Monday, March 14, 2016

Thư Không Niêm Gởi Ông Võ Long Triều

Thư Không Niêm Gởi Ông Võ Long Triều

z1ky.gif picture by lekietlam
Ngô Kỷ 
 

      July 20, 2012 
 
Ông Võ Long Triều, có lẽ ông ngạc nhiên khi đọc lá thư xa lạ này vì giữa ông và tôi chẳng có dính dáng hay liên hệ gì trong quá khứ ngay cả hiện tại vì ông thuộc hàng “quý tộc”, còn tôi chỉ thuộc loại “homeless” như báo Người Việt vẫn thường reo rao trên báo. Trong cuộc đời có những điều mình không muốn làm, không muốn nói, không muốn “dây” tới, nhưng rồi không thoát khỏi cái nghiệp, chính vì vậy mới có câu “cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng,” và thật xui xẻo lại rơi trúng vào trường hợp tôi với ông.
 
 Ông Võ Long Triều
Tôi bản chất hay “cãi” và thích “lên tiếng” mỗi khi chứng kiến những điều “trái tai gai mắt,” chính vì vậy mà chẳng mấy ai ưa, nếu không muốn nói là bị thiên hạ ghét cay ghét đắng, thế mà riêng đối với ông thì lại ngoại lệ, dù rằng ông đã “hiếp dâm” lỗ tai tôi suốt mấy năm trời qua mỗi khi tôi mở trúng băng tầng tivi mà ông đang ba hoa chích chòe, “mục hạ vô nhân,” và nổ như kho đạn Long Bình. Đặc biệt thời gian ông điều hợp “Diễn Đàn Tuổi Trẻ” trên đài SBTN và “Vận Nước Lòng Dân” cho đài VHN TV thì tai họa càng thêm khủng khiếp. Cách đây vài năm, khi nghe buổi hỏi đáp với tên “bưng bô Đinh Quang Anh Thái” làm tôi muốn ói trước cái trò tung hứng của thầy trò ông, ông nói dốc, nói xạo và nói láo thật hết cở thợ mộc. Mặc dầu thời ông tham chính tôi còn rất trẻ không để ý gì đến “chính chị, chính em,” nhưng không vì thế mà hễ bây giờ  ông “sủa” cái gì ra thì cũng tôi phải cúi đầu tin răm rắp. Trên thực tế, con người dùng lý trí để nhận định chứ không hẳn cần phải là chứng nhân thời cuộc mới có thể thấu triệt được vấn đề. Chưa hề đi Alaska nhưng vẫn biết là nơi đó lạnh, chưa lên cung trăng nhưng vẫn hiểu là nơi đó không có sự sống, chưa gặp mặt Hồ Chí Minh nhưng vẫn kết tội hắn là tên ác ôn, dâm đảng,  chưa tiếp xúc với Võ Long Triều nhưng cũng biết rằng lão già này là loại tào lao, ba xạo và vô tư cách. Xem hành động lố bịch, nhi nhô của ông qua tivi, nghe lời nói điêu ngoa, sàm sở của ông qua đài phát thanh, đọc chữ nghĩa màu mè, lộng ngôn của ông qua báo chí hay mấy quyển hồi ký của ông, chừng đó cũng đủ để tôi đánh giá về tư cách đạo đức và trình độ của ông. Có thể đọc tới đây ông cho tôi là một thằng ăn nói mất dạy, du côn, không nể nang cao niên, cao niết gì cả, vâng, ông nhận xét đúng vì tôi đang thực hiện câu phương châm “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” đây, vì đâu có ai gọi “bà đĩ” hay “ông ăn cướp” bao giờ, và ông quả là con “quỷ” đội lớp người không hơn không kém, chính vì thế bất cứ ngôn  từ ngôn từ nào mà tôi dùng cho ông cũng là còn lịch sự lắm đấy.
Trong quá khứ và ngay cả hiện tại, ông luôn núp dưới cái nhãn “bộ trưởng,” “kỷ sư bên Pháp về,” vai lứa ‘toi, moi’ với hèn tướng Nguyễn Cao Kỳ v.v..., nên ông ru ngũ được một số người hám danh, xua nịnh, dụ dỗ được vài ba báo đài nể nang, trọng vọng, hay đàn đúm được đôi ba thằng chính khách hoạt đầu, xôi thịt, chẳng qua là vì bọn này cũng thuộc dạng “cá mè một lứa,” “ngưu tầm ngưu mã tầm mã” mà thôi. Nhưng đối với những đồng hương có tư cách, khí khái, liêm sỉ, hiểu biết thì họ rất khinh bỉ ông, đánh giá ông rất thấp dưới mắt họ. “Nói có sách mách có chứng,” tôi trích lại dưới đây phần đối thoại đầy kịch tính, lố lăng, dị hợm giữa thầy trò ông, để ông và quý đồng hương thấy những điều tôi nhận xét về ông không có ngoa chút nào cả, và tôi sẽ phân tích thêm về sự vô liêm sỉ của ông sau đó.
 
  
 (trích) 
Thực hiện: Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
Ba giờ chiều ngày 24 Tháng Mười sắp tới, tại phòng sinh hoạt Lê Ðình Ðiểu của nhật báo Người Việt, California, tác giả Võ Long Triều sẽ cho ra mắt “Hồi Ký Võ Long Triều.”
Ông Võ Long Triều nguyên là tổng trưởng thanh niên của Việt Nam Cộng Hòa năm 1966, nguyên dân biểu đối lập và từng là chủ nhiệm nhật báo Ðại Dân Tộc. Hiện ông đang sống tại Fresno, California.
Nhân dịp từ Fresno về quận Cam thăm bằng hữu, ông Triều dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây.
- ÐQAThái: Lúc ông du học từ Pháp về, rồi sau đó nhận chức tổng trưởng thanh niên trong nội các của Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ, xã hội miền Nam trong mắt ông ra sao ạ?
- Ông Võ Long Triều: Như bất cứ du học sinh nào trở về, tôi khát khao được phục vụ đất nước. Miền Nam lúc bấy giờ, so với các nước Tây phương, dù bị cho là chậm tiến, nghèo khổ, nhưng tôi thấy không đến nỗi nào và tôi hy vọng rằng với sự lãnh đạo của chính phủ thời đó, tôi sẽ có cơ hội phục vụ hữu hiệu hơn. Lúc đó, chiến tranh đã có mòi leo thang và tôi nghĩ là mình chắc chắn sẽ thắng Cộng Sản. Ðó là ý nghĩ chủ quan, vì chúng ta được thế giới tự do ủng hộ, trong đó có Mỹ là cường quốc vĩ đại, thành ra cho dù miền Bắc có Trung Cộng và Liên Xô đứng sau lưng nhưng tôi không tin họ thắng được mình. Chính vì vậy tôi làm việc trong tinh thần hăng say và rất tin tưởng.
- ÐQAThái: Trở thành tổng trưởng thanh niên vào tuổi ngoài 30, ông có mang mộng “đội đá vá trời” không?
- Ông Võ Long Triều: Thoạt đầu, khi ông Nguyễn Cao Kỳ mời tôi làm tổng trưởng, tôi đã từ chối. Phải nói là ông Thiếu Tướng Kỳ quả là có cao vọng “đội đá vá trời” và ông không những tin tôi mà còn tin vô điều kiện những người bạn của tôi. Ông tướng dám giao cho tôi tỉnh Mỹ Tho để làm thí điểm cho công tác xây dựng và phát triển. Lúc đó anh em tụi tôi có kế hoạch “vết dầu loang”, nghĩa là dùng một nơi làm thí điểm, rồi từ đó tiến qua các nơi khác. Chủ trương của chúng tôi là làm tất cả mọi việc với mục tiêu vì dân chúng, cho dân chúng, để dân chúng yêu thương mình, tin tưởng mình và cùng nhau chống lại Cộng Sản.
Do đó, anh em chúng tôi hè nhau lấy Mỹ Tho làm tỉnh thí điểm và chúng tôi đã được Thiếu Tướng Nguyễn Bảo Trị ủng hộ hết lòng. Nhưng sau tôi nghĩ, mai sau rủi Tướng Trị không còn làm tư lệnh Sư Ðoàn 7 nữa, người thay thế ông Trị không vừa ý thì mình đâu có làm được nữa, nên chúng tôi về lại Sài Gòn và lấy quận Tám là quận nghèo nhứt làm thí điểm với chương trình mang tên “Chương trình phát triển Quận Tám.”
- ÐQAThái: Nhân nói chuyện về ông Nguyễn Cao Kỳ, xin hỏi ông Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ thời làm thủ tướng của nội các chiến tranh thập niên 60 và ông Nguyễn Cao Kỳ trong những năm gần đây, ông nhận định ra sao?
- Ông Võ Long Triều: Ðối với tôi có hai ông Nguyễn Cao Kỳ: một ông có lòng vì đất nước, muốn “đội đá vá trời”, muốn xây dựng đất nước và đem lại hạnh phúc cho dân tộc. Rồi tự nhiên bây giờ ông Kỳ biến thành một người tự phản bội chính mình và phản bội đồng đội, đồng hành thì tôi rất buồn.
- ÐQAThái: Thưa ông, dường như người Việt chúng ta chưa quen với văn hóa chia tay, tức là làm ăn cùng một công ty với nhau, sống trong một gia đình với nhau, hoặc là làm trong một công sở chính phủ với nhau, vì một lý do nào đó phải chia tay, chúng ta thường mang theo nhiều cay đắng. Lúc ông rời khỏi nội các chiến tranh, ông và Thiếu Tướng Kỳ có cay đắng với nhau không?
- Ông Võ Long Triều: Có một sự bực mình nhưng không có cay đắng. Bởi vì sau khi tôi rời nội các, mặc dù tôi đi quân dịch nhưng mà tôi vẫn thường gặp ông Kỳ để nói chuyện, tâm sự nhiều thứ. Tại sao tôi rời, vì tôi thấy ông Kỳ để cho ông Tướng Loan lộng quyền quá nhiều, Thiếu Tướng Loan muốn bắt ai thì bắt.
- ÐQAThái: Ông cho nghe một thí dụ?
- Ông Võ Long Triều: Tôi biết được ông Loan bắt một ông đổng lý văn phòng Bộ Y Tế, là Bác Sĩ Lập. Ông bác sĩ này cho đến bây giờ tôi vẫn chưa gặp mặt và cũng không biết ông ra sao, thậm chí tôi cũng không biết ông là ai. Nhưng mà ông Loan bắt ông này với lý do là kỳ thị Nam Bắc. Thú thật với anh, khi tôi du học thì bạn của tôi người Bắc nhiều hơn, và sau khi cộng tác với ông Kỳ thì ông Kỳ và tôi rất thân. Sau khi gây gổ với nhau rồi, từ chức rồi, tôi đi quân dịch rồi mà vẫn còn thân thiện với ông Kỳ. Chuyện cay đắng đó, thẳng thừng mà nói thì không có, nhưng mà hồi chia tay gây gổ nhau dữ dội thì có.
- ÐQAThái: Lý do nào khiến ông trở thành một dân biểu đối lập?
- Ông Võ Long Triều: Sau khi tôi từ chức rồi, thì ông Thiếu Tướng Kỳ nói, thôi bây giờ ‘toa’ không vừa ý thì để chính phủ cử ‘toa’ đi làm đại sứ ở Luân Ðôn kiêm luôn đại sứ ở Bỉ. Trong lúc cãi nhau, tôi đổ quạu nói, ‘moa’ không thuộc vào hạng được làm vua thua làm đại sứ, đừng có tưởng như vậy. Ông Kỳ nói rằng, được rồi, chính phủ sẽ cử cậu vào một chức vụ vô cùng quan trọng, cách Sài Gòn 15 cây số. Nghe vậy, tôi văng tục liền.
- ÐQAThái: “Chức vụ vô cùng quan trọng, cách Sài Gòn 15 cây số”, ý ông Kỳ muốn ám chỉ trường Bộ Binh Thủ Ðức?
- Ông Võ Long Triều: Ðúng vậy. Tôi đi quân dịch rồi trở về. Sau này tập hồi ký số 2, tôi sẽ nói rõ. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với tôi cũng thân thiện nhưng mà sau không còn thân thiện nữa, ổng đì tôi. Tôi mới ra ứng cử, khi mới ra ứng cử thì tôi không có gì chống đối chính phủ, nhưng từ những sai trái đó, tôi thành ra đối lập, chỉ có vậy thôi.
- ÐQAThái: Ông đã giữ chức vụ cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, ông cũng là dân biểu đối lập tại Hạ Viện và là chủ nhiệm một tờ nhật báo lớn là tờ Ðại Dân Tộc; bây giờ sau hơn 30 năm nhìn lại, có khi nào ông nghĩ là ông cũng có phần lỗi cách nào đó trong việc miền Nam mất vào tay Cộng Sản?
- Ông Võ Long Triều: Dù ít hay nhiều, tôi không thể chối cãi được là mình cũng có lỗi trong việc mất miền Nam. Vì tôi là từng là tổng trưởng trong nội các chiến tranh của Thủ Tướng Kỳ, thì khi miền Nam bị sụp đổ, tôi cũng có phần trách nhiệm đối với hậu quả đó.
- ÐQAThái: Cám ơn ông đã ghé thăm Người Việt và dành cho cuộc phỏng vấn này.
                 
          (ngưng trích)
 
Ông Võ Long Triều, sao, ông có nhớ ra chưa những “tiếng pháo” đầy dối trá ở trên? Nào là: “Tôi khao khát được phục vụ đất nước..,” “Thoạt đầu ông Nguyễn Cao Kỳ mời tôi làm tổng trưởng, tôi đã từ chối,” “Tại sao tôi rời, vì tôi thấy ông Kỳ để cho ông tướng Loan lộng quyền quá nhiều, Thiếu Tướng Loan muốn bắt ai thì bắt..,” “Trong lúc cãi nhau, tôi đổ quạu nói, ‘moa’ không thuộc hạng được làm vua thua làm đại sứ, đừng có tưởng như vậy. Ông Kỳ nói rằng, được rồi, chính phủ sẽ cử cậu vào một chức vụ vô cùng quan trọng, cách Sài Gòn 15 cây số. Nghe vậy, tôi văng tục liền..,” “Rồi tự nhiên ông Kỳ biến thành một người tự phản bội chính mình và phản bội đồng đội, đồng hành thì tôi rất buồn” v.v.., thú thật khi nghe ông phát biểu lúc đó, tôi ớn lạnh chỉ muốn ói thôi vì quá xấu hổ cho sự láo xạo của ông, nhưng hôm nay tình cờ tôi đọc trên net cái tập hồi ký mang tựa đề “Cái Mốc Lịch Sử: ngày 30-4-1975” chứa đầy sự cao ngạo, dối trá, cường điệu, đặc biệt trong cái chương “Những Gì Tôi Biết Về Việc Nguyễn Cao Kỳ Về Nước” thì tôi bị lùng bùng cả hai lỗ tai, tôi phẫn nộ, muốn văng tục, muốn chửi thề và muốn phỉ nhổ vào cái bản mặt phản quốc và vô liêm sỉ của ông, quả thật ông là một tên đạo đức giả và mị dân chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Một mặt lúc nào ông cũng múa may quay cuồng ái quốc thương nòi, hồ hởi lên án Nguyễn Cao Kỳ phản quốc, phản bội chiến hữu, thì cũng cùng trong lúc đó, chính bản thân Võ Long Triều lại cúi đầu làm thân khuyển mã, cúc cung tận tụy cho Nguyễn Cao Kỳ. Ông đã cố vấn, tiếp tay, xúi giục Nguyễn Cao Kỳ về lại Việt Nam cộng tác với quân thù cộng sản như lời tự thuật dài dòng chi tiết của chính ông trong tập hồi ký “Những Gì Tôi Biết Về Việc Nguyễn Cao Kỳ Về Nước” như sau:
 
CÁI MỐC LỊCH SỬ: NGÀY 30 – 04 –1975
NHỮNG GÌ TÔI BIẾT VỀ VIỆC NGUYỄN CAO KỲ VỀ NƯỚC" (Võ Long Triều)
Phần II
Những gì tôi biết, hình như có hai Nguyễn Cao Kỳ, một Nguyễn Cao Kỳ phản bội đồng đội, phản bội chính mình, khi chấp nhận làm con cờ cho cộng sản trong giai đoạn mà chế độ vô nhân nầy đang bị đảo điên, đang cần sự tiếp tay hỗ trợ về mọi phía. Và một Nguyễn Cao Kỳ Từ 1966 đến 1975, có lòng với đất nước, muốn đội đá vá trời nhưng không thành, vì thiếu hiểu biết việc quốc gia đại sự, biến chuyển quốc tế, thế chiến lược toàn cầu, vai trò của Việt Nam trong hoàn cảnh đó và nhứt là vì những đàn em dựa hơi phá bĩnh hay nhóm “Lương Sơn Bạc” cùng ăn thề uống máu với ông ỷ thế làm hư việc.
Ðể giữ sự công bằng đối với ông, để giữ sự trung thực theo lương tâm của nhà báo và sự đứng đắn ngay tình của một cộng sự viên đã một thời được ông kính trọng và tin tưởng, những gì tôi tường thuật về cựu Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, hiện còn những nhân chứng sống có thể xác nhận. Người đầu tiên trong đó chính là ông Nguyễn Cao Kỳ. Và đây là câu chuyện:
Chuông điện thoại reo, tiếng nói ồ ề từ đường dây bên kia:
- Triều đó hả? Nguyễn Cao Kỳ đây, nầy cậu có muốn về Việt Nam không?
- Về làm gì? Moa đã nói nhiều lần: “một ra đi không hẹn ngày về” rồi mà. Khi nào đất nước hết bóng công an cộng sản, có tự do dân chủ và nhân quyền thì có moa ở Saigon.
- Ði về với moa, tớ được tụi nó mời đường hoàng.
- Nói chơi hay nói thật vậy? Thằng ma nào cao hứng mời toa vậy? Cái trò nầy moa đã thấy qua rồi. Bỏ đi tám.
- Thật mà, Thằng Nguyễn Ðình Bin, Thứ Trưởng Ngoại Giao của tụi nó đích thân tỏ lời mời trong một bữa cơm ở San Francisco, sau khi gặp gỡ ở sân golf. Nó nói: “Anh em bên nhà muốn tỏ ý mời Thiếu Tướng về thăm quê hương, và nếu có dịp xin Thiếu Tướng cho ý kiến về tinh thần và cung cách liên hệ với Hoa Kỳ, ông là người thông suốt nhứt.” Và cũng nhân cơ hội để cho mọi người biết người Việt chúng ta đã sẵn lòng quên quá khứ và đang nghĩ việc xây dựng tương lai.
- Còn khuya, bá láp, toa vừa bước chân lên máy bay thì bên nầy anh em sẽ chửi toa như chửi “Ch...” để rồi toa xem.
- Sợ “Ðếch” gì? Cậu biết thừa, xưa nay tớ có sợ ai đâu, vả lại tớ luôn luôn nghĩ rằng sẽ có ngày vết thương cũ phải được hàng gắn bằng cách nầy hay cách khác. Tốt nhất là trong giai đoạn mình còn sống để về thăm quê cha đất tổ.
- Thằng nào lại không mong mỏi điều đó? Nhưng vết thương của đất nước sẽ được hàn gắn bằng cách nào? Bằng cách đầu hàng “Bẩm ông xin tha thứ, ban luật đại xá cho chúng con” như thằng Phó Bá Long van xin năm 1992 chăng? Chuyện đó không có moa!
- Làm gì có chuyện đó. Ðây là chuyện “sérieux” (nghiêm chỉnh), Khi nào về đến Việt Nam, gặp nhau mình có thể cùng với anh em bên kia bàn thảo.
- Moa không tin có chuyện đó. Moa có kinh nghiệm với ông Ðại Tường Dương Văn Minh ở bên Pháp rồi, toa thử biểu tụi nó viết thư chính thức mời toa đi.
- Dĩ nhiên rồi sẽ có.
- Nếu thật sự là như vậy thì ít ra toa phải phổ biến một bản thông cáo xác định lập trường và mục đích của toa trước khi bước lên cầu thang máy bay. Như vậy thì rõ ràng minh bạch.
- OK, hay lắm, cậu làm ơn thảo giùm cho tớ một lời tuyên bố đi, nhưng mà lần nầy phải làm gấp, không được hứa rồi kéo dài như lần trước bắt tớ chờ đôi ba tháng rồi cút luôn đấy.
- Ðược rồi, để moa thảo giùm cho, sẽ có ngay.
Sở dĩ ông nguyễn Cao Kỳ giao điều kiện như vậy là vì thời gian trước đó khá lâu, ông tuyên bố lăng nhăng gì đó, báo chí và truyền thông truyền hình chỉ trích phê bình ông rất gắt gao, làm ông mất mặt. Khi đó tình cờ tôi đang đi vào Restaurant Song Long ở đường Bolsa thấy một xe chạy ngang, qua khỏi tôi lại ngừng, người bước xuống đó là Thiếu Tướng Kỳ, có cựu Thiếu Tá Liệu nguyên là tùy viên của ông ngày trước cùng đi. Ông Kỳ chận tôi lại. Sau khi nói chuyện qua loa tôi hỏi liền:
- Tại sao toa tuyên bố lăng nhăng làm báo chí sỉ vả tùm lum vậy?
Ông Kỳ đính chánh:
- Tụi nó xuyên tạc ý kiến moa.
- Phát biểu bố láo bố lếu là nghề của toa, gây hiểu lầm và bị phê bình lên án là phải, khi nào thấy cần đưa ra một ý kiến gì đó thì nên viết thành một bản văn, phổ biến rộng rãi, không ai có thể hiểu lầm xuyên tạc được.
- Ðồng ý, vậy cậu có thể thảo giùm một bản văn cho tớ không?
- Ðược rồi để moa thảo cho, nhưng với một điều kiện là từ nay không nên bốc đồng nói bậy nữa thì moa mới thảo.
Ông Kỳ nhanh chống biểu đồng tình. Tôi lỡ miệng hứa cho qua đường, đến khi về nhà tôi có than với bà xã là “bản tính của ông Kỳ là hay bốc đồng nói không suy nghĩ. Bây giờ mình có giữ lời hứa, bỏ công thảo bất cứ thứ gì, rồi nay may ổng lại bốc đồng ham ăn ham nói thì ai bịt miệng ông ta được? Ðời anh chưa thất hứa với ai bao giờ nhưng lần nầy chắc phải đành lỗi hẹn làm thinh.
Sau đó lại gặp ông Kỳ ở Santa Ana một lần nữa, ông trách:
- Ð.M... chỉ gặp toa ở ngoài đường không thôi, tại sao không ghé qua nhà chơi? Và lời tuyên bố của moa toa hứa viết đâu?
Tôi giả vờ lấy cớ:
- Moa không có tài liệu báo chí sỉ vả toa như thế nào làm sao viết được.
- Thôi được rồi, để moa biểu thằng Liệu nó gởi cho toa.
Tuần lễ sau tôi nhận được nhiều bài báo và một video cassette do cựu Thiếu Tá Liệu gởi đến nhưng tôi vẫn làm ngơ. Còn về việc lần nầy tôi xét thấy vấn đề hơi nghiêm chỉnh hơn trước, nên trong lúc điện đàm tôi hứa sẽ có ngay. Vài giờ sau tôi gọi điện thoại lại và đọc cho ông Kỳ nghe lời tuyên bố nguyên văn như sau.
LỜI TUYÊN BỐ CỦA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ CỰU PHÓ TỔNG THỐNG VNCH
Ý thức rằng công việc góp phần xây dựng đất nước được phú cường, mưu tìm đời sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc và tạo thế đứng xứng đáng cho Việt Nam trong cộng đồng quốc tế ở thế kỷ 21 là trách nhiệm của mọi công dân.
Ý thức rằng do bối cảnh quốc tế. Việt Nam đã bị lôi cuốn vào cuộc nội chiến cốt nhục tương tàn, nhưng thời gian nữa thế kỷ qua đủ để làm cho lòng người phản tỉnh và nhận thức là đã đến lúc phải hàn gắn và xây dựng lại quê hương.
Quan niệm rằng lòng yêu nước không thuộc độc quyền của một phe nhóm. Ðất nước là gia sản của ông cha để lại. Người quốc gia hay cộng sản vẫn là con người Việt Nam, mang cùng một giồng máu, gánh chịu cùng một trách nhiệm đối với dân tộc.
Quan niệm rằng lịch sử thế giới từ xưa đến nay đã chứng minh: Chế độ là nhất thời, dân tộc là vạn đại.
Quan niệm rằng gần đây chủ nghĩa cộng sản tại nhiều quốc gia đã tự biến thể hoặc bị xóa bỏ vào cuối thế kỷ 20 nầy.
Vì vậy sau 21 năm đất nước bị chia cắt và 49 năm dân tộc bị ly tán, tôi nghĩ rằng đã đến lúc mọi người bên nầy và bên kia, đều có bổn phận trong phạm vi trách nhiệm và khả năng của mình, làm mọi cách để hàn gắn, tái tạo sự ổn định cho Việt Nam.
Với tinh thần đó chúng tôi, Nguyễn Cao Kỳ, với tư cách cá nhân, đã nhận lời mời của chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NAM, về thăm quê nhà, tiếp xúc với chính quyền, để nhận xét tình hình, trong tinh thần xây dựng và khách quan nhầm mục đích, nếu có thể được, góp phần nhỏ mọn của mình trong công cuộc tái lập sự hài hòa và uy thế cho đất nước, đem lại tự do hạnh phúc cho dân tộc.
Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ
Los Angeles ngày... tháng... năm
Sau khi nghe xong ông Kỳ nói: “Perfect”. Ông yêu cầu tôi gởi ngay bản văn nầy cho ông. Tôi còn dặn dò thêm: “Toa nên đưa lời tuyên bố nầy cho Tổng Lãnh Sự Hà Nội ở San Francisco, yêu cầu nó chuyển về cho thượng cấp của nó, hỏi có vui lòng thấy bản văn nầy được phổ biến trước khi toa về Việt Nam không? Ngoài ra hai đoạn nói về “chế độ là nhất thời” và “cộng sản biến thể hay bị xóa bỏ” nếu họ không vừa ý thì toa có thể bỏ đi cũng được.
Ðiều quan trọng là khi về đến Saigon toa phải đòi cho bằng được vào đại học, đọc một bài diễn văn trước mặt sinh viên. Trong đó toa có thể ca ngợi chế độ về đổi mới, về những chuyện đâu đâu vô tích sự... Nhưng quan trọng nhứt là phải có bốn chữ: “Tự do dân chủ”. Bên nầy tụi moa khai thác bốn chữ nầy như thế nào toa khỏi lo”.
Ông Kỳ đồng ý.
Bản thảo lời Tuyên bố nầy tôi có đọc cho rất nhiều người bạn nghe, trong đó có một tướng lãnh biết ông Kỳ nhiều, vài anh em ký giả chủ báo ở California và một vài bạn bè bên Pháp. Mục đích là để yêu cầu họ suy nghĩ giùm xem tôi có viết điều gì hớ hênh không? Tất cả tán thành ý kiến diễn đạt trong bản văn. Nhưng đa số ngạc nhiên và nghi ngờ cộng sản sẽ tráo trở.
Trước khi đi San Franciaco ông kỳ có điện thoại cho tôi biết là ông sẽ gặp Tổng Lãnh sự Hà Nội và được ông nầy mời dùng cơm trưa. Ông hứa trên đường về Los Angeles sẽ ghé qua Fresno thăm tôi và bàn việc. Hai ngày sau, lúc 9 giờ đêm tôi nhận điện thoại của ông Kỳ nói ông đang rời San Francisco mà nếu ghé qua Fresno gặp tôi nữa thì về đến Los sẽ trễ đến sáng, nên xin hẹn ngày khác gặp nhau. Bây giờ chỉ nói chuyện sơ qua bằng điện thoại thôi. Tôi hỏi:
- Hà Nội có tán thành lời tuyên bố của toa đưa ra trước khi về không? Nguyễn Ðình Bin sẽ gởi giấy mời chính thức không?
- Tụi nó đồng ý 100% về bản văn và sẽ có thơ mời chính thức. Ðồng thời Hà Nội sẽ gởi hai nhân vật qua để thảo luận chương trình đi đứng ăn ở với moa.
- Mọi chuyện hình như tốt đẹp. Nhưng tại sao quá suông sẽ như vậy làm tôi thấy hơi lạ. Rồi ông Kỳ im hơi luôn cho đến một ngày trước khi lên máy bay ông mới điện thoại báo tin cho tôi biết. Tôi hỏi:
- Toa có được giấy mời chính thức không?
- Không.
- Toa có phổ biến lời tuyên bố mà toa đã nhờ moa viết và được tụi Hà Nội thuận ý 100% như toa nói không?
- Không có phổ biến.
- Tại sao toa không chịu phổ biến? Toa có biết rằng ngang nhiên đi về làm bông hoa cho tụi nó là toa chôn vùi tên tuổi và chịu nhục nhã cả đời không?
- Sợ gì, đợi về bên đó gặp tụi nó rồi sẽ thảo luận sau.
- Toa tưởng toa là ai? Ngay những lời hứa sẽ có thơ mời, ngay quyết định đua ra lời tuyên bố cũng không có thì một là toa tự dối gạt mình, hai là toa bị hai thằng sứ giả Hà Nội dối gạt toa, ba là toa dối gạt moa. Một trong ba, hay là cả ba đều đúng, toa làm ơn nói rõ cho moa biết được không?
- Toa yên trí, toa biết moa là thằng liều, để moa về đột phá bức tường cộng sản nầy cho tụi toa thụ hưởng về sau.
- Toa đừng có giở cái vọng nói đó với moa. Thứ nhứt toa không có khả năng đột phá, thứ hai moa không phải là thằng ngồi chờ sung rụng để hưởng, thứ ba tuổi moa đã già đủ cơm ăn áo mặc rồi không cần thụ hưởng bất cứ thứ gì khác ngoại trừ thấy dân tộc mình được giải thoát. Thôi nói nhiều mích lòng vô ích, chúc toa gặp được nhiều may mắn. Nhưng có điều moa cho toa biết trước là trong tương lai, nếu moa có lập trường khác biệt, nếu moa có lời phê phán nặng nề không nể mặt anh em thì toa phải hiểu rằng mỗi thằng chúng mình bênh vực lập trường và theo lý tưởng của cá nhân mình.
- Ðược rồi. Ðể tớ về có gì hay ho tớ sẽ điện thoại cho cậu.
Từ đó và vĩnh viễn Nguyễn Cao Kỳ, theo tôi nghĩ, không còn mặt mũi nào liên lạc với tôi nữa và tôi cũng quyết định sẽ không bao giờ gặp gỡ, tiếp nhận điện thoại bởi lẽ tôi không còn gì để nói với ông ta.
Chuyện Nguyễn Cao Kỳ về nước làm giấy lên dư luận xôn xao phê phán nặng nề. Những lời tuyên bố nịnh bợ Hà Nội, phản bội đồng đội, làm cò mồi dẫn mối kinh tế của ông làm dư luận phẫn nộ phỉ nhổ.
Tôi có hỏi qua một vài người bạn quen biết ông khá nhiều như Cựu Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị thì ông ta nói:
Thằng Kỳ có điện thoại cho moa, nó nói khá nhiều nhưng moa trả lời về trong điều kiện không rõ ràng, bất lợi đó không có moa”.
Tôi cũng có dịp hỏi qua anh Ðại Sứ Bùi Diễm, anh nói: “Ông Kỳ có điện thoại cho tôi nhưng tôi nói với ông ta về trong điều kiện hạ mình nhịn thua kiểu Hàn Tín ngày xưa thì không có tôi”.
Có những bạn bè thân hữu hỏi tôi, báo chí phỏng vấn, tôi chỉ suy đón rằng ông Kỳ một là vì háo danh tưởng mình là con cầu tự. Ông nhiều lần thố lộ với tôi có một ông thầy tướng số Thái Lan nào đó, bói rằng đời ông còn vang vẽ tiếng tăm (tốt hay xấu ông thầy nầy quên nói). Bà vợ chắp nối sau nầy là người thường lợi dụng tên tuổi của ông để làm ăn với thương gia Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Chính bản thân Nguyễn Cao Kỳ cũng nhiều lần khoe với tôi là ông quen biết nhiều phú ông, vua dầu hỏa, người Á Rập cùng đánh golf với ông và hứa sẽ hỗ trợ ông đầu tư xây dựng lại Việt Nam khi ông cần đến. Những ông bạn nầy lâu lâu tặng ông món quà một hai trăm đô la dễ dàng, coi như không có. Từ đó tôi phải suy diễn rằng Nguyễn Cao Kỳ yêu nước ngày xưa, nay bị mù lòa vì tiền hoa hồng dẫn mối cho các thương gia Á Rập hay vì quyền lợi vật chất do cộng sản hứa hẹn như trường hợp của Dương Văn Ðức con của Dương Văn Minh, và đáng buồn hơn nữa vì đàn bà thúc giục mà Nguyễn Cao Kỳ phải nghe theo! Sự suy diễn nầy đúng hay sai, bất công hay đó là sự thật chỉ có Nguyễn Cao Kỳ và bà vợ ông mới biết thôi.” (ngưng trích)
 
 
Ông Võ Long Triều
Trời cao có mắt, “không đánh mà khai,” chính Võ Long Triều tự thú hành động phản quốc của chính mình, bất trung với nước, phản bội cộng đồng, bất nghĩa với các chiến hữu khi Võ Long Triều vô tình “khoe” là từng làm “cố vấn” “tham mưu” cho hèn tướng Nguyễn Cao Kỳ phủ phục Bắc Bộ Phủ qua bàn tay lông lá của tên Thứ trưởng Ngoại Giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nước Ngoài Nguyễn Đình Bin. Thật tình mà nói tôi chưa hề thấy ai ngu xuẩn như cái lão Võ Long Triều này, ai đời đi bưng bô, sắp xếp, tiếp tay cho Nguyễn Cao Kỳ trong kế hoạch về lại Việt Nam, thế mà bây giờ lại đi khoe khoang cho cả nước biết. Ngu thì ngu vừa thôi để người khác ngu với chứ, cũng tại cái tật thích khoa trương, múa mỏ, ba hoa khoác lác nên mới đi “lạy ông con ở bụi này” như vậy. Lẽ ra Võ Long Triều phải biết tỏ ra hối hận, ăn năn về hành động ngu xuẩn, điên rồ, vô liêm sỉ của mình trong việc đồng lõa với Nguyễn Cao Kỳ đi thông đồng với Việt cộng, thế mà lại không,  Võ Long Triều không cho đó là một cái tội mà trái lại còn vênh váo tự đắc, và còn có ý muốn cộng đồng phải trả công cho lão mới lại là một điều nghịch lý và khó ngữi chứ. Cộng đồng nguyền rủa, chửi bới Nguyễn Cao Kỳ là một tên Việt gian nhơ nhớp, bẩn thỉu, thế thì hành động nối giáo của Võ Long Triều cũng đâu có khác gì Nguyễn Cao Kỳ.  Võ Long Triều dưới mắt tôi cũng là một tên Việt gian không hơn không kém. Âu cũng là “trời cao đất dày,” cây kim dấu trong túi cũng phải lòi ra, con quạ thì không bao giờ có thể trở thành con công được, và Võ Long Triều có múa may quay cuồng mấy chăng nữa, có triết lý ”ba xu” mấy chăng nữa, có đóng vai “học giả, học thiệt” mấy chăng nữa thì Võ Long Triều cũng chỉ là Võ Long Triều, một tên già mắc dịch, mất nết, dị hợm, lố bịch, kiêu căng, tầm thường và chính yếu nhất là một con ký sinh trùng trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản. Dù rằng Võ Long Triều thường “thanh minh thanh nga” “rào trước đón sau” để bảo vệ cho cái bệnh cường điệu, tự cao, tự phụ của lão bằng câu chữ Hán “Thị phi chi tâm, trí chi đoan giả,” nghĩa là cái tâm coi thường sự thị phi, chỉ cần cái trí ngay thẳng thôi, nhưng lão Võ Long Triều đâu có biết lão làm gì có cái tâm và làm chi có cái trí, nếu có chăng nữa thì tâm trí của lão đã bị cong queo tự thuở nào rồi.
Nhân loại đã bước qua tam thiên niên kỷ tức vào thế kỷ 21 từ lâu rồi, thế mà Võ Long Triều vẫn còn dỡ trò “ma nớp” khi hồ hởi viết một lá thư lên tiếng “phản đối” báo Người Việt. Theo thói thường ai lại chẳng vui khi thấy cuộc đấu tranh của mình có được thêm đồng minh, đồng điệu, nói một cách khác “kẻ thù của kẻ thù mình là bạn mình,” ít ra là trong giai đoạn, nhưng không, cộng đồng lại dửng dưng, thờ ơ và không có cảm xúc gì trước cái gọi là “phản tỉnh” của lão già Võ Long Triều,  vì sao, vì họ bắt được cái “tẩy” của Võ Long Triều, biết được cái ẩn ý bịp bợm, cái âm mưu hèn mọn của Võ Long Triều. Dân trí bây giờ cao lắm, các chú các bác H.O bây giờ hầu hết sử dụng được computer, thế thì Võ Long Triều làm sao qua mặt họ cho được, họ thấy được hết cái dã tâm của Võ Long Triều. Một tên ăn ở dầm dề, lên đài lên báo, ơn qua nghĩa lại với tập đoàn báo Người Việt một cách khắn khít, chặt chẽ như “super glue,” thì làm gì có cái chuyện thật tâm đi phê bình, chỉ trích, bất mãn, lên án quan thầy của chính hắn, trái lại lá thư “phản đối” mà Võ Long Truyền tung ra, đó chỉ là một cái phao để lão thoát thân trước khi “chết chùm” với tập đoàn báo Người Việt mà thôi. Cái loại khôn vặt, quỷ quyệt này chỉ làm cho thiên hạ mỉa mai, khinh bỉ và chê cười mà thôi. Bản chất phản trắc như Võ Long Triều làm gì có trung, có hiếu, làm gì có nghĩa, có tình, suốt đời hắn cho đến bây giờ sắp xuống lổ rồi cũng chẳng có ai là chiến hữu, thân hữu hay đồng minh, một loại “ăn cháo đái bát,” “qua cầu rút ván” thì làm sao ai dám mà kết thân với hắn. Cho hắn ăn sung ở sướng, mập mặt thế mà hắn chửi rủa không sót một ai, từ cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đến Cụ Trần Văn Hương, đến Tướng Dương Văn Minh đều bị hắn chê bai, chửi rủa không tiếc lời, hắn cho rằng cả miền Nam Việt Nam không có lấy một người lãnh đạo xứng đáng, chỉ có một mình hắn thôi. Thử hỏi làm sao tôi có thể tôn trọng và cảm phục hắn được dù rằng tôi cũng hiểu được ít nhiều đạo lý thánh hiền là phải biết kính nể người già. Hắn đúng là nhân vật mà Carson đã ám chỉ: “Chôn lúc 60 tuổi nhưng đã chết từ lúc 30 tuổi.”
Ai cũng biết tất cả hành động, việc làm, bài vở đăng tải trên báo Người Việt trong quá khứ, hiện tại, kể cả tương lai cũng đều năm trong chính sách, đường lối do Đỗ Ngọc Yến để lại, cũng giống như bọn Bắc Bộ Phủ bây giờ đang tiếp tục chủ trương của “cha già vĩ đại” Hồ Chí Minh của chúng, thế mà theo lá thư “phản đối” báo Người Việt thì Võ Long Triều tha hồ chỉ trích Chủ nhiệm Phan Huy Đạt một cách “vô tội vạ,” nhưng lại che chở cho tên tội đồ Đỗ Ngọc Yến. Để chứng minh, tôi trích lại sau đây nguyên văn lá thư “phản đối’ báo Người Việt của Võ Long Triều để đồng hương kính tường, rồi sau đó tôi sẽ phân tích cái thâm ý của lão sau.
Luật sư Phan Huy Đạt, đương kim chủ nhiệm báo Người Việt
 
Võ Long Triu493 W. Prescott Ave
Clovis Ca 93619
                                                 Garden Grove, ngày 14 tháng 7 năm 2012
Kính gi: Anh Phan Huy Đt,              Ch nhim nht báo Người Vit
              Kiêm T
ng giám đc Công ty Người Vit.
Đ
ng kính gi: Quý anh ch em hi viên Hi đng
                      Qu
n tr Công ty Người Vit.
Anh Đ
t thân mến,
V
 Fresno hơn mt tun, tôi mi xung ti Orange County lúc 6 gi 30 chiu ngày 13/7, được tin Công ty Người Vit mi hp báo xong, mc đích t li vi đc gi và đng hương vì lý do đăng mt bài s nhc thm t toàn th quân cán chính Vit Nam Cng Hòa, đng thi ca ngi cng sn Hà Ni qutr đt nước mt cách anh minh sáng sut, và khen ngi chế đ “ci to” rt nhân đo.
Tôi tìm ngay bài báo, đ
c xong va bun va phn n.
Tôi vi
ết bc thư ny cho anh và cho quý v trong hi đng qun tr vi tư cách là  mt thân hu, là người t xem mình như thuc báo Người Vit. Bi vì anh ĐNgc Yến, sáng lp viên nht báo ny là bn thân thiết và là cng s viên tin cy, lâu bn ca tôi t năm 1966 liên tc mãi đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Anh đã cùng vi tôi xây dng nht báo Đi Dân Tc, làm cho nó tr thành t báo ln mnh nht Saigon thi đó. Nhng mi liên h mt thiết đó khiến chúng tôi xem nhau còn hơn anh em kết nghĩa gn như rut tht.
Năm 1998 khi tôi sang M, Đ Ngc Yến tha thiết mi tôi và c anh Hoàng Ngc Tu cũng mun tôi v Orange County hp tác vi công ty báo Người Vit, nhưng tôi đã t chi. Cho nên đi vi tôi, vic ca báo Người Vit, sn nghip ca Đ Ngc Yến cũng gn như vic ca Võ Long Triu.
Gii thích dông dài đ anh hiu ti sao tôi bun vì các anh cho đăng bài báo cSơn Hào chng minh lp trường chính tr ca nhóm Người Vit thay đi quá bt ng và trng trn. Tôi hình dung s nghip ca ông bn Đ Ngc Yến ca tôi có du hiu và cơ hi s sp đ
Nghĩ li tôi càng bun hơn vì sau khi anh Yến va mi qua đi, ni b bt đng, phe nhóm kình chng nhau, người mình hi mình, đem ph biến nhng hìnhnh vô giá tr đi vi mt nhà báo chuyên nghip như anh Yến và là mt tình báo viên ca VNCH, cho dù người đó có tiếp xúc vi đng minh hay k thù, biết đâu theo yêu cu ca cp trên anh y? Mt s kin vô ý thc và c tình gây tiếng tăm không tt, to s hiu lm, bt bình phn đi mnh m trong cng đng. Tôi đã phi viết bài gii thích, bênh vc cho người bn quá c. Tôi ly danh d bo đm rng người bn và cng s ca tôi, có lp trường quc gia vng chc, đã tng cng tác vi tôi lâu năm, đc bit trong chương trình phát trin cng đng qun 8 Sài Gòn, vi mc đích to cuc sng an lành cho dân chúng. Yến là tình báo viên ca Tng cc Tình báo, chính Thiếu Tướng Nguyn Khc Bình, nguyên Cc Trưởng cc Tình báo VNCH phi xác nhn công khai vi tôi trong bài tôi viết đã ph biến trên báo chí lúc by gi
Tôi bu
n vì thy ba ln báo Người Vit vp phi cùng mt th li lm, cc kỳ trm trng, khiến cho tôi có cm giác các anh phn bi chính mình, phn bi chtrương mà Đ Ngc Yến luôn luôn tâm s, bàn tho vi tôi, ngay c nhng ngày cui cùng lúc anh còn tnh táo. Phn bi chính li xác quyết ca cá nhân anh Ch nhim là “đu tranh xóa b chế đ cng sn” mà anh Ch nhim li đ cho bn tay sai cng sn ca ngi bn chúng trên nht báo ca mình.
Tôi ph
n n vì ni dung bài báo s nhc VNCH, trong đó có tôi nguyên là Thiếu Úy quân lc VNCH, Tng Trưởng, Dân Biu. Bài báo còn xuyên tc s tht vchế đ gi là “ci to” nhân đo ca cng sn Hà Ni, trong đó em rut tôi là Thiếu Tá thiết giáp Võ Thành Tôn b xác ti Đông Hà. Và bn thân tôi chu s trthù tàn nhn vô nhân đo sut 11 năm tri.
Tôi không ph
n n riêng đi vi tác gi bài báo tên Sơn Hào, mà tôi vô cùng phn n đi vi các nhân viên ca báo Người Vit c tình lng bài báo ny vào trang đáng chú ý! Nhng người đó, tôi không gi h là nm vùng, tôi không nói h b Vit cng mua chuc, mà tôi chc chn rng tư tưởng gi là “thc thi” hay “thiên t” ca h có mc đích làm li cho cng sn.
Đ
i vi anh Ch nhim, Tng giám đc, người tế nh mà tôi coi như bn bè thân thiết cho nên tôi đã nhiu ln lưu ý anh phi thn trng, và tôi còn ch mt vch tên h, khng đnh rng các anh s còn gp tai nn do h bày trò, và s phi dp đu xin li cng đng na. Li nói ca tôi ngày nay đã ng nghim. C mi ln như vy, uy tín t báo xung dc, đa s đc gi  hi ngai và trong x không còn tin tưởng, ngai tr 3 triu đng viên và tay sai ca h v tay ăn mng vì đã phá được tinh thn đòan kết ca cng đng người Vit hi ngai, gây chia r, nghi ng, m l s v nhau.
Nhân c
ơ hi tôi xin nhc anh Ch nhim, đã có ln mt bài báo ca tôi viết ta đ: “Âm mưu nhum đ cng đng người Vit hi ngoi” tháng 1-2010, ban biên tp Người Vit t chi không đăng, trong khi đó nht báo Vin Đông đăng nguyên văn. Cũng bài ny, anh Trn Văn Ngô trong hi đng ch biên ca Người Vit gi vi-thư cho tôi như sau:
 “Anh Tri
u, tôi có nói vi anh Đt, Đt nói s coi chng hn. Bài ny không đăng thì là chng t quá rõ ràng! Báo chng cng được bài ny là đ trang nht, đóng khung! Tôi chuyn ngay cho website cng đng. Cám ơn anh”.
 M
t bài khác ta đ “Cây thánh giá Đng Chiêm” có đan nói đng đến đng công sn Hà Ni dù mt cách nghiêm chnh, người có quyn trong tòa san ct b đan đó, bài báo tr thành què qut. Tôi yêu cu anh và Ch tch hi đng ch biên gii thích lý do. Chính Đ Quý Tòan, bút hiu Ngô Nhân Dng, bao che cho người bn ca anh ta và tr li tôi nguyên văn như sau: “Yêu cu anh Triu không nên t mình gii thích bng các lý do có tính cách ‘chp mũ’ gán cho báo người Vit”. Tiếc thay ngày nay chính người bn đó t ý tròng cái “mũ tai bèo” cng sn vào đu báo Người Vit.  Nhc li chuyn cũ không có mc đích trách móc anh ch nhim mà đ khuyên anh thêm mt ln na nên điu tra làm sáng t, thanh lc hàng ngũ đ tránh phi xin li đc gi và cng đng hai năm mt ln.  hi ngai ny, khp thế gii không có t báo ln nh nào, lp trường úp m, phi xin li đng bào thường xuyên!
Thi
n nghĩ:
1. N
ếu tt c các biên tp viên rường ct ca mình, có lp trường thân cng, tiếp tay thc hin “văn hóa vn”, mà Hi đng Qun tr và anh đành xuôi tay chp nhn, thì các anh nên thng thng công b lp trường thiên cng, không cn phi xin li ai c, chng đó mi người s kính n thái đ hiên ngang can đm ca các anh. Mình làm báo chuyên nghi x t do, có quyn theo đui, bênh vc lý tưởng lp trường ca mình. Trong trường hp đó, s không có s cng tác ca tôi vi các anh na.
2. N
ếu báo Người Vit xác quyết theo li anh viết trong “thư xin li”: “Tiếp tc cùng toàn th đng bào đu tranh xóa b chế đ cng sn đc tài, xây dng mt nước Vit Nam dân ch t do” thì anh và Hi đng Qun tr phi điu tra tường tn, thanh lc hàng ngũ, tuyn chn người đng chí hướng, thc hin lý tưởng lp trường ca mình, vĩnh vin không khi nào đ tái din cnh tượng khôi hài nhc nhã như va ri. Trong trường hp đó, lúc nào tôi cũng sát cánh vi quý anh.
Đ
 kết lun, tôi phi xin li anh vì người ta thường nói, s tht mt lòng, tôi dám nói s tht vi anh vì tôi t coi tôi còn thuc báo Người Vit, và xem anh nhưngười bn tha hiu biết, nhưng vì quá tế nh, n nang bn bè, nên anh gánh chu búa rìu dư lun mt cách đáng tiếc.
Nay kính thư.
Võ Long Tri
u (ngưng trích)
 
Tôi thiết nghĩ không cần phải dài dòng phân tích về cái dã tâm và láu cá trong cái lá thư “phản đối” báo Người Việt nói chung và Chủ nhiệm Phan Huy Đạt nói riêng của Võ Long Triều mà quý vị thấy ở trên. Trường hợp này không khác chi trường hợp của Bùi Tín chửi “nhà nước” nhưng lại luôn bảo vệ “Hồ chủ tịch kính yêu.” Tôi xin phép Luật sư Lê Duy San để trích ra đây một phần bài viết “Tại Sao Người Việt Tỵ Nạn Không Hoan Nghinh, Đón Nhận Bùi Tín? “ được posted trên mạng http://www.vietvungvinh.com/  vào ngày 12 tháng 7 năm 2012  để quý đồng hương có dịp so sánh giữa Võ Long Triều và Bùi Tín đâu có khác chi là mấy.
  
Đỗ Ngọc Yến

Tại Sao Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Không Hoan Nghinh, Đón Nhận Bùi Tín ?

Ông Bùi Tín sinh năm 1927. Ông là con của cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng Thư Bộ Hình của triều đình Huế, sau theo Việt Minh được làm Chủ Tịch Quốc Hội nước VNDCCH. Ông Bùi Tín theo Việt Minh ngay từ đầu khi Việt Minh cướp chính quyền từ tay của chính phủ Trần Trọng Kim vào tháng 8 năm 1945. Ông được kết nạp vào đảng Cộng Sản nhớ các thành tích ám sát, thủ tiêu người quốc gia. Nhờ có khả năng viết lách, ông trở thành nhà báo, phóng viên chiến trường với bút hiệu Thành Tín và được phong quân hàm Đại Tá. Sau chiến tranh, ông giải ngũ, tiếp tục viết báo, làm đến chức Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật.
Cuối năm 1990 ông Bùi Tín sang Pháp dự hội nghị hàng năm của báo L'Humanité (báo của đảng Cộng Sản Pháp), rồi quyết định xin tỵ nạn tại Pháp với lý do là để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho VN.
Thực ra, nếu ông không xin tỵ nạn thì cũng bị cho về vườn vì ông thuộc phe thân Liên Sô, nhưng Liên Sô đã xụp đổ, phe thân Tầu thắng thế, nên đã tìm đường chạy trước và trở thành người bất đồng chính kiến. Ông phê phán đường lối hiện hành của Đảng Cộng sản Việt Nam là đã xa rời lý tưởng cộng sản. Dần dần, ông phê phán luôn cả chế độ cộng sản Việt Nam và lý thuyết xã hội chủ nghĩa. Ông đòi hỏi một sự đổi mới có tự do dân chủ “thật sự” cho Việt Nam. Có thể nói những bài viết của ông có lợi cho Việt Cộng thì ít mà có hại cho chúng thì nhiều, nhưng ông vẫn không được người tỵ nạn Cộng Sản đón chào mà còn bị coi là cò mồi, là chống đối cuội. Lý do là vì:
·  Bùi Tín là kẻ có tội với nhân dân.
·  Bùi Tín vẫn chưa thực lòng xám hối tội lỗi.
·  Bùi Tín vẫn tôn thờ Hồ Chí Minh và không công nhận cờ vàng.
(………………………………………………………………………………………………..)
2/ Bùi Tín vẫn chưa thực lòng sám hối tội lỗi.
Mặc dầu đã từ bỏ đảng CSVN, mặc dầu ông đã viết nhiều bài chỉ trích nặng nề đảng CSVN và Chế Độ Xã Hội Chủ Nghĩa VN, nhưng ông vẫn chưa thực lòng sám hối tội lỗi của mình cũng như xác nhận tội lỗi của Hồ Chí Minh và bè lũ Việt Cộng. Trái lại, ông còn cho rằng chỉ có VC mới yêu nước, mới có chính nghĩa, Ông nói: “Trước nhân dân cả nước Việt Nam, trước dư luận quốc tế, quả thật là có nhiều khó khăn, khi muốn dành cho quân đội ấy (Quân Đội VNCH) những chữ “yêu nước”, “chính nghĩa”, khác hẳn với Quân đội Nhân dân Việt Nam. "
Thật không thể hiểu nổi, một quân đội, quân đội VNCH đã hy sinh mấy chục binh sĩ để bảo vệ Hòang Sa và Trường Sa thì ông Bùi Tín cho rằng thật khói dành cho quân đội ấy những chữ “yêu nước”, “chính nghĩa” trong khi đó quân đội Việt Cộng (Quân Đội Nhân Dân VN) theo lệnh quan thầy Nga Tầu đem quân đi cưỡng chiếm miền Nam VN để thực thi nghĩa vụ đệ tam quốc tế và chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN dâng cả đất, cả biển cho Tầu Cộng thì ông Bùi Tín lại cho là “yêu nước”, là có “chính nghĩa”?
Đối với ông Hồ Chí Minh, ông Bùi Tín vẫn tin rằng ông HCM là người yêu nước. Để trả lời câu hỏi của Trà Mi, phóng viên đài Á Châu Tự Do (RFA), ông Bùi Tín nói:
“Theo tôi, khi ông Hồ sang Pháp năm 1911 lúc đầu không phải vì mục đích đi tìm đường cứu nước. Lúc bấy giờ ông ta gặp phải một bi kịch gia đình. Ông cụ là tri huyện Bình Khê vì đánh chết nông dân nên bị đuổi ra khỏi ngành quan lại, tha phương ở phía Nam. Mất chỗ dựa, ông Hồ quyết định ra đi tìm kế sinh nhai và giúp đỡ gia đình.
“Nhưng đến khi sang Pháp, khi tiếp xúc với nhóm các ông như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, cụ Phan Chu Trinh, lúc ấy, tôi nghĩ ông ta là người yêu nước, nhất là khi ông ta đứng ra làm tờ báo Những người cùng khổ, bảo vệ những người dân thuộc địa để chống thực dân Pháp, tôi cho rằng hành động này là trên lập trường yêu nước.”
“Thế nhưng cho đến khi ông sang Maxcơva năm 1924, trở thành nhân vật của đệ tam quốc tế cộng sản, thì tôi nghĩ, lúc ấy ông vẫn là một người yêu nước, nhưng không phải là một người yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, mà theo chủ nghĩa cộng sản.”
Ông Bùi Tín xác nhận: “Cho đến khi chiến tranh kết thúc (30/4/75), tôi không hề có ý thức gì về tội ác của CSVN, tôi được học chính trị, chính huấn, học “khá kỹ”, nghĩa là học theo lối dậy dỗ, áp đặt, nhồi nhét, mà không hòai nghi, không tranh luận về chủ nghĩa Mác, Lênin, về tranh đấu giai cấp, về chuyên chính vô sản… cho nên chúng tôi chỉ thấy tội ác của thực dân, đế quốc, phong kiến, tư bản… Những tổn thất trong chíên tranh, tôi chỉ thấy những tội ác do kẻ thù gây ra và những hy sinh cần thiết về phía “ta” để dành chiến thắng.”
Những điều xác nhận trên của ông Bùi Tín đã chúng tỏ rằng ông là một đảng viên Cộng sản rất trung kiên, cuồng tín và chắc chắn ông đã thủ tiêu rất nhiều người trong thời gian ông còn là Trưởng Ban ám sát của Việt Cộng. Vậy mà ông vẫn ngoan cố, không biết hối lỗi, nhận tội.
3/ Bùi Tín vẫn tôn thờ Hồ Chí Minh và không công nhận cờ vàng.
Ông Bùi Tín dư biết ông HCM đã du nhập chủ nghĩa Mác Lê vào làm hại cả một dân tộc, làm đất nước VN thụt lùi lại cả gần nửa thế kỷ và giết hại cả triệu người vì muốn thi hành nghĩa vụ quốc tế, vì muốn tiến lên xã hội chủ nghĩa, ông Bùi Tín vẫn công nhận ông HCM là thần tượng của ông. Mặc dầu những chuyện xấu xa của HCM như lấy vợ Pháp rồi bỏ để lấy vợ Nga, rồi bỏ vợ Nga lấy vợ Tầu, rồi lại bỏ vợ Tầu lấy vợ Việt là Nông Thị Xuân, rồi lại cho người giết Nông thị Xuân để tự do ngủ với người khác cũng như việc HCM lấy Nguyễn thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong, chuyện ông Hố Chí Minh bán đứng cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp v.v., ông Bùi Tín đều biết rõ nhưng ông chưa hề có bài nào kết tội HCM.
Ông Bùi Tín cũng gián tiếp không công nhận Cờ Vàng khi nói tránh ra là nhiều người trước kia đã là viên chức cao cấp trong chính quyền miền Nam đã nói với ông ta là: “Chúng tôi muốn quên lá cờ vàng ba sọc đỏ đi vì nó tiêu biểu cho một chế độ quan liêu quân phiệt, tham nhũng và thối nát, chúng tôi không muốn thừa nhận lá cờ ấy. Chế độ đó đã thất trận, thất trận do thối nát, thiếu sáng suốt, phải bỏ nước chạy ra nước ngoài.”
“Nhiều người trước kia đã là viên chức cao cấp trong chính quyền miền Nam” là ai? Sao không thấy ông Bùi Tín kể ra? Chắc ông Bùi Tín thừa biết sự tham nhũng và thối nát của các viên chức của chế độ quân phiệt miền Nam trước kia dù ở múc độ nào đi chăng nữa, cũng không bằng 1% sự tham nhũng và thối nát của các quan chức trong chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay. Vậy sao ông Bùi Tín không phủ nhận Cờ Đỏ Sao Vàng?
Việt Nam Cộng Hòa tuy không còn nữa, nhưng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn là căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngọai. Ông Bùi Tín là người đã tỵ nạn tại Pháp, nhưng ông không phải là tỵ nạn Cộng Sản vì ông không công nhận Cờ Vàng. Vì thế chúng ta, những người Việt tỵ Nạn Cộng Sản không có lý do gì phải tiếp nhận ông như người cùng chiến tuyến.
Tóm lại, Bùi Tín có thể là người bất đồng chính kiến với giới lãnh đạo CSVN hiện nay, nhưng ông vẫn tôn thờ HCM, một tên tội đồ của dân tộc và chưa dứt khóat hẳn với chủ nghĩa Cộng Sản. Ông không chủ trương phải lật đổ chế độ Cộng Sản mà chỉ muốn cải sửa chế độ đó và hòa hợp hòa giải với bọn lãnh đạo Hà Nội. Ông tuy là người tỵ nạn chính trị, nhưng ông không phải là người tỵ nạn Cộng Sản. Người tỵ nạn Cộng Sản là người tỵ nạn chính trị. Nhưng người tỵ nạn chính trị chưa chắc đã là người tỵ nạn Cộng Sản. Ông Hòang văn Hoan và ông Bùi Tín là những người ở trong trường hợp này, chỉ khác là ông Hòang văn Hoan thuộc phe thân Tầu nên đã chọn nước Tầu để tỵ nạn. Còn Bùi Tín thuộc phe cánh thân Nga, nhưng nước Nga lúc đó chế độ CS đã xụp đổ, nên Bùi Tín đành phải chọn nước Pháp để tỵ nạn chính trị. Mai mốt, nếu phe cánh thân Tầu thất thế, phe thân Nga hay thân Mỹ giành lại được quyền hành, chắc chắn Bùi Tín, nếu còn sống, sẽ trở về Việt Nam, dù chế độ Cộng Sản vẫn còn ngự trị đất nước Việt Nam. Ngòai ra, những đề tài mà ông Bùi Tín viết, đều là những đề tài mà người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản đều biết cả, chỉ khác là do chính một một cựu đảng viên cộng sản nói ra mà thôi.
Đó cũng là câu trả lời cho những ai còn thắc mắc: “Tại sao trước kia, thời Đệ Nhất VNCH, chúng ta đã có cả một chính sách để chiêu hồi người Cộng Sản, bây giờ Bùi Tín, một người đã bất đồng chính kiến với Cộng Sản, tại sao chúng ta lại không đón nhận Bùi Tín?” Hơn nữa, chính Bùi Tín cũng không bao giờ tỏ ra ăn năn, hối hận về những tội lỗi của mình và cũng không bao giờ ngỏ ý muốn hồi chánh.
Lê Duy San
Th. 6/2012”
 
 
Đỗ Ngọc Yến thời trẻ
Tôi muốn hỏi ông Võ Long Triều là trong khi ông lên án gắt gao Nguyễn Cao Kỳ mang tội phản quốc, phản bội cộng đồng trong việc móc nối với Nguyễn Đình Bin, thế thì ông nghĩ sao về cái tội của Đỗ Ngọc Yến cũng từng móc nối với Nguyễn Đình Bin vào cùng thời điểm với Nguyễn Cao Kỳ?  Ông trả lời ra sao về việc bạn “nối khố” của ông là Đỗ Ngọc Yến ngồi chủ tọa phiên họp bí mật với Phó Thủ Tướng Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Lãnh Sự Cộng Sản Nguyễn Xuân Phong vào năm 1998, và cũng Đỗ Ngọc Yến hội họp bí mật với Nguyễn Đình Bin, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, và kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Tên Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin này đã họp mật với Đỗ Ngọc Yến để bàn thảo kế hoạch phổ biến và thực thi Nghị Quyết 36 của Cộng Sản Việt Nam mà Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin giữ vai trò lãnh đạo kế hoạch. Ông đưa ra lý do để ngụy biện cho Đỗ Ngọc Yến từng là tình báo viên của Tổng cục Tình báo, cũng giống như luận điệu của đám “tào lao” mà trong đó có hai thằng “tâm thần” là Chu Tất Tiến và Phan Nhật Nam dám cả gan lên đài truyền hình VHN để binh vực, biện minh cho Đỗ Ngọc Yến từng là nhân viên của Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương VNCH và là viên chức cao cấp của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA của Mỹ khi ngồi họp với đầu sỏ cộng sản Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phong.
z730.gif
z731.gif
z733.gif
Trong khi gia đình của Đỗ Ngọc Yến và Ban Lãnh Đạo báo Người Việt không hề tuyên bố những điều mà ông và cái đám “tào lao” đã khua môi múa mỏ. Ông hãy xem các Youtube đính kèm sau đây để thấy Đỗ Bảo Anh, con gái Đỗ Ngọc Yến, và đương kim chủ nhiệm kiêm tổng giám đốc, kiêm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty báo Người Việt nói gì về lý lịch và hành động của Đỗ Ngọc Yến. Ông bà có dặn “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe,” và tôi nghĩ là ông Võ Long Triều cũng nên “câm cái mõm” lại, nói ra chỉ tội cho thiên hạ chửi mà thôi.
 
 
Sau đây là một đoạn ngắn trích từ bài diễn văn của Thú trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Đình Bin xác nhận có tiếp xúc với Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy , Nguyễn Ngọc  Hải tại Mỹ vào năm 2003. Toàn bài diễn văn được in lại ở phần cuối bài đề làm bằng chứng.
 
 
 Thú trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Đình Bin
“Trong hơn 40 năm công tác tại ngành Ngoại giao, một trong những vinh hạnh lớn nhất của tôi là đã được kề vai sát cánh với đội ngũ cán bộ, nhân viên UBNVNONN, cơ quan tham mưu và quản lý của Đảng và Nhà nước ta về công tác đối với NVNONN, trên cương vị là người đứng đầu, trong giai đoạn rất đáng ghi nhớ: 4 năm mở màn Thiên niên kỷ thứ ba (2000 - 2003)…….
Tôi không bao giờ có thể quên không khí thực sự cởi mở, thẳng thắn, chân tình trên tinh thần hòa giải dân tộc, cũng như những giây phút xúc động trong các cuộc gặp gỡ đó. Có một số kiều bào, sau bao năm tháng bị bưng bít, tác động bởi tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch với đất nước, đã khóc khi nghe chúng tôi thông báo tình hình đất nước và trả lời các câu hỏi, làm sáng tỏ các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng. Điểm đặc biệt nhất trong chuyến đi này là lần đầu tiên chúng tôi gặp gỡ một số nhân vật nguyên là lãnh đạo chính quyền Sài Gòn cũ hoặc bất đồng chính kiến, nổi bật trong đó có ông Nguyễn Cao Kỳ, ông Đỗ Ngọc Yến-Tổng Giám đốc Công ty Báo Người Việt, ông Nguyễn Ngọc Hải-Chủ tịch “Ủy ban bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của thành phố Houston, nhạc sỹ Phạm Duy…”
 
  
Đỗ Ngọc Yến và Phạm Duy
 
 
Video: Đài SBTN phỏng vấn Chủ nhiệm Phan Huy Đạt và Chủ bút Đỗ Bảo Anh (con gái Đỗ Ngọc Yến) về cuộc biểu tình chống báo Người Việt. Xin nghe và chú ý cho thật kỹ họ trả lời lấp liếm và dối trá.
http://www.youtube.com/watch?v=kYDdhO57ZHQ 30 phút chiếu trên Youtube.
Hai Links dưới được chiếu ngay trên website của SBTN:
 
 
 
Video: Phan Nhật Nam và Chu Tất Tiến binh vực Đỗ Ngọc Yến và "chửa lửa" rằng Đỗ Ngọc Yến là CIA ngồi với CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Hai tên này lại nhục mạ và lên án đoàn biểu tình chống báo Người Việt. Hai tên này thật là láu cá, bẩn thỉu và dị hợm khi "bưng bô" cho Báo Người Việt
 
 
Video: Ngô Kỷ trả lời Ngụy Vũ trong 90 phút về lý do, chi tiết và mục đích cuộc biểu tình chống báo Người Việt.
 
 
 
z722.gif  
 
Hơn suốt 4 năm qua kể từ ngày 26 tháng 1 năm 2008, tôi liên tục chống đối công ty báo Người Việt. Tôi đưa ra 3 điều kiện, mà nếu 1  trong 3 điều kiện nêu ra dưới đây được xảy ra thì chúng tôi ngưng chống đối công ty báo Người Việt. Ba điều kiện đó là:
 
1)   Công ty báo Người Việt phải tổ chức một buổi họp khoáng đại, rộng mở, mời đông đủ đồng hương và các hội đoàn, tổ chức cộng đồng đến một địa điểm khang trang, đàng hoàng (không phải tại hang Pắc Pó Người Việt) để Ban Lãnh Đạo công ty báo Người Việt (không phải nhân viên) để đón nhận phản ứng của đồng hương, và là dịp để Ban Lãnh Đạo công ty báo Người Việt trình bày, giải thích một cách thành tâm, chân thành về lý do tại sao nhục mạ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong chậu rửa chân, cũng như kể lại nội dung và chi tiết buổi tiếp xúc của Đỗ Ngọc Yến với các chóp bu cộng sản Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phong Nguyễn Đình Bin v.v…, vì trong buổi nói chuyện trên đài truyền hình SBTN thì Đỗ Bảo Anh và Phan Huy Đạt có xác nhận là Ban Lãnh Đạo công ty báo Người Việt đã được Đỗ Ngọc Yến trình bày mọi chi tiết, nội dung của buổi họp với các chóp bu cộng sản trước và sau đi đi họp về. Khi công ty báo Người Việt đồng ý tổ chức cuộc họp khoáng đại, mở rộng như vậy rồi thì công tác của chúng tôi coi như xong, và để cho đồng hương giải quyết với công ty báo Người Việt.
 
2)   Công ty báo Người Việt treo lá cờ máu cộng sản màu đỏ sao vàng và công bố công ty báo Người Việt là cơ sở của cộng sản Việt Nam. Khi sự kiện này xảy ra thì coi như tôi đã “lột mặt nạ” công ty báo Người Việt xuống rồi, và lúc đó xin để đồng hương đối phó.
 
3)   Cộng Đồng người Việt Nam tại Nam Cali có khoảng 200 tổ chức, hội đoàn, đảng phái, phong trào lớn nhỏ, nếu có sự lên tiếng của đa số tương đối, tức 101 hội đoàn, tổ chức, đảng phái, phong trào đồng lên tiếng muốn chúng tôi chấm dứt chống đối công ty báo Người Việt thì chúng tôi sẽ thuận ý.
 
 
Tôi cực lực chống đối tất cả những sự sai trái, tội lỗi mà báo Người Việt đã xúc phạm đến chính nghĩa Quốc Gia, trong đó việc ca ngợi các chóp bu cộng sản, sỉ nhục lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, phỉ báng danh dự của tập thể người Việt tỵ nạn, nhục mạ sự chiến đấu dũng cảm và hy sinh lớn lao của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên bên cạnh đó, tôi còn quyết tâm đặt vấn đề với công ty báo Người Việt trong việc Đỗ Ngọc Yến ngồi họp với các chóp bu cộng sản. Điều này rất là quan trọng đối với tôi vì trong khi cộng đồng đi chống những tên Việt gian “cắc ké” thì ngay giữa lòng tỵ nạn Little Saigon thì một tên chủ nhiệm tờ báo lớn đi làm Việt gian thông đồng, cấu kết với cộng sản mà một số người, tổ chức trong cộng đồng lại bỏ qua hay phớt lờ, đó quả là điều vô cùngnghịch lý và ngu xuẩn vô cùng.
 
Vì vấn đề báo Người Việt lắm rắc rối và phức tạp, có nhiều chi tiết và tài liệu chứng minh tội lỗi báo Người Việt, nhưng trong bài viết này tôi chỉ tập chú vào vấn đề Đỗ Ngọc Yến mà thôi để phản bác lại luận điệu binh vực, che chở, chạy tội và chửa lữa cho Đỗ Ngọc Yến của ông Võ Long Triều. Tôi hy vọng đây là cơ hội cho ông Võ Long Truyền thức tỉnh và ăn năn, sám hối. Nếu ông Võ Long Triều còn ngoan cố bảo vệ cho hành động phản quốc của Đỗ Ngọc Yến thì tôi muốn ông Võ Long Triều công khai lên tiếng trước công luận, cộng đồng, còn nếu ông Võ Long Triều nhận ra được sự phản quốc, phản bội cộng đồng của Đỗ Ngọc Yến thì ông cũng cần lên tiếng sáng tỏ. Cho đến khi nào ông Võ Long Triều đáp ứng đòi hỏi của tôi, thì tôi vẫn còn coi ông Võ Long Triều là một tên Việt gian và là “ký sinh trùng” của cộng đồng, đất nước.
 
Tôi không có nhiều thì giờ để phân tích thêm về bản chất và hành động của ông Võ Long Triều, do đó tôi xin phép được trích dẫn một số bài viết, email của những vị nhân sĩ, thức giả nói với và nói về ông Võ Long Triều, mà tôi coi như đó cũng là quan điểm của tôi.
 
Ông Võ Long Triều nếu muốn tranh luận hay phản biện, ông có thể liên lạc tôi qua địa chỉ email   ngocamkhe@gmail.com , hay PO.Box 836, Garden Grove, Ca 92842, hay phone (714) 404-7022, hoặc ông viết bài post trên các diễn đàn. Tôi sẵn sàng đối chất, tranh luận với ông về vấn đề Đỗ Ngọc Yến và báo Người Việt bất cứ lúc nào và tại bất cứ nơi đâu hay bất cứ cơ quan truyền thông đại chúng nào.

Thư Cựu Dân Biểu Trần Đình Ngọc 

Gửi Anh Cựu Dân Biểu Võ long Triều,
 


Tôi khg đọc hết lá thư của anh gửi Phan huy Đạt nhưng anh minh xác rằng Đỗ ngọc Yến là người QG, tôi thấy hơi buồn cười, anh coi độc giả như những đứa con nít. Vậy thì hình ĐNY họp với Nguyen tấn Dũng, Nguyen xuân Phong là hình giả tạo sao?
 
Báo NV đã rất nhiều lần đâm sau lưng đồng bào tị nạn VGCS tại hải ngoại rồi, khg phải chỉmột lần này. Anh kể lể chuyện anh với DNY khi xưa thì cũng chẳng ích gì. Anh có nhớ tờ báo Đại Dân tộc của anh khi xưa ở Sàigòn với những thằng VGCS chính cống như Họa sĩ Ớt Huỳnh bá Thành ...đã làm lợi cho VGCS và chủi bới
bôi nhọ một cách phi lý, vô lương tâm những Dân biểu, Nghị sĩ có tinh thần QG Dân tộc quyết chống bọn VGCS đến cùng ra sao khg? Tờ ĐDT của anh cùng với
tờ Điện Tín của VGCS Lý quý Chung, tờ của Ngô công Đức ...đã góp phần làm sụp đổ miền Nam! Chính anh lúc đó đã đâm những nhát dao cực sâu vào các chiến sĩ QLVNCH đang xả thân ngày đêm bảo vệ Sàigòn cho các tên làm báo tay sai VGCS như anh, cả những tên
 ngày nay vẫn trơtrẽn ăn tiền già ở Hoa Kỳ và Âu châu nhưng vẫn về liếm trôn giặc như Nguyễn mộng Giác, Huỳnh khỉ Phong v.v...!
 
Đất nước khốn khổ, dân tình điêu linh một phần chính vì những bọn tay sai Hồ tặc như Trí Quang, Huỳnh tấn Mẫm, Nguyễn đắc Xuân, Ngọc Phan, Ngọc tường, Ngô bá Thành, Huỳnh Liên, Phan xuân Huy, LM Trần hữu Thanh, Nguyễn ngọc Lan v.v...mà tờ báo của anh yểm trợ chúng hết mình đó. Ngày nay, có lẽ anh đã nhìn ra cái quá sai của bọn khốn nạn, thằng DB Đinh văn Đệ giết một lúc hơn 40 Địa p Quân Nghĩa quân, anh ăn năn, nhưng đất nước chỉ có một lần cho anh phá hoại. Tàu vào cai trị rồi, hơn 20 triệu người miền Nam dởsống dở chết, chết biển chết rừng, một số sang được ngoại quốc thì lưu vong chưa có ngày về, tủi nhục đau đớn. 90 triệu dân nay sống trong lầm than, nô lệ Tàu ô là khg tránh được. Nhiều gia đình hiện nay quá đói, khg có khoai sắn mà ăn trong nhiều tỉnh, thành anh có biết khg?
Thằng Cựu CN báo NV, Đỗ ngọc Yến, tên tay sai cho VGCS và CIA, lừa phỉnh đồng bào hải ngoại với cái mác chống Cộng nhưng lòng dạ y đã dâng cho giặc Hồ từ lâu. CĐ cưu mang y và các cộng sự của y nhưng bọn chó đẻ này luôn cầm dao đâm Cộng Đồng, từ những bài thơ, cái chậu rửa chân...đến nỗi những người hiền lành nhất trong CĐ phải kêu lên:"Sao bọn này liếm trôn VGCS kỹ quá thế này?"
 
Xin tặng anh vài bài thơ này, cựu CN nhật báo Đại Dân tộc Võ long Triều, cựu Dân biểu Sàigòn.
 
Cựu Dân Biểu Bút Xuân Trần Đình Ngọc
 
Quốc Hội VNCH (1971-1975)

Tái bút: Xin viết thêm 1 câu là: anh Võ long Triều dung dưỡng bao che cho tên Thượng tá CS nằm vùng Huỳnh bá Thành, tức Họa sĩ Ớt, nhưng ngay sau 30-4-1975, thằng VGCS này đưa công an đến còng đầu anh Võ long Triều tại nhà, đưa đi tù cải tạo 13 năm, suýt chết trong tù vì đói khổ, lao động khổ sai. Anh Võ long Triều có nhớkhg? Cha anh xưa làm tình báo 2ème Bureau, ph òng Nhì) cho Pháp (Le Roi) người Pháp, gặp mẹ anh là người Việt, sanh ra anh.
 
Quá khứ khốn nạn của bọn Phan xuân Huy, Kiều mộng Thu, Nguyễn văn Binh, Nguyễn ngọc Nghĩa (tượng Chàm - ăn cắp) cùng nhiều tên khác khg kể xiết, phá rối chánh phủ QG như điên cuồng rốt cuộc VGCS khg thí cho cục xương, ngay cả Lý quý Chung, Ngô công Đức, Vũ văn Mẫu... Con mụ Kiều mộng Thu phải đi lấy thằng VGCS Xích Điểu làm vợ bé(sau 30-4-75) để có miếng sống, thằng Trịnh công Sơn sau ra sao ai cũng biết. Thằng họa sĩ Ớt mới trở về Bắc, hơn 50 tuổi đã chết, có nhiều bí ẩn !? Anh Triều đừng nên quên những quá khứ "quậy" nát QG đó!

Cựu Dân Biểu Trần Đình Ngọc
BỌN BỒI BÚT
Giao Điếm và Nguyễn Tay Sai
Chó Đẻ Bolsa NPH
 

Anh/Chị hỏi tôi: sao chúng làm Bồi bút?
Dễ quá mà, đểkiếm chút cơm thừa
Canh cặn thiu, heo dẫu đói chẳng ưa
 
Nhưng Bồi bút thì hẩu xực hẩu lớ
Bẻ cong ngòi đểviết gian, bợ đỡ
Như thằng hèn Heo Mậu chó chạy quanh
Chỉ lớp Ba, lên chức Quốc Vụ khanh
Chuyên lừa thầy, phản bạn, thường khoe mẽ
Chữ nghĩa dốt đặc, có thằng viết thế
Núp cửa chùa: lửa khói quê hương tôi
Về Việt Nam liếm đít bọn chuột dơi
Vẫn nhơn nhơn cái mặt dày thằng điếm
Ráo một bọn vừa nửa người nửa ngợm
Cơm Quốc gia chúng đã tọng mòn răng
Nay quì mọp Bắc bộ phủxin ăn
Trơ trẽn mặt chồn lùi, cỏ đuôi chó!
Đồng bào hãy nhìn, điểm mặt từng con bọ
Là bọ hung, bọ chét, bọ cầu tiêu
Gần trăm năm, chịu quốc nạn tiêu điều
Nước đã mất vì bọn Việt Gian đểu
 
Ra ngõ gặp bồi bút,điếm đàng, không thiếu
Nhưng người hiền chân chính đốt đuốc không ra
Việt Nam oan trái, oan gia
Người hùng quá ít, bọ dòi quá đông!
BX Trần Công Tử
 
 
Nhận xét về Võ Long Triều của ông BXC (Thư gửi cho một quý bà)
Thưa bà ,

Tôi muốn viết nhiều về cái ông dân biểu VLT này, ngay khi " bị " đọc cuốn sách lăng nhăng gọi là " hồi ký " của lão.
Ngặt một nỗi : ta có câu : một chữ cũng là " thầy " ! cho nên, nghĩ đi nghĩ lại, tôi thôi luôn, xóa sạch những điều đã viết về lão ta !
 

Nay thấy bứt rứt, vì nhớ lại lão VLT đã từng đóng vai " lủng lẳng ở giữa " trong cái tờ báo bổ thất tộc của lão, mà lão kêu là Đại Dân Tộc ! Nghe cái tên báo, đã thấy cái dốt lòi ra !

Báo của lão chuyên châm chọc những chuyện hạ cấp và phá thối. Ghê rợn nhất là lão dung chứa thằng việt cộng " Ớt ", tên cúng cơm là Huỳnh bá Thành . Thằng này sau khi vi xi thắng thế, đã trở thành hung thần, chỉ điểm bắt các văn nghệ sĩ của chúng ta. Bao nhiêu văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà văn của chúng ta đã bị thằng Ớt Bá Thành của VLT bắt bớ và sát hại. Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Hoạt, Dương Hùng Cường, Hoàng hải Thủy... đều bị Ớt Thành cột tội " biệt kích cầm bút ", kẻ tù mút chỉ, kẻ bỏ mạng trong tù !

Còn cái tội ra báo thất tộc,đóng vai " lủng lẳng " ở giữa quần chúng, và vô số tội khác của VLT, thì ngài cựu dân biểu Trần Đình Ngọc đã khui ra hết rồi. Tiếc rằng " chỉ có một đất nước cho VLT phá nát ! "

Cái nghĩa vụ " nhất tự vi sư " của cụ Khổng, chắc không lớn bằng cái nghĩa vụ con dân đối với đất nước đã sinh ra và nuôi dưỡng mình.Tôi xin khấu đầu chịu tội, và chịu sự xỉ mắng của các đồng môn, nếu có, về những dòng chữ viết đau lòng này.

Mấy dòng viết vội của tôi cho ông Mục, bà muốn làm gì với nó cũng được. Tôi cũng xin lỗi đã không gửi tới bà vài dòng vớ vẩn trên, để đáp lại bao nhiêu bài hay ho bà cho tôi đọc ké, cũng vì cái lý do đắn đo tôi đã nói trên.

Nào, bây giờ bà muốn gửi đi đâu xin cứ tùy tiện !

Thân kính : BXC
 
Trích một phần:

 
From: paul van <paul.van3060@gmail.com>
Fwd: Bức thư của Võ Long Triều gởi Phan Huy Đạt
 
Thưa anh Gs Trần Đình Ngọc,
Chúng tôi không cảm thấy thoải mái về biện giải của anh Võ Long Triều, đồng nhiệm Dân Biểu Quốc Hội với anh, nguyên chủ nhiệm Nhật Báo Đại Dân Tộc, dẫn chứng xác nhận của Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, rằng: Đỗ Ngọc Yến là nhân viên của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, như một đảm bảo về ly' lịch trong sáng của đương sự.  Nếu Nguyễn Văn Tá, tức Đặng Trần Quốc tự Ba Quốc, cụm trưởng điệp báo A36, nhận chỉ thị trực tiếp của Trần Quốc Hương, tự Mười Hương, Trưởng Ban Nội Chính Trung Uong Đảng Cộng Sản VN, chui sâu  vào cơ quan tình báo trung ương VNCH. Sau nhiều năm hoạt động phối họp với Tư Ánh Trần Bạch Đằng, Sáu Ngọc Lê Thanh Vân, Năm Xuân Mai Chí Thọ, Sáu Hoàng Cao Đăng Chiếm, Mười Thắng Nguyễn Minh Trí, Mười Nhỏ Nguyễn Xuân Mạnh và luôn cả Ba Hoàng Huynh Bá Thành tức Họa Sĩ Ớt (cộng tác với nhật báo Điện Tín của Đại tá Nghị sĩ Hồng Sơn Đông), đã kịp thời bôn tẩu sau khi được ai đó báo động. Chúng ta chưa rỏ quân hàm cấp bậc của Đỗ Ngọc Yến có ngang vế với Thiếu Tướng Tình Báo Cộng Sản Đặng Trần Quốc không? Nhưng rõ ràng, đương sự có vị trí quan trọng trong quan hệ cấp lãnh đạo Cộng Sản như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phong, Nguyễn Đình Bin v.v..
Hệ thống Báo Người Việt của chủ nhiệm sáng lập Đỗ Ngọc Yến, trong nhiều năm liên tiếp đã ca tụng Cộng Sản và lăng nhục chánh quyền, quân đội và công dân Việt Nam Cộng Hòa.
Chúng ta không cần thiết mất thời gian lật lại từng viên gạch cũ đi tìm dấu vết những com mọt ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, nhưng tập trung y' chí đấu tranh vào những đối tượng hàng đầu đang làm tổn thương danh dự Người Việt Quốc Gia, gây phân hóa, mất đoàn kết và lũng đoạn hàng ngủ Người Việt đang nổ lực vì tiền đồ quốc gia, dân tộc, hòa nhịp với thế giới tự do trước vận hội mới .
Paul Vân
 
From: Ngoc Tran <ngocdtran@gmail.com>
To: Lan Tran viet <
vietlan3@yahoo.com
Sent: Friday, July 20, 2012 1:24 PM
Subject: (CHÍNH NGHĨA): Fwd: Bức thư của Võ Long Triều gởi Phan Huy Đạt
 
 
1.   Thưa ông/bà Việt Lan,
 
2.   Cùng Quí độc giả thân mến,
 
3.   Cũng chẳng phải vì lời khen ngợi của ô/b mà tôi phúc đáp lá thư này nhưng tôi chỉ nghĩ đến miền Nam VN nói riêng và cả VN của chúng ta, tương lai mù mịt, nạn Bắc xâm hầu như khó thoát.
 
4.   Kỹ sư Võ long Triều, cựu Dân Biểu, cựu Chủ Nhiệm tờ nhật báo của VGCS hay tay sai VGCS, trong nhiều năm tại Sàigòn, cùng với những tờ báo tay sai hay thân VGCS khác, đã đưa miền Nam đến một ngã rẽ toàn máu và nước mắt. Khg cần nói khi trước, sau 30-4-1975, từ 600 ngàn đến 800 ngàn đồng bào làm mồi cho cá biển Đông hoặc thú rừng trong các đường rừng biên giới Lào-Việt-Cam bốt. Có nhiều người bị lính Polpot giết thảm thương khi lần về gần tới trụ sở Cao Ủy Tị nạn LHQ. Hàng chục ngàn cô gái và bà mẹ Việt còn trẻ làm mồi cho bọn thổ phỉ hải tặc Thái Lan cưỡng hiếp, giết chết sau khi thỏa mãn, bán vào động điếm, chống cự bị vứt xuong biển v.v... và hàng trăm ngàn người cha, người chồng, người anh em chú bác của họ, vì nóng lòng nhìn con em của mình bị hiếp...đã nhào ra ngăn cản bọn quỉ dâm dục, bị chúng bắn, chém, vứt xuống biển một cách thản nhiên. Những tội ác ấy, lịch sử phải ghi nhớ và toàn dân phải cùng nhau trình lên Tòa án LHQ xét xử, khg thể để cho quên lãng được. Ai có người thân chết, mới biết cái đau nó như thế nào và nó day dứt bao lâu. Nó day dứt đau đớn suốt một đời người đó.
 
5.   Nay anh Võ long Triều, một Dân biểu thân Cộng nằm vùng thời TT Nguyễn văn Thiệu, ra sức giúp đỡ cho bọn VGCS như Phan xuân Huy, Đinh văn Đệ, Lê đình Duyên, Trần văn Thung, Nguyễn hữu Chung, Lý quý Chung, Kiều mộng Thu, Nguyễn văn Binh và Nhóm DB Quốc gia của y trong đó có Nguyễn văn Kim, Đặng văn Tiếp, Nguyễn trọng Nho (chánh án ở Hoa Kỳ), Đỗ sinh Tứ, Trần văn Ân, Nguyễn minh Đăng, Nguyễn văn Cử (phi công bỏ bom dinh Độc lập)v/v...
 
6.   kể không hết ...đã vu khống, bịa đặt trên báo Đại Dân tộc làm người dân mất tin tưởng vào CP, QLVNCH . Chúng làm mưa, làm gió kể từ hồi ám sát GS Nguyễn văn Bông, coi rẻ mạng người QG, miễn làm lợi cho bọn VGCS đang nhờ thế lực TC để cố tình cưỡng chiếm VNCH. Võ long Triều và bọn kia, ăn cơm QG, tháng tháng vẫn lĩnh lương của Hạ nghị Viện, tiền thué dân miền Nam đóng góp nhưng VLT đã đâm những nhát dao chí tử vào lưng các Chiến sĩ QLVNCH đang xả thân ngày đêm cho Chính Nghĩa QG và Tự Do Dân chủ.
 
7.   Từ một bài ngắn này, tôi khg thể mô tả hềt những cái khốn nạn dã man của bọn VGCS Dân biểu Phan xuân Huy, Võ long Triều, Đinh văn Đệ, Nguyễn văn Binh đã ra sức đánh phá chính quyền QG đang phải đối phó với Mỹ, Kissinger và TT Nixon muốn bỏ Miền Nam rồi, khg viện trợ xăng, súng đạn thì sao không thua, trong QH thì bọn Lý quý Chung, Võ long Triều, Phan x Huy ra sức phá hoại dù cho những DB có tinh thần QG như chúng tôi hết sức chống đỡ đêm ngày nhưng 3 tờ báo Đại Dân tộc (VLT), Điện Tín (Lý quý Chung), Tin Sáng (Ngô công Đức) quá lợi hại vì người miền Nam chưa có kinh nghiệm với VGCS miền Bắc (nay mới bể mặt thì sự đã rồi, mất mát hết rồi, đói khổ thê thảm) người bình dân miền Nam sáng phải có li cà phê "xây chừng" với tờ báo để xem tin tức, nghe VGCS, toàn là các ông Dân biểu chủ báo v.v...hứa hẹn thì sướng mê tơi thế là làm tay sai cho VGCS. Rồi bọn này tổ chức Ngày Ký giả đi ăn mày, đánh tham nhũng của các ông LM Trần hữu Thanh, Chân Tín, Trương bá Cần, Phan khắc Từ, hai mụ Ngô bá Thành và Ni sư Huỳnh Liên cùng đám giả sư trốn quân dịch trong chùa Ấn quang ngày nào cũng xuống đường phá rối làm kẹt xe cộ, làm khg khí Sàigon sôi lên sùng sục khg còn ai làm ăn buôn bán gì được. Lúc đó thì QH Mỹ với các NS Joe Biden (hiện PTT)
 
8.   John Kerry cùng với mụ Jane Fonda ngồi trên ghế xạ thủ khẩu cao xạ của Liên Xô ở ngoại vi Hà Nội, láp nháp rằng: Tôi cho các người hay, rồi các người phải quỳ mà lậy mới được XHCN thâu nhận vào làm công dân...   Ngay lúc đó, hàng chục Sư đoàn BV tràn vào Nam với T 54, trọng pháo TC, đạn bắn thả dàn...  ban đêm du kích VGCS đi ruồng bắt xã ấp, giật mìn cầu cống, đắp ụ liên miên ...Tôi khg bênh vực cho hai ông TT NĐDiệm và TT NV Thiệu (họ cũng có những cái sai, sẽ viết sau) nhưng tình thế ấy thì có mười đầu 16 cánh tay cũng phải chịu thua. Ngày nay có những kẻ chửi hai ông ấy nhưng khg hiểu là với cái chiến tranh du kích ấy, Hoa kỳ hay bất cứ nước nào cũng phải qui hàng. Và chính Hoa Kỳ đã qui hàng rồi, dâng cả Đông Dương cho TC.
 
9.   Trở lại với ông Võ long Triều. Tôi lấy làm lạ sau 13 năm tù khổ sai (chứ cải tạo chỉ là danh từ của họ) sau bao nhiêu thực tế, thằng Họa sĩ Ớt Huỳnh bá Thành nuôi dưỡng nó nhiều năm đến khi VGCS vừa vào Sàigòn, nó dẫn ngay công an đến còng đầu mình đưa vào tù...mà vẫn khg mở mắt, vẫn đui mù. Nay lại chạy tội cho một thằng Chủ nhiệm và bọn chó đẻ tay sai VGCS bán nuớc, đã họp với VG, đã nhiều lần chủi rủa VNCH và những bậc anh hùng vị quốc vong thân, ấy là VLT đã được đệ nhất CH cho sang Pháp học ra Kỹ sư, nêu i tờ rít thì khg hiểu còn ngu si đến đâu. Nhiều Dân biểu QG, nhiều tướng lãnh, nhiều quân nhân, dân chính VNCH đã đổ máu cho tự do dân chủ mièn Nam. Người còn sống có nhiệm vụ nói lên giùm cho họ vì họ khg còn tiếng nói, may ra họ mới siêu thoát được. 
 
10.               Tôi sẽ coi lại một loạt bài "Sau bức Màn Nhung Hạ Nghị Viện" nếu rảnh thì xin post lên cho bà con đọc cho biết những khuôn mặt tay sai VGCS bán nuớc cho Tàu phù. Đất nước VN ta, kết một câu: Quá bất hạnh đã sản sinh ra Hồ tặc và một bọn đầu trâu mặt ngựa
 
11.               cả Bắc và Nam. Đất nưoc ấy khó lòng tiến bộ và mưu cầu no cơm ấm áo cho người dân được, nếu những cái đầu có học như Võ long Triều, vẫn còn u mê ám chuớng thua thằng bé chăn trâu! 
 
12.               Kính thư
 
13.               GS Trần Đình Ngọc
 
14.               Cựu DB/Quốc Hội VNCH 1971-1975
 

From: Viet Lan <vietlan3@yahoo.com>
Date: 2012/7/20
Subject: Bức thư của Võ Long Triều gởi Phan Huy Đạt
To: "
ngocdtran@gmail.com" <ngocdtran@gmail.com>

          Kính Ông Dân Biểu Trần Đình Ngọc, xin ngợi khen tinh thần của một người con dân nước Việt! Cùng là Dân biểu trong thời Đệ Nhị Cộng Hoà nhưng khác với Ông, Võ Long Triều chỉ tà một người Trí thức mà không có Tri thức. Bởi vì qua bao sai phạm của báo Người Việt từ trước đến nay, từ bài thơ trong số báo Xuân ca tụng Dũng-Mạnh-Triết-Mười,....đến việc lá cờ Dân Tộc bị bỏ vào trong chậu rửa chân..., Võ Long Triều vẫn đạp qua dư luận tiếp tục cộng tác với tờ báo ăn hại này! Tập thể báo Người Việt đã dẫm lên con tim của những người lính VNCH cũng như của hàng triệu đồng bào Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới! Mỗi tuần, vẫn có những người bỏ công sức đứng từ giờ này sang giờ khác để biểu tình, nhưng tờ báo thân cộng này vẫn không một lời xin lỗi! Ông Võ Long Triều còn "chữa cháy" cho Đỗ Ngọc Yến một cách ngu xuẩn! Đỗ Ngọc Yến có là tình báo gì gì.. chăng nữa, người Việt Quốc Gia chân chính không được quyền xúc phạm đến Lá cờ Tổ quốc.
 
           Tôi còn thấy Du Miên và Phạm Long vẫn lấy báo NV để điểm tin trên Đài 57.3. Họ có ý thức hay không?
 
           Vs. Trần Việt Lan
 
Báo Người Việt? Hay Báo Người Việt Cộng? Hay báo Thằng Việt Cộng?
 
Trần Minh
 
Cuối cùng, là gốc gác của tờ báo. Tờ được đẻ ra bởi ông Đỗ Ngọc Yến và ông Du Miên tại garage nhà. Sau đó, khi tờ báo có chút uy tín rồi thì Du Miên bị đá ra. Ông Đỗ Ngọc Yến được cho biết là điệp viên 3 mang, hai mang đầu là mang VNCH và mang Việt Cộng, sau đó ông đi thêm một mang thứ ba là mang Xịa. Khi VNCH chết đi rồi, ông tuyên bố ông vẫn ở vậy thờ chồng, vẫn trung trinh với người chồng VNCH của ông. Đùng một cái, thấy đăng hình ông chễm chệ ngồi với Nguyễn Tấn Dũng, có hình đứng rất oách bên bàn giấy rất xôm bên cạnh cờ đỏ sao vàng, có khác gì đảng viên có thẻ đảng?. Tóm lại, cha đẻ của tờ Người Việt ông Đỗ Ngọc Yến có bằng chứng thờ cờ đỏ sao vàng, thì đứa con Người Việt, đứa đã từng vẽ cờ quốc gia trong chậu rửa chân, đứa đã từng thăm dò xem thử có thể cầm cờ đỏ sao vàng đi biểu tình hay không? đứa đã từng đăng mấy bài thơ ca ngợi các đồng chí Trung Uơng Đảng, làm sao tin được nó màu vàng mà không là màu đỏ?
 
    Cuộc đời của cha đẻ tờ người Việt không khác gì người ca kỹ bên sông Tân Hoài. Cờ đỏ cờ vàng who care? Who care vong quốc hận? Tuy nhiên, ông Đỗ Ngọc Yến tệ hơn người ca kỹ. Người ca kỹ bất tri vong quốc hận, và đồng ý là mình bất tri vong quốc hận. Còn ông Đỗ Ngọc Yến, lúc nào ông cũng tuyên bố là ông tri quốc hận, nhưng bên trong lại là cánh tay nối dài, một tên cộng sản cao cấp, nên mới được ngồi chung với thành phần cao cấp. Cái vô liêm sĩ của một kẻ vỏ vàng lòng đỏ là vậy. Cha đã vô liêm sỉ, thì con là tờ Nguời Việt có thể nào có liêm sỉ?
 
   Bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thuở còn học đi học “nhớ nước đau lòng con quốc quốc” bây giờ phải đổi đi một chữ đó là “mất nước đau lòng con quốc quốc”. Ấy vậy mà cũng có những kẻ đã nương thân xứ người vì mất nước lại còn quay lại đầu quân cho quân bán nước! Liêm sĩ nào dành cho những kẻ như vậy?
 
Từ đó, lòng Trần Minh tôi cứ vấn vương câu hỏi:  Báo Người Việt?, hay báo Người Việt Cộng?, hay báo Thằng Việt Cộng?
 
Ai thông thái trả lời dùm, xin đa tạ
 
Trần Minh
 

Toàn bài diễn văn của Thú trưởng Ngoại Giao Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Đình Bin có nhắc tới việc tiếp xúc với Chủ nhiệm báo Người Việt Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Nguyễn Ngọc Hải vào năm 2003 tại Mỹ.
 
  Diễn văn Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Đình Bin họp với Đỗ Ngọc Yến báo Người Việt 2003
 
 
 
 
 asdf1.jpg
Thứ năm, 19/11/2009, 09:07:41 AM
Những kỷ niệm không phai mờ
 
 
Trong hơn 40 năm công tác tại ngành Ngoại giao, một trong những vinh hạnh lớn nhất của tôi là đã được kề vai sát cánh với đội ngũ cán bộ, nhân viên UBNVNONN, cơ quan tham mưu và quản lý của Đảng và Nhà nước ta về công tác đối với NVNONN, trên cương vị là người đứng đầu, trong giai đoạn rất đáng ghi nhớ: 4 năm mở màn Thiên niên kỷ thứ ba (2000 - 2003).
 
Ông Nguyễn Đình Bin tại buổi gặp mặt kiều bào lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.
Bốn năm là một quãng thời gian không dài trên chặng đường nửa thế kỷ từ khi ra đời đến nay của Ban Việt kiều trung ương, rồi UBNVNONN và nay là UBNNVNVNONN, nhưng đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm không thể phai mờ và bài học quý. Đó là những năm tháng công cuộc Đổi mới toàn diện của nhân dân ta, do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, được triển khai mạnh mẽ và toàn diện, giữa một thế giới đang biến động sâu sắc, đan xen những thời cơ lớn với thách thức cũng lớn. Trên bình diện chủ quan thì UBNVNONN, qua 40 năm hoạt động và phát triển và sau 4 năm Thủ tướng Chính phủ quyết định sát nhập vào Bộ Ngọai giao, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu và có thêm điều kiện để có những bước phát triển mới về chất.

Hôm nay, nhìn lại quãng thời gian ấy, tôi vui mừng là đã cùng tập thể cán bộ nhân viên UBNVNONN tăng cường đoàn kết, không ngừng phấn đấu vươn lên, kế thừa và phát huy được những kinh nghiệm quý báu của các lớp anh, chị đi trước, đồng thời đã tự đổi mới được mình, trước hết là đổi mới tư duy, phát huy mạnh mẽ bản lĩnh, tinh thần chủ động, tiến công, dám chịu trách nhiệm, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu và quản lý mà Đảng và Nhà nước giao phó trên lĩnh vực công tác này, có những đóng góp xứng đáng vào các thành tích đáng tự hào trong 50 năm phát triển của UBNNVNVNONN.

Trong số các sự kiện giờ đây dồn dập hiện lên trong ký ức tôi, nổi bật nhất, sâu đậm nhất là quá trình thai nghén và ra đời của Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị (BCT), nghị quyết công khai đầu tiên của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng về công tác đối với NVNONN.
Đầu năm 2000, sau khi nhận quyết định bổ nhiệm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi khẩn trương tìm hiểu công việc, nắm các tư tưởng chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước để định hướng cho mình và xây dựng chương trình công tác tổng thể. Tôi nghiên cứu lại Nghị quyết 08-NQ/TƯ, ngày 29/11/1993 của BCT (khóa VII), một văn kiện đã thể hiện nhiều quan điểm đổi mới chủ yếu của Đảng ta trên lĩnh vực này. Nhưng, đến thời điểm ấy, Nghị quyết ban hành đã được gần 7 năm, tình hình trong nước, tình hình cộng đồng cũng như tình hình thế giới đã có nhiều điểm mới. Tôi thấy cần phải tiến hành tổng kết việc thực hiện nghị quyết quan trọng này, từ đó đề xuất những kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cần thiết để đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới. Qua quá trình thực hiện tổng kết, chúng tôi phát hiện một thực tế là nhận thức chung về cộng đồng và công tác cộng đồng còn nhiều điểm quá lạc hậu và lệch lạc nữa. Nhiều lãnh đạo các ngành, các cấp thậm chí còn không biết là đã có NQ08 của BCT.

Điều này hiểu được, vì đó là một Nghị quyết mật và ra đời đã gần 7 năm. Trong khoảng thời gian này, rất nhiều lãnh đạo các ngành, các cấp đã thay đổi. Chính thực tế này đã làm cho tôi nảy sinh ý tưởng cần kiến nghị BCT ra một NQ mới và công khai về vấn đề này, bởi tôi nghĩ rằng để có thể làm tốt công tác đối với cộng đồng NVNONN trong thời kỳ mới thì, điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất và quyết định nhất là phải tạo được một nhận thức chung, thực sự đổi mới, đúng đắn và thống nhất. Không chỉ cán bộ lãnh đạo các ngành, các cấp và các đảng viên mà toàn bộ hệ thống chính trị cũng như toàn thể nhân dân ta và cả cộng đồng NVNONN cũng phải được biết, hiểu và quán triệt tư duy đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực này. Hơn nữa, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng đồng NVNONN là quang minh, chính đại, không hề có gì trái với lợi ích của các nước nơi bà con ta đang làm ăn, sinh sống, mà ngược lại còn góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước đó với nước ta. Bởi vậy, cũng rất cần phải tuyên truyền rộng rãi chủ trương, chính sách đó cho thế giới hiểu. Và, biện pháp khả thi và hiệu nghiệm nhất để đạt được các mục tiêu này là BCT ra một nghị quyết công khai, nói rõ tư duy, các quan điểm và chủ trương đổi mới đó. Nhưng khi chỉ đạo UBNVNONN xây dựng “Đề án tăng cường công tác vận động cộng đồng”, tôi nêu ý này ra thì đã có một số ý kiến không đồng tình ngay trong số cán bộ chủ chốt của UB, vì cho rằng các nghị quyết của BCT lâu nay hầu hết đều là mật, NQ08 cũng là một văn kiện mật, BCT không thể ra một nghị quyết công khai về một vấn đề phức tạp và tế nhị như vậy. Nhưng qua tranh luận thật sự dân chủ, thẳng thắn, ý tưởng đổi mới này đã được hoàn toàn nhất trí. Chúng tôi đã tập trung lực lượng khẩn trương xây dựng Đề án, trong đó kiến nghị 8 giải pháp tổng thể mà điểm then chốt nhất, có tính chất quyết định để đổi mới công tác vận động cộng đồng là BCT ra một Nghị quyết mới, công khai về vấn đề này. Nhận thức rõ đây là một công việc rất quan trọng và nhạy cảm, tôi đã tranh thủ trình trước 2 Ủy viên BCT (đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại và đồng chí Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Kinh tế TƯ) để cho ý kiến sơ bộ. Thầm mừng được cả 2 đồng chí bật đèn xanh- đồng chí Trương Tấn Sang còn khen là đề án tốt, tôi rà soát kỹ lại và sửa sang lần chót văn bản và ngày 28 tháng 7 năm 2000 đã ký Tờ trình Đề án lên Thường vụ BCT (Khóa VIII, Trung ương Đảng không có Ban Bí thư) và Thủ tướng Chính phủ.
 
Ông Nguyễn Đình Bin tại Hội nghị chuyên đề về người Việt Nam ở LB Nga
và các nước Đông Âu năm 2002
 
Tiếp đó là những ngày tháng chờ đợi. Qua các mối quan hệ công tác, tôi cố gắng thúc đẩy việc đưa Đề án ra trình xin ý kiến Lãnh đạo. Nhưng, thời điểm đó, Lãnh đạo Đảng đang tập trung vào việc chuẩn bị, tiếp đến là tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, và sau đó là vào việc triển khai các NQ của Đại hội IX, có thể vì vậy mà chưa thể xem xét việc này.

Đầu tháng 10 năm 2001, tôi thật vui mừng nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với “Đề án tăng cường công tác vận động cộng đồng”, trong đó Thủ tướng chỉ thị “Ban cán sự Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chuẩn bị Đề án trình Bộ Chính trị có Nghị quyết (hoặc Chỉ thị) về lĩnh vực công tác này”. Thế là tôi cùng các cán bộ hữu quan của UB bắt tay vào xây dựng dự thảo Đề cương, rồi Đề cương chi tiết và cuối cùng là văn kiện mà chúng tôi vẫn kiên trì kiến nghị là “Nghị quyết công khai của BCT”. Trong suốt quá trình này, chúng tôi đều tiến hành trao đổi, lấy ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc và các bộ, cơ quan, ban, ngành hữu quan. Quả thực, đây là một công việc không đơn giản. Nhưng qua kiên trì trao đổi cởi mở, tranh luận thẳng thắn, cuối cùng, ngoại trừ một cơ quan còn phân vân giữa “ Nghị quyết” hay “ Chỉ thị”, 12 bộ, cơ quan, ban, ngành hữu quan khác đều nhất trí với chúng tôi là kiến nghị BCT ra “Nghị quyết công khai”.

Ngày 20 tháng 5 năm 2002 tôi ký Tờ trình dự thảo Nghị quyết lên BCT và Thủ tướng Chính phủ. Tiếp đó lại là những tháng ngày cố gắng thúc đẩy việc xem xét kiến nghị này, nhưng vẫn chưa có thông tin khích lệ.

Ngày 12 tháng 3 năm 2003, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7, TƯ Đảng khóa IX ra Nghị quyết về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tôi thầm mừng: thời cơ đã đến để làm sống lại kiến nghị mà chúng tôi đã kiên trì đeo đuổi suốt 3 năm qua. Bởi BCT ra nghị quyết mới này chính là một bước triển khai và cụ thể hóa Nghị quyết TƯ7 đối với cộng đồng NVNONN, một bộ phận không tách rời của toàn dân tộc Việt Nam. Thế là chúng tôi lại rà soát lại các văn bản và ngày 14 tháng 4 năm 2003, tôi ký một Tờ trình mới lên BCT, nhắc lại kiến nghị này trong bối cảnh tình hình và yêu cầu mới.

Tiếp theo đó, nửa đầu tháng 6 năm 2003, tôi được cử dẫn đầu một đoàn liên ngành đầu tiên của nước ta đi thăm, tiếp xúc trên tinh thần rất chủ động, thẳng thắn, cởi mở với cộng đồng người Việt tại Canada và Hoa Kỳ. Những nét rất mới trong tình hình cộng đồng nắm được qua chuyến đi này càng củng cố thêm niềm tin và thôi thúc tôi phải tiếp tục thúc đẩy kiến nghị nói trên. Tôi chủ động xin ý kiến đồng chí Vũ Khoan, Bí thư TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách đối ngoại. Tôi rất mừng được đồng chí đồng ý. Thế là lại một lần nữa, tôi cùng anh chị em cán bộ hữu quan của UB khẩn trương rà soát, chỉnh lý lại văn bản đã trình trước đây; và ngày 25 tháng 6 năm 2003, tôi lại ký Tờ trình lên BCT nhắc lại kiến nghị nói trên, lần này với niềm hy vọng lớn hơn bao giờ hết. Thật là may mắn, đồng chí Vũ Khoan đã dành thời gian đích thân đọc và cho ý kiến chỉ đạo trực tiếp vào văn bản. Vào thời điểm đó, tôi đã có quyết định của Lãnh đạo cấp cao cử làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước ta tại Pháp. Tôi đặt mục tiêu: phải hoàn thành bằng được công việc then chốt này mà tôi đã tâm huyết, trăn trở từ khi mới nhận nhiệm vụ làm Chủ nhiệm UBNVNONN. Với quyết tâm đó, theo ý kiến chỉ đạo rất cụ thể của đồng chí Vũ Khoan, tôi đã dành thời gian, công sức cùng anh chị em cán bộ UB hoàn chỉnh dự thảo. Rồi lại lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành hữu quan một lần nữa. Tôi rất vui đã thực hiện được mục tiêu đề ra: hoàn chỉnh lần cuối cùng các văn bản và kịp trình Dự thảo NQ lên BCT trước khi tôi lên đường đi Paris nhận nhiệm vụ mới vào đầu tháng 12 năm 2003. Cũng như các lần trước, trong Tờ trình, chúng tôi đã báo cáo ý kiến của tất cả các cơ quan, bộ, ban, ngành hữu quan để BCT có đầy đủ cơ sở xem xét. Đáng lưu ý là, lần cuối này, ngoài một cơ quan ngay từ đầu vẫn giữ ý kiến phân vân giữa kiến nghị BCT ra “Nghị quyết” hay “Chỉ thị” thì có thêm một cơ quan rất quan trọng trước đây tán thành, nay không đồng ý với việc kiến nghị BCT ra Nghị quyết công khai nữa.

Ít tháng sau, trong khi đang công tác tại Pháp, tôi thật sự vui mừng nhận được tin và toàn văn Nghị quyết số 36 NQ/TW - bản NQ công khai đầu tiên của BCT về cộng đồng NVNONN, ban hành ngày 26 tháng 3 năm 2004. Như trên đã nói, Nghị quyết 36 của BCT chính là bước cụ thể hóa và triển khai Nghị quyết 7 của TƯ Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đối với hơn 3 triệu đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài, một bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, có giá trị cơ bản, to lớn, toàn diện và lâu dài. Từ đó, trên cơ sở các tư tưởng, quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo của Nghị quyết 36, nhiều chính sách đổi mới cụ thể của Nhà nước ta đối với cộng đồng đã (và sẽ còn tiếp tục) được ban hành, được bà con kiều bào cũng như dư luận quốc tế nhiệt liệt hoan nghênh.

Trong khi tập trung trí tuệ, tâm sức vào việc then chốt nói trên tôi cũng tự đặt câu hỏi: có việc cụ thể nào khả thi mà có thể tạo tác động đột phá, thể hiện thực sự và mạnh mẽ tinh thần đổi mới, chủ trương khép lại quá khứ, thực hiện hòa giải, đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng kiều bào ta? Tôi nghĩ, chiến tranh kết thúc và đất nước thống nhất đã một phần tư thế kỷ, cùng với cả nhân loại, dân tộc ta đã bước vào một thiên niên kỷ mới. Ngay với Hoa Kỳ, nước đã đem quân tới xâm lược nước ta, gây ra biết bao tội ác và hậu quả nặng nề cho nhân dân ta, thế mà từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, ta đã bắt đầu hợp tác với họ để tìm kiếm hài cốt những binh lính Mỹ mất tích trong chiến tranh, một chủ trương thể hiện rõ truyền thống khoan dung, nhân đạo của dân tộc ta, đã tác động tích cực tới dư luận Hoa Kỳ và thế giới. Vậy, đối với những binh lính Sài Gòn, là đồng bào của ta, đã chết, xét cho cùng cũng là những nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược đó, thì ta cần và có thể làm gì? Tôi quyết định trực tiếp cùng một số cán bộ của UB vào khảo sát nghĩa trang mà chính quyền Sài Gòn cũ đã xây dựng tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương - nơi tập trung nhiều mồ mả nhất của binh lính chế độ cũ. Sau chuyến đi, chúng tôi đã nhanh chóng thống nhất trong nội bộ UB một ý tưởng mới và bắt tay ngay vào việc trao đổi, bàn bạc và thuyết phục, tranh thủ sự đồng tình của các cơ quan, bộ phận và cá nhân hữu quan khác đối với ý tưởng này, một việc không hề đơn giản vì cực kỳ nhạy cảm, khi nêu ra đã gặp không ít sự không đồng tình, hiểu lầm, phản đối. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kiên trì, không nản chí. Và khi thấy tình hình đã tương đối thuận, ngày 05 tháng 01 năm 2001, tôi đã ký Tờ trình lên Thường vụ BCT, đề xuất chủ trương cho thân nhân ở trong nước hoặc đang sinh sống ở nước ngoài bắt đầu từ Tết Tân Tỵ được chỉnh trang, tu bổ lại những ngôi mộ của người thân nguyên là sỹ quan, binh lính chế độ Sài Gòn cũ tại Nghĩa trang tỉnh Bình Dương bình thường như các khu mộ khác của nhân dân. Tôi thật sự vui mừng là chưa đầy nửa tháng sau, tại công văn số 5333-CV/VPTW, ngày 19 tháng 01  năm 2001, Văn phòng TƯ Đảng đã thông báo ý kiến của Thường vụ BCT đồng ý với kiến nghị đó. Nhưng cũng thật là buồn, một chủ trương đúng đắn, sáng ngời tính nhân văn, được cấp Lãnh đạo cao nhất của Đảng rất nhanh chóng xem xét và chấp thuận như vậy, đã không được thực thi nghiêm túc, mặc dù UBNVNONN và cá nhân tôi đã hết sức cố gắng để thúc đẩy thực hiện, mà phải chờ đợi hơn 5 năm sau, mãi đến cuối 2006, với ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, chủ trương này mới được thi hành đầy đủ.
Ông Nguyễn Đình Bin cùng họa sỹ Việt kiều
Văn Dương Thành tại triển lãm tranh của bà 
 
Một việc khác mà tôi cũng rất trăn trở và xác định là một trọng tâm công tác sau khi nhận nhiệm vụ là thành lập Hội liên lạc với NVNONN. Sự thật là ở thời điểm đó, vẫn còn một số ý kiến chưa thuận trong các cơ quan hữu quan, kể cả ở cấp Lãnh đạo. Nhưng tôi thấy đã đến lúc rất cần sự ra đời của Hội ở cấp quốc gia, bởi hơn 20 Hội thân nhân kiều bào ở các địa phương đã được thành lập và hoạt động khá sôi nổi. Thế là chúng tôi bắt tay vào việc trao đổi, vận động, thuyết phục... Sau khi đạt được sự đồng thuận, ngày 30 tháng 5 năm 2000, tôi đã ký Tờ trình lên Thường vụ BCT và Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xin chủ trương cho thành lập Hội liên lạc với NVNONN kèm theo Đề án cụ thể về thành lập Hội. Phấn khởi được bật đèn xanh, chúng tôi khẩn trương trao đổi, hiệp thương để mau chóng hình thành Ban vận động thành lập Hội, do Gs.Tskh Nguyễn Văn Đạo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, làm Trưởng Ban, rồi cùng với Ban vận động triển khai các công việc chuẩn bị để thành lập Hội phù hợp với các điều luật hữu quan hiện hành: xây dựng Điều lệ, tìm kiếm, trao đổi, hiệp thương về nhân sự, chuẩn bị nội dung, tổ chức, hậu cần, lễ tân… cho Đại hội lần thứ nhất trong điều kiện rất khó khăn về tài chính. Cuối cùng, mọi công việc đã được hoàn tất và điều tôi nóng lòng mong đợi đã đến: Đại hội lần thứ nhất thành lập Hội liên lạc với NVNONN đã được tổ chức thành công ngày 4 tháng 2 năm 2002 tại Hội trường Đại học Quốc gia, 19 Lê Thánh Tông, Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã cử ra Ban Chấp hành gồm 50 vị tiêu biểu, đại diện cho Mặt trận Tổ quốc VN, một số tổ chức quần chúng, các Hội địa phương…, do Gs. Tskh Nguyễn Văn Đạo làm Chủ tịch, ông Phạm Khắc Lãm, nguyên Phó Chủ nhiệm UBNVNONN làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Ban chấp hành còn có nhiều trí thức, nghệ sỹ lớn như các Gs.Ts. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Tài Thu, các NSND Đặng Nhật Minh, Chu Thúy Quỳnh, nhà sử học Dương Trung Quốc... Từ khi ra đời, Hội đã và đang triển khai hoạt động ngày càng phong phú, thiết thực, góp phần tăng cường mối liên hệ giữa cộng đồng kiều bào với đất nước.

Một điều trăn trở khác của chúng tôi là công tác vận động cộng đồng kiều bào quan trọng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước như vậy, thế mà chưa bao giờ có được một ngân sách cho công tác này, ngoại trừ những chi phí cho UBNVNONN như một cơ quan hành chính và một số rất ít cán bộ chuyên trách công tác cộng đồng tại một số cơ quan đại diện của nước ta ở nước ngoài. Bởi vậy, chúng tôi đã tích cực và kiên trì đề xuất, vận động, thuyết phục các ngành hữu quan và cả cấp trên tán thành cho lập Quỹ hỗ trợ cộng đồng. Và thật vui là cuối cùng thì Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 990/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 10 năm 2002 cho phép thành lập “Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”, với số ngân sách ban đầu 7 tỷ đồng do Nhà nước cấp. Nhận thức tầm quan trọng của Quỹ, chúng tôi đã mời và được Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa nhận làm Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ. Từ ngày ra đời, Quỹ đã hỗ trợ trên 20 tỷ đồng cho hơn 90 dự án rất thiết thực, hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Việt, tổ chức trại hè về nguồn cội cho con em kiều bào, đưa các đoàn văn nghệ ra phục vụ cộng đồng, đưa nhiều trí thức kiều bào về góp phần phục vụ đất nước…

Trong 4 năm công tác tại UB, tôi đã có một số lần đi thăm, tiếp xúc với cộng đồng ở các địa bàn khác nhau. Mỗi chuyến đi đều để lại trong tôi những kỷ niệm không thể quên. Nhưng, chuyến đi để lại những ấn tượng sâu đậm nhất là dịp tôi được cử dẫn đầu đoàn liên ngành đầu tiên đi thăm, tiếp xúc với bà con kiều bào ở Hoa Kỳ và Canada vào nửa đầu tháng 6/2003 mà tôi đã nhắc tới ở phần trên. Đoàn có một số vị lãnh đạo các ngành như ông Nguyễn Tiến Võ-Ủy viên thường trực Đoàn Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Trịnh Xuân Giới-Phó ban thường trực Ban Dân vận TƯ, ông Trần Văn Tạo-Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành Phố Hồ chí Minh, nguyên Ủy viên TV Thành ủy, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa và Giám đốc Sở Công an của Thành phố. Ban Bí thư đã cho ý kiến chỉ đạo khi chúng tôi trình Đề án chuyến đi. Nhưng, trước khi lên đường, tôi vẫn xin gặp đồng chí Vũ Khoan, Bí thư TƯ Đảng, Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại, để xin thêm ý kiến chỉ đạo, đặc biệt là xin được triển khai với tinh thần mới thực sự chủ động, tiến công, cởi mở, theo đúng Nghị quyết TƯ7 (khóa IX) về đại đoàn kết dân tộc vừa ban hành. Tôi rất mừng là những đề xuất cụ thể theo tinh thần đó đã được đồng chí chấp thuận. Các thành viên trong Đoàn rất phấn khởi, nhưng cũng tỏ ra lo lắng trước trách nhiệm nặng nề khi tôi quán triệt trong toàn đoàn tinh thần mới đó trong ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Khoan. Trong chuyến đi này, ngoài các cuộc làm việc chính thức với các quan chức hữu quan nước sở tại, một trọng tâm là gặp gỡ, đối thoại với các thành phần khác nhau trong cộng đồng kiều bào. 
Tôi không bao giờ có thể quên không khí thực sự cởi mở, thẳng thắn, chân tình trên tinh thần hòa giải dân tộc, cũng như những giây phút xúc động trong các cuộc gặp gỡ đó. Có một số kiều bào, sau bao năm tháng bị bưng bít, tác động bởi tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch với đất nước, đã khóc khi nghe chúng tôi thông báo tình hình đất nước và trả lời các câu hỏi, làm sáng tỏ các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng. Điểm đặc biệt nhất trong chuyến đi này là lần đầu tiên chúng tôi gặp gỡ một số nhân vật nguyên là lãnh đạo chính quyền Sài Gòn cũ hoặc bất đồng chính kiến, nổi bật trong đó có ông Nguyễn Cao Kỳ, ông Đỗ Ngọc Yến-Tổng Giám đốc Công ty Báo Người Việt, ông Nguyễn Ngọc Hải-Chủ tịch “Ủy ban bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của thành phố Houston, nhạc sỹ Phạm Duy…
Tôi còn nhớ như in: sáng 14/6/2003, tôi cùng Tổng Lãnh sự nước ta lúc đó tại San Francisco Nguyễn Mạnh Hùng đã chơi golf với vợ chồng ông Nguyễn Cao Kỳ. Ông Kỳ đã chủ động kể cho tôi nghe chi tiết câu chuyện hồi kháng chiến chống Pháp, ông đã bị đưa về Hà Nội như thế nào trong khi đang lên cơn sốt rét ác tính nguy kịch. Cùng dạo bước trên sân cỏ gần 5 tiếng đồng hồ, trong không khí cởi mở, thẳng thắn, tôi và ông Kỳ đã trao đổi ý kiến về tình hình đất nước, đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, về tình hình cộng đồng, tình hình khu vực Đông Nam Á… Ông đã bày tỏ sự đồng tình đối với các chủ trương đổi mới của Đảng ta, nói rõ không tán thành các hoạt động chống đất nước và ý kiến của một số cá nhân và nhóm phái trong cộng đồng đòi áp đặt mô hình dân chủ phương Tây vào đất nước ta… Sau cuộc chơi golf, tôi đã mời vợ chồng ông Kỳ ăn cơm cùng toàn Đoàn chúng tôi. Trong không khí cởi mở, vui vẻ của bữa cơm gặp lần đầu, với danh nghĩa Chủ nhiệm UBNVNONN, tôi đã mời vợ chồng ông Kỳ về thăm quê hương. Một thoáng ngỡ ngàng, rồi niềm vui và xúc động đã lộ rõ trên nét mặt dày dạn phong sương của ông. Ông đã cảm ơn và sau đó bày tỏ với tôi mong muốn được Nhà nước cho phép đưa một đoàn doanh nhân về làm ăn, hợp tác với đất nước như một cử chỉ hòa giải. Nửa năm sau, khi đang công tác tại Paris, tôi rất vui nhận được tin ông Nguyễn Cao Kỳ đã về thăm quê hương sau nửa thế kỷ xa cách, bể dâu.

Tôi cũng không thể nào quên cuộc gặp gỡ tối ngày 9/6/2003 với vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Hải tại nhà ông. Vợ chồng ông Hải là người miền Bắc, sau Hiệp định Geneva năm 1954 mới di cư vào Nam. Vừa bước vào nhà, tôi có ấn tượng như tới thăm một gia đình trí thức ở Hà Nội, một không gian đầy ắp màu sắc và hương vị văn hóa truyền thống Việt Nam. Sau phần chào hỏi theo thông lệ, ông mời Đoàn chúng tôi vừa dùng cơm tối vừa nói chuyện. Vừa ngồi vào bàn ăn, ông Hải đã nói thẳng với tôi: ông đang là “Chủ tịch Ủy ban bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của thành phố Houston, ông là người chống cộng sản và vẫn kiên quyết chống cộng sản. Thế là bắt đầu cuộc đối thoại và tranh luận rất thẳng thắn và không ít lúc có thể nói là “nảy lửa” giữa tôi và ông suốt bữa cơm kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ, trong đó, ông lý giải và bảo vệ lập luận cơ bản của ông là theo chủ nghĩa cộng sản thì sẽ mất độc lập dân tộc, rơi vào vòng thống trị của Nga cộng, Trung cộng; vì vậy ông đã đi với Pháp rồi Mỹ, vì đó là cách duy nhất để chống lại nguy cơ đô hộ của Nga cộng, Trung cộng, bảo vệ độc lập dân tộc(?!). Còn tôi, đã lấy những sự thật lịch sử của nước ta, của Đảng ta và quan hệ quốc tế liên quan, đồng thời làm rõ những chủ trương, chính sách đổi mới hiện nay để chứng minh cho ông chân lý hiển nhiên là chỉ có dưới ngọn cờ và sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam thì đất nước ta mới giành lại được độc lập, thống nhất và đang trên đường xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cuộc gặp gỡ với vợ chồng ông Hải đã kết thúc bằng một bài hát dân tộc mà ông Hải là người hát và ông Trần Văn Tạo, thành viên trong Đoàn chúng tôi, là người đệm đàn. Lúc chia tay, ông Hải phát biểu giọng xúc động: “Tôi không ngờ các anh chị lại là những người thật dễ thương!” Tôi cũng mời vợ chồng ông về thăm lại quê hương. Tôi được biết, chỉ vài tháng sau, vào dịp Quốc khánh năm 2003, ông Hải đã về thăm quê sau gần 50 năm xa cách và ông là một trong số kiều bào đầu tiên ở thành phố Houston đầu năm 2007 đã được nhận giấy miễn thị thực xuất nhập cảnh mỗi khi về nước.
Hà Nội, 30 tháng 9 năm 2009
Nguyễn Đình Bin
Ủy viên TƯ Đảng khóa VIII,
nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao
kiêm Chủ nhiệm UBNVNONN




1 comment: