hơn!

Ba thời trai trẻ

xsw72.jpg

Ngô Kỷ 2 tuổi, đội mũ đứng bên trái, chụp hình với ông bà nội, ba má và anh chị em năm 1954.

Và bây giờ trở thành "khắc tinh" của Việt cộng và Việt gian.

 

Ngô Kỷ, Ba và Chị đi Đà Lạt thăm người anh họ đang học tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1970

vcx1111.jpg

Cha con hội ngộ tại Mỹ năm 1991  



tg1-1.jpg imageby ngokycali
Ba qua đời vào lúc 1 giờ 45 phút chiều thứ Bảy ngày 26 tháng 5 năm 2012,
sau khi đã được lãnh các Phép Bí Tích cuối cùng trước giờ lâm tử tại
bệnh viện Garden Grove Hospital, California.

vcx91.jpg

Trong quyển Hồi Ký của Ba để lại, Ba có viết bài kinh “Tuyên xưng đức tin.”

Một tuần trước khi Ba qua đời, Ba muốn đẩy xe lăn ra parking để Ba chụp hình
với Ngô Kỷ và chiếc xe Vàng Ba Sọc Đỏ kỷ niệm lần cuối cùng.

Bây giờ xe Vàng Ba Sọc Đỏ còn đó,
Ngô Kỷ còn đây, tiễn đưa Ba lần cuối. Ba đã vĩnh viễn ra đi.


 Tháng 5 năm 2013, làm lễ Giáp Năm nhớ Ba

Giỗ Má


 KHỦNG BỐ 9/11 NEW YORK
NGÔ KỶ SỐNG SÓT

 
Ngô Kỷ viếng và đứng trên tầng thứ 108 Trung Tâm Thương Mại Thế Giới
tại New York (World Trade Center) vào ngày 10 tháng 9 năm 2001, tức 
trước một ngày bị khủng bố không tặc vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 (9/11) 

Thoát chết khủng bố 9/11 New York mười bốn năm trước

uq1.gif   
Little Saigon ngày 11 tháng 9 năm 2015

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Tôi nghĩ sau khi đọc bài này, chắc chắn bọn Việt cộng, Việt gian ... sẽ rủa rằng: "sao nó không chết tiệt đi vào cái ngày đó cho rồi," rất tiếc tôi chưa thể chết một cách dễ dàng như vậy, vì tôi cần phải sống để dân Việt tỵ nạn cộng sản ở phố Bolsa không phải ngậm ngùi ngâm hai câu thơ Trần Dần: “Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.”
Hôm nay cả nước Mỹ lắng đọng tâm tư tưởng niệm các nạn nhân qua đời bởi khủng bố 9/11, và tôi cũng nhân dịp này tạ ơn Hồn Thiêng Sông Núi và Anh Linh Các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Vị Quốc Vong Thân đã che chở cho tôi sống sót tới ngày hôm nay.
Cách đây đúng 14 năm, vào tuần đầu tháng 9 năm 2001, tôi và đông đảo đồng hương khắp nơi tụ tập về New York để tham dự ngày Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế được tổ chức hàng năm. Tất cả khách xa đều được tá túc “free” tại khách sạn Carter của Ông Bà Trần Đình Trường suốt cả tuần. Cuộc diễn hành trên các đại lộ Nữu Ước vào ngày 9 tháng 9 năm 2001 được thành công mỹ mãn và tốt đẹp, với các cụ cao niên trong những bộ quốc phục cổ truyền và hầu hết phụ nữ mặc áo dài trông thướt tha, đẹp mắt, đặc biệt chiếc xe hoa Quốc Tổ Hùng Vương với những lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ phất phới tung bay ngập bầu trời New York, như biểu tỏ cho thế giới thấy rằng ngọn cờ Chính Nghĩa Quốc Gia luôn vẫn là biểu tượng cao quý của người dân Việt lưu vong.
Ngày hôm sau, 10 tháng 9 năm 2001, ban tổ chức diễn hành sắp xếp cho đồng hương đi thăm quan các thắng cảnh: Island Liberty Nữ Thần Tự Do, Nhà Thờ Cathedral Church, Empire State Building, và đặc biệt Tòa Tháp Đôi của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới “World Trade Center” tại Manhattan, thành phố New York. Mọi người vô cùng thích thú và nể phục công trình xây cất quá công phu và tối tân của hai tòa nhà này. Chúng tôi được thang máy đưa vụt cái vù lên tới tầng thứ 108 của tòa nhà có 110 tầng (2 tầng trên cùng không cho du khách lên). Từ trên cao có thể nhìn toàn khắp thành phố thật vĩ đại và nhộn nhịp vô cùng.
Đúng sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, tôi là người rời New York sớm nhất để trở về lại California. Chuyến bay tôi cất cánh khoảng 6 giờ sáng cùng thời điểm và cùng phi trường New York mà 2 chiếc máy bay bị không tặc khủng bố cất cánh. Máy bay tôi đang bay trên bầu trời thì phi hành đoàn thông báo cho hành khách biết là phi cơ nhận lệnh chính phủ phải hạ cánh khẩn cấp xuống Missouri, mà không cho biết vì lý do gì, dù rằng có lẽ là phi công và tiếp viên đã biết tin tức và lý do rồi. Khi hạ cánh xuống phi trường Missouri thì tôi thấy cảnh tượng nhốn nháo, hoang mang, và các đài truyền hình trực tiếp chiếu cảnh máy bay thứ nhất tông vào một tòa nhà thương mại thế giới. Lúc đầu chỉ thấy một máy bay tông vào mà thôi nên hầu hết nghĩ rằng đó chỉ là tai nạn, nhưng sau đó thì lại thấy cảnh chiếc máy bay thứ hai tông vào tòa nhà thương mại thứ hai, và làm sụp đổ hoàn toàn cả hai tòa nhà thương mại thế giới này, lúc đó thì các nhà bình luận mới quả quyết là bị khủng bố tông sập.
Tâm trạng tôi lúc đó thật hoang mang vì không ngờ nước Mỹ lại bị “giặc” vào tận sân nhà, tôi chật vật lắm mới kiếm được khách sạn để ở lại tới 4 ngày vì lượng khách bị kẹt quá đông, hãng máy bay lại không chịu trả tiền khách sạn vì cho rằng không phải lỗi của họ mà chỉ làm theo lệnh chính phủ bắt hạ cánh mà thôi. Rất may thời đó tôi có cái thẻ tín dụng nên “cà” đỡ để có phòng mà trú thân. Về tới khách sạn tôi gọi ngay về đài phát thanh Quê Hương tại San Jose báo tin, khiến nhiều người sững sốt vì sự kiện xảy ra sớm quá nên ít ai mở tivi theo dõi tin tức.
Tôi có cảm tưởng là máy bay tôi đi cũng có khủng bố vì máy bay tôi đi cũng cất cánh cùng giờ, cùng phi trường và chứa đựng rất nhiều nhiên liệu vì bay đường xa, nhưng có lẽ các tên khủng bố trên máy bay tôi đi chưa ra tay kịp mà đã bị phát giác và chúng đành thúc thủ. Có thể khi hạ cánh thì các nhân viên an ninh Mỹ đã “xúc” hết bọn khủng bố trên máy bay tôi đi rồi, hú hồn! 
Thánh Kinh có phán “Sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng đều do Thánh Ý Chúa,” do đó tôi nghĩ Chúa chưa muốn tôi chết, vì tôi cần phải sống để lột mặt nạ bọn Việt gian. Có lẽ bọn Việt cộng, Việt gian lấy làm “buồn” và thất vọng lắm khi biết tôi còn sống.
Nếu tôi đi thăm Trung Tâm Thương Mại Thế Giới trễ một ngày, tức nếu đi vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, thì tôi đã “mất xác” rồi chứ đâu còn sống để mà có cơ hội viết những chuyện "lung tung," khiến đám bưng bô Việt cộng chửi rủa um sùm trời đất trên các diễn đàn mạng. Thiện tai, thiện tai !!!

Newyork-KN1.gif
Ngô Kỷ và thành phố không ban đêm "New York"   

alt   alt   
1-Vé Ngô Kỷ vào cửa viếng thăm Trung Tâm 
Thương Mại Thế Giới (World Trade Center)
 ngày 10 tháng 9 năm năm 2001

2-Vé vào cửa Empire State Building tại New York
 ngày 10 tháng 9 năm 2001, cũng rất cao và nổi tiếng.

 
Ngô Kỷ chụp lưu niệm với Tháp Đôi ngày10 tháng 9 năm 2001, nay còn đâu! 
   
Ngô Kỷ đứng trên tầng cao trên cùng thứ 108 của World Trade Center 

 
Gần đến giờ khai mạc diễn hành, thế mà chiếc xe hoa chính yếu
"Quốc Tổ Hùng Vương" lại bị ban tổ chức chưa trang trí xong, buộc lòng
Ngô Kỷ phải cởi áo vest ra tay "cứu giá." Quả thật là cái nghiệp, số "khổ"
thì đi đâu cũng gặp "khổ," hu hu!!! 

 
Ngô Kỷ giúp trang trí xe hoa Quốc Tổ Hùng Vương, và đi Diễn Hành Văn
Hóa Quốc Tế tại New York ngày 9 tháng 9 năm 2001, trước hai ngày bị 
khủng bố 11 tháng 9 năm 2001. 

 
Xe Hoa "Tự Do - Freedom" trong ngày Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế 2001

1 comment: