Những kẻ "vô ơn bạc nghĩa" với Cố Tổng Thống Nguyễn Văn ThiệuLittle Saigon ngày 22 tháng 9 năm 2015Kính thưa Quý Đồng Hương,Tôi lấy làm hân hạnh chuyển tiếp đến quý vị bản tin và một số hình ảnh về buổi Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lần thứ 14 được tổ chức vào chiều thứ Bảy ngày 19 tháng 9 năm 2015 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Little Saigon, Westminster, Nam California, do ông Võ Thiệu thực hiện, rồi sau đó, để "ôn cố tri tân," tôi sẽ xin được phép trình bày về đề tài và một số vấn đề có liên quan đến Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cùng một số nhân vật "tai to mặt lớn" trong cộng đồng.
Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệulần Thứ 14 vào lúc 5:00 PM ngày 19/9/2015.Kính thưa Quý Niên Trưởng & Quý Chiến Hữu.Lễ tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lần thứ 14 đã được long trọng tổ chức tại Tượng đài Việt Mỹ TP Westminster Nam California vào lúc 5:00 PM ngày 19/9/2015, có sự tham dự của Phu Nhân Cố Tổng Thống, cùng với cả ngàn đồng hương tỵ nạn Cộng Sản.Đúng 5:00 PM, BTC đón tiếp Phu Nhân Cố Tổng Thống đến tham dự lễ.Thay mặt BTC, Ông Phan Tấn Ngưu đọc lời chào mừng Phu Nhân Cố Tổng Thống, Quan Khách, cac cơ quan truyền thông báo chí và đồng hương Tỵ Nạn Cộng Sản đến tham dự lễ tưởng niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lần thứ 14 đã long trọng tổ chức tại đây ngày hôm nay.Hai MC Cô Minh Phượng và Thu Hà lần lược giới thiệu quan khách, đại diện các cơ quan truyền thông báo chí và đồng hương tỵ nạn Cộng Sản đến tham dự.Tiếp theo là nghi lể khai mạc gồm lễ rước Quốc Quân Kỳ - Rước di ảnh Cố Tổng Thống và đặt trên bàn thờ Tổ Quốc, Quốc Ca VNCH, Hoa Kỳ và lễ mặt NiệmGiáo Sư Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng Ban Tổ Chức ngỏ lời chào mừng Quan Khách gồm dân biểu, thân hào nhân sỉ đại diện các cơ quan đoàn thể đảng phái Quốc Gia và toàn thể đồng hương có mặt tại tượng đài ngày hôm nay để tưởng nhớ một vị Tổng Thống tài đức đã lảnh đạo đất nước Việt Nam trong nhiều năm tháng khó khăn. Ông đã từng phục vụ quốc gia trong nội các chính phủ do Tổng Thống lảnh đạo. Vì vận nước nổi trôi, nên Tổng Thống đã ra đi và Miền Nam đã bị Cộng Sản chiếm vằo ngày 30/4/1975.NT Trần Thanh Điền, đại diện BTC tuyen đọc tiểu sử của Cố Tổng Thống từ ngày gia nhập quân đội Quốc Gia, đến ngày được toàn dân Miền Nam tín nhiệm bầu vào chức vụ Tổng Thống chức vụ tối cao, lãnh đạo đất nước VNCH, trong hai nhiệm kỳ từ năm 1967 đến 1975. Ông đã đóng góp nhiều công sức trong việc tạo dựng nền Đệ Nhị Cộng Hòa của Miền Nam Việt Nam.Lễ đạt vòng hoa, để tưởng nhớ công đức của Cố Tổng Thống NV Thiệu,nhiều cơ quan đoàn thể đã đặt vòng hoa, kính dâng Ngài .Lễ Tế Lễ Cổ Truyền do Ông Phan Như Hữu và Ban Tế Lễ phụ trách.Hội Đồng Liên Tôn tổ chức lể niệm hương trước di ảnh của Tổng Thồng đặt trên bàn thờ Tổ Quốc với lời cầu nguyện Quốc Thái Dân An.Phát biểu của các đại diện dân cử TP Westminster, Chủ Tịch hai Cộng Đồng Nam California. Là giới trẻ quyết noi gương Cha, Ông, chống Cộng để bảo toàn lãnh thổ Việt Nam.CH Nguyễn Phục Hưng, đại diện Hội Cựu Chiến Sĩ Nam CA, chào mùng quan khách, tri an những đóng góp của Cố Tổng Thống NV Thiệu cho việc bảo vệ Miền Nam Việt-Nam chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản Hà Nội.Ông Hoàng Đức Nhã, có bài nói chuyện với đề tài "Tinh Thần Quốc Gia và Quyền Tự Quyết Dân Tộc của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu". Quốc Sách Người Cày Có Ruộng là nền tản vững chắc làm cho dân giàu nước mạnh.Lời cảm tạ của Phu Nhân Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.Ông Bùi Đẹp, đại diện BTC cảm ơn Quan khách, báo chí và đồng hương đến dự lễ tưởng niệm ngày hôm nay, đặc biệt là Phu Nhân Cố Tổng Thống. BTC hướng dẩn và tiển Phu Nhân Cố Tổng Thống lên xe đi về.Buổi lễ kết thúc lúc 7:10 PM cùng ngày.Mời quý vị mở Link dưới để xem những hình ảnh ghi lại được trong Lễ Tưởng Niệm.Trân trọng kính chào.(ngưng trích)Kính thưa Quý Đồng Hương,Là một công dân miền Nam Việt Nam, tôi luôn biết ơn những vị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đã lãnh đạo đất nước chiến đấu chống lại bọn cộng sản vô thần, chính vì vậy mà tôi cố gắng tham dự hầu hết các buổi lễ tưởng niệm để bày tỏ sự kính trọng và tri ân họ. Nếu tôi không nhìn thấy những "bản mặt" của các nhân vật "tai to mặt lớn" xuất hiện trong buổi Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lần thứ 14 này, như Ông Hoàng Đức Nhã, họ hàng với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và là cựu Tổng trưởng Dân Vận VNCH, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, cựu Thứ trưởng Bộ Giáo Dục VNCH, Ông Phan Tân Ngưu, Tổng hội trưởng Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Hội trưởng CSQG Nam Cali, Ông cựu Đại tá Hải Quân Trần Thanh Điền, Trưởng khối Cận Vệ Tổng Thống Phủ v.v..., thì tôi không viết bài viết này làm gì, nhưng trên đường về nhà, trong đầu tôi cứ bị cứ ám ảnh bởi những "bản mặt" này, cũng như bên tai cứ văng vẳng các "lời vàng thước ngọc" của họ, đó là lý do khiến tôi thấy cần viết những dòng chữ này "một lần cho xong."Ông Hoàng Đức Nhã, Phu Nhân Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Ông Nguyễn Thanh LiêmÔng Hoàng Đức Nhã, Ông Nguyễn Thanh Liêm, Ông Phan Tấn NgưuÔng Nguyễn Thanh Liêm, Cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục VNCHÔng Phan Tấn Ngưu, Tổng Hội Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia, kiêm Hội Trưởng CSQG Nam CaliÔng Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân Vận VNCHÔng Trần Thanh Điền, cựu Đại tá Hải Quân VNCHHình cũ trước 1975:Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu bắt tay Ông Đại TáHải Quân Trần Thanh Điền (đứng sát bên là Ông Hoàng Đức Nhã)Trước hết tôi muốn minh xác là tôi biết rất rõ vị trí nhỏ bé, khiêm tốn, và tầm thường của tôi, nên tôi không hề mặc cảm, tự ái hay ganh tị về "chỗ đứng" cao trọng của bất cứ ai trong xã hội, trái lại tôi thường lấy làm hãnh diện, nể nang, cảm kích khi thấy đất nước mình sinh sản ra những con người tài ba, lỗi lạc như họ. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì tôi lại khinh thường và sẵn sàng lên án về những hành vi bất xứng và vô liêm sỉ của một số người. Tôi chán ngán, thất vọng khi chứng kiến cái cảnh tượng hèn nhát, nhu nhược, vô ơn bạc nghĩa của những người không dám can đảm đứng lên nói lời công đạo cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng như không dám có thái độ phản đối nhật báo Việt Herald số 102, Thứ Ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 đăng bài “Kẻ phản bội” do tên "bồi bút" Lữ Giang, tức Tú Gàn, Nguyễn Cần viết là Tổng Thống Johnson gọi Ông Trần Thiện Khiêm và Ông Nguyễn Văn Thiệu là “bọn ác ôn côn đồ," mà nguyên văn hắn viết như sau: “Nhóm tay sai của CIA Mỹ làm đảo chánh và giết ông Diệm, trong đó Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu đóng vai trò chủ chốt, đã bị Tổng Thống Johnson gọi là “một bọn ác ôn côn đồ” (a goddamn bunch of thugs). Nay một số người lại mưu toan tôn một tên “ác ôn côn đồ” đã làm sụp đổ miền Nam Việt Nam lên làm anh hùng! Đó là một sự nhục nhã đối với VNCH. Chúng tôi biết có rất nhiều người lúc còn VNCH đã mang ơn ông Thiệu, nên họ nghĩ rằng phải làm “một cái gì đó” cho ông. Nhưng họ không thể làm sỉ nhục VNCH được.”(ngưng trích)Kính thưa Quý Đồng Hương,Thật ra thì sự kiện này đã cũ vì nó xảy ra từ 6 năm rồi, lâu nay tôi muốn quên nó đi nên không muốn đề cập tới, nhưng nay tình cờ gặp lại các "bản mặt" nói trên khiến tôi bực mình, khó chịu, ký ức lại kéo về khiến tôi thấy cần chia sẻ công khai vấn đề này ra trước cộng đồng, để mọi người cùng biết mà thẩm định và đánh giá.Nguyên là vào ngày 3 tháng 10 năm 2009, có hơn 500 người Dân, Quân Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa tề tựu tại nhà hàng Regent West, Santa Ana, Nam California để tham dự buổi Lễ Húy Nhật Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Lần Thứ 8. Có sự hiện diện của Bà Phu Nhân Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, trưởng nam Cố Tổng Thống là ông Nguyễn Quang Lộc và vợ, Ông cựu Tổng Trưởng Dân Vận Hoàng Đức Nhã cùng một số thân nhân gia đình của Cố Tổng Thống. Về phía quan khách có sự tham dự của Bà Dược Sĩ Nguyễn Thị Hai, cựu phó Chủ tịch Hạ Viện VNCH, các vị cựu giới chức trong ba viện Lập Pháp, Tư Pháp, Hành Pháp và một số tướng lãnh, sĩ quan cao cấp Quân đội VNCH, quý vị Lãnh Đạo Tôn Giáo và các dân cử Mỹ gốc Việt địa phương. Đặc biệt trong buổi lễ, Ông Nguyễn Hữu Của trong vai trò điều hợp chương trình đã giới thiệu một số nhân vật "tai to mặt lớn" lên diễn đàn đọc diễn văn, diễn từ và "phun châu nhả ngọc" như Ông cựu Đốc sự Châu Văn Để, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, cựu thứ trưởng Bộ Giáo Dục VNCH, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình cựu Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia , cựu Đại tá Hải Quân Trần Thanh Điền, Trưởng khối Cận Vệ Tổng Thống Phủ, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, cựu Tư lệnh Không Quân VNCH, cựu Thẩm phán Phạm Đình Hưng, Ông Trần Thái Ất, Chủ tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận v.v...., thế mà chỉ vỏn vẹn 10 ngày sau đó, tức là vào ngày 13 tháng 10 măm 2009, thì tờ báo Việt Herald lại đăng bài "Kẻ phản bội" nhục mạ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là "bọn ác ôn côn đồ," thì không hề thấy những "bản mặt" này lên tiếng hay phản ứng nhằm bảo vệ và phục hồi danh dự cho danh dự cho Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.Điều đáng chỉ trích và lên án hơn nữa là Ban Tổ Chức "Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lần Thứ 8" gồm có hơn 15 hội đoàn, tổ chức như: Hội Lê Văn Duyệt Foundation, Hội Ái Hữu Ninh Thuận, Nha Kỷ Thuật/Bộ TTM/QLVNCH, Đoàn Nữ TQLC Nam Cali, Vietnamese Young Marines, Hội Quốc Gia Hành Chánh, Quân Đoàn IV, Nguyệt San KBC Hải Ngoại, Quân Trường Đồng Đế, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Nam Cali với các Hội: "Thủy Quân Lục Chiến, Quân Cảnh, Cảnh sát Quốc Gia, Không Quân, Võ Bị Quốc Gia, Nữ Quân Nhân," Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Vùng Hoa Thịnh Đốn & Phụ Cận, Xây Dựng Nông thôn, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Ban Tế Lễ Cổ Truyền, Quân Dân Cán Chính Sacramento, Quân Dân Cán Chính San Jose, Ủy Ban Bảo Tồn Đất Tổ, Nhóm Huynh Đệ Chi Binh v.v...., hầu hết các hội đoàn, tổ chức này ở ngay chính địa phương đây, thế mà bọn họ cũng lại cúi mặt chấp nhận, mà không dám bày tỏ thái độ phản đối tờ báo Việt Herald và tên "bồi bút" Lữ Giang về việc nhục mạ và phỉ báng danh dự Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.Thật sự tôi chẳng vui thú gì khi nhắc đến sự kiện này vì nó quá mỉa mai, đắng cay và chua chát, chính vì vậy mà tôi đã nín thinh hơn 6 năm qua, nhưng nay tình cờ nhìn thấy lại những "bản mặt" này cũng lại diễn tuồng trên sân khấu "Lễ Tưởng Niệm" lần thứ 14 này, nên tôi nghĩ là đã đến lúc tôi nói ra những gì đã ấm ức trong lòng mình lâu nay. Tôi muốn minh xác viết bài viết này, tôi không hề có tư thù, ân oán với bất cứ cá nhân nào cả, tôi cũng không mong mõi hay yêu cầu điều gì từ bất cứ ai, tôi cũng không tự đánh bóng hay kể công hoặc khoe thành tích, credit gì hết v.v..., mà mục đích chính yếu của bài viết này là muốn những ai còn có lòng với Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì hãy tự xét lại chính lương tâm mình đã xử sự một cách đúng nghĩa và xứng đáng hay chưa, nếu chưa thì hãy nên nói lên lời tạ lỗi trước Vong Linh của Có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và tôi tin là ở bên kia thế giới, Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ mãn nguyện mà siêu thoát.Tôi không có hứng thú gì để viết dài bài này, tôi chỉ xin đính kèm theo đây một số bài viết cũ mà tôi đã viết, mà trong đó có việc tôi phân tích và chỉ trích sự "vô ơn bạc nghĩa" của Ông Hoành Đức Nhã, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng trưởng Kế Hoạch Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng như tôi đính kèm bài viết "Mồm mép Lữ Giang đối chiếu với miệng lưỡi Lữ Giang," cùng các tài liệu, hình ảnh mà tôi đã biểu tình, phản đối, lên án tờ báo Việt Herald nhằm bảo vệ và phục hồi danh dự Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, kết cuộc đưa đến việc tờ báo Việt Herald phải đóng cửa và lỗ lã hơn một triệu đô la.Các bài của tôi có tính cách tài liệu nên tôi phải trưng dẫn nhiều bằng cớ để chứng minh, khiến bài viết dài, không phải là "mì ăn liền," nên quý vị cần tốn nhiều thì giờ để đọc. Quý vị có thể chia ra thành nhiều phần để đọc từ từ khi nào có thì giờ thuận tiện. Nếu không thích, xin quý vị Delete ngay tại đây.Mọi phản biện, đính chính, minh xác, chỉ trích, hay góp ý xây dựng, chỉ giáo, xin quý vị liên lạc về Ngô Kỷ, PO. BOX 836, Garden Grove, Ca 92842, hayngokycali@gmail.com , hoặc điện thoại (714) 404-7022.Trân Trọng,Ngô KỷPHỤ ĐÍNH:Cựu Thiếu Tá Nguyễn Tấn Phận (trái 1), Ngô Kỷ (4) dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Chỉ trích Ông Hoàng Đức Nhã - Phản đối và lên án Tiến sĩ Nguyễn Tiến HưngLittle Saigon ngày 2 tháng 4 năm 2014Kính thưa Quý Đồng Hương,Sau những bài viết vạch trần sự phản trắc của Việt gian Vũ Ánh và đồng bọn, thì tôi lãnh nhận một số phản ứng vô cùng đê tiện và bẩn thỉu trong việc bịa chuyện, bỉ thử, nhục mạ, phỉ báng nhắm vào cá nhân tôi, mà bọn chúng không đưa ra một luận cứ nào xác thực và chính đáng cả, nhưng vì tôi quá bận bịu trong những việc quan trọng và cấp bách nên tôi không có thì giờ rảnh rổi để trả lời hay phản biện.Bài viết này không phải chủ đích để phân bua, thanh minh thanh nga hay trả đủa, mà chính yếu là để tiếp tục tố cáo ra trước công luận về sự xấc láo, hổn xược, vô liêm sỉ và phản quốc của Việt gian Vũ Ánh liên quan đến bài viết "Về cuốn Tâm tư tổng thống Thiệu" do Vũ Ánh viết được mạng DCVOnline.net đăng tải ngay sau một ngày Vũ Ánh chết, mà nội dung bài viết này là Vũ Ánh đã khinh miệt và xúc phạm đến cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lẫn cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, điển hình một đoạn như sau: "Lẽ ra cuốn “Tâm thư Tổng Thống Thiệu” của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nên có thêm phần phân tích này và đòi những nhà lãnh đạo nào từng cầm quyền bính tại VNCH nên có một lời xin lỗi dân chúng miền Nam Việt Nam về việc đã không bảo vệ được họ mà ngược lại đã không chịu nhận những lỗi lầm dẫn đến sự sụp đổ của VNCH. Và một điều nữa cũng cần lưu ý càng bênh vực các ông Ngô Ðình Diệm hay ông Nguyễn Văn Thiệu mà không dẫn chứng được bằng dữ kiện thì càng làm cho các cuộc tranh luận thêm gay gắt và người chết cũng chẳng được yên ổn."Cũng cùng luận điệu dè bĩu, nhục mạ, xỉa xói, hề hước, nhục mạ Ngày Quốc Hận 30 tháng 4, tức Tháng Tư Đen, kèm theo lời lẽ phỉ báng nhị vị cố Tổng Thống trong bài "Không nên hoài công sửa chữa lịch sử của Biến Cố 30-4" được đăng trên báo Sống như sau: "Cá nhân, tôi nghĩ đổi tên Tháng tư Đen thành Tháng Tư gì đó không bao giờ trở thành big deal với tôi, vì Tháng Tư dù Đen, Đỏ, Vàng, Trắng vẫn là Tháng Tư mất nước, Tháng Tư bỏ chạy, Tháng tư đầu hàng không thể hiểu khác đi được. Cho nên càng duy trì nhóm chữ này càng lâu, người Việt hải ngoại lại càng nghĩ đến một câu hỏi đáng sợ. Bao nhiêu lâu nay, người ta đốt đuốc đi tìm minh chủ trong đống tro tàn của thất bại, nào là Ngô Tổng Thống anh minh, nào là Nguyễn Văn Thiệu, người xứng đáng là nhà lãnh đạo không ai thay thế được và đòi phục hồi danh dự cho ông. Tôi nghĩ bụng: 'Ông ấy có danh dự đếch đâu mà đòi phục hồi.' "Thư Phản Kháng và Bản Lên Tiếng về Vũ Ánh:Nhà báo Vũ Ánh, ký sinh trùng phá hoại cộng đồng tỵ nạn cộng sản:Nhân dịp đề cập về sự lộng ngôn của Vũ Ánh đối với nhị vị nguyên thủ quốc gia, tôi muốn nhân cơ hội này trình bày đến quý đồng hiểu về hai nhân vật "thân tín" của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đó là cựu Tổng trưởng Dân Vận - Chiêu Hồi Hoàng Đức Nhã, và tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi muốn lột bộ mặt vô tư cách, vô đạo đức và vô ơn của hai nhân vật tăm tiếng "lẫy lừng" này vì bấy lâu nay hai tên này đã ỷ thế "cận vương" để vênh váo, thị oai với bàn dân thiên hạ, trong khi bản chất hai tên này chỉ là một loại tầm thường, dễ ghét.Cổ nhân có câu "Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần," tức "nhà nghèo mới biết con thảo, nước loạn mới rõ tôi trung," điều này thật thích hợp với trường hợp "bầy tôi" Hoàng Đức Nhã và Nguyễn Tiến Hưng. Trước hết tôi xin trình bày qua về Hoàng Đức Nhã và đám đồng nghiệp.1) Hoàng Đức Nhã là một kẻ vô ơn:Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Hoàng Đức NhãThật ra thì cái chuyện Hoàng Đức Nhã và đám đồng nghiệp gởi thơ phân ưu cho cái chết của Việt gian Vũ Ánh với lý do Vũ Ánh từng là thuộc cấp, điều này bình thường chẳng có gì để đáng nói, ngay cả nếu Hoàng Đức Nhã và đám đồng nghiệp muốn lợi dụng cái thây ma Vũ Ánh để nhân cơ hội này đánh bóng và nhắc nhở về "hào quang" quá khứ của mình cho thiên hạ đừng quên thì cũng là một điều dễ hiểu thôi.
Tuy nhiên cái việc ông Cao Xuân Thức, một cựu "viên chức cao cấp" của Bộ Dân Vận - Chiêu Hồi mà đi viết một cái thư gởi ra công cộng như thế này thì thật đáng chê trách và không thể "không bịt mũi" được:Den 18. mars 2014 kl. 16:10 skrev Tom Cao <tcaomls@yahoo.com>:Kính thưa qúy đồng nghiệp TT-DV-CH Việt Nam Cộng Hòa,Thừa lệnh Ông Tổng Trưởng Dân Vận - Chiêu Hồi, tôi xin chuyển Bản PHÂN ƯU đến quý đồng nghiệp" Để kính tường và tuỳ nghi".Như quý đồng nghiệp đã được biết qua tin tức rằng đồng nghiệp Vũ Ánh đã đột ngột từ trần Thứ Sáu ngày 14 tháng 03 năm 2014 tại tư gia.Ngành chúng ta đã đăng báo để phân ưu và đặt vòng hoa tưởng niệm với dòng chử " Vô Cùng Thương Tiếc"- của Đại Gia Đình Thông Tin- Dân Vận- Chiêu Hồi.Quý đồng nghiệp có thể xem bản Phân Ưu trên online Nhật báo Viễn Đông tại website: http://www.viendongdaily.com/. Vài hướng dẫn cho những vị chưa quen mở online: đánh nguyên văn dòng chử xanh ở trên vào ô chử nhật trên cùng khi mở computer và sau đó click vào websearch. Đợi một second , một trang của website viễn đông sẽ hiện ra và xin click vào hàng đầu tiên Viễn Đông daily. trang báo hiện ra và phần Cáo Phó/Phân Ưu ở gần cuối cùng. Lúc này nhớ click vào PHÂN ƯU- Một danh sách phân ưu hiện ra: chọn Phân Ưu Vũ Ánh- click vào đó và đợi một vài second Bản Phân Ưu sẽ hiện ra.Hơi lẩm cẩm xin quý vị thông cảm!!!.Kính chúc tất cả đồng nghiệp thân tâm thường an lạc.Trân trọng kính chào và nếu có chi sơ sót xin niệm tình tha thứ.cao xuân thức[NLG73 LPN] Xin chuyển Phân Ưu này để quý vị thấy sự liên hệ rất mật thiết giữa ông Hoàng Đức Nhã, bí thư của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ; ( kiêm Tổng Trưởng Dân Vận – Chiêu Hồi – VNCH ) đối với nhà báo Vũ Ánh vừa qua đời. Sự kiện đặc biệt hiếm có này chứng tỏ sự đóng góp của nhà báo Vũ Ánh trong thời đệ nhị Cộng Hòa , nhất là trong lãnh vực : DÂN VẬN và CHIÊU HỒI.(ngưng trích)Tôi muốn hỏi ông Cao Xuân Thức là bây giờ những người Việt bỏ nước ra đi đều mang thân phận tỵ nạn cộng sản như nhau, cũng ăn nhờ ở đậu nơi đất khách quê người, có nghĩa là mọi người đều bình đẳng nhau chứ chẳng ai có quyền hành hay có tư cách gì "ra lệnh" cho ai cả, thế thì tại sao ông lại viết là "thừa lệnh" nghĩa là sao, chẳng lẽ Hoàng Đức Nhã có quyền hành "ra lệnh" cho ông?Nếu tôi không lầm là Hoàng Đức Nhã hiện giờ làm nhân viên cho ngân hàng Mỹ tại Chicago chứ đâu còn làm Tổng trưởng Dân Vận - Chiêu Hồi của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nữa, thế thì ông viết câu "Thừa lệnh Ông Tổng Trưởng Dân Vận - Chiêu Hồi" như vậy e có hợp tình, hợp lý và chính xác hay không, hay chỉ là một thứ ngôn ngữ sặc toàn mùi điếu đóm, bưng bô, lòn cúi mà ông hằng xử dụng dưới thời xa xưa?Tôi càng thất vọng khi thấy tên bẩn thỉu, tồi bại, vô liêm sỉ Lê Phú Nhuận ở Houston với nickname là "Người Lính Già 73," một đồng môn gắn bó với Việt gian Vũ Ánh lại cong mỏ "thổi ống đu đủ" một cách lố bịch khi khoe khoang cái Phân Ưu của Hoàng Đức Nhã để chứng tỏ rằng mình và Vũ Ánh thuộc loại VIP "quen biết lớn" khi hắn viết rằng: "NLG73 LPN] Xin chuyển Phân Ưu này để quý vị thấy sự liên hệ rất mật thiết giữa ông Hoàng Đức Nhã, bí thư của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ; ( kiêm Tổng Trưởng Dân Vận – Chiêu Hồi – VNCH ) đối với nhà báo Vũ Ánh vừa qua đời. Sự kiện đặc biệt hiếm có này chứng tỏ sự đóng góp của nhà báo Vũ Ánh trong thời đệ nhị Cộng Hòa , nhất là trong lãnh vực : DÂN VẬN và CHIÊU HỒI." Thử hỏi Lê Phú Nhuận là cái Phân Ưu của Hoàng Đức Nhã có gì để đáng cho là có giá trị hơn cái Phân Ưu của những người khác? Bây giờ tôi mới hiểu ra miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Việt cộng là bởi vì miền Nam Việt Nam có quá nhiều kẻ nhơ nhớp, ngu xuẩn, ưa nịnh hót, thích bưng bô như Lê Phú Nhuận ở Houston này. Thấy mà tởm!Lê Phú Nhuận và đồng bọn đang khiêng quan tài Việt gian Vũ ÁnhCái điều chính yếu mà tôi muốn đề cập đến là tại sao Hoàng Đức Nhã bây giờ lại "hồ hởi" quan tâm và gởi phân ưu cho Việt gian Vũ Ánh, trong khi vào năm 2009 thì Vũ Ánh với tư cách Phó Chủ Bút tờ báo Việt Herald, và là người quyết định đăng bài viết "Kẻ Phản Bội" của văn nô Lữ Giang phỉ báng và nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là "con chó đẻ," thì Hoàng Đức Nhã không hề lên tiếng phản đối hành động mất dạy và vô lại này của Lữ Giang, Vũ Ánh và báo Việt Herald, cũng như không hề đứng ra đính chính và bảo vệ danh dự cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, phải chăng Hoàng Đức Nhã hèn nhát và sợ hãi trước bọn nhà báo, truyền thông vô lại này vì Hoàng Đức Nhã e ngại rằng chúng sẽ lôi đời tư "bí mật" của mình ra hay sao?Thật đáng xấu hổ khi trong quá khứ thì Hoàng Đức Nhã lúc nào cũng huyênh hoang, khoe khoang là họ hàng, là thân cận, là cố vấn của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, thế mà đến khi cậu của mình, xếp của mình, ân nhân của mình bị bọn vô lại xúc phạm thì Hoàng Đức Nhã lại ngoãnh mặt làm ngơ, lại câm như hến, lại cúi mặt làm thinh như một con đà điểu dộng đầu xuống bãi cát. Thử hỏi cái liêm sỉ, cái lương tâm, cái đạo đức, cái tư cách của Hoàng Đức Nhã đã để nơi nào? Hoàng Đức Nhã không thể ngụy biện cho rằng Hoàng Đức Nhã không biết được cái sự kiện là tờ báo Việt Herald bị biểu tình, bị phản đối suốt trong suốt gần 2 năm trời để đòi hỏi tờ báo Việt Herald phải đính chính và xin lỗi vong linh, gia đình, chiến hữu của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.Giả sử Hoàng Đức Nhã viện cớ ở xa không biết, thì cái đám thuộc cấp "bưng bô" như Cao Xuân Thức và "Các cấp chỉ huy, nhân viên, và cán bộ Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia và Bộ Dân Vận Chiêu Hồi" cũng đã thông báo cho Hoàng Đức Nhã biết rồi, bằng chứng là Việt gian Vũ Ánh chết thì cả cái đám này lúc nhúc, lao nhao, kể cả cái tên Lê Phú Nhuận ở tận Houston, Texas cũng viết bài khóc lóc nỉ non um sùm trời đất, điều này chứng minh là Bộ Dân Vận - Chiêu Hồi trước năm 1975 chứa một đám vô tài bất tướng, vô đạo đức, vô tư cách, điều này khiến công tác đấu tranh chính trị và tâm lý chiến của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bị què quặt, sa sút thậm tệ, thất bại nặng nề, để rồi góp phần không nhỏ cho sự mất nước vào tay cộng sản. Hoàng Đức Nhã và đám thuộc cấp chỉ biết lo hưởng thụ, nhận ơn mưa móc, vinh thân phì gia chứ nào có biết chi đến cái dũng của kẻ sỉ, cái trung của bầy tôi, cái chí của người quân tử. Tôi nghĩ rằng cũng chưa quá muộn để Hoàng Đức Nhã và đám thuộc hạ thắp lên một nén hương tạ tội, hy vọng nơi bên kia thế giới cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ vì lòng nhân ái mà thứ tha cho cái tội phản phúc, vô ơn, và tệ bạc này.Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Hoàng Đức Nhã (cúi đầu, áo vest đen)2) Nguyễn Tiến Hưng là tên vô liêm sỉ:Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Tiến Hưng tại Dinh Độc LậpA) Cũng giống như Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Tiến Hưng đã không hề lên tiếng binh vực hay bảo vệ danh dự cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị Lữ Giang, Vũ Ánh và báo Việt Herald bịa đặt và sỉ nhục, trong khi Nguyễn Tiến Hưng luôn tự đắc khoe khoang là hắn am hiểu rất nhiều về cuộc đời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Nguyễn Tiến Hưng luôn vênh váo hắn là một sử gia đã bỏ ra nhiều năm trời để nghiên cứu, tham khảo tài liệu bí mật cũng như đã giải mật từ Tòa Bạch Ốc và từ các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ, thế mà hắn lại ngậm miệng im hơi không nói lên một lời công đạo nào để biện hộ và minh oan cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, một người đại ân nhân đã từng đối xử với hắn như "bát nước đầy," đã tin cậy, đã ban phát cho hắn biết bao nhiêu là ơn sủng, bổng lộc và mưa móc. Hắn chỉ xứng đáng là con sán lãi chứ không thể là một con người được.Tôi muốn minh xác là tôi rất bất mãn về thái độ hèn nhát, vô ơn của Hoàng Đức Nhã, nhưng tôi không hề lên án Hoàng Đức Nhã là một tên Việt gian vì trong giờ phút này tôi không có bằng cớ gì rõ rệt để bắt tội cả. Trong thâm tâm tôi không có ghét, không có thù hận gì Hoàng Đức Nhã cả, nhưng tôi vô cùng thất vọng khi thấy Hoàng Đức Nhã đối xử với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu một cách tệ bạc và lạnh nhạt như vậy. Viết ra những điều này tôi chỉ muốn thức tỉnh sự ngu muội và vô ơn, bất nghĩa của Hoàng Đức Nhã để hy vọng Hoàng Đức Nhã sớm tự vấn lương tâm mà biết ăn năn sám hối.Tuy nhiên đối với Nguyễn Tiến Hưng thì tôi vô cùng phẫn nộ và cực lực lên án hắn là một tên "đại Việt gian" cần đáng phỉ nhổ. Bằng chứng là hắn thuộc loại viên chức cao cấp hàng đầu trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, lẽ ra hắn phải căm thù cộng sản hơn ai hết vì hắn là "cố vấn" cho Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đối đầu với cộng sản trước năm 1975, thế mà vào thập niên 1990, trong khi mọi người dân Việt hãy còn đau đớn, nhức nhối, u buồn vì miền Nam Việt Nam bị lọt vào tay cộng sản, thì trong thời điểm này Việt gian Nguyễn Tiến Hưng lại vô liêm sỉ cúi đầu hợp tác chặt chẽ với bọn tài phiệt quốc tế trong việc tiếp tay cho cộng sản tại Việt Nam nhằm củng cố quyền lực đảng cộng sản áp bức nhân dân vô tội nơi quê nhà. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ti%E1%BA% BFn_H%C6%B0ng Thêm một đại tội đáng trừng trị nữa là trong khi cả cộng đồng người Việt tỵ nạn đứng lên biểu tình chống đối tập đoàn Việt gian báo Người Việt kể từ ngày 26 tháng 1 năm 2008 cho tới nay là hơn 6 năm, thì trong thời điểm năm 2010 Việt gian Nguyễn Tiến Hưng lại xách bản mặt vô liêm sỉ và xuẩn động của mình để vào tòa soạn báo Người Việt họp hội, phỏng vấn và trả lời trên Người Việt Online. Đây là một hành động phản bội và đâm sau lưng cộng đồng trắng trợn.Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng chuyện trò với độc giả Người Việt online
B) Láu cá hơn nữa là Việt gian Nguyễn Tiến Hưng lại quảng cáo rao bán quyển sách "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" trên website Người Việt Shop của tập đoàn báo Người Việt. Quả thật Nguyễn Tiến Hưng là một tên bỉ ổi vô cùng.Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng nói chuyện trên Đài trên đài truyền hình SBTN.Nguyễngọchấn, CNN.Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng du học Hoa Kỳ từ năm 1958, dạy môn kinh tế tại các Đại học Hoa Kỳ từ 1963, là kinh tế gia cho Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) 1966-1970. Ông nắm một số chức vụ quan trọng với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa:
Năm 1971: ông đề xướng sáng kiến hòa bình “Nam-Bắc Hiệp Thương” với Tổng Thống Thiệu, một mô hình thương mại giống như giữa Đông và Tây Đức.
Năm 1973: Phụ tá Tổng Thống về Tái Thiết.
1973-1975: Tổng Trưởng Kế Hoạch và điều phối viện trợ kinh tế toàn quốc.
Hiện nay, ông là giáo sư Đại Học Howard tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.......................* Vì sao, ông nắm những bí ẩn quốc gia trong tay mà mãi đến 30 năm sau mới đem ra vào lúc này? Ông Hưng chậm rãi, suy nghĩ:
“Tôi may mắn được Tổng Thống trao gửi những lá thư của các ông Nixon, ông Ford, Kissinger, Martin gởi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, những lời hứa có gạch đít, những cam kết sẽ can thiệp nếu Cộng Sản Việt Nam vi phạm hiệp định này nọ. Ngay trong ngày 30 tháng Tư năm 1975 trong khi tình hình đang sôi sục ở Sàigòn, tôi được thày tôi, phụ tá tổng trưởng Quốc phòng tận tình giúp mở cuộc họp báo tại Washington DC. Không có ông, tôi chẳng còn tư cách gì để nói chuyện với các nhà truyền thông Mỹ vốn đã có nhiều ác cảm với VNCH................Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng nói chuyện trên Đài trên đài truyền hình SBTN.Nguyễngọchấn, CNN.
Westminster, Ca. Sinh hoạt cộng đồng hải ngoại bỗng sôi sục trong những ngày cuối tháng Tư năm nay. Để đánh dấu 30 năm ngày Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam, hàng triệu người Việt Lưu Vong đã kỷ niệm tháng Tư Đen với nhiều hình thức: biểu tình, tưởng niệm, đêm canh thức, đặt vòng hoa, lễ cầu hồn, Kinh cầu siêu, tuyệt thực v.v. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đồng bào hải ngoại nôn nao với sự xuất hiện cuốn sách, mà nhiều người mong đợi suốt 30 năm, đó là cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” của giáo sư Nguyễn Tiến Hưng.
Gặp lại giáo sư Nguyễn Tiến Hưng sau buổi ra mắt, ông cho biết bị bà con kêu réo quá, đã giới thiệu rồi mà không đủ sách cho bằng hữu, ông rất áy náy. Sách in ở Đài Loan và phải một tuần nữa mới về đủ. Nhân tiện, chúng tôi mời tác giả “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” tham dự cuộc mạn đàm trên đài truyền hình SBTN để bày tỏ thêm những điều ông viết trong cuốc sách này. Ông nhận lời và chúng tôi đã gặp nhau trên làn sóng đài truyền hình Sàigòn Broadcasting Television Network.* Vì sao, ông nắm những bí ẩn quốc gia trong tay mà mãi đến 30 năm sau mới đem ra vào lúc này? Ông Hưng chậm rãi, suy nghĩ:
“Tôi may mắn được Tổng Thống trao gửi những lá thư của các ông Nixon, ông Ford, Kissinger, Martin gởi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, những lời hứa có gạch đít, những cam kết sẽ can thiệp nếu Cộng Sản Việt Nam vi phạm hiệp định này nọ........Mồm mép Lữ Giang đối chiếu với miệng lưỡi Lữ Giang. Ngô KỷNgô Kỷ Lữ Giang tức Tú Gàn tức Nguyễn CầnTrong thời gian qua có một số cơ quan truyền thông, báo chí Việt ngữ tại Little Saigon như báo Người Việt, báo Việt Herald, đài Little Saigon Radio…đi phổ biến và làm một số hành động phản quốc, nhục mạ chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa, đâm sau lưng cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, nên tôi đã lên tiếng, biểu tình, viết bài phản đối.Khi viết bài phản ứng, tôi thường trích dẫn các gương tích Tây Đông kim cổ, hay những danh ngôn để giúp cho ý tứ được thêm phần xúc tích, dồi dào, mà bớt đi khô khan, cục mịch. Ralph Waldo cũng thừa nhận: “Những ý tưởng hay nhất của chúng ta đến từ những người khác.”Chuyện trái đất quay quanh mặt trời hằng triệu năm trước, đến thế kỷ 16, nhà thiên văn học Galileo Galilei ở Ý chỉ nói lại mà thôi. Ông Khổng Tử bảo “Thuật nhi bất tác” là như vậy. Còn La Bruyère thì cho rằng “Thảy đều đã được nói ra hết cả rồi, và ta đã đến rất muộn hơn bảy ngàn năm, từ khi có loài người…Người ta chỉ còn lượm lặt lại của người xưa và của những bậc tài giỏi ngày nay mà thôi.”Vào năm 1927, trong phần Dẫn Ngôn của sách Cao Đẳng Quốc Dân kê “toa thuốc” trị 10 tệ bệnh của quốc dân, nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu tức cụ Sào Nam đã viết: “…Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: “Tri ngã giả, kỳ duy Xuân Thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân Thu hồ”, nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân Thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân Thu. Quyển sách tôi viết ra đây cũng nói như vậy.”Sau bài viết “Chữ nghĩa Lữ Giang đối chiếu với chữ nghĩa Lữ Giang”, tôi tưởng là đủ và không cần tốn thì giờ thêm nữa về con “ký sinh trùng” này. Thế nhưng “Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng”, trong mấy tháng gần đây Trần Văn Chi tức Trần Văn Nam Sơn, cựu Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald, và đương kim là phó Tổng Giám Đốc công ty Việt Media Group Inc., tức công ty “mẹ” của nhật báo Việt Herald đã liên tục đưa Lữ Giang lên hội luận trong chương trình “Meet The Press - Gặp Gỡ Báo Chí” dưới nhãn hiệu Việt Herald, và được chiếu thường xuyên trên đài truyền hình “VAN TV băng tần 18.7” của ông Bruce Trần.Trần Văn Chi (tức Trần Văn Nam Sơn) trên đài truyền hình VAN-18.7Nhìn kỹ, dưới tên có chữ Việt HeraldLữ Giang và Trần Văn Chi đang hội luận trên truyền hình VAN-18.7- Quảng cáo Vũ Ánh Và Tú Gàn (tức Lữ Giang, Nguyễn Cần) trên TV là Biên tập viên của nhật báo Việt Herald trong chương trình hội luận “Gặp Gỡ Báo Chí” của Trần Văn Chi.- Quảng cáo báo Việt Herald trên TV trong chương trình hội luận của Trần Văn Chi tức Trần Văn Nam Sơn.Chính vì vậy mà tôi thấy cần viết bài này dù rằng tôi cũng biết là cổ nhân có dạy rằng: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu”, tức ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình. Vì nghĩ rằng mình viết lên lời công đạo, điều liêm chính nên tôi không thấy lo ngại gì. Hơn thế nữa nhà ái quốc Nguyễn Trường Tộ cũng có đề cập đến lời của Hàn Dũ trong Thiên Hạ Đại Thế Luận rằng: “Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Và Văn sĩ Georges Duhamel cũng có khuyên: “Không nên nuôi oán hờn trong lòng, vì đó là tình cảm xấu, có hại cho kẻ khác và cho chính mình. Nhưng phải biết công phẫn đối với bất công, bạo lực. Kẻ nào dững dưng trước một sự bất công, oan ức là hèn nhát, ích kỷ, đáng khinh.”Dù rằng Lữ Giang và nhật báo Việt Herald nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chứ không phải nhắm vào tôi, nhưng vì bổn phận thiêng liêng, vì muốn chống cái ác, vì muốn bảo vệ sự thật, lẽ phải và sự công bằng nên tôi thấy cần lên tiếng. “Kiến nghĩa bất vi, vô dũng giả” tức “Thấy việc nghĩa mà không làm là không có dũng”, Khổng Tử nói như vậy.Điều mà tôi đang tranh đấu đòi hỏi công ty nhật báo Việt Herald phải trả lại sự công bằng và danh dự cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã bị bồi bút Lữ Giang và nhật báo Việt Herald xúc phạm. Scarron nói: “Người vắng mặt bị ám sát bằng những nhát lưỡi”, và Destouches đồng ý: “Kẻ vắng mặt lúc nào cũng bị thiệt thòi.”Tôi chủ trương “Nói có sách, mách có chứng”, do đó trong bài viết này tôi sẽ lần lượt chứng minh Trần Văn Chi tức Trần Văn Nam Sơn thay mặt tập đoàn nhật báo Việt Herald, kẻ tung người hứng, nhịp nhàng và đồng điệu với Lữ Giang cố tình nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Bên cạnh đó chúng còn thọc gậy bánh xe nhằm chia rẽ cộng đồng, theo đúng đường lối Nghị Quyết 36 của Bắc Bộ Phủ. Đây quả thật là một sự khiêu khích và phản bội trắng trợn của Lữ Giang và tập đoàn nhật báo Việt Herald.Tôi xin cáo lỗi và lưu ý trước, là bài viết này khá dài vì có nhiều sự kiện liên hệ đến đề tài. Để quý độc giả tiện việc theo dõi, tôi xin chia bài viết ra nhiều mục, được đánh theo số thứ tự. Bài viết này mang nội dung tài liệu đấu tranh chứ không phải là áng văn chương, thơ phú để tiêu khiển giải trí nên có phần khô khan và phức tạp. Tôi đặt riêng cho mình phương pháp và lề luật mỗi khi viết bài cần phải có bằng chứng khả tín và trưng dẫn đầy đủ dữ kiện cần thiết để chứng minh. Các cáo buộc mơ hồ, các suy diễn lung tung, các lý luận bằng cảm tính, các trích dẫn thiếu cơ sở đều không phải là chủ trương của tôi.Tôi muốn minh xác là tôi không bào chữa, không binh vực, không đánh bóng cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vì đó không phải là bổn phận của tôi. Việc làm của tôi là bảo vệ sự thật mà thôi.Mục đích bài viết này, tôi muốn chứng minh Lữ Giang là tên bịa đặt, điêu ngoa, láo khoét, gian manh, xấc xược. Tôi sẽ mời quý vị đọc và nghe cuốn băng của Tổng Thống Lyndon Johnson có nói câu “a goddamn bunch of thugs” (cứ tạm dịch là “bọn ác ôn côn đồ” như ý của Lữ Giang), tuy nhiên Tổng Thống Lyndon Johnson không hề ám chỉ đến cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu như lời Lữ Giang xuyên tạc, bịa đặt nhằm cố tình nhục mạ, phỉ báng cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và được nhật báo Việt Herald tiếp tay đăng tải và phổ biến.Cái thủ đoạn thâm độc và đê hèn của Lữ Giang là Lữ Giang cố tình nhục mạ, mạt sát cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm tạo ảnh hưởng và kiếm cảm tình từ những người trong khối ủng hộ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Lữ Giang muốn ly gián và tạo sự chia rẽ giữa khối ủng hộ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và khối ủng hộ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đây chính là chủ trương phá hoại của cộng sản nhằm gây phân hóa cộng đồng, và làm tiêu hao sức mạnh chống cộng của tập thể người Việt Quốc Gia, và chính Lữ Giang là tên phản quốc đang thực hiện Nghị Quyết 36 của cộng sản. Những người Quốc Gia chân chính, khôn ngoan, sáng suốt và tĩnh táo, không bao giờ lọt vào cái mưu mô xảo quyệt và lưu manh của cộng sản và Lữ Giang.Trong bài viết này, tôi phân tích và chứng minh sự thật nhằm đòi hỏi nhật báo Việt Herald phải chính thức xin lỗi vong linh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cùng gia đình và chiến hữu của cố Tổng Thống, và Quân Dân Cán Chính VNCH vì nhật báo Việt Herald đã đăng tải và phổ biến bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang.Quý vị có thể lên tiếng phản đối sự sai trái và vô trách nhiệm của tờ báo Việt Herald bằng cách gọi về toà soạn nhật báo Việt Herald số (714) 897-7379Và cũng ở mục cuối của phần Phụ Đính, tôi xin phép trích đăng phần trình bày của ông Bùi Bỉnh Bân cả về “Link AUDIO” cũng như bài viết liên quan đến việc ông Lữ Giang tức Nguyễn Cần phải đọc lời xin lỗi trên đài phát thanh VOV ngày 3 tháng 8 năm 2000 để “xin lỗi” ông Bùi Bỉnh Bân theo lệnh tòa, vì Lữ Giang đã bịa đặt nhục mạ ông Bùi Bỉnh Bân. Nhắc lại sự kiện này, để chứng minh bản chất láo khoét, lưu manh, xảo trá là chứng bịnh bẩm sinh của Lữ Giang, chớ không phải việc vu cáo, mạ lỵ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là lần đầu tiên của y.Chỉ trừ một thiểu số tay chân, bộ hạ của công ty báo Người Việt, công ty báo Việt Herald, đài Little Saigon Radio… cố tình nhục mạ, trách móc, lên án cuộc đấu tranh, biểu tình của chúng tôi, chứ đa số đồng hương đều thấu hiểu lý do biểu tình chống đối là chính đáng. Nếu có ai còn mù mờ, tôi hy vọng sau khi đọc và tham khảo các tài liệu dẫn chứng này, quý vị sẽ không còn thắc mắc gì nữa cả.1Trên nhật báo Việt Herald số 102, Thứ Ba ngày 13 tháng 10 năm 2009, có đăng bài “Kẻ phản bội” ký tên biên tập viên Lữ Giang/Việt Herald, trong đó Lữ Giang viết là Tổng Thống Johnson gọi ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu là “bọn ác ôn côn đồ”. Và chính đích thân Lữ Giang cũng gọi cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là “tên ác ôn côn đồ”, khi Lữ Giang viết như sau:“Nhóm tay sai của CIA Mỹ làm đảo chánh và giết ông Diệm, trong đó Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu đóng vai trò chủ chốt, đã bị Tổng Thống Johnson gọi là “một bọn ác ôn côn đồ” (a goddamn bunch of thugs). Nay một số người lại mưu toan tôn một tên “ác ôn côn đồ” đã làm sụp đổ miền Nam Việt Nam lên làm anh hùng! Đó là một sự nhục nhã đối với VNCH.Chúng tôi biết có rất nhiều người lúc còn VNCH đã mang ơn ông Thiệu, nên họ nghĩ rằng phải làm “một cái gì đó” cho ông. Nhưng họ không thể làm sỉ nhục VNCH được.”(ngưng trích)Mời nghe AUDIO: Lữ Giang xác quyết nói trên đài là Tổng Thống Johnson đã nêu đích danh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là “ ác ôn côn đồ”, dù rằng trên thực tế Tổng Thống Johnson không hề nhắc đến tên cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:Thế mà khi “Bản Lên Tiếng Phản Đối Nhật Báo Việt Herald đã cho đăng lời lẽ vô lễ với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” của “Ban Tổ chức Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Húy nhật năm thứ 8”, do Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục VNCH làm trưởng ban và 24 Hội Đoàn ký tên được đưa ra, thì Lữ Giang lại chối là không có nói, được viết trong bài “Chuyện kẻ phản bội” (khác với bài Kẻ phản bội) như sau:“Nói rằng, chúng tôi “vô lễ” với ông Thiệu cũng không đúng, mặc dầu nếu phải phê phán ông Thiệu, chúng tôi sẽ không ngần ngại. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi chỉ trích lại lời phê phán của Tổng Thống Johnson mà thôi. Nếu bảo “vô lễ”, chính Tổng Thống Johnson mới là người “vô lễ.” Tuy nhiên, khi đi làm lính đánh thuêbất tài làm hỏng việc bị chủ la mắng hay nguyền rủa như thế là chuyện bình thường, không có gì là “vô lễ” cả.” (ngưng trích)Mời nghe AUDIO: Dù rằng chính Lữ Giang đã từng đích thân kết án cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là “ác ôn côn đồ”, nhưng bây giờ y lại chối, và đổ thừa rằng Tổng Thống Johnson mới là người nói:Lữ Giang quả là một tên lộng ngôn, ngu ngốc và xuẩn động. Hơn ba trăm ngàn chiến sĩ đã hy sinh mạng sống, và hàng triệu người lính chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng hào hùng để bảo vệ lãnh thổ và sự oan toàn cho Thẩm phán Nguyễn Cần “sáng vác ô đi tối vác về”, thế mà Nguyễn Cần, tức Lữ Giang, tức Tú Gàn lại đi nhục mạ những người chiến sĩ này là thứ “lính đánh thuê”.Thử hỏi tiền lương Thẩm phán Nguyễn Cần lãnh hàng tháng do ai trả nếu không phải là từ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa? Như vậy Nguyễn Cần có phải là “thẩm phán cãi thuê” không? Thật là một tên vô loại, vong ân bạc nghĩa, qua cầu rút ván, ăn cháo đái bát. Ngạn ngữ Á-rập cho rằng: “Một con chó trung tín còn giá trị hơn một kẻ vong ân”, và Le Talmud cảnh cáo: “Đừng vứt đá xuống dòng suối mà anh đã uống nước.”Để khoe mớ kiến thức “cóc ngồi đáy giếng” của mình, nên Lữ Giang luôn dùng đến tên tuổi của cố Tổng Thống Johnson để bào chữa và bảo vệ cái trò “lộng ngôn” của y. Chính vì vậy, đây là dịp tôi muốn giải quyết và làm sáng tỏ vấn đề này một cách thẳng thắng và rốt ráo với tên vô liêm sĩ Lữ Giang này.Trước hết tôi xin mời quý vị đang xử dụng internet bấm cái Link sau đây để nghe chính tiếng nói của Tổng Thống Lyndon Johnson khi ông nói chuyện điện thoại với Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthy về âm mưu ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong cuộc đối thoại này, Tổng Thống Lyndon Johnson không hề ám chỉ và cũng không nêu tên ông Nguyễn Văn Thiệu, thế mà Lữ Giang viết trong bài “Kẻ phản bội” và đăng trên báo Việt Herald là Tổng Thống Johnson gọi ông Nguyễn Văn Thiệu là tên “ác ôn côn đồ” (a goddamn bunch of thugs). Đối với quý độc giả chỉ đọc mà không nghe được, xin quý vị đọc bản văn cuộc nói chuyện được viết lại từ cuốn băng ghi âm.Sau khi bấm vào cái Link dưới đây, khi thấy trang nhà White House Tapes, và cái khung màu đen chữ vàng “President Johnson & Eugene McCarthy February 1, 1966”,xin quý vị bấm vào chỗ mũi tên có chữ “Press Play to Continue” gần cái khung màu đỏ, để quý vị có thể đọc và nghe toàn bộ phần nói chuyện của Tổng Thống Lyndon Johnson:Xin bấm vào Link này để nghe và đọc chữ Tổng Thống Johnson nói:Sau khi quý vị bấm vào Link trên thì sẽ hiện ra cái khung đen chữ trắng như dưới đây, xin quý vị bấm vào chỗ mũi tên "PLAY" ở góc phải dưới cùng thì cái phim và âm thanh sẽ phát lên:White House Tapes . Presidential Recordings ProgramLBJ and Eugene McCarthy on the Assassination of Ngo Dinh Diem The extent of the Kennedy administration's advance knowledge or even participation in the November 1, 1963, coup in South Vietnam and assassination of president Ngo Dinh Diem ∇ has been a hotly debated political and historical issue for many years. In this conversation, Presidnet Johnson offers his own interpretation of events to Senator Eugene McCarthy In the days prior to this telephone call, McCarthy had been widely quoted in the press for his criticism of the recent resumption of bombing. In this call, Johnson tried to convince McCarthy to tone down his criticism and had offered a special briefing from Chairman of the Joint Chiefs of Staff Maxwell Taylor, reason that, "I thought that if you had the information I had, that you might be assuaged somewhat, and relieved somewhat, and at least, maybe you could suggest a better alternative or something else." Date: 02/01/1966 Participants: Lyndon Johnson, Eugene McCarthy Conversation Number: WH6602.01Direct URL: http://tapes.millercenter.virginia.edu/ clips/1966_0201_lbj_mccarthy_ vietnam.swf Full Screen Mode Johnson Tapes Diem Coup 1963 Escalation Vietnam 11/24/2009http://whtapes.org/clip/lyndon-johnson-eugene- mccarthy-lbj -and-eugene- mccarthy-assass ... LBJ and Eugene McCarthy on the Assassination of Dgo Dinh Diem
The extent of the Kennedy administration's advance knowledge or even participation in the November 1, 1963, coup in South Vietnam and assassination of president Ngo Dinh Diem∇ has been a hotly debated political and historical issue for many years. In this conversation, Presidnet Johnson offers his own interpretation of events toSenator Eugene McCarthyIn the days prior to this telephone call, McCarthy had been widely quoted in the press for his criticism of the recent resumption of bombing. In this call, Johnson tried to convince McCarthy to tone down his criticism and had offered a special briefing from Chairman of the Joint Chiefs of Staff Maxwell Taylor, reason that, "I thought that if you had the information I had, that you might be assuaged somewhat, and relieved somewhat, and at least, maybe you could suggest a better alternative or something else."Date:02/01/1966Participants:Lyndon Johnson, Eugene McCarthyConversation Number:WH6602.01Direct URL:Picture courtesy of the National Archives and Records Administration.)President Nguyen Van Thieu ( South Vietnam ) and President Lyndon B. Johnson. (July 19, 1968)Tổng Thống Lyndon B. Johnson và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu(Picture courtesy of the National Archives and Records Administration.)President Lyndon B. Johnson in Vietnam : With General William Westmoreland, Lieutenant General Nguyen Van Thieu ( South Vietnam ). (October 26, 1966)1966 Manila Philippines - Nguyen Van Thieu, and Pres. Lyndon B. Johnson at summit conference.Xin bấm vào Link này để nghe và đọc chữ Tổng Thống Johnson nói:Sau khi quý vị bấm vào Link trên thì sẽ hiện ra cái khung đen chữ trắng như dưới đây, xin quý vị bấm vào chỗ mũi tên "PLAY" ở góc phải dưới cùng thì cái phim và âm thanh sẽ phát lên:Quý vị vừa đọc và nghe nguyên văn cuộc nói chuyện và chính tiếng nói của Tổng Thống Lyndon Johnson do Tòa Bạch Ốc thực hiện. Xin hỏi quý vị có nghe và đọc thấy chỗ nào Tổng Thống Lyndon Johnson nhắc đến tên hai ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu không? Thế mà Lữ Giang quả quyết là Tổng Thống Lyndon Johnson chửi ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu là “một bọn ác ôn côn đồ”. Quả thật Lữ Giang là một tên “đại nói láo”.Lữ Giang tưởng rằng không ai biết gì nên lâu nay cứ “mục hạ vô nhân”, nói gì cũng được, bây giờ lại bị phát giác nên y lấp liếm chối quanh quẩn.Tôi không phủ nhận việc Tổng Thống Johnson có nói đến chữ “a goddamn bunch of thugs”, nhưng Tổng Thống Johnson không hề nhắc đến tên ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu. Tổng Thống Johnson chỉ nói chung chung về một “bọn người đảo chánh” mà thôi. Và ai cũng biết là Hội Đồng Tướng Lãnh mới đóng vai trò chủ động, chính yếu và quan trọng trong cuộc đảo chánh. Nhóm này được lãnh đạo bởi các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính v.v…, trong lúc đó thì ông Nguyễn Văn Thiệu chỉ mới ở cấp Đại Tá mà thôi. (Xin coi lại các bài viết cũ của tôi có phân tích rõ về vấn đề này).Lữ Giang và tờ báo Việt Herald hãy chứng minh cho đồng hương thấy chỗ nào mà Tổng Thống Johnson đề cập đến tên hai ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu? Thật là một bọn vô liêm sỉ.Bài báo “Kẻ phản bội” do Biên tập viên Lữ Giang/Việt Herald nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là tên “ác ôn côn đồ” được đăng trên nhật báo Việt Herald ngày 13 tháng 10 năm 2009Lữ Giang cứ giở trò múa gậy vườn hoang, lập lờ đánh lận con đen. Y tưởng rằng sẽ qua mặt được mọi người, nhưng trên thực tế thì y bị người ta “lật tẩy” là một tên dối trá trơ trẻn. Cây kim trong túi rồi cũng lòi ra. Lữ Giang luôn huyênh hoang tự đắc, nhưng thực sự xã hội nhìn hành động của Lữ Giang chẳng khác nào Don Quixote dồn hết sức đâm mũi giáo vào cối xay gió mà cứ tưởng như đã hạ được một địch thủ khổng lồ.Newton nói: “Sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông, và là hột cát trong sa mạc bao la”, thế mà Lữ Giang cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ. Lữ Giang chính là con gà trống mà George Eliot cho rằng: “Nó cứ tưởng mặt trời mọc lên để nghe nó gáy.” Đầu óc thiển cận, hẹp hòi, ích kỷ của Lữ Giang giống như con ếch ngồi đáy giếng hay chỉ là người mù sờ voi không hơn không kém.Đức độ cao như Khổng Tử kia mà ông còn khuyên “nên yểm tài bằng không vong mạng”. Lẽ ra Lữ Giang phải vâng theo lời dạy của Tôn Thúc Ngô: “Chức càng cao tôi càng khiêm nhường”, và Chúa Giêsu thánh hóa tư tưởng ấy bằng câu trong Bài Phúc: “Phước cho kẻ khiêm tốn vì họ sẽ được cất lên.”Nhân đây tôi xin kể về một câu chuyện mà ông Tô Đông Pha thời xưa có một phần “tự cao, tự đại” giông giống Lữ Giang thời nay, dù rằng tài đức của Lữ Giang chưa xứng để xách dép cho ông Tô Đông Pha. Câu chuyện được in trong sách Quân Tử Trung Hoa do Đại Lân biên soạn như sau:“Tô Đông Pha là một danh sĩ học rộng hiểu cao, nhưng tính tình phóng túng, cao ngạo nên thường châm chọc người khác, kể cả từ vua tới quan. Vì thế bước đường hoạn lộ của ông thăng trầm nhiều nỗi và không ít người oán ghét.Khi ấy Vương An Thạch giữ chức Tễ tướng, cũng là một danh gia hiền sĩ nổi tiếng nhưng tính tình trầm tĩnh khác hẳn Tô Đông Pha. Với tính tình ấy, địa vị ấy đương nhiên Vương An Thạch được nhiều người mến mộ và ca tụng. Tô Đông Pha lấy làm tức giận, nhân cơ hội đọc được hai câu thơ của Vương An Thạch liền “ra tay” chỉ trích. Nguyên trong một bài thơ vịnh cảnh, Vương An Thạch có viết hai câu:Minh nguyệt sơn đầu khiếuHoàng khuyển ngọa hoa tâm.Tô Đông Pha cho rằng trăng sáng (minh nguyệt) chỉ có mọc trên đồi núi và chiếu sáng xuống trần gian chứ làm sao hót (khiếu) được nên sửa câu thơ thành:Minh nguyệt sơn đầu chiếuHoàng khuyển ngọa hoa tâm.Còn con chó vàng (hoàng khuyển) nằm giữa đóa hoa thì càng chê cười hơn, cho rằng không thể hiểu nổi. Vương An Thạch nghe những lời phê bình ấy chỉ cười mà không nói nhưng đột ngột sau đó xuống lệnh biếm Tô Đông Pha đi Hải Châu, một vùng đất đai xa nhất thời đó, còn rất “man di mọi rợ”. Tô Đông Pha hết sức uất ức nhưng vẫn phải thi hành.Được một thời gian ở đất khách quê người, Tô Đông Pha mới vỡ lẽ ra là nơi đây có một loài chim tên Minh Nguyệt và còn lạ hơn nữa là có một loại sâu tên Hoàng Khuyển.Khi ấy Tô Đông Pha mới biết Vương An Thạch kiến thức hơn mình rất nhiều và hai câu thơ hoàn toàn có ý nghĩa rất rõ ràng: “Chim Minh Nguyệt hót trên đầu núi, con sâu Hoàng Khuyển nằm giữa đóa hoa.” Tô Đông Pha hết sức hỗ thẹn, lặn lội trở về xin vào tạ lỗi. Vương An Thạch tươi cười không nhận và xuống lệnh phục chức cho Tô Đông Pha như cũ.”Đọc câu chuyện trên, tôi thấy thương hại cho “cái tôi” quá lớn của ông Tô Đông Pha, chứ chẳng chê trách gì nhiều ông ta, vì dù sao thì ông Tô Đông Pha cũng đã bày tỏ sự hối lỗi, ân hận. Cicéron từng nói: “Sai lầm là cái tự nhiên của con người; chỉ có những kẻ vô ý thức mới ở mãi trong lầm lỗi”, và St Jean Chrysostone nói: “Lầm lỗi là bản chất con người; ở mãi trong lỗi lầm là của yêu quái.”Nhân vô thập toàn, người đời có mấy ai tránh được lỗi lầm. Nhưng khi nhận thức được sự sai trái mà biết nhận lỗi và sửa chữa là điều đáng quý. Nhờ vậy mà con người mới trở nên tiến bộ trong việc tự tu và trở thành con người tốt để có thể sống hài hòa với xã hội. Trừ Chúa, trừ Phật, chứ đã là con người tức phải có khuyết điểm. Chính vì vậy Napoléon II đã nói: “Chúng ta sống với các khuyết điểm như mồ hôi của ta, chúng ta không hay biết gì hết. Nó chỉ làm cho người khác khó chịu thôi.”Ông Tô Đông Pha đã tỏ ra biết ăn năn hối lỗi, đó là hành động đáng khen và đáng được tha thứ. Séneque từng tuyên bố: “Khi người ta ăn năn, người ta gần như vô tội.” Trong khi đó thì Lữ Giang và nhật báo Việt Herald lại tiếp tục ngoan cố và không bày tỏ sự hối lỗi, ăn năn dù sự sai trái đã được chứng minh và phơi bày rành rành ra đó.Tôi vô cùng ngạc nhiên là làm sao Lữ Giang còn có thể can đảm sống tiếp tục trên cõi đời này khi cái tâm địa và bộ mặt thật của y đã bị lột trần trụi ra như vậy. Ông Lưu Cơ nói về cái loại người Lữ Giang như sau: “Hựu hà vãng nhi bất kim ngọc kỳ ngoại, bại nhứ kỳ trung dã tai”, tức “Có những kẻ bề ngoài cho là ngọc là vàng mà ở trong như bông nát mà thôi.”Trên đời này không ai không nói dối, ngay cả những vĩ nhân. Nhưng có những cái nói dối có thể tha thứ được hoặc chấp nhận được.Ông Phêrô từng chối Chúa 3 lần trước khi mặt trời mọc thế mà được phong Thánh và giữ chìa khóa cửa Thiên Đàng.Thánh Gandhi là nhà lãnh đạo xuất chúng, tranh đấu bất bạo động chống thực dân Anh để mang độc lập cho Ấn Độ.Lúc thiếu thời ông cũng từng nói dối với mẹ, đến nỗi bà mẹ phải nói: “Mẹ thà thấy con chết còn hơn thấy con nói dối. Vì nói dối là hèn nhát, là khiếp nhược. Có con như thế là một cái nhục cho mẹ, mẹ không muốn sống nữa.”Gandhi đứng lên, đi thẳng vào bếp, lấy cục than đỏ bỏ trên bàn tay và nói: “Con thề với mẹ, suốt đời, con không bao giờ nói dối nữa.”Bà mẹ phủi cục than xuống, ôm con vào lòng, nói: “Như vậy mẹ mới đủ can đảm sống với con.”Từ đó về sau, Gandhi luôn luôn giữ lời hứa. Ông thường đưa bàn tay nói với những người thân cận: “Vết sẹo trên bàn tay tôi là hình hài của mẹ tôi, luôn luôn ở trong tôi. Đây là thiên thần phù hộ tôi sống trong chân thật và danh dự.”Còn “Cha Già” nước Mỹ George Washington, người từng đặt nền móng xây dựng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và là vị Tổng Thống Mỹ đầu tiên. Ông từng lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh giành độc lập nước Mỹ. Hồi còn nhỏ ông cũng từng nói dối.Một lần, Washington đang chơi trong hoa viên, thấy bên cạnh có một cái rìu, bèn muốn thử xem cái rìu này có sắc không. Nhưng lấy gì làm vật thử nghiệm đây? Washington nhìn xung quanh, chọn được một cây anh đào nhỏ, thế là ông giơ rìu, chặt đổ cây. Sau đó, việc này bị cha ông phát hiện, đó chính là cây anh đào mà người cha thích nhất, nên cha ông rất tức giận, nói nhất định sẽ tìm ra hung thủ.Washington biết rằng mình đã gây ra đại họa, sợ cha trách mắng người khác, nên chủ động đứng ra nhận lỗi và chịu sự trừng phạt của cha. Không ngờ cha ông lại rất vui mừng, còn khen ngợi tinh thần dám nhận sai lầm của ông. Từ đó, Washington luôn ghi nhớ chuyện này trong lòng, nhắc nhở bản thân phải chính trực thật thà.Kể ra vài câu chuyện trên không hề có ý khuyến khích nói dối, nhưng nếu sự nói dối ấy do vô tình, không ác ý, hoặc không gây ảnh hưởng to lớn hay tạo thiệt hại nặng nề cho người khác, thì chẳng ai đi khắt khe bắt bẽ hay trừng trị nặng nề, mà còn được tha thứ, xí xóa, thông cảm. Người nói dối mà biết nhận lỗi, biết hối hận, ăn năn, biết phục thiện thì đó là điều đáng quý và đáng ca ngợi.Để bày tỏ sự thông cảm và tha thứ, Nữ sĩ Dale Carnegie phát biểu: “Không nên đòi hỏi rằng mọi người, kể cả chúng ta, lúc nào cũng hoàn toàn không khuyết điểm. Trông đợi sự thánh thiện ở người khác là bất công, trông đợi ở mình là một sự điên rồ.”Khổng Tử thế gia cũng có ghi:“Quân tử hữu quá tắc tạ dĩ chất, tiểu nhân hữu quá tắc tạ dĩ văn.”Tức: “Người quân tử có lỗi thì thành thật nhận lỗi, kẻ tiểu nhân thì chối quanh.”Còn Thông thư - Hạnh thì chép:“Nhân chi sinh, bất hạnh bất văn quá; đại bất hạnh vô sỉ.Tất hữu sỉ, tắc khả kính; văn quá tắc khả hiền.”Tức: “Trong đời người, không nghe người khác vạch lỗi là điều bấthạnh, mà điều bất hạnh lớn nhất là không biết hổ thẹn.Có biết hổ thẹn mới đáng kính; có chịu nghe vạch lỗi, mới nên ngườihiền.”Còn Sách Tả truyện thì chép: “Người ta ai mà không có lỗi, nhưng lỗi mà biết lỗi, thì còn gi bằng.”Và Lacordaire cho rằng: “Sự hối hận mở đầu cho đức hạnh như bình minh mở đầu cho ngày.”Tuy nhiên riêng trường hợp Lữ Giang thì khác. Tất cả lời nói dối, nói hành, dèm pha, nhục mạ, phỉ báng, mạ lỵ do Lữ Giang gây ra đều là cố ý, có tính toán, và tâm địa chứa đầy độc ác muốn hại người. Hành vi bẩn thỉu đó không thể tha thứ được. Bacon nói về lời nói dối của Lữ Giang là: “Tố cáo một tâm hồn bạc nhược”, còn Fénelon quả quyết mạnh hơn: “Ai nói láo không đáng được tính vào sổ con người”, và theo Malesherbes thì: “Vu khống hiểu ngầm một tâm hồn hư đốn và một quả tim khiếp nhược.”Nếu Hoàng đế Théodose còn sống, thì có lẽ Lữ Giang đã bị tử hình lâu rồi, vì theo Hoàng đế Théodose, ông phán án tử hình cho ai đã vu khống kẻ khác quá ba lần. Chỉ cần căn cứ các bằng chứng mà tôi đưa ra trong bài viết này thì Lữ Giang phạm ít nhất 5 tội nói dối: nói dối về ông Bùi Bỉnh Bân, nói dối về bà Hoàng Dược Thảo báo Saigon Nhỏ, nói dối về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nói dối về Giáo sư Trần Gia Phụng, nói dối về Diễn Đàn Phố Nắng.Cả nhân loại đều nguyền rủa, lên án, phỉ nhổ về cái tội nói dối ác độc kiểu Lữ Giang. Điển hình một số câu như sau:“Người ta chẳng bao giờ tin một tên nói láo dù nó có nói thật chăng nữa” (Ciero)“Hãy chỉ cho tôi một tên nói láo, tôi sẽ chỉ cho anh một tên ăn trộm” (Herbert)“Cái hình phạt đối với một tên nói dối, thật ra không những là hắn chẳng được ai tin mà chính hắn không dám tin một ai khác” (George Bernard Shaw)“Láo xược luôn luôn phá hoại” (G.Sand)“Sự dối trá không những chỉ mâu thuẫn với sự thật, mà thường tự nó mâu thuẫn lẫn nhau” (Daniel Webstewr)“Tội lỗi có rất nhiều nguyên động lực, nhưng sự nói dối là cái giềng mối chắc chắn nhất của nó” (O.W.Holmes)“Dối trá là nọc độc của rắn, là dáng dấp khôn ngoan của loài bò sát” (Đông Phong)“Lợi khẩu ngụy ngôn, chúng cộng ở số”tức: “Lém miệng dối trá, ai nấy đều ghét” (Âu Dương Tu)Học giả Hoàng Xuân Việt nói về con người dối trá của Lữ Giang trong sách “Dụng Nhân Như Dụng Mộc” như sau:“…Người dối tự chà đạp nhân vị của mình. Họ làm cho tha nhân coi thường nếu không phải là bất mãn tinh thần xử thế của họ. Người ta cũng không chịu đựng thái độ khinh ngu của họ khi họ dối. Họ tưởng dối là qua mặt được mà không dè giấu đầu lòi đuôi. Sau cùng ai cũng gớm họ như cùi.Dối có khi làm cho con người dua nịnh, khi tráo trở lời nói để bom thóp, khi thay đổi giọng để vút ve. Không ít người dối tự bản chất, nên hễ hở miệng là dối. Thường kẻ dối lại già hàm. Họ gạt rồi tía lia đính chính, rồi đay đảy chối, rồi khóc nữa.”Lữ Giang là tên bất trị. Y chính là yêu quái, là kẻ vô ý thức ở mãi trong lầm lỗi mà chẳng bao giờ chịu hối hận, ăn năn. Chẳng những thế, y còn tự ái vặt, bướng bĩnh, kèn cựa, kiêu ngạo, ngoan cố, hỗn xược khi đưa ra những lập luận tào lao, những phản biện phi lý nhằm che đậy, bảo vệ cái lầm lỗi, sai trái của mình.Luận Ngữ có chép lời Tử Hạ: “Tiểu nhân chi quá dã tất văn”, tức “Kẻ tiểu nhân phạm lỗi thường đem những lời đẹp đẽ để che giấu”, và Ligou lên án: “Người phạm lỗi mà không biết, thì cũng như kẻ vô tri; biết mà không sửa đổi, thì quả là thằng hèn.”Vì thừa biết cái bản chất cao ngạo và chân tướng háo thắng của Lữ Giang, nên tôi không bao giờ trông đợi sự thức tỉnh hối lỗi của y. Tôi chẳng hề quan tâm đến việc Lữ Giang xin lỗi, vì dưới mắt tôi thì Lữ Giang không có giá trị gì cả. Aristophanes có dặn: “Chúng ta không thể dạy cho một con cua bò thẳng được”, và Apostolius diễn tả mạnh mẽ hơn: “Con sói có thể đổi da chứ không thể đổi bản chất.”Lữ Giang là một con chó sói ác độc và nham hiểm, y sẵn sàng cắn lại bất kỳ ai cho dù là họ có đối xử với y tử tế thế nào chăng nữa. Chính vì vậy mà Ivan Tourgueniev đã dặn dò: “Đừng ai uổng công nuôi chó sói vì lúc nào nó cũng hướng về phía rừng.”2Bà Hoàng Dược Thảo, Chủ báo Saigon NhỏHãy nhìn việc Lữ Giang phản bội bà Hoàng Dược Thảo báo Saigon Nhỏ thì đủ biết cái bản mặt vô liêm sỉ và hèn mọn của y. Lữ Giang chịu ơn mưa móc của bà Hoàng Dược Thảo trong suốt 15 năm trời, thế mà y còn tán tận lương tâm phản bội, thì thử hỏi làm sao y có thể “tha” cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được. Tôi từng có dịp đề cập đến vấn đề này trong bài “Chữ nghĩa Lữ Giang đối chiếu với chữ nghĩa Lữ Giang”, nhưng tôi vẫn thấy cần thiết trình bày lại lần nữa để mọi người có cơ hội nhìn “rõ hơn” về chân tướng bẩn thỉu, xấu xa của Lữ Giang.Trong mục “Những Điều Nên Nói” của báo Saigon Nhỏ, Thứ Bảy, 03 tháng Giêng, 2009 có đăng bài “Về Lá Thư Ký Tên Lữ Giang” do bà Hoàng Dược Thảo, Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút hệ thống Saigon Nhỏ viết. Nội dung bài viết này, bà Hoàng Dược Thảo trích đăng lá thư mà Lữ Giang “chụp mũ” báo Saigon Nhỏ được diễn đàn điện tử Ánh Dương phổ biến, có đoạn như sau:“…Các bạn thân mến,Bắt đầu tuần này tôi ngưng đăng bài trên Saigon Nhỏ vì khám phá ra bọn tình báo VC giả FBI đã xâm nhập vào tòa báo và hướng dẫn đường lối của tờ báo. Tuy nhiên, tôi vẫn đưa bài lên Internet hàng tuần vì có quá nhiều báo và website cần đăng.Một tên tình báo VC đã đem đến cho bà Hoàng Dược Thảo một xấp hồ sơ nói là do một nữ điệp viên FBI người Mỹ viết bằng tiếng Việt và lấy tên là Triệu Lan.[….] Tôi thấy bà ta vẫn bị chi phối bởi tên này nên tôi ngưng viết và làm tờ trình cho FBI rồi. [….] Vài hàng tin cho nhau biết,Lữ Giang” (ngưng trích)Và cũng trong bài viết này, bà Hoàng Dược Thảo có trưng ra bức điện thư của Lữ Giang xin lỗi bà Hoàng Dược Thảo về việc Lữ Giang đã “chụp mũ” báo Saigon Nhỏ, như sau:“…Bà Thảo,Tôi thành thật xin lỗi về chuyện này. Tôi tin rằng vận hạn nó đến thì nó xui ra như vậy…Tôi cộng tác với bà đã 15 năm. Người ta bảo “Sông có khúc, đời người có lúc”. Khi vận hạn nó đến, tốt hay xấu, đều do Trời định sẵn, mình chỉ chuẩn bị để đón nhận thôi.Tôi mong vận tốt đang đến với bà.Nguyễn Cần” (ngưng trích)Và cũng trong bài viết này, bà Hoàng Dược Thảo đã lột mặt nạ Lữ Giang, tức Tú Gàn, tức Nguyễn Cần, bà viết như sau:“…Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của đa số đại diện SGN địa phương, là ông Tú Gàn đặt quyền lợi của ông lên trên quyền lợi của báo SGN và hứa với họ là tôi sẽ vô cùng cẩn thận về bài viết của ông Tú Gàn. Từ khi bài viết của ông Tú Gàn bị kiểm duyệt, ông đã nghi kỵ nhiều người trong Ban Biên tập SGN. Nhưng ông Tú Gàn vẫn gửi bài đều đặn hàng tuần, dù tôi có cắt xén và đôi khi quyết định không đăng. SGN có nhân viên phụ trách gửi bài ông Tú Gàn cho người đọc trước khi tôi đọc, rồi có người lo việc trình bày.” […]“Trong thư này, ông Tú Gàn đã xin lỗi thì vì tình nghĩa của 15 năm cộng tác, tôi tha thứ cho ông. Từ nay, ông không còn là thành viên trong đại gia đình Saigon Nhỏ nữa. Tôi có viết thư trả lời ông Tú Gàn như thế và tôi chúc ông bình an trong những ngày sắp tới.” […]“Mấy tháng gần đây, tôi đã phải quyết định bỏ bài của ông Tú Gàn nhiều lần. Sau cơn bạo bệnh năm ngoái, trí óc ông không còn minh mẫn nữa.Tôi khuyên ông dành thì giờ viết sách thay vì viết báo hàng ngày, nhưngquyền lợi của ông không hề sụt giảm. Điều này thì ông Tú Gàn không thể không công nhận.” […]“Chấm dứt bài này, tôi bâng khuâng tự hỏi trong 15 năm qua, đã có bao nhiêu lần ông Nguyễn Cần - Tú Gàn trên diễn đàn Saigon Nhỏ vì lý do cảm tính như vậy. Đối với tôi và hệ thống báo Saigon Nhỏ với 15 năm cộng tác, ông Tú Gàn còn có thể hành xử như vậy thì…Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, sự phối kiểm tài liệu hay tin tức thật quá khó khăn, nhất là lịch sử chính trị Việt Nam. Giá trị bài viết thường được đặt trên uy tín và lương tâm của người viết, hơn là tài liệu giấy trắng mực đen. Tôi xin chân thành tạ lỗi những vị đã bị xúc phạm qua những bài viết của ông Nguyễn Cần – Tú Gàn trên diễn đàn Saigon Nhỏ trong 15 năm qua. Với cương vị chủ bút, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những bài viết đã đăng trên Saigon Nhỏ và xin hứa là sẽ thận trọng hơn, sẽ không tin người, không để ai “xâm nhập” vào hệ thống báo Saigon Nhỏ, như tôi vì vô tình và thiển cận đã gây ra trong 15 năm qua.Sau cùng, tôi xin hứa sẽ không phụ lòng người Việt hải ngoại khắp nơi trông đợi về chủ trương bất biến trong vấn đề đấu tranh chống chế độ cộng sản tại Việt Nam của hệ thống báo Saigon Nhỏ.Hoàng Dược ThảoChủ Nhiệm kiêm Chủ Bút hệ thống Saigon Nhỏ” (ngưng trích)Bà Hoàng Dược Thảo nhân danh Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút báo Saigon Nhỏ lên tiếng lột bộ mặt “phản phúc” của Lữ Giang và phủ nhận giá trị các bài viết của Lữ Giang trong quá khứ, cũng như công khai xin lỗi đồng hương và độc giả, hành động can đảm và đứng đắn đó của bà Hoàng Dược Thảo đáng được khen ngợi và xiển dương.Tôi hy vọng bà Bùi Bích Hà, Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald cũng theo gương này mà hành xử cho đúng với chức năng và đạo đức của mình. Bằng cách bà Bùi Bích Hà với tư cách Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald phải lên tiếng nhận trách nhiệm về hành động sai trái của nhân viên mình, tức biên tâp viên Lữ Giang, và công khai xin lỗi vong linh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, gia đình và các chiến hữu của ông, cùng những người Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã tổ chức và tham dự buổi Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Họ là những người từng sống và phục vụ dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa nên họ muốn bày tỏ lòng kính nhớ đến vị lãnh đạo của họ, có gì sai trái mà Lữ Giang lại đi nhục mạ họ một cách bất công và vô lý như vậy. Có phải Lữ Giang muốn làm lễ tưởng niệm Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh thì Lữ Giang mới hả dạ, vừa lòng?Trong Thái Công Binh Pháp có câu: “Dụng nhân bất đắc chính giả đãi”, tức “Dùng người không được chính đáng là điều nguy.”Do đó nhật báo Việt Herald nên khôn khéo mà chọn người cộng tác kẻo chuốc lấy tai vạ. Khổng Tử có nói: “Cùng ở với người thiện, thì giống như vào nhà hoa thơm cỏ lạ, lâu ngày không nghe mùi thơm vì mình đã hóa thơm như vậy. Cùng ở với người bất thiện, thì giống như vào tiệm cá ươn, lâu ngày không nghe mùi hôi vì mình đã hóa hôi như vậy. Son vốn màu đỏ, sơn vốn màu đen, vì vậy quân tử muốn ở cùng với ai thì phải thận trọng vậy.”Sophocle khuyên: “Lìa xa bọn độc ác thì tránh khỏi cái hổ thẹn giống họ”, còn Thái Công Binh Pháp dạy: “Thân sàm viễn trung giả vong. Đàn ác, xích đàm sở dĩ chỉ loạn”, tức “Gần gũi kẻ gièm pha, xa cách người trung trực thì bị diệt vong. Ghét kẻ độc ác, đuổi bỏ kẻ gièm pha để ngừa loạn.”Từ trước tới nay giữa cá nhân tôi và công ty nhật báo Việt Herald chẳng có ân oán, thù hằn gì cả, mà trái lại tôi từng dành nhiều thiện cảm khi tờ báo này mới ra đời. Chính tôi là người đã viết bài chào mừng “100 ngày đầu tiên của Việt Herald” đăng trang bìa ngày 11 tháng 10 năm 2009. Kể ra vậy để chứng minh tôi chẳng hề có ác ý đánh phá nhật báo Việt Herald. Thấy đúng tôi khen, thấy sai tôi góp ý xây dựng. Chờ mãi không thấy công ty nhật báo Việt Herald thể hiện thiện chí và không đáp ứng lại yêu cầu chính đáng của tôi và đồng hương, tôi buộc lòng xử dụng đến cái quyền tự do ngôn luận trong luật định mà Tu Chính Án số 1 cho phép và bảo vệ.Mọi người, trong đó có tôi, có Lữ Giang, có nhật báo Việt Herald đều có quyền tự do. “Ánh sáng đối với mắt như thế nào, không khí đối với phổi người như thế nào, tình yêu đối với lòng người như thế nào, thì tự do đối với tâm hồn con người cũng thế ấy”, Shri Aurobindo đã phát biểu như vậy. Thật lý tưởng và tuyệt vời!Trong bài viết này tôi không chủ trương đi tranh luận về giá trị và sự “giới hạn” của tự do. Cái định nghĩa đơn giản nhất mà tôi thích là của O. Salazar: “Không thể có tự do nào trái ngược với sự thật, không có tự do nào trái ngược với lợi ích chung.” Với định nghĩa giản dị như vậy, tôi có thể kết luận Lữ Giang và nhật báo Việt Herald đã “hiếp dâm” tự do, vì Lữ Giang và nhật báo Việt Herald đã không tôn trọng sự thật khi đăng rằng cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là một tên “ác ôn côn đồ” mà không trưng dẫn được bằng chứng cụ thể và chính xác.J.B. Say nói: “Không có con đê pháp luật án ngữ thì sự tự do chỉ còn là một giòng suối phá hoại.” Riêng cá nhân tôi, tôi cũng tự xây một con đê để chận lại giòng suối nhơ nhớp của Lữ Giang và nhật báo Việt Herald. Khi tôi lên tiếng phản đối bất cứ ai hay vấn đề gì, tôi tự đòi hỏi chính tôi phải đứng một cách vô tư và khách quan. Tôi phải rời xa bản ngã của mình trước, vì tôi biết bất cứ ai, trong đó có tôi cũng đều có đủ loại cảm giác hỉ nộ ái ố, thương ghét vui buồn, và cả tánh tự cao tự đại nữa. Trong khi nhận xét và phê phán về sự sai lầm của người nào, hay của cơ quan truyền thông báo chí nào, tôi luôn đứng vô tư và dựa trên sự công bình, chứ không chen lẫn những thương ghét, ân oán của cá nhân mình vào đó.Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald cần bình tĩnh, khách quan, khoa học và đừng tự ái để ngồi lại mổ xẻ, nghiên cứu và đưa ra một quyết định sáng suốt nhất, hợp lý nhất, hợp tình nhất, mau sớm nhất để giải quyết vấn đề “một lần cho xong – once and for all.”Trên thế giới, mỗi ngày có hàng triệu lời xin lỗi. Lời xin lỗi nói lên sự văn minh và hiếu hòa của con người. Từ Đức Giáo Hoàng, tới Đức Đạt Lai Lạt Ma, đến các vị nguyên thủ quốc gia, các quốc hội, các cơ quan báo chí truyền thông lớn nhỏ đều sẵn sàng và thành thật nói lên lời xin lỗi khi họ nhận ra mình có lỗi. Ông Dân biểu Wilson phải lên tiếng xin lỗi Tổng Thống Barack Obama ngay lập tức chỉ vì tại quốc hội ông Wilson thốt lời bất nhã với Tổng Thống Obama rằng: “Ông là kẻ nói láo”, vì ông Wilson không tin lời hứa của Tổng Thống Obama là chính phủ ông sẽ không chi cấp tiền y tế cho di dân “bất hợp pháp.”Nếu so sánh giữa hai câu “ông là kẻ nói láo” của Dân Biểu Wilson với “tên ác ôn côn đồ” của Lữ Giang thì câu nào nặng hơn? Đó là chưa kể theo đạo lý Á Đông, người quá cố càng cần phải được kính trọng.Đã đến lúc nhật báo Việt Herald cần trực diện với thực tế. Đừng nên lầm lẫn cho rằng sự phản đối nhật báo Việt Herald chỉ là một hành động đơn lẻ của cá nhân Ngô Kỷ. Không phải vậy, trái lại sự phản ứng của tôi đối với nhật báo Việt Herald là phản ảnh ý kiến của đại đa số đồng hương, đặc biệt của các vị Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Trong Bản Lên Tiếng của Ủy Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có tới 24 hội đoàn Dân Quân Cán Chính VNCH ký tên phản đối nhật báo Việt Herald, thì cũng cho thấy là việc làm của tôi hợp tình, hợp lý, có chính nghĩa và đứng đắn.Hình thức phản đối êm dịu, có tính cách “tiền lễ hậu binh” đang được tôi áp dụng trong việc đương đầu với nhật báo Việt Herald trong lúc này, nhìn có vẻ nhẹ nhàng, tuy nhiên Quan Tử có nói: “Chớ nên coi thường việc nhỏ: đóm lửa con đủ cháy nhà, lỗ hổng nhỏ đủ đắm thuyền, con sâu đủ hại người.”Nhật báo Việt Herald đã đuổi việc Lữ Giang từ mấy tháng qua, nhưng lại muốn giữ “bí mật” và không muốn ai biết tới sự kiện này, vì nhiều lý do:1) Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald không muốn bị mang tiếng “cạn tàu ráo máng”, và vì không muốn làm bẽ mặt Lữ Giang, ngại rằng Lữ Giang trả thù.2) Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald “mắc cỡ” và sợ “quê” với bá tánh. Họ ngại sẽ bị dị nghị là chẳng lẽ chỉ vì Ngô Kỷ biểu tình phản đối mà cả công ty đồ sộ với biết bao “đỉnh cao trí tuệ” như vậy lại phải đi đáp ứng đòi hỏi sao.3) Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald luôn tự hào bảo vệ “tự do”, việc đuổi Lữ Giang e rằng bị mang tiếng là bóp chết sự tự do của ký giả và trở thành tiền lệ.4) Ngay sau khi nhật báo Việt Herald bị rắc rối về bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang, thì nội bộ báo Việt Herald bắt đầu lủng củng và phân hóa. Nhân sự lãnh đạo trong tòa báo Việt Herald bị chia làm 4 phe như sau:a) Phe thứ nhất: gồm bà Bùi Bích Hà, Chủ Nhiệm và ông Đỗ Việt Anh (tức ông Đỗ Tăng Bí), Phụ tá Chủ Nhiệm.Bà Bùi Bích Hà lên đài binh vực báo Người Việt nhuc mạ cờ Vàng bằng cách nói rằng màu vàng là màu “hy vọng”. Vì bị phản đối mạnh mẽ cái lý luận “kỳ cục” này, và để tránh bị biểu tình, nên vào dúng Mồng Một Tết 2008, đích thân bà Bùi Bích Hà , Giám đốc đài VNCR và ông Vũ Chung, Xướng ngôn viên VNCR đã đích thân tới xin lỗi Ngô Kỷ tại hiện trường biểu tình chống công ty báo Người Việt.Ông Đỗ Việt Anh, Phụ tá Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald và Ngô KỷBà Bùi Bích Hà và ông Đỗ Việt Anh từng ngõ ý muốn xin lỗi chính thức ngay từ lúc đầu tiên xảy ra sự việc nhằm giải quyết cho xong vấn đề. Chinh vì vậy ngay lúc đầu, bà Bùi Bích Hà và ông Đỗ Việt Anh mời tôi đi ăn tối tại nhà hàng Carrows tại Huntington Beach để thảo luận kế hoạch lên tiếng “xin lỗi”, cũng như bà Bùi Bích Hà gởi điện thư cho tôi đề cập về vấn đề này.Ngoài chức vụ Chủ Nhiệm của nhật báo Việt Herald, bà Bùi Bích Hà còn là Giám Đốc Đài Phát Thanh VNCR. Bà Bùi Bích Hà quan tâm và sống chết với đài VNCR nhiều hơn. Bà Bùi Bích Hà sợ “lửa” sẽ cháy lan qua đài VNCR. Đó là chưa kể hai xướng ngôn viên cộng tác gần gũi với bà trong đài VNCR là ông Hoàng Trọng Thụy và ông Vũ Chung “không vui” lắm vì e rằng sự khủng hoảng tại nhật báo Việt Herald sẽ làm cho bà Bùi Bich Hà xao lãng công việc và ảnh hưởng tới đài VNCR.b) Phe thứ hai: gồm Đỗ Dzũng, Chủ bút và Vũ Ánh, Phụ tá Chủ bút.Đỗ Dzũng và Vũ Ánh nằm trong thế “phải” bảo vệ Lữ Giang vì họ là hai người chịu trách nhiệm kiểm soát bài vở trước khi in. Nếu Lữ Giang bị rắc rối thì chính họ cũng bị phiền phức và phải chịu trách nhiệm liên đới.Vào cuối năm 2007, Đỗ Dzũng lúc đó còn làm việc cho nhật báo Người Việt được Tòa Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam mời chính thức lên Hoa Thịnh Đốn dự tiệc nhậm chức của tân Đại sứ CSVN Lê Công Phụng. Y là nhà báo Việt ngữ duy nhất tại Nam California được tòa đại sứ cộng sản “đặc biệt ưu ái” mời lên Hoa Thịnh Đốn dự lễ. Chính Đỗ Dzũng là người ra toà làm chứng và binh vực cho nhật báo Người Việt để kiện và hãm hại tôi tại tòa nhưng bị luật sư tôi lột mặt nạ y ra một cách nhục nhã ê chề.Vì nhật báo Việt Herald thiếu người, nên bất đắc dĩ “tấn phong” Đỗ Dzũng lên nắm chức Chủ Bút quan trọng này trong cảnh “không có chó bắt mèo ăn …” Chính vì Đỗ Dzũng chỉ là tên “bung xung” không có khả năng, thực lực và uy tín, nên luôn luôn khép mình và không dám làm gì trái ý đàn anh mình là Vũ Ánh và Lữ Giang. Chính vì vậy khi Lữ Giang viết bài “Kẻ phản bội” sai trái như vậy mà Đỗ Dzũng không dám có ý kiến, mà trái lại còn đồng ý cho đăng tải. (Tôi sẽ vạch trần bộ mặt phản quốc của tên Việt gian Đỗ Dzũng này trong bài viết riêng khác).Năm 2006, Vũ Ánh là Chủ Bút cho nhật báo Người Việt đã chủ trương in thơ Tử Vi Nhân Quang ca tụng 8 tên đầu sỏ Cộng Sản Việt Nam trong Giai Phẩm Xuân Người Việt 2006. Và năm 2008, Vũ Ánh cũng lại cho in hình nhục mạ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong chậu rửa chân trong Giai Phẩm Xuân Người Việt 2008.Để trả thù tôi vì tôi biểu tình báo Người Việt nên báo Người Việt đuổi y, Vũ Ánh về đầu quân dưới trướng Việt Herald, và từ đó luôn viết bài xỉa xói, châm chích, tấn công tôi. Qua Mỹ Vũ Ánh bị đá lên đá xuống, bị đuổi tới đuổi lui, chính vì vậy mà Vũ Ánh trở thành mặc cảm, sinh ra tính ngông cuồng, lập dị và dị ứng với mọi người. Chính vì vậy Vũ Ánh thích viết các bài có tính cách châm chọc, chê bai, dè bỉu các hoạt động chống cộng của cộng đồng, và thích “lên mặt thầy đời” dạy dỗ cộng đồng gây “sốc” cho cộng đồng. (Tôi sẽ phân tích về sự ngông cuồng và phản trắc của tên Việt gian Vũ Ánh này trong bài viết riêng khác).c) Phe thứ 3: Trần Văn Chi bút hiệu là Trần Văn Nam Sơn, phó Tổng Giám Đốc công ty Việt Media Group Inc, tức công ty “mẹ” của nhật báo Việt Herald.Trần Văn Chi tức nhà báo Trần Văn Nam Sơn đại diện báo Việt Herald hội luận trên VAN.TV 18.7Trần Văn Chi bỏ tiền đầu tư vào nhật báo Việt Herald nhiều nhất, do đó y được coi là người có nhiều quyền lực nhất. Trần Văn Chi dắt Lữ Giang về đầu quân dưới trướng nhật báo Việt Herald sau khi Lữ Giang bị báo Saigon Nhỏ đuổi. Chính vì vậy bằng mọi giá Trần Văn Chi phải bảo vệ Lữ Giang. Hai tên này cần tựa nhau để sống. Trần Văn Chi đưa Lữ Giang lên hội luận trên đài truyền hình VAN-TV băng tầng 18.7 thường xuyên nhằm đánh bóng cho Lữ Giang vì Lữ Giang bị nhật báo Việt Herald đuổi, không có việc làm.Trần Văn Chi là ai? Trần Văn Chi người Gò Công, bạn thân của các tên sinh viên cộng sản Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đăng Trừng. Thời 67-68 từng là Phó Chủ Tịch Nội Vụ của Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, mà người ta cho rằng đây là tổ chức ngoại vi của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam quậy phá chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trong đó gồm có Chủ tịch Nguyễn Đăng Trừng mà hiện bây giờ y là thủ lãnh Luật Sư Đoàn Cộng Sản Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; Phó Ngoại vụ Trần Thị Ngọc Hảo, bây giờ là Phó Giám Đốc Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh; Tổng thư ký Huỳnh Quang Thư. Trong thời kỳ này, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phát giác ra bọn thủ lãnh Tổng Hội Sinh Viên này chỉ là tay sai, con cờ của Mặt Trận Giải Phóng nên lùng bắt. Bọn này phải chạy vào bưng trong đó có Chủ tịch Nguyễn Đăng Trừng, Phó chủ tịch Trần Ngọc Hảo, Tổng Thư Ký Huỳnh Quan Thư. Còn Trần Văn Chi trốn thoát về Vĩnh Long ẩn núp trong nhà Thẩm phán Trương Minh Hoàng.Dù trốn chui trốn nhủi, nhưng cuối cùng Trần Văn Chi cũng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt nhốt.. Y bị bắt tại ngã ba Thành Thái-Cộng Hòa Sài Gòn, vào ngày Chủ nhật khi y lái chiếc xe Velo Solex ra từ trường Đại Học Sư Phạm. Trần Văn Chi bị giam giữ tại Nha Cảnh Sát Đô Thành rồi Tổng Nha Cảnh Sát cuối cùng là Trung Tâm Cải Huấn Tâm Hiệp Thủ Đức trong suốt hai năm. Nhờ chạy chọt, y được thả tự do. Ra ngoài y lại cấu kết hoạt động với các tên sinh viên thân cộng là Đoàn Văn Toại, Nguyễn Văn Thắng để hoạt động chống đối chính phủ VNCH. Đoàn Văn Tọai chính là tên Việt gian mà gần 30 năm trước bị người Việt chống cộng tại Mỹ bắn bể mặt suýt chết để trừng trị cái tội phản dân hại nước của y.Trần Văn Chi bị bắt giam cùng với đồng bọn sinh viên theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam gồm:1) Trần Đình Ban, hiện là chủ tổ hợp luật sư CSVN “Việt Law” tại thành phố HCM.2) Đỗ Hữu Cảnh, hiện là lãnh đạo cao cấp ngành công an công sản tại thành phố HCM.3) Trương Văn Khuê, hiện tại là cán bộ cao cấp Đoàn Thanh Niên Cộng Sản tại thành phố HCM.4) Nguyễn Đăng Liêm, em ruột của Nguyễn Đăng Trừng, hiện làm phó trưởng ty công an CSVN quận 3 thành phố HCM.5) Lâm Bá Phát, hiện đặc trách ngân hàng CSVN.6) Phạm Hào Quang, hiện là cán bộ cao cấp CSVN tại thành phố HCM.7) Trần Hoàng Sơn, hiện là luật sư CSVN “Việt Law”8) Hà Thúc Loan, hiện là Huyện ủy viên CSVN đặc trách kinh tế huyện Bình Chánh.Trần Văn Chi đến Mỹ tháng 6 năm 1986, và kể từ đó y mạnh mẽ tuyên truyền và vận động “hòa hợp hòa giải” với Cộng Sản Việt Nam.Trần Văn Chi là người ném đá dấu tay, đứng giật dây và chỉ đạo nhóm Việt gian Phùng Tuệ Châu, Đinh Viết Tứ làm đài phát thanh “Tiếng Vọng Quê Hương” và đài “Việt Nam Quê Hương” để ủng hộ cộng sản chống phá cộng đồng tỵ nạn, được đặt ngay trong chùa có tên là “Chùa Việt Nam” của tên sư thân cộng Thích Pháp Châu trên đường Magnolia, thành phố Garden Grove, California. Sau đó chùa này bị biểu tình chống đối dữ dội khiến phải dẹp đài.Trần Văn Chi, một người có quá trình hoạt động “nguy hiểm” và lập trường “nối giáo cho giặc” như vậy mà bây giờ có uy quyền “sinh sát” và có thế lực mạnh mẽ nhất trong công ty nhật báo Việt Herald. Chính vì vậy mà nhật báo Việt Herald mới được thoải mái có cơ hội đăng bài nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.Nếu Trần Văn Chi chối những điều tôi nêu ra ở trên, tôi thách Trần Văn Chi đối mặt với tôi công khai với sự chứng kiến của đồng hương và giới truyền thông. Tôi sẽ trưng dẫn đầy đủ tội lỗi theo giặc của Trần Văn Chi.Trần Văn Chi gắn bó với Nguyễn Đăng Trừng ra sao? Nguyễn Đăng Trừng và các cán bộ cao cấp Cộng Sản Việt Nam qua Mỹ ăn ở ra sao và liên hệ mật thiết với Trần Văn Chi như thế nào? Rửa tiền bằng cách nào? Tiền đầu tư mua cổ phần báo chí do đâu cung cấp? Len lỏi vào ngành báo chí, truyền hình với mục đích gì? Bài bản do ai chỉ thị? Cách thức thực hiện Nghị Quyết 36 ra sao? Tại sao Trần Văn Chi o bế Lữ Giang? Trần văn Chi xử dụng con bài Lữ Giang để làm gì? Tôi sẽ lột mặt nạ Việt gian Trần Văn Chi trong thời gian tới để đồng hương và độc giả kính tường.d) Phe thứ 4: Ngọc Hoài Phương, đồng phụ tá Chủ Nhiệm.Ông Ngọc Hoài Phương, phó Chủ Nhiệmnhật báo Việt HeraldÔng Ngọc Hoài Phương là người “ba phải”, “ai sao tôi vậy”, “gió chiều nào theo chiều đó.” Theo lời ông kể lại là lúc đầu tiên thành lập nhật báo Việt Herald, ông là người phản đối việc mướn Lữ Giang, tuy nhiên Trần Văn Chi quyết định mướn Lữ Giang.Bà Bùi Bích Hà và ông Đỗ Việt Anh “có tiếng mà không có miếng”, làm tướng mà không có quân, không có thực quyền nên nhật báo Việt Herald bị Trần Văn Chi thao túng và quyết định. Trần Văn Chi khuynh đảo tòa soạn. Dùng thế lực tiền bạc để lôi kéo phe cánh đứng về phía mình đề tạo ảnh hưởng và sức mạnh. Đỗ Dzũng, Vũ Ánh thích điếu đóm và chuyên môn làm tay sai nên tự động đứng về phe Trần Văn Chi vì Trần Văn Chi có tiền bạc nhiều. Được biết Trần Văn Chi ứng tiền cho Đỗ Dzũng và Vũ Ánh mượn để mua cổ phần công ty báo Việt Herald nhằm dồn lá phiếu hỗ trợ Trần Văn Chi mỗi khi có biểu quyết.Cách đây mấy tháng, dù nhật báo Việt Herald đã “bí mật” đuổi Lữ Giang, nhưng tin tức bị “lọt” ra ngoài. Mục “Phiếm” và ngòi bút của Lữ Giang tự động biến mất trên nhật báo Việt Herald.Trước sự chứng kiến của ông Đỗ Việt Anh, phụ tá Chủ Nhiệm, tại rạp hát Star Performing Arts Center, ông Trương Văn Hai, đặc trách phát hành nhật báo Việt Herald nói cho tôi biết tin Lữ Giang bị nhật báo Việt Herald đuổi việc. Và tôi cũng được ông Ngọc Hoài Phương, đồng phụ tá Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald xác nhận tin tức là Lữ Giang đã bị nhật báo Việt Herald đuổi một cách “âm thầm.”Bên cạnh đó, bà Bùi Bích Hà cũng có viết bài chỉ trích mạnh mẽ và kết tội nặng nề bài viết “Kẻ phản bội” của Lữ Giang, nhưng bà lại không dám nhân danh Chủ Nhiệm, mà bài viết chỉ được đăng dưới dạng một ký giả bình thường mà thôi.Biện pháp nhật báo Việt Herald đuổi Lữ Giang “âm thầm” và việc bà Bùi Bích Hà viết bài chỉ trích Lữ Giang không đáp ứng đúng đòi hỏi của tôi vì các giải pháp đó không đúng thủ tục hành chánh cũng như không thể hiện đúng nguyên tắc nghề nghiệp. “Con dại cái mang”, “Mũi dại lái chịu đòn” nên bà Bùi Bích Hà với tư cách Chủ Nhiệm, bà không thể đổ thừa lý do này, lý do khác để có thể trốn tránh trách nhiệm “lãnh đạo” của mình.Để giải quyết vấn đề một cách rốt ráo, Ban Lãnh Đạo nhật báo Việt Herald phải đưa ra lời “Xin Lỗi” chính thức, rõ ràng, và công khai tuyên bố việc chế tài Lữ Giang. Cần phải dứt khoát, và quang minh chính đại, chứ không thể chắp vá, nửa nạc nửa mở, úp úp mở mở, xìu xìu ển ển được.Mạnh Tử có kể câu chuyện “Kẻ trộm gà” đáng suy ngẫm như sau:“ Nay có người mỗi ngày ăn trộm một con gà của nhà hàng xóm.Có người khuyên anh ta: “Đó không phải là cách làm của người lương thiện.”Anh ta bảo: “Thế thì tôi bớt dần vậy, từ nay mỗi tháng ăn trộm một con, đợi đến sang năm tôi không ăn trộm nữa.”Nếu biết làm vậy không đúng thì phải lập tức sửa đổi, vì sao phải đợi đến sang năm?”Nếu nhật báo Việt Herald vẫn tiếp tục cứng đầu, ngoan cố thì sẽ lãnh những hậu quả tệ hại trong tương lai không lường được. Trong Tống sử có ghi: “Kim nhân hữu quá, bất hỹ văn tri, do húy tật kỵ, tốt diệt kỳ thân nhi vô quái giả”, tức “Nay người có lỗi không muốn người ta nghe biết, cũng như người đau dấu bệnh, sợ thầy thuốc, sợ thầy thuốc thì phải chết không lạ gì cả.”Nhật báo Việt Herald cần phải có một cái tâm trong sáng và thiện chí. Nếu còn muốn che đậy, tránh né sự lầm lẫn, sai trái của mình thì khó mà giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc và đứng đắn được. Cố Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Hammarskjold trong cuốn nhật ký có để lại một câu nói bất hủ: “Bạn không thể đùa với con thú trong người bạn mà không trở nên cầm thú, đùa với sự dối trá mà không phản lại chân lý, đùa với sự thô lỗ mà không làm tổn thương tâm hồn thanh nhã của bạn. Ai muốn giữ cho khu vườn của mình sạch sẽ thì không nên để cho một góc vườn nào đó còn cỏ dại.”Tôi khách quan khen ngợi bài “Nhìn lại các nhân vật lịch sử” do bà Bùi Bích Hà viết trong mục “Sổ Tay” trên trang bìa nhật báo Việt Herald thứ Hai ngày 26 tháng 10 năm 2009, mà trong đó bà Bùi Bích Hà đã mạnh mẽ chỉ trích bài “Kẻ phản bội” của biên tập viên Lữ Giang, tức nhân viên của bà như sau:“…Trở lại bài “Kẻ phản bội” của tác giả Lữ Giang, khi đặt vấn đề đánh giá một nhân vật lịch sử mà tiên quyết đã gán ngay cho nhân vật ấy một cái nhãn hiệu là tay sai ngay từ con chữ đầu tiên. Nếu tác giả không nhằm đánh giá lại mà nhằm hạch tội thì lại càng sai hơn nữa vì, thứ nhất, bị cáo không có mặt để lên tiếng; thứ hai, thay vì tập hợp tài liệu, phân tách nghiêm chỉnh, rút ra một kết luận khách quan và công chính để đóng góp kinh nghiệm ứng xử cho người sau thì dùng ngôn từ bất xứng, do cảm tính xô đẩy để gây thêm ngộ nhận, miệt thị một tổng thống, một tổng tư lệnh quân đội của đất nước mà tác giả từng sống và làm việc với tư cách một công chức cao cấp trong chính phủ do tổng thống ấy lãnh đạo, người viết tin chắc rằng ngoài tác giả ra, trên địa cầu này khó có người thứ hai, kể cả trong khối Cộng Sản mà phía quốc gia thường cho là thấp kém, bất nhân, ăn cháo đá bát. Cho nên, tự do luôn đi kèm với đạo đức và trách nhiệm.” (ngưng trích)Tuy nhiên đó chỉ là phản ứng của một cá nhân Bùi Bích Hà hoặc của tác giả Bùi Bích Hà mà thôi, chứ không phải là tiếng nói chính thức của Chủ Nhiệm đại diện ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald đúng theo thủ tục hành chánh và nguyên tắc nghề nghiệp, chứ không phải từ một cá nhân Bùi Bích Hà.Tôi khen bài viết trên của bà Bùi Bích Hà, thì tôi cũng lại chê cách ứng xử của bà, vì trong bài viết có đoạn như sau “…Trở lại bài “Kẻ phản bội” của tác giả Lữ Giang, khi đặt vấn đề đánh giá một nhân vật lịch sử mà tiên quyết đã gán ngay cho nhân vật ấy một cái nhãn hiệu là tay sai ngay từ con chữ đầu tiên…”, tức bà đã xác nhận là bà và tòa soạn nhật báo Việt Herald đã nhận thấy sự sai trái của tác giả Lữ Giang “ngay từ con chữ đầu tiên”, thế mà tôi đích thân gởi thư lên tiếng phản đối và trực tiếp gặp bà Chủ Nhiệm và ông Đỗ Việt Anh phụ tá Chủ Nhiệm để yêu cầu ngừng đăng tiếp bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang, nhưng bà và tòa soạn lại ngoan cố tiếp tục đăng tiếp 2 số nữa cho hết trọn bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang, tức 3 số báo tổng cộng. (Thứ Ba 13/10, thứ Tư 14/10 và thứ Năm 15/10/2009). Bà và tòa soạn chờ đăng cho hết toàn bài (3 số báo), rồi sau đó mới chịu cho đăng cái bài phản đối của tôi “Đặt vấn đề với Việt Herald” vào ngày thứ Sáu, 15/10/2009.Tôi từng trực diện với nhiều vấn đề khúc mắc và đối đầu với nhiều sự kiện phức tạp, nhưng tôi không hiểu nỗi cái quyết định “đỉnh cao trí tuệ” của bà Bùi Bích Hà và tòa soạn nhật báo Việt Herald khi lại xử sự một cách mâu thuẩn và nghịch lý như vậy. Tại sao không ngưng đăng ngay bài viết của Lữ Giang khi thấy nó bậy “ngay từ con chữ đầu tiên” ???Trình bày dài dòng phần trên không có nghĩa tôi muốn đi năn nỉ hay cầu cạnh một ân huệ gì. Tôi không chủ trương đóng vai trò thuyết khách, tôi chỉ muốn nói lên thiện chí mà thôi.Tôi tin là bà Bùi Bích Hà còn nhớ cuộc đối thoại giữa tôi và bà ngay khi tôi vừa phác giác và lên tiếng phản đối bài viết “Kẻ phản bội” của Lữ Giang đăng trên nhật báo Việt Herald của bà. Chiều hôm đó bà đã gởi cho tôi một bức điện thư. Dù bức điện thư này có tính cách riêng tư, nhưng vì công ích, tôi muốn phổ biến công khai, nhằm chứng minh bà Chủ Nhiệm Bùi Bích Hà đã hứa với tôi là bà sẽ giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa và hợp lý. Thế mà cho tới nay, tôi chưa thấy bà thực hiện lời hứa với tôi, do đó tôi muốn đưa bức điện thư này ra để nhắc lại bà. Vì điện thư không đánh dấu, tôi xin đánh lại nội dung có dấu cho độc giả dễ đọc như sau:“Thưa anh Ngô Kỷ,Thay mặt tòa soạn nhật báo Việt Herald, tôi chân thành cám ơn mỹ ý của anh đối với tờ báo cũng như mọi góp ý thẳng thắn, trực diện của anh về những điều chúng ta cần phải nói với nhau hoặc bàn thảo với nhau cho rõ. Là một tờ báo ra đời trong những khó khăn tưởng chừng như khó vượt qua được, biết rằng sự hiện diện cũng như tương lai tờ báo là ở giữa lòng cộng đồng, nhờ cộng đồng nuôi dưỡng mà sống để có thể đóng góp trở lại phần của mình cho sự thăng tiến của cộng đồng ấy, chúng tôi luôn đặt tôn chỉ lấy sự trung tín làm đầu lẽ nào dám xúc phạm và làm thương tổn cộng đồng ấy bằng bất cứ hoàn cảnh hay lý do nào? Bài học cái chậu rửa chân còn sờ sờ ra đó, đây là bài học đầu tiên và nhớ đời của riêng cá nhân tôi. Xin tạm có mấy dòng cám ơn anh trước, mọi việc sẽ được nhìn nhận và giải quyết một cách tốt đẹp và công bằng nhất, trong đó, sự thật phải được xiển dương và tôn trọng. Kính thư,bbh.”“bichha bui” @yahoo.com>To:"Ky Ngo" <ngokyusa@yahoo.com>Thua anh Ngo Ky ,Thay mat toa soan nhat bao Viet Herald, toi chan thanh cam on my y cua anh doi voi to bao cung nhu moi gop y thang than, truc dien cua anh ve nhung dieu chung ta can phai noi voi nhau hoac ban thao voi nhau cho ro. La mot to bao ra doi trong nhung kho khan tuong chung nhu kho vuot qua duoc, biet rang su hien dien cung nhu tuong lai to bao la o giua long cong dong, nho cong dong nuoi duong ma song de co the dong gop tro lai phan cua minh cho su thang tien cua cong dong ay, chung toi luon dat ton chi lay su trung tin lam dau, le nao dam xuc pham va lam thuong ton cong dong ay bang bat cu hoan canh hay ly do nao? Bai hoc cai chau rua chan con so so ra do, day la bai hoc dau tien va nho doi cua rieng ca nhan chung toi. Xin tam co may dong cam on anh truoc, moi viec se duoc nhin nhan va giai quyet mot cach tot dep va cong bang nhat, trong do, su that phai duoc xien duong va ton trong. Kinh thu, bbh.
Nguyên văn bức điện thư của bà Bùi Bích Hà gởi Ngô KỷRất tiếc cho đến nay hơn nhiều tháng rồi mà bà Chủ Nhiệm Bùi Bích Hà không thực hiện lời mà bà đã hứa. Như vậy bà đã thất hứa với tôi. Lâu nay tôi luôn kính trọng bà Bùi Bích Hà qua văn chương chữ nghĩa, vì ông Buffon có nói “Văn tức là người”. Chẳng lẽ lần này ông ta sai chăng?Ở trên là những gì bà Bùi Bích Hà đã viết cho tôi, chứ bà đã nói, đã hứa với tôi rất nhiều trên phone suốt hơn một tiếng đồng hồ. Nếu bà muốn nhớ lại thì tôi sẽ nhắc lại đầy đủ vào dịp khác.Xe Vàng với biểu ngữ đậu thường trực trước tòa soạn báo Việt Herald kể từ 16 tháng 10 năm 2009Thật ra thì nhật báo Việt Herald có đồng ý xin lỗi hay không, tôi cũng chẳng có được lợi lộc gì. Tôi cũng không được giàu hơn hay bị nghèo xuống, mà cũng chẳng có mập lên hay ốm bớt, nhưng tôi biết một điều là nếu nhật báo Việt Herald đồng ý nói lời xin lỗi như sự đòi hỏi chính đáng của tôi và đồng hương, thì có lẽ là tôi vui lắm, coi đó như một an ủi tinh thần. Đó là khi đứng trước di ảnh và vong linh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tôi sẽ hãnh diện thưa với Ông rằng: “Thưa Tổng Thống, lúc còn sống Ông đã lãnh đạo để bảo vệ đất nước và cho cá nhân tôi được sống còn đến ngày hôm nay, bây giờ Ông đã ra người thiên cổ tôi quyết tâm bảo vệ danh dự cho Ông.”Cố Tổng Thống đã yên giấc ngàn thu dưới lòng đất lạnh, chắc Ông cũng chẳng quan tâm gì đến lời phạm thượng của Lữ Giang và nhật báo Việt Herald. Cũng giống như Chúa Giêsu là Thiên Chúa cao cả, nhân từ, nên trước khi chết vì bị bọn ngu muội đóng đinh, Ngài nói: “Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng lầm không biết việc chúng làm.” Nhưng những công dân của Tổng Thống đang còn sống trên trần thế này thì làm sao có thể tha thứ cho cái bọn bất nhân khả ố này được. Chính vì vậy tôi phải có nhiệm vụ bảo vệ sự thật và không cho bất cứ kẻ nào, tờ báo nào được phép xúc phạm và mạ lỵ người quá cố một cách vô lý, bất công.Lữ Giang bị báo Saigon Nhỏ “công khai” sa thải, và bị nhật báo Việt Herald “âm thầm” đuổi cổ. Lữ Giang không còn nơi nương tựa, nên mới bám víu và ẩn núp dưới “cái dù” Trần Văn Chi. Chính vì vậy mà Trần Văn Chi “hồ hởi” đánh bóng Lữ Giang trên chương trình “Meet The Press - Gặp Gỡ Báo Chí”. Lữ Giang có được cơ hội ngồi “nổ” lung tung, um sùm trên truyền hình, làm ra vẽ nhà “thông thái” nhằm vớt vát lại chút đỉnh danh dự. Hai “thầy trò” Trần Văn Chi - Lữ Giang phải nương tựa nhau mà sống, như câu chuyện “Rắn ở đầm cạn” của Hàn Phi Tử sau đây:“Đầm nước khô cạn, rắn ở trong đầm phải rời chỗ ở đi nơi khác. Có một con rắn nhỏ nói với con rắn to: Anh đi trước, tôi theo sau, người ta sẽ biết là rắn thường bò đi tìm chỗ ở, nhất định sẽ bắt giết anh trước, chi bằng để tôi ngậm vào anh, anh cõng tôi đi, người ta nhìn thấy tưởng là rắn thần không dám đụng đến.Thế là hai con rắn ngậm vào nhau, rắn lớn cõng rắn nhỏ trên lưng bò ngang qua đường cái, mọi người trông thấy đều sợ tránh ra bảo nhau: Đó là rắn thần.”Và câu chuyện “Chuột ở trong miếu” của Án Tử Xuân Thu cũng tờ tợ trường hợp trên:“Miếu thờ thần đất được làm bằng gỗ, thoa một lớp bùn bên ngoài. Con chuột sống ở trong đó. Người ta nếu dùng khói xông nó thì sợ cháy gỗ; nếu dùng nước giội thì sợ hư lớp bùn bên ngoài. Con chuột ấy sỡ dĩ không bị giết chết, là vì con người sợ bị hư miếu.”Không ai, không đài, không báo nào có thể che chở, cứu vớt được Lữ Giang. Dù có chải chuốt, đánh bóng cho Lữ Giang cách mấy chăng nữa thì cũng bằng thừa. Vở tuồng nào rồi cũng đến hồi kết thúc, sau hậu trường cái mặt nạ “nhà báo, sử gia” Lữ Giang cũng bị rớt xuống một cách thê thảm, chỉ còn hiện nguyên hình một con ác quỷ đội Iớp người. “Không có gì có thể che đậy được dưới ánh sáng mặt trời.”Pháp Ngôn chép lời Dương Hùng: “Dương chất hổ bì, kiến thảo nhi duyệt, kiến sài nhi chiến, vong kỳ bì chi hổ dã.” Lữ Giang cũng chỉ thuộc loại mình dê lốt hổ, thấy cỏ thì thích, thấy sói thì run, quên mất cái cốt hổ mình mang mà thôi.Câu chuyện “Con cú mèo và con chim gáy” trong “Cổ Học Tinh Hoa” của ÔN NHƯ Nguyễn Văn Ngọc và TỪ AN Trần Lê Nhân là bài học cho Lữ Giang:“Con cú mèo gặp con chim gáy.Chim gáy hỏi: Bác sắp đi đâu đấy?Cú mèo nói: Tôi sắp sang ở bên phương đông.- Tại sao làm như thế?- Ở đây người ta nghe tôi kêu người ta ghét, cho nên tôi phải đi chỗ khác.Chim gáy nói: Bác có thể nào đổi tiếng kêu đi mới được. Chớ không đổi tiếng kêu, thì sang phương đông, người ta nghe tiếng, cũng lại ghét bác thôi, vì nhân tình đâu mà chả thế. Cứ như ý tôi, thì không gì bằng bác phải rụt cổ, thu cánh suốt đời không kêu nữa là hơn.”Tuân Tử khuyên: “Phàm lưu ngôn, lưu thuyết, lưu sự, lưu mưu, lưu tố, bất quan nhi hoành chí giả, quân tử thận chi”, tức “Phàm những lời nói lông bông, những câu mách lẻo, những việc bắt bóng bắt gió, những âm mưu hãm hại, những lời gièm pha, những chuyện ngang ngược bất công, người quân tử đều phải thận trọng.”3Có nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra để giải thích lý do khiến Lữ Giang điên cuồng viết bài nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Riêng tôi nghĩ thì lý do đơn giản là chỉ vì Lữ Giang ganh tị và muốn “nổi” mà thôi, chứ y chẳng có yêu nước thương nòi gì, mà y cũng chẳng có thiết tha chi đến sự trung thực của lịch sử cả.“Yến tước an tri hồng hộc chí”, Lữ Giang là chim yến, chim sẻ làm sao biết được chí chim hồng, chim hộc (chim trời lớn).Bằng chứng là trong chương trình Ngụy Vũ Show của đài Little Saigon TV, thứ Năm ngày 12 tháng 11 năm 2009 liên quan bài viết của Lữ Giang nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhà điều hợp chương trình Ngụy Vũ cho rằng bài viết của ông Lữ Giang tạo cho dư luận sôi nổi, thì ông Lữ Giang nói như sau:Mời nghe AUDIO: Ngụy Vũ phỏng vấn Lữ Giang phần 1Lữ Giang trả lời: “Đúng vậy. Bài viết controversy, gây tranh luận. Kỹ thuật làm báo, khi học họ chỉ cho mình như vậy. Một bài viết không gây tranh luận là bỏ đi. Tức là, chẳng ai đọc đâu. Bắt buộc lối viết là như vậy.” (ngưng trích)Căn cứ vào câu trả lời của Lữ Giang khiến tôi không còn nghi ngờ gì nữa về gian ý của Lữ Giang là muốn bài viết mình được nổi tiếng mà bất chấp sự thật. Phải nói là tôi vô cùng sửng sốt và ngạc nhiên khi nghe Lữ Giang trả lời một câu “xanh dờn” như vậy. Chẳng biết Lữ Giang học trường nào mà lại dạy kỹ thuật làm báo như thế?Khi viết bài “Kẻ phản bội” đăng trên nhật báo Việt Herald, Lữ Giang tự nhận là sử gia kiêm nhà báo, do đó tôi tìm đọc phần “Biên Niên Sử” (Les Annales historiques) trong quyển sách “Lịch Sử Báo Chí Việt Nam” ấn hành vào năm 1973 và được biên soạn bởi ông Huỳnh Văn Tòng, Tiến sĩ Báo chí Sorbonne - Paris, Giáo sư Báo chí Viện Đại Học Vạn Hạnh và Đà Lạt, mà trong đó ông có đề cập đến trách nhiệm người viết sử như sau:“Dưới các triều vua thường lập ra giám sử biên chuyên ghi chép các sử liệu. Ở Việt Nam , vào các thời kỳ tự chủ, các vua chúa thường đặt ra các vị quan chuyên viết sử và ghi chép tất cả những biến cố quan trọng xảy ra trong nước.Một quan đại thần là Lê Quí Đôn, đã xác nhận điểm này như sau: “Một phương pháp hay để viết sử là các biến cố phải được ghi chép một cách đúng đắn và khách quan để cho độc giả có thể hiểu những biến cố ấy như là chính họ trông thấy.” (ngưng trích)Còn trong cuốn “Để Trở Thành Nhà Văn” do nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1968, trong phần nói về một số nguyên tắc có thể viết được một bài phê bình đứng đắn, tác giả Nguyễn Duy Cần phân tích:“Bài phê bình đứng đắn, xứng đáng với danh từ tốt đẹp của nó, trước hết, phải có một giọng tao nhã, dễ thương và hoạt bát.Lễ độ là tinh túy của văn minh, dù ở bất cứ trường hợp nào. Nhất là văn chương, theo cái nghĩa của danh từ, thì trước hết phải là thanh lịch. Lời mà thô lỗ, cộc cằn, mất dạy không còn phải là văn chương nữa. Joubert nói: “Một ít hiền lành nhã nhặn cũng phải có, dù là trong bài phê bình công kích; nếu tuyệt nhiên thiếu nó, thì không còn phải là văn chương nữa (…) Ở đâu không có sự thanh nhã gì cả, là không có văn chương (…) Không phải muốn chửi mắng là chửi mắng, muốn bôi lọ là bôi lọ, muốn xuyên tạc là xuyên tạc, muốn vu cáo là vu cáo cho hả cái lòng oán ghét ganh tị của mình.” (ngưng trích)Đọc cuốn “Cuộc đời viết văn làm báo TAM LANG - TÔI KÉO XE” của Thế Phong nói về nhà báo Vũ Đình Chí bút hiệu Tam Lang sinh năm 1900, bước vào làng báo từ thuở báo giới Việt Nam còn phôi thai, bước đi chập chững. Nhà báo Tam Lang thuyết trình với sinh viên Văn Khoa về đề tài “Cuộc Đời Viết Văn Làm Báo” vào năm 1971, mà lúc đó ông tuy đã 71 tuổi mà có tới 50 tuổi nghề làm văn, viết báo, có một đoạn như sau:“Tuy nhiên, định giá trị của một người làm báo, nhất là nhật báo, người ta không thể chỉ căn cứ vào học lực của người ấy, mà căn cứ vào lương tâm nghề nghiệp (conscience professionnelle) mới là điều tối cần.Có học mà viết báo, nói dỡ thành hay, hay thành dỡ, đen ra trắng, trắng ra đen, thì vẫn đáng khinh không bằng người thất học mà vẫn đáng kính, đáng trọng vì biết kính trọng sự thật, khi cầm bút viết cho công lợi công ích. (…)Hầu hết người làm văn, viết báo dù là báo thông tin, báo nghị luận, hay báo trào phúng; đều ôm ấp một hoài bão, một lý tưởng: cải tạo xã hội với một cuộc cách mạng bằng giấy bút, đả phá mọi áp bức, bất công. (…)Văn hào Victor Hugo, một nhà văn, nhà báo trứ danh của Pháp, đã từng tham dự cuộc cách mạng khắc diệt bạo quyền, bằng những bài báo hiệu triệu toàn dân vùng lên, đã từng viết: On ne peut faire la Révolution avec une mauvaise littérature. (Người ta không thể làm một cuộc cách mạng với thứ văn chương bá láp)Nghề báo, do tinh thần cầu tiến của người viết đã được nâng cao từ địa vị thấp kém: nhặt tin chó chết lên địa vị cao cấp, đệ tứ quyền. (…)Người làm báo, muốn đạt được thiên chức của mình, trước hết phải biết nói sự thật, dám nói sự thật để thực hiện cái quyền thứ tư mà dân chúng đã trao cho và tín nhiệm.Họ chỉ đáng quý, đáng trọng khi phụng sự được sự thật trong tinh thần tự do, bác ái, công bằngNgược lại, họ sẽ thành bẩn thỉu, tai hại nếu họ chỉ gieo rắc những sai lầm, những xuyên tạc do đó, gây ra trong xã hội sự rối loạn, hoang mang, tờ báo nếu người làm báo biết sử dụng nó đúng mức, thì đó là một lợi khí cải tạo xã hội có sức mạnh vạn năng.Người không biết dùng nó phải đường, thì đó là con dao nhọn đâm ngay chính mình trước nhất.” (ngưng trích)Phần trích dẫn trên gồm cả kim lẫn cổ, tôi muốn chứng minh rằng chính những vị “sư huynh, sư phụ, sư tổ” báo chí này nói lên cái trách nhiệm, tư cách, đạo đức của báo chí là phải tôn trọng sự thật, trung thực, minh bạch và công bằng, chứ không như quan niệm “mất dạy” của Lữ Giang là viết báo chỉ cần làm sao bài viết “gây được chú ý, tranh luận, controversy” là được.Phần trên là ý kiến của các sử gia, nhà báo Việt Nam , còn các nhà báo Mỹ thì quan niệm ra sao? Mời quý vị đọc tiếp phần dưới đây, mà phần này tôi đã có dịp trình bày trong bài viết trước “Lại chuyện Việt Herald.”Trong quyển sách gối đầu giường của nhà báo là “The Professional Journalist” tức Ký Giả Chuyên Nghiệp do ông John Hohenberg, Giáo sư Báo chí học tại Viện Đại Học Columbia viết, trong chương 4, phần “Sử Dụng Ngôn Ngữ”, ông viết mở đầu như sau:“Không thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được. Ngôn ngữ ở đây phải chuyển được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới quần chúng càng hữu hiệu càng tốt. Cũng không hạ giá văn phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ của những độc giả hoặc khán thính giả có học thức, nếu không báo chí mất ngay sự kính trọng của quần chúng.”Và trong đề tài “Tiêu Chuẩn Nghề Nghiệp hay Những Giáo Điều Của Làng Báo” thì Hiệp Hội các Chủ Bút Nhật Báo Hoa Kỳ (American Society of Newspaper Editors) đã đưa ra như sau:“Nhiệm vụ đầu tiên của báo chí là truyền đạt tin tức cho nhân loại về những cái gì mà con người làm, cảm thấy và nghĩ đến. Do đó, báo chí đòi hỏi những người hành nghề (practitioners) phải có một trình độ hiểu biết, kiến văn và kinh nghiệm sâu rộng nhất cũng như những khả năng do thiên phú hoặc do huấn luyện về quan sát và suy luận. Thêm vào tư cách là một biên niên ký, báo chí có những nghĩa vụ (obligations) không thể tách rời được là giáo huấn và dẫn giải/Muốn làm tròn nhiệm vụ, phải có một số tiêu chuẩn hành nghề và đó cũng là những ước nguyện của báo chí Hoa Kỳ. Những giáo điều (canons) đó đã được đặt ra như sau:ITrách nhiệm. Quyền của một tờ báo để lôi cuốn và duy trì độc giả không thể bị hạn chế vì bất cứ lý do nào ngoài lý do phúc lợi công cộng. Việc sử dụng một tờ báo để gây sự chú ý của công chúng cũng phải dùng để định rõ ý thức trách nhiệm mà mỗi nhân viên trong tòa soạn đều phải chia xẻ gánh vác. Một ký giả dùng quyền lực của mình cho lợi riêng hoặc nói một cách khác cho mục tiêu thấp hèn thì không xứng đáng với một kỳ vọng cao cả nào.IITự do báo chí. Tự do báo chí được coi như là một quyền sống còn của nhân loại. Đó là quyền không thể chối cãi được về việc thảo luận bất cứ cái gì không bị luật pháp cấm chỉ minh bạch, kể cả sự thận trọng của bất cứ điều lệ hạn chế nào.IIIĐộc lập. Không bị gò bó bởi bất cứ sự ràng buộc nào trừ lòng trung thành với lợi ích công cộng là điều thiết yếu.1) Ủng hộ bất cứ quyền lợi riêng tư nào ngược lại với phúc lợi chung dù với bất cứ lý do nào đều không tương hợp với nền báo chí liêm chính. Những cái gọi là truyền đạt tin tức từ các nguồn tin riêng tư không được phổ biến nếu không công bố nguồn tin hoặc không chứng minh được là có giá trị của tin tức, cả về hình thức lẫn nội dung.2) Óc bè phái, trong bài bình luận xa rời sự thật một cách rõ ràng, làm tổn thương cho tinh thần cao cả của nền báo chí Hoa Kỳ; trong tin tức, nó làm hại cho nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp.IVThành thật, sự thật, chính xác. Giữ tín nhiệm với độc giả là nền tảng của tất cả các ngành báo chí xứng đáng với danh nghĩa đó.1) Qua mọi khía cạnh của sự tín nhiệm, một tờ báo bắt buộc phải nói lên sự thật. Nó không thể nào được tha thứ vì thiếu sự đầy đủ hoặc thiếu chính xác trong phạm vi kiểm soát của nó, hoặc thất bại trong việc thực thi những đức tính đó.2) Những đề mục (tít) phải được hoàn toàn bảo đảm bởi nội dung của những bài báo mà chúng chế ngự.VVô tư. Cách thức làm việc chắc chắn cho thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa tường thuật tin tức và bày tỏ ý kiến. Tường thuật tin tức phải không bị gò bó bởi ý kiến hoặc bất cứ sự thiên lệch nào.Qui tắc này không nên đem áp dụng cho cái gọi là bài đặc biệt chỉ dùng để biện minh hoặc có chữ ký cho phép có những kết luận hoặc dẫn giải của người viết.Công bình. Một tờ báo không được đăng những lời buộc tội không chính thức làm hại danh giá và đạo đức mà không cho bị cáo có cơ hội bào chữa; cách thức làm việc đứng đắn đòi hỏi phải cho có cơ hội như vậy trong tất cả trường hợp tố cáo nghiêm trọng ngoài những biên bản của tư pháp.1) Một tờ báo không được xâm phạm những quyền riêng tư hoặc những cảm nghĩ (của con người) nếu không chắc chắn trong việc phân biệt quyền của công chúng với sự hiếu kỳ của công chúng.2) Đặc quyền cũng như bổn phận của một tờ báo là phải sửa chữa ngay và đầy đủ những lỗi lầm về sự kiện và ý kiến của báo đó bất cứ phát xuất từ đâu.Đứng đắn. Một tờ báo không thể tránh khỏi tội thiếu thành thật nếu trong khi đề cao tinh thần nghề nghiệp lại đi cung cấp những yếu tố có tính cách kích thích để làm căn bản cho cách thức cư xử như đã thấy những chi tiết về tội ác và tật xấu; phổ biến những điều như vậy rõ ràng không có gì cho ích lợi chung. Vì thiếu uy quyền để bắt buộc thi hành những giáo điều của mình, báo chí có đại diện ở đây chỉ có thể bày tỏ hy vọng rằng sự phó mặc cố ý cho những bản năng xấu xa sẽ bị công chúng không tán thành hoặc bị đồng nghiệp kết án…” (ngưng trích)Đề cập về vấn đề người làm báo viết quá trớn sẽ bị mang tội “phỉ báng”, sách viết:“Theo định nghĩa của Tiểu Bang New York về phỉ báng (Khoản 1340, Hình Luật Tiểu Bang N.Y.) là một trong những định nghĩa rộng rãi nhất và hữu dụng nhất ở Hoa Kỳ:“Một xuất bản phẩm có ác ý được viết ra, in ra, bằng hình ảnh, hình khắc, dấu hiệu hoặc cái gì khác hơn là lời nói, làm cho một người còn sống hoặc vong linh của một người quá cố bị ghét bỏ, khinh miệt, chê cười, ô nhục, hoặc xuất bản phẩm đó gây ra hoặc có ý làm cho bất cứ người nào bị xa lánh hoặc ghét bỏ, hoặc nữa có khuynh hướng mạ lỵ người nào, đoàn thể nào hiệp hội nào, trong công việc hoặc trong chức vụ của người ấy, của đoàn thể ấy và hiệp hội ấy, là phỉ báng…” (ngưng trích)Những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà Hiệp Hội Chủ Bút Nhật Báo Hoa Kỳ nêu ở trên, được coi như là kim chỉ nam cho nghề báo. Và dựa theo đó, tôi quả quyết và kết luận rằng Lữ Giang không hội đủ tiêu chuẩn, hay nói đúng hơn là không xứng đáng và không có đủ trình độ, tư cách, tác phong, đạo đức để được công nhận là một nhà báo đúng nghĩa. Lữ Giang chỉ là một tên viết mướn, viết theo “đơn đặt hàng” hay viết theo “chỉ thị” mà thôi. Ngôn ngữ đẹp là biểu hiện cụ thể của tâm hồn đẹp. “Có thiện tâm mới có thiện ngôn”. Một người như Lữ Giang chỉ có tâm địa xấu xa, đố kỵ, bỉ ổi, thấp hèn và điêu ngoa mà thôi, do đó y không thể nói hoặc viết ra được điều êm ái, tốt lành được.Chính A. Vincent đã đặt nặng trách nhiệm và giá trị của ngòi bút: “Hãy cân 3 lần lời bạn nói và 7 lần điều bạn viết”.Như tôi đã đã xác định ở trên, Lữ Giang nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ vì muốn “nổi”. Trong quyển “How to stop worrying”, ông Dale Carnegie kể một câu chuyện có ý nghĩa tương tự:“Ông Hoàng xứ Galles, bây giờ là công tước Windsor…khoảng 14 tuổi, đang học trường Hải quân Datmouth ở Devonshire. Một hôm, các sĩ quan thấy ông khóc, liền hỏi duyên cớ. Mới đầu ông giấu, sau ông thú rằng bị các bạn học đá đít. Sĩ quan hiệu trưởng bèn quở rầy bọn kia và bảo họ rằng Hoàng tử không mách, nhưng ông muốn hiểu tại sao họ không đá đít những học sinh khác mà nhè Hoàng tử mà xử như vậy?...Họ thú rằng họ làm vậy là để sau nầy giữ chức Thuyền trưởng trong Hải quân của Hoàng gia, họ có thể khoe rằng hồi nhỏ đã đá đít Hoàng đế.”Theo thói đời, địa vị càng cao bao nhiêu, thì đời càng thích mạt sát bấy nhiêu. Schopenhauer trước kia đã viết: “Những kẻ hèn kém thấy thỏa thích vô cùng khi họ vạch ra được những lỗi lầm cùng những tật nhỏ của hạng người xuất chúng.” Do đó muốn trở thành một nhà phê bình đứng đắn, cần nên tránh xa lối phê bình ganh tị nầy do “tự ti mặc cảm” gây ra.Vì đầu óc Lữ Giang quá hẹp hòi, nhỏ mọn, thiển cận, ích kỷ, nên y thường thích suy diễn, lý luận “hai xu” nhằm chứng tỏ ta đây là nhà thông thái, uyên bác. Hãy nghe Học giả Hoàng Xuân Việt kể câu chuyện “Lý luận hai xu” trong sách Nghệ Thuật Trồng Người như sau:“Có một ông giáo dạy Pháp văn ở một trường trung học nọ, rất say mê trong lý luận bá xàm. Học sinh của ông bị sình ruột, phóng uế khí, ông nghe ông cũng “lý luận” nào ăn uống phải điều độ, nào nên giữ phép lịch sự, nào uế khí cấu thành bởi những yếu tố gì. Thấy một vài trò ngồi rung đùi, ông cũng “thuyết” nào hút thuốc nên thần kinh hệ bị kích thích, nào phải tự chủ, nào con những người uống ruợu thường có tính nóng nảy nên hay giật gân. Thấy phụ nữ có đầu tóc quăn ông cũng không quên bàn sắc đẹp phụ nữ. Nói tắt: Ông là một người đa ngôn. Mới đầu, lớp học tưởng ông là người đa kiến đa văn, là người hoạt bát, nên kính trọng. Sau một thời gian họ nhàm chán ông vì ông hay liền mép lý luận những chuyện lăng nhăng. Uy tín và uy quyền ông dần tan đi như mây khói.”Sau đây, mời quý vị theo dõi tiếp cuộc phỏng vấn do Ngụy Vũ hỏi và Lữ Giang trả lời. Quý vị sẽ thấy Lữ Giang trả lời một cách ngu xuẩn như sau:- Gian dối: nói Tổng Thống Johnson gọi cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là “ác ôn côn đồ”, nhưng trên thực tế thi không hề có đề cập đến tên ai cả.- Tiền hậu bất nhất: lúc thì nói TT Thiệu nghe lời Mỹ, lúc thì nói TT Thiệu chống Mỹ.- Suy diễn tào lao: nói nếu là TT Diệm hay Nguyễn Cao Kỳ thì họ sẽ không chịu ký Hiệp Đinh Ba Lê.- Lố bịch: nói TT Thiệu muốn bán nước bỏ chạy, lúc thì nói TT Thiệu muốn cố vị ở lại Việt Nam không chịu đi.- Hàm hồ: nói TT Thiệu do Mỹ gài lại, lúc thì nói Mỹ áp lực ra đi.- Bậy bạ: nói TT Thiệu phản quốc, lúc thì nói Kissinger đã nói chuyện với Mao Trạch Đông qua mặt TT Thiệu.- “Nổ” sảng: nói ở Mỹ về gặp mặt TT Thiệu. v.v..- Ỡm ờ: bị nhật báo Việt Herald đuổi cổ rồi, nhưng không dám xác nhận lại trả lời quanh co.Mời quý vị nghe và đọc cuộc phỏng vấn sau đây:NGỤY VŨ PHỎNG VẤN LỮ GIANGMời nghe AUDIO: Ngụy Vũ phỏng vấn Lữ Giang phần 2(Chỉ viết lại một phần chính yếu trong cuộc phỏng vấn trên đài mà thôi. Quý vị đọc và nghe Lữ Giang trả lời trong cuộc phỏng vấn này sẽ nhận thấy là Lữ Giang nói năng một cách mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất và loạn ngôn)Ngụy Vũ: Sau những năm tháng ở Mỹ, có lẽ ông học hỏi cách viết sử của người Mỹ?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Đúng vậy, phải học. Học phương pháp sử học.Ngụy Vũ: Vì vậy, ông sẵn sàng chấp nhận sự chống đối và dư luận của cộng đồng?Nguyễn Cần (LữGiang): Sử học, có chống đối là lấy thúng úp voi. Như lời tuyên bố của tổng thống Johnson, như những tape của Kennedy mới công bố, nói là bất lợi cho VNCH, nhưng làm sao mà che được. Họ phổ biến ra, tất cả thư viện của Mỹ đều mua, tất cả thư viện trên hoàn cầu mua. Sinh viên làm luận án đều căn cứ vào tài liệu đó. Làm sao mình che được. Nếu nghĩ đến chuyện che, trong giai đoạn này, chỉ có thể che được trong cộng đồng người Việt thôi. Có thể dùng áp lực này, áp lực kia để đừng công bố ra. Nhưng làm chuyện đó là lấy thúng úp voi.Ngụy Vũ: Trước năm 1975, vai trò của ông là gì trong quân lực VNCH?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Tôi đi khóa 13. Tôi là công chức cao cấp nên chỉ đi 9 tuần thôi. Vai trò chính thức là thẩm phán đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.Tôi đi tù 10 năm. Tôi đến Mỹ năm 1990 theo chương trình H.O.Ngụy Vũ: Kể từ lúc bài viết “Kẻ phản bội” được đăng trên tờ Việt Herald, sau khi bị phản đối, quan hệ của ông với tờ Việt Herald hiện nay như thế nào?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Tờ Việt Herald dù sao cũng mới ra, họ rất ngại dư luận. Những tài liệu tôi công bố trên tờ Việt Herald, trước đây, tôi đã công bố trên tờ Sàigòn Nhỏ rồi.Ngụy Vũ: Ông đã lập lại điều đó rất nhiều. Như vậy, tại sao trước kia bài viết của ông trên tờ Sàigòn Nhỏ không bị phản đối, mà lần đầu tiên được đăng trên tờ Việt Herald lại bị phản đối và thậm chí bị biểu tình. Ông nhìn vấn đề đó như thế nào?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Tôi cũng chẳng thấy có biểu tình gì. Đối với tờ Sàigòn Nhỏ mà đưa ra những phản đối như vậy, họ coi không ra gì hết.Vấn đề là, phải làm sao đưa ra những bài viết tôi viết sai. Còn phản đối khơi khơi, nói kiểu khơi khơi như vậy, nói là mạ lị tổng thống lung tung như vậy, không được.Tôi đưa ra lời tuyên bố của tổng thống Johnson nói rằng là, “Hoa kỳ đã sử dụng một bọn ác ôn côn đồ làm đảo chánh và giết tổng thống.” Phải chứng minh tôi nói điều đó là không đúng. Tôi lấy tài liệu ở đâu ra. Lẽ dĩ nhiên, tôi có tài liệu và đưa ra đàng hoàng. Họ đọc nhưng họ bỏ qua.Ngụy Vũ: Như vậy, tại sao tờ Việt Herald không đối phó như phương cách ông đã nói như là tờ Sàigòn Nhỏ đã đối phó?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Mỗi tờ báo có cách của họ. Quyền của họ thôi. Thật ra, đâu phải bài của tôi chỉ đăng trên một tờ báo. Tại Hoa kỳ, có ít nhất 15 tờ báo đăng bài đó. Có tờ báo đăng và đọc trên đài phát thanh, nhưng không sao cả.Ngụy Vũ: Sau bài đó, vai trò của ông hiện nay có còn tiếp tục với Việt Herald nữa hay không?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Đâu có phải là tôi phóng bài viết lên là chỉ có Việt Herald đăng. Còn có bao nhiêu website còn giữ bài viết trên đó. Tôi đã nói rằng, có rất nhiều tờ báo, cả ở Âu châu đăng. Ở những chỗ khác không có phản ứng gì cả. Kể cả đem bài đó đọc trên đài phát thanh. Đài Little Saigon đọc trong mục “Ký sự truyền thanh,” cũng có những đoạn của bài viết của tôi trong đó.Nhưng tôi không hiểu tại sao họ làm áp lực với tờ Việt Herald. Tôi chịu.Ngụy Vũ: Bài viết phản biện hôm tuần trước và hôm nay của ông đăng trên tờ Việt Weekly cho rằng, nhóm phản đối ăn hiếp kẻ yếu. Ông cho rằng, tờ Việt Herald là kẻ yếu.Tôi hoàn toàn không đồng ý. Cho dù là mới ra, hay ra đời lâu, tuy nhiên, vai trò một tờ nhật báo, một cơ quan truyền thông là lớn. Không thể coi rằng, tờ Việt Herald yếu được. Họ có phương tiện để phản biện, chống đỡ, lý luận. Tại sao ông cho là yếu?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Bởi vì, họ nghĩ rằng một tờ báo mới ra chưa vững vàng lắm, họ phản đối như vậy. Đối với những tờ báo lớn, đưa ra những kiến nghị như vậy, không có nghĩa lý gì cả. Trừ khi chỉ trích sai điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4, sai chỗ nào. Bắt buộc tờ báo phải trả lời. Đằng này, nói một cách khơi khơi là viết như vậy là mạ lỵ, là vô lễ một vị tổng thống hiến định. Nhưng lời nói đó không phải của tôi mà là của tổng thống Johnson. Nếu nói vô lễ, là ông Johnson. Cãi lý, họ không cãi lý được.Tôi nghĩ rằng, nhóm làm lễ truy điệu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nghĩ rằng, tôi viết như vậy có phương hại cho họ. Cho nên, họ phản đối. Còn phản ứng của tờ Việt Herald, chúng ta cũng không nên bàn về vấn đó. Chúng ta chỉ nói về “Kẻ phản bội,” đề tài chính.Ngụy Vũ: Ông có nghĩ rằng, bài viết của ông nhiều năm qua không bị phản đối, cũng phải là yếu tố vì đăng trên tờ Việt Herald. Nhưng trong thời điểm quá nhạy cảm, do trước đó đã có sự tổ chức ngày giỗ của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Cũng có thể như vậy. Nhưng đối với tôi, cái gì cần phải làm là làm. Không phải là mình bị phản đối là mình ngưng lại. Bây giờ, tôi vẫn tiếp tục làm. Nói về những sai lầm của ông Thiệu làm mất miền Nam Việt Nam , gây đau khổ cho quân cán chính, nó vô số kể. Có thì giờ, tôi sẽ kể cho nghe.Ngụy Vũ: Những điều bất lợi của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông đã đưa ra nhiều. Tuy nhiên, trong cái không được cũng có cái được. Đối với ông, trong suốt thời kỳ lãnh đạo của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cái được là gì?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Theo dư luận chung là chống cộng. Ông Thiệu nói, “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy xem những gì cộng sản làm.” Nhưng thực sự, ông không biết cộng sản làm gì hết. Trước khi ký Hiệp định Paris và sau khi ký Hiệp định Paris , ông gần như không biết Việt cộng làm gì cả, cho nên mất miền Nam .Ngụy Vũ: Ông cho biết sự khác biệt giữa tổng thống Ngô Đình Diệm và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Chắc chắn là phương pháp làm việc hoàn toàn khác nhau. Dầu sao, tính của ông Diệm là cứng đầu. Ông làm theo ông chứ không làm theo Mỹ. Ông chỉ theo Mỹ một phần nào thôi. Thành ra, Mỹ phải tìm cách loại thôi. Người cố vấn cho ông Ngô Đình Diệm là ông Ngô Đình Nhu.Ngụy Vũ: Đối với ông, tinh thần của ông Thiệu là điểm nào?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Mình có một quân đội rất mạnh. Ông chỉ lo giữ địa vị. Luôn luôn như vậy. Oâng luôn luôn sợ đảo chánh. Cho đến ngày Mỹ ép ông phải từ chức, 23 tháng 4, ông vẫn ở lại. Ông nghĩ rằng, sẽ có một vai trò nào đó. Qua tới đây, ông vẫn rằng sẽ làm một chính phủ liên lạc giữa quốc cộng, hòa giải dân tộc. Ông luôn luôn nghĩ rằng phải làm tổng thống.Ngụy Vũ: Trong hoàn cảnh như vậy, ông Thiệu có thể làm khác hơn được không?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Ông làm khác hơn đó chứ. Ông làm khác hơn Mỹ nhưng không căn cứ vào một cái gì cả. Như Hiệp định Paris , trong đó có 23 điều khoản sai. Đưa cho ba bộ, bộ tư pháp, bộ dân vận chiêu hồi và bộ ngoại giao nghiên cứu, dự thảo. Ba bộ khám phá ra 23 điểm cần sửa. Kissinger chỉ sửa 16 điểm không quan trọng. Còn 2 điểm quan trọng nhất, đó là hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc và quân đội Bắc Việt không rút khỏi miền Nam . Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc, lúc đầu lập từ trung ương đến địa phương. Kissinger đồng ý sửa lại là hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc ở trung ương mà thôi. Còn điều khoản quân đội Bắc Việt không rút khỏi miền Nam vẫn giữ nguyên.Trên nguyên tắc, nếu là ông Diệm hoặc Nguyễn Cao Kỳ, họ không ký Hiệp định Paris . Kissinger dọa, nếu không ký, giữa Mỹ và Bắc Việt sẽ ký một hiệp định khác.Ngụy Vũ: Dựa vào đâu mà ông nghĩ rằng, ông Diệm và ông Kỳ sẽ không ký Hiệp định Paris ?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Khi chia đôi đất nước, ông Diệm mới về ngày 7 tháng 7 năm 1954. Ông cử ngay ông Trần Văn Độ, bộ trưởng ngoại giao qua Paris , và tuyên bố rằng không chấp nhận chia đôi đất nước, không chấp nhận giao miền Bắc cho Việt cộng. Ngày 21 tháng 7 ký Hiệp định Geneve, ông Diệm bắt cả quốc gia để tang và tuyên bố rằng, không thể giao miền Bắc và mấy tỉnh miền Trung cho Việt cộng.Tính ông Kỳ cũng kiểu cao bồi như vậy. Ông Kỳ không kể chuyện gì xảy ra. Tính ông Kỳ bốc đồng, luôn luôn làm theo ý của mình.Ngụy Vũ: Trong thời đó, nếu ông Thiệu phản ứng tương tự như vậy, miền Nam sẽ đi về đâu, theo ông?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Sẽ có lợi hơn. Bắt Mỹ phải thay đổi. Bởi vì mình không ký, làm sao Mỹ ký với Bắc Việt được? Nếu Việt Nam Cộng Hòa không ký, Mỹ không thể ký với Bắc Việt được. Mình không thi hành sẽ gây khó khăn cho họ. Tôi nghĩ lúc đó, họ sẽ tìm cho mình một giải pháp tương đối có thể chấp nhận được. Miền Nam sẽ không bị mất.Kissinger đã qua gặp Mao Trạch Đông ở Trung quốc và nói rằng, giao miền Nam Việt Nam lại cho Mao Trạch Đông. Cuộc tranh luận đó, có cuộn băng ghi lại, giữa Kissinger và tổng thống Nixon. Tại sao bỏ miền Nam , mà không bỏ Đài Loan, không bỏ Nam Hàn? Kissinger nói rằng, bất tài. Có viện trợ bao nhiêu nữa, cũng mất miền Nam .Ngụy Vũ: Ông Nguyễn Cần đã sống ở Mỹ 20 năm. Ông thấy chính quyền Mỹ sợ nhất điều gì?Nguyễn Cần (Lữ Giang): Họ sợ nhất chính phủ họ viện trợ không tuân theo đường lối của họ. Không tuân theo, chỉ có một cách là tiêu diệt. Nhưng Đài Loan và Đại Hàn vẫn giữ được vì họ có khả năng. Còn mình không có khả năng giữ được.Ngụy Vũ: Hôm nay, ông Nguyễn Cần không chỉ trình bày trong phạm trù bài viết “Kẻ phản bội,” mà qua những gì ông trình bày để thông cảm và thấu hiểu sự thống khổ của quốc gia nhược tiểu. 1,000 năm bị đô hộ giặc Tàu. 100 bị đô hộ giặc Tây. Khi có được nền độc lập hòa bình thời Đệ nhất, Đệ nhị cộng hòa, dưới sự chỉ huy của cường quốc Hoa Kỳ. Nếu nói rằng lỗi lầm của cố tổng thống Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, e rằng cũng khá bất công. Vì như ông nói, trong đất nước nhược tiểu, chúng ta không tự quyết định được. Chúng ta không có vũ khí. Chúng ta phụ thuộc quá nhiều. Đó là nỗi đau của dân tộc, của đất nước nhược tiểu.Rất cám ơn sự hiện diện của ông Nguyễn Cần.Nguyễn Cần (Lữ Giang): Chúng tôi cố gắng trình bày những sự kiện lịch sử. Hy vọng có dịp khác, chúng tôi sẽ trình bày rõ ràng hơn những tài liệu chúng tôi đã đọc. (hết trích)Chỉ cần đọc một vài điều Lữ Giang viết cũng nhận ra tội nói dốc, nói láo, nói cho lấy được, và hoàn toàn mâu thuẫn của y. Lúc thì y nói ông Nguyễn Văn Thiệu vô tài bất tướng và chức vị thấp kém nên bị các tướng lãnh đảo chánh và Mỹ khinh thường. Lúc thì y lại nói ông Nguyễn Văn Thiệu là người có khả năng và do Mỹ gài để lãnh đạo cuộc đảo chánh 1963. Lúc thì y nói ông Nguyễn Văn Thiệu bán nước, hèn hạ bỏ chạy. Lúc thì y lại nói ông Nguyễn Văn Thiệu yêu nước, phản đối mạnh mẽ sự áp đặt của Mỹ và bị Mỹ áp lực, áp tải ra khỏi nước.Lữ Giang viết, nói “loạn cào cào” không đâu vào đâu hết, chẳng có một uy tín, căn bản và hợp tình hợp lý chút nào cả. Xin mời quý vị đọc một số trích đoạn điển hình dưới đây để mà thẩm định:Trong bài “Chuyện kẻ phản bội”, Lữ Giang viết:“ Các tài liệu được công bố cho thấy rằng, Tướng Nguyễn Văn Thiệu chỉ là một tay sai của CIA, một công cụ được Hoa Kỳ sử dụng để lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm rồi sau đó bán đứng VNCH cho Cộng Sản, đưa “Dân Quân Cán Chính VNCH” vào những ngày cùng khốn…” (ngưng trích)Thế mà các bài viết dưới đây thì lại thấy ông Nguyễn Văn Thiệu chẳng có tội tình gì cả:Trong bài viết “Đừng quên Anh Hai” phổ biến ngày 28 tháng 8 năm 2008, Lữ Giang viết:“…Trong khi chúng ta chiến đấu và hát vang bài ca chiến thắng như vậy, Tổng Thống Nixon đã sai Kissinger qua Trung Quốc bàn giao miền Nam cho Mao Trạch Đông. Vì chúng ta chiến đấu anh dũng nhưng không quan tâm đến Anh Hai Chống Cộng và địch đang làm gì nên miền Nam đã mất…” (ngưng trích)Trong bài “Trở lại chuyện ông Thiệu” phổ biến ngày 25 tháng 9 năm 2008, Lữ Giang viết:“…Ngày 18.7.1968 Tổng Thống Thiệu lên đường qua Honolulu hội kiến với Tổng Thống Johnson. Khi rời phi trường Tân Sơn Nhất, ông nói với các ký giả: “Tôi không đi Hạ Uy Di để bán đứng đất nước, để nhượng thêm đất đai, hoặc để chọn một giải pháp liên hiệp với Cộng Sản.”Hồi 19.7.1968, khi hội kiến với Tổng Thống Johnson, ông Johnson cũng chỉ hứa một cách lấy lệ rằng Hoa Kỳ vẫn ủng hộ VNCH chống xâm lăng và bảo vệ tự do…”(ngưng trích)Trong bài “Chuyện Kẻ phản bội”, Lữ Giang viết:“…Hiệp định ParisNgày 18.10.1972, Kissinger đã bay đến Saigon để làm áp lực buộc Nguyễn Văn Thiệu phải đồng ý nội dung bản dự thảo hiệp định Paris với hy vọng sẽ mang bản dự thảo đó ra Hà Nội ngày 24.10.1972 để Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký tắt vào. Nhưng Kissinger đã thất bại. Chỉ trong một thời gian ngắn, Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Pháp và Bộ Dân Vận-Chiêu Hồi đã phát hiện ra đến 23 điểm cần phải điều chỉnh. Kissinger chỉ đồng ý điều chỉnh 16 điểm không quan trọng mà thôi. Số còn lại phải để nguyên, trong có điều khoản quan trọng nhất là chỉ buộc Mỹ rút khỏi miền Nam chứ không buộc quân đội Bắc Việt…” (ngưng trích)Trong bài “Tiễn đưa Tông Tông”, Lữ Giang viết:“…CIA áp tải Tướng Nguyễn Văn Thiệu lên máy bay đi Đài Loan tối 25.4.1975…” (ngưng trích)Trong bài “Những giờ hấp hối”, Lữ Giang viết:“…Ngày 21.4.1975 Tổng Thống Thiệu bị cưởng ép phải từ chức và nhường chức Tổng Thống lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Mất nơi nương tựa, ngày 23.4.1975, ông Nguyễn Bá Cẩn nộp đơn xin Tổng Thống Hương cho ông từ chức Thủ Tướng…” (ngưng trích)Và có một điều rất quan trọng mà Lữ Giang không dám viết ra vì Lữ Giang sợ lòi cái ngu xuẩn, mất dạy, du côn, láo khoét, lưu manh, xảo trá, lấp liếm của mình, vì Lữ Giang muốn che dấu sự thật để tha hồ nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đó là theo đài VOA ngày 24 tháng 6 năm 2009 có phổ biến bản tin rằng:“…Hôm thứ Ba, Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố băng ghi âm ghi lại hơn 150 giờ các cuộc đối thoại của cựu Tổng thống Nixon, người thường ghi lại các cuộc nói chuyện của mình, trong đó có thể nghe thấy vị cựu Tổng thống chỉ trích giới truyền thông và Quốc Hội Hoa Kỳ đã hủy hoại những nỗ lực cứu vãn cuộc chiến tranh ở Việt Nam.Bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP cho hay vài giờ trước lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai vào tháng Một năm 1973, Nixon đã điện đàm với trợ lý hàng đầu của ông là ông Henry Kissinger và yêu cầu ông này gây áp lực buộc Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu phải ủng hộ Hiệp định hòa bình Paris, vốn chấm dứt hầu hết sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam.Ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với phía Việt Nam rằng quốc hội Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ cho chính quyền Sài Gòn nếu họ không ủng hộ các thỏa thuận hòa bình.Đoạn băng ghi lại lời ông Nixon nói rằng: “Tôi không biết liệu lời đe dọa đó sẽ có đủ mạnh hay không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu ông ta nếu cần thiết”. (cắt đầu ông ta, ám chỉ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu)“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” (ngưng trích)VIDEO: Lời nói và chữ viết Tổng Thống Nixon dọa cắt đầu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: http://www.youtube.com/watch?v=zICeYsnLRqw Lữ Giang, chỉ biết ‘bi bô” cho sướng miệng mà không biết là mình nói “tiền hậu bất nhất” và hoàn toàn “mâu thuẫn” giống như câu chuyện “Mâu thuẫn” của Hàn Phi Tử được kể sau đây. Nói lên cái ngu xuẩn và lố bịch, lộng ngôn, mâu thuẫn của Lữ Giang:“Nước Sở có người đi bán mâu và thuẫn, anh ta khoe cái thuẫn của mình rằng: “cái thuẫn của tôi rất chắc, không có vật gì nó đâm không thủng.”Có người hỏi ngược lại anh ta: “nếu lấy cái mâu của anh đâm vào cái thuẫn của anh thì sẽ thế nào? Anh ta ngậm ngự không trả lời được.Nên biết rằng, cái thuẫn đâm không thủng và cái mâu không có gì đâm không thủng, hai cái đó không thể cùng tồn tại.”(Xin đọc bài “Chữ nghĩa Lữ Giang đối chiếu với chữ nghĩa Lữ Giang” do Ngô Kỷ đã viết, để thấy thêm Lữ Giang tự mâu thuẫn rất nhiều khi nói và viết về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.)Trong chương trình hội luận “Meet The Press - Gặp Gỡ Báo Chí” với chủ đề: “Lề trái, lề phải và tình trạng chụp mũ trong cộng đồng hải ngoại” có sự tham dự của Lữ Giang (Biên tập viên nhật báo Việt Herald), Ngọc Hoài Phương (đồng phụ tá Chủ nhiệm nhật báo Việt Herald), Đỗ Dzũng (Chủ bút nhật báo Việt Herald) và Hà Tường cát (Biên tập viên báo Người Việt).- Lữ Giang, Hà Tường Cát, Trần Văn Chi, Ngọc Hoài Phương, Đỗ Dzũng hội luận trên VAN-TV18.7 - Lữ Giang (biên tập viên nhật báo Việt Herald), Hà Tường Cát (biên tập viên nhật báo Người Việt) và Trần Văn Chi (Phó Tổng Giám Đốc Việt Herald)Mở đầu chương trình, Trần Văn Chi tức Trần Văn Nam Sơn, phó Tổng Giám Đốc công ty nhật báo Việt Herald với vai trò điều hợp viên buổi hội luận:Mời nghe AUDIO: Trần Văn Chi phỏng vấn Lữ Giang:Trần Văn Chi hỏi:“Ở hải ngoại, nhà báo cũng gặp khó khăn nếu không viết theo mảng mà người ta hay gọi là “lề phải” thì bị gọi là tay sai cộng sản. Mới đây, tôi rất thích thú với bài báo của anh Lữ Giang “Mưa sa trên nón cối” nói về chuyện nếu viết không khéo, sẽ bị gọi là cộng sản, là thân cộng nằm vùng. Đầu tiên, xin mời nhà báo Lữ Giang nói một chút về vấn đề này xem.”Lữ Giang trả lời:“Hiện tượng này phát xuất là vì hồi xưa, chúng ta có hai chiến tuyến. Bên kia là Việt Cộng, bên này là Việt Nam Cộng Hòa. Ra hải ngoại, mình vẫn giữ chiến tuyến như thế. Hồi xưa, Việt Nam Cộng Hòa cũng kiểm duyệt dữ lắm chứ đâu phải giỡn. Bộ thông tin cũng có Ban kiểm duyệt, những điều gì không đồng ý, họ bắt đục bỏ. Trong thời chiến tranh, chuyện báo chí bị kiểm duyệt được xem là bình thường. Trong nước là có chính phủ. Khi ra ngoài hải ngoại, không còn chính phủ nữa. Nhưng lại có một số người, họ lại muốn họ làm như chính phủ. Có khi họ làm còn hơn công an Việt cộng.Tôi lấy ví dụ một người bạn của chúng tôi kể lại, khi ông ấy đi vào báo Người Việt, đi chơi thăm anh em thôi, đi ngang qua liền bị chặn lại, một người nói: “Này, tôi nói cho anh biết, tại sao anh viết là “ông Nông Đức Mạnh”, lần sau phải gọi là “thằng Nông Đức Mạnh” nghe không. Lần sau mà nói “ông” là tôi có biện pháp đấy!” Họ muốn khống chế tới mức như thế. Chứ không phải bình thường đâu. Còn viết báo mà khác ý thì bị gọi điện thoại hăm dọa, viết thơ rơi dọa là chuyện bình thường.Những chuyện như vậy đã làm cho các ký giả rất khó khăn khi muốn nói lên sự thật. Nếu nhà báo không nói lên sự thật, thì độc giả sẽ bị hướng dẫn đi một cách lệch lạc.” (…) “Những kiểu hướng dẫn dư luận lệch lạc theo kiểu ngoài này như vậy, đã khiến cho nhà báo ở hải ngoại làm việc cũng không phải là dễ. Cả hai bên, một bên thì bắt nhà báo phải viết theo “lề trái”, còn bên hải ngoại thì bắt nhà báo viết theo “lề phải”. Ở hải ngoại có khi không cần phải đọc tất cả bình luận, vì hầu hết đều giống nhau. Các bài bình luận đều giống như tuyên ngôn, tuyên cáo, truyền đơn. Làm báo như vậy không phải là làm báo nữa” (ngưng trích)Cái chữ “Lề phải, lề trái” của tên chóp bu công an cộng sản Hà Nội nói với đám báo chí quốc nội có gì là hay ho, hay “khuôn vàng thước ngọc” đâu, thế mà hai tên Trần Văn Chi và Lữ Giang lại như con két, cứ lặp tới lặp lui biết bao nhiêu lần trên đài, trên báo, nhằm mục đích “du nhập” ngôn ngữ cộng sản vào cộng đồng tỵ nạn hải ngoại càng nhiều càng tốt. Đọc hai đoạn đối đáp trên, mọi người đều thấy là bọn “văn nô” này muốn tuyên truyền cho cộng sản và nhục mạ cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại.Trần Văn Chi và Lữ Giang có khi nào gọi “ông ăn cướp”, “bà đĩ” không? Thế thì đối với bọn cộng sản ác ôn, cần gì mà phải lịch sự với chúng. Chúng là con thú đội lớp người thì kêu gì không được. Nếu tôi hay người biểu tình tự phát nào đó muốn gọi Nông Đức Mạnh và đồng bọn là “thằng” thay vì là “ông” thì có gì là quá đáng.Hiện tại Nông Đức Mạnh là Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, và là con rơi con rớt của Hồ Chí Minh, mà chính bọn này đã tàn sát hàng triệu đồng bào vô tội trong mấy chục năm qua, chúng đã xua quân xâm chiếm miền Nam Việt Nam và đang đè đầu bóp cổ một dân tộc, thì bọn chúng đáng gọi là gì?Thật là một điều vô cùng mỉa mai, mâu thuẩn và nghịch lý. Trong khi Lữ Giang làm ra vẻ “đạo đức, văn minh, lịch sự” để “hồ hởi” lên tiêng binh vực kẻ thù và bảo vệ “danh dự” cho bọn thảo khấu Bắc Bộ Phủ, thì cũng cùng lúc đó Lữ Giang lại đi nhục mạ, phỉ báng, mạ lỵ Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu của mình là một tên “ác ôn côn đồ.” Như vậy có hợp tình, hợp lý và công bằng không? Quả thật Lữ Giang là con ký sinh trùng của xã hội, và là một “thằng” bất nghĩa, bất trung, phản trắc, vô luân, vô đạo, vô giáo dục và vô liêm sỉ. Đáng tiếc là chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước kia đã “Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà.”Lữ Giang là con người sống không có lương tâm. Y là thứ loại người mà Puiini ám chỉ: “Lương tâm của con người cũng giống như mặt trời. Không nên để mất lương tâm, nếu không, bản thân cuộc sống sẽ mất đi ánh sáng.”Cũng trong buổi phỏng vấn này, Lữ Giang đã lố bịch nói rằng: “…Những chuyện như vậy đã làm cho các ký giả rất khó khăn khi muốn nói lên sự thật. Nếu nhà báo không nói lên sự thật, thì độc giả sẽ bị hướng dẫn đi một cách lệch lạc…Những kiểu hướng dẫn dư luận như ở ngoài này như vậy, đã khiến cho nhà báo ở hải ngoại làm việc không phải là dễ dàng.” (ngưng trích)Ý của Lữ Giang cho rằng y mới là nhà báo đang nắm giữ vai trò lớn lao và quan trọng. Hiểu ngầm là y mới có tư cách và khả năng hướng dẫn dư luận. Đây là một tưởng tượng ngu xuẩn và xấc láo vô cùng. Lữ Giang làm gì có tư cách và trình độ hướng dẫn dư luận.Trong thời kỳ thông tin đại chúng bùng nổ này, internet đến tận mọi nhà, công chúng có đủ phương tiện để nắm bắt mọi tin tức một cách mau chóng, cập nhật và đầy đủ. Dân trí ở Mỹ rất cao nên họ đủ sáng suốt để tự nhận định và đưa ra quan điểm về một sự kiện hay tin tức nào, chứ không phải sống trong một chế độ độc tài mà tin tức bị bưng bít, một chiều.Bổn phận của báo chí là thông tin, chứ không phải để đóng vai trò tuyên truyền hay áp đặt quan điểm của mình lên trên độc giả được, mà trái lại cần phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng và óc phán đoán của độc giả. Báo chí có quyền đưa ra quan điểm và nhận định của tờ báo, tuy nhiên không thể đòi hỏi độc giả phải tin tưởng vào cái “khuôn vàng thước ngọc” của mình.John Heywood có nói: “Một người có thể dắt một con ngựa đến nơi có nước nhưng không bắt con ngựa ấy uống nước được, khi nó không muốn.”Một điều sai lầm vô cùng, khi Lữ Giang viết bài “Kẻ phản bội”, Lữ Giang lại quá ôm đồm, tham lam đóng nhiều vai trò vào trong cùng một bài viết. Vừa là sử gia, vừa là nhà báo, vừa là bình luận gia, vừa là phân tích gia, vừa là nhà viết phiếm, vừa là “cái tôi”. Chính vì vậy mà bài viết “Kẻ phản bội” của Lữ Giang hoàn toàn thất bại và không có giá trị gì cả. Lịch sử không thể biến thành một nồi cám heo hầm bà làng như vậy được.Thông thường thì các nhà truyền giáo, các chính trị gia, các nhà thương mại, các nhà giáo dục thường có tham vọng “hướng dẫn dư luận” khi họ bước vào ngành truyền thông, báo chí. Còn các nhà báo chuyên nghiệp thì họ cần phải biết chỗ đứng giới hạn của mình là thông tin. Tôi rất thích câu khẩu hiệu của đài truyền hình Fox News: “Chúng tôi tường trình.- Quý vị quyết định” (We Report You Decide)4Tôi đắn đo cẩn thận trước khi quyết định đề cập đến vấn đề “lời qua tiếng lại” giữa Giáo sư Trần Gia Phụng và Lữ Giang vì lấn cấn có dính tôi trong vụ này. Tuy nhiên sau khi suy nghĩ kỹ, tôi thấy cần trình bày vấn đề này một cách công khai. Vì các lý do sau đây:1) Tôi nghĩ tôi cũng là một lý do trong các lý do để Lữ Giang viết bài “Viết cho đúng sự thật” vào ngày 23 tháng 11 năm 2009, để xỉa xói, chê trách, chụp mũ bài viết của Giáo sư Trần Gia Phụng “Lý Do Cuộc Đảo Chánh Ngày 1-11-1963” được phổ biến trên các mạng và trên báo Saigon Nhỏ tại Orange County số 1215 ngày 6 tháng 11, 2009.Vì trong bài viết này, Giáo sư Trần Gia Phụng có trích dẫn Bức Điện Thư “Tối Mật” của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn ngày 24 tháng 8 năm 1963, “bật đèn xanh” cho việc thanh toán Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Mà khổ nỗi là Giáo sư Trần Gia Phụng lại lịch sự chú thích trích Bức Điện Thư “Tối Mật” này từ bài “Khui hồ sơ “Tối Mật”: Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm” của Ngô Kỷ tổng hợp và chuyển ngữ, được phổ biến trên internet. Vì Lữ Giang không ưa tôi nên khi thấy vậy thì nóng mặt, giận cá chém thớt, và Giáo sư Trần Gia Phụng bị văng mảnh và trở thành nạn nhân.Giáo sư Trần Gia Phụng ở Canada gặp lại học tròNgô Kỷ tại California năm 2007Để chứng minh điều tôi suy luận, mời quý vị đọc đoạn cuối bài viết của Lữ Giang: “…Không lẽ bây giờ chỉ vì một hai cái thư phản kháng hay một chiếc xe Van đậu ở bên kia đường dọa biểu tình mà người viết sử và người làm thông tin đã sợ, phải viết theo “lề đường bên phải” sao? Như vậy làm sao đánh thắng Cộng Sản?”Ý Lữ Giang muốn xiên xỏ tôi vì tôi đang đậu chiếc xe vàng ba sọc đỏ với biểu ngữ phản đối nhật báo Việt Herald đã đăng bài “Kẻ phản bội” nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Giáo sư Trần Gia Phụng ở tận Canada thì mắc mớ gì mà sợ tôi, và tôi đâu có ăn tươi nuốt sống ai đâu.2) Trên nguyên tắc, Lữ Giang được có tự do chỉ trích, phê bình bài viết của bất cứ ai, ngay cả của Giáo sư Trần Gia Phụng. Tuy nhiên Lữ Giang không được quyền nhục mạ và chụp mũ Giáo sư Trần Gia Phụng.Để chứng minh, mời quý vị đọc phần mở đầu trong bài viết của Lữ Giang:“…Ông Trần Gia Phụng nghiên cứu khá nhiều sử liệu, nhất là cổ sử, nhưng khi trình bày, ông thường cố gắng viết “theo lề bên phải”, viết cho “hợp với lòng dân”,hợp với dư luận ngoài phố hơn là sự thật, do đó ông thường được hoan nghinh và có khi còn được tôn là “sử gia” hay “đại sử gia.” (…)“Tuy nhiên, khi viết bài “Lý do cuộc đảo chánh 1.11.1963” đăng trên dcvonline.net ngày 4.11.2009 và một số websites khác như tuoitrevhn.com, v.v, ông không còn biến chế sử “theo lòng dân” nữa mà “viết phịa sử.” Ông đã lựa chọn những “sử liệu” nhảm nhí do những kẻ có trình độ ấu trỉ về xuyên tạc lịch sử tung ra để làm căn bản cho bài viết của mình.” (ngưng trích)3) Lữ Giang từng viết bài cho báo Saigon Nhỏ trong suốt 15 năm qua, đặc trách về chính trị và phiếm. Nhưng vì bị bà Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút Hoàng Dược Thảo đuổi vào đầu năm 2009 nên y sinh ra lòng oán hận tờ báo Saigon Nhỏ. Khi thấy bài Giáo sư Trần Gia Phụng được đăng trên báo Saigon Nhỏ thì y cảm thấy mặc cảm và tự ái. Giáo sư Trần Gia Phụng sống tận Canada lâu nay đâu có thù oán gì với Lữ Giang, do đó lý do Lữ Giang viết bài nhục mạ và chụp mũ Giáo sư Trần Gia Phụng là vì y muốn trả thù và dằn mặt báo Saigon Nhỏ thôi, với hy vọng là làm cho báo Saigon Nhỏ và Giáo sư Trần Gia Phụng thấy phiền phức mà không còn cộng tác nhau nữa.4) Giáo sư Trần Gia Phụng là thầy dạy Lịch Sử, Địa Lý và Công Dân Giáo Dục cho tôi lớp 12 năm 1970 tại trường Trung Học Phan Thanh Giản, Đà Nẳng. Vì học “lè phè” quá nên tôi bị thầy Trần Gia Phụng phê trong Thành Tích Biểu là “Cần chăm hơn”, dù vậy tôi vẫn luôn kính trọng và mến yêu thầy vì “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.”Truyền thống cao quý của dân tộc ta là “Tôn Sư Trọng Đạo.”“Muốn sang thì bắc cầu kiềuMuốn con hay chữ phải yêu mến thầy”Thành Tích Biểu của Ngô Kỷ học lớp 12 năm 1970 tại trường Trung học Phan Thanh Giản, Đà Nẳng. Có tên và lời phê của Giáo sư Trần Gia Phụng dạy các môn CÔNG DÂN GIÁO DỤC, LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ.Tôi không hề để ý đến việc thầy Trần Gia Phụng hay Lữ Giang ai đúng ai sai, ai hay ai dở, ai biết nhiều ai biết ít về chuyện cái “Dụ số 10”, vì thật ra điều đó không quan trọng đối với tôi. Nếu cần biết chính xác thì cũng chẳng khó khăn gì. Lý do tôi lên tiếng nói lời công đạo bảo vệ cho thầy Trần Gia Phụng là vì Lữ Giang đã nhục mạ và chụp mũ thầy tôi một cách hồ đồ, phi lý, bất công.Bản thân tôi cũng từng tổng hợp và chuyển ngữ các tài liệu liên quan đến cuộc đảo chánh 1963 từ hơn 15 năm trước, và được phổ biến khắp nơi trên báo chí, website và phát thanh về Việt Nam, nhưng tôi không phải là sử gia. Nếu muốn đọc, xin mời quý vị bấm cái Link dưới đây:BÀI VIẾT CUỘC ĐẢO CHÁNH 1963: Khui Hồ Sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, do Ngô Kỷ tổng hợp và chuyển ngữ:Mời nghe AUDIO: Khui Hồ Sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, do Ngô Kỷ tổng hợp và chuyển ngữ. Anh Nguyên Khôi diễn đọc bài viết làm 5 phần:Hay:AUDIO: Nhạc: Suy Tôn Ngô Tổng ThốngNăm 1995, Ngô Kỷ đưa Dân biểu liên bang Robert K. Dornan đến tham dự lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.Link Tài Liệu Chính Phủ Hoa Kỳ liên quan cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm:The (U.S.) Pentagon Papers: "The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963"Link của Google có đầy đủ tài liệu, phim ảnh về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:Ngô Kỷ dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ năm 2009Tôi quan niệm đọc sử là chỉ để “ôn cố tri tân” chứ chẳng có chi là “ghê gớm” như trời sập mà Lữ Giang “nổ” um sùm trời đất trong mấy tháng nay. Victor Hugo khuyên: “Nếu anh không phải là sử gia thì không nên dành để quá nhiều thì giờ nghĩ lẩn quẩn những việc đã qua.”Tài liệu liên quan đến lịch sử Việt Nam, đặc biệt về cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, về biến cố thất thủ miền Nam Việt Nam năm 1975 đã được sách báo, CD, DVD, thư viện, internet phổ biến tràn lan lâu nay.Các tài liệu “Tối Mật” (Top Secret) của Tòa Bạch Ốc, của Tổng Thống Kennedy, của Tổng Thống Johnson, của Tổng Thống Nixon, của Tổng Thống Ford, của Bộ Ngoại Giao Mỹ v.v.. đã được “bật mí” từ lâu lắm rồi, chứ không có mới lạ gì như Lữ Giang đang khua môi múa mỏ rùm beng. Theo luật định, tất cả tài liệu “Tối Mật” sau 30 năm phải được giải mật, chỉ trừ rất hiếm tài liệu thuộc hàng tối ư “quan trọng và nhạy cảm” liên hệ đến an ninh quốc gia thì được giữ bí mật lại mà thôi.Thật buồn cười và “rợn tóc gáy” khi thấy Trần Văn Chi của nhật báo Việt Herald và Lữ Giang huyênh hoang trên truyền hình với đề tài thật kêu “Giải Mật Lịch Sử”, trong khi chỉ đi “nhai lại” chuyện cũ rich, xưa như trái đất.Để kết thúc phần này, tôi xin trích đăng một số đoạn của Giáo sư Trần Gia Phụng viết ngày 24 tháng 11 năm 2009, cũng lấy cùng tựa đề “Viết Cho Đúng Sự Thật” nhằm trả lời Lữ Giang như sau:“Trong bài tựa đề “Viết cho đúng sự thật” ngày 23-11-2009, ông Lữ Giang đã đề cập đến bài “Lý do cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963” của tôi. Tôi cảm ơn ông Lữ Giang đã viết bài phê bình bài viết của tôi, nhưng tôi thành thật thưa với ông, lối viết tự cao và khiêu khích cố hữu của ông chỉ gây thêm mâu thuẫn, chứ chẳng có ích lợi gì trong việc trao đổi, học hỏi với nhau.Sở dĩ tôi nói chuyện học hỏi, vì có lẽ ông cũng còn nhớ trước đây ông đã từng gởi sách qua nhờ tôi hiệu đính những sai lầm căn bản về kiến thức sử học của ông để ông xuất bản. Nếu lúc đó tôi dùng ngôn ngữ trịch thượng, thiếu lễ độ với ông, thì chắc chắn chẳng giúp ích gì cho ông Lữ Giang cả. Bây giờ xem như ông hiệu đính bài tôi viết, thì cũng tốt thôi nhưng với ngôn ngữ từ tốn thì có lẽ hữu ích hơn. Suốt đời chúng ta luôn luôn phải học hỏi, và tôi cũng đang khao khát học hỏi đây, ông Lữ Giang.Ông Lữ Giang chống việc chụp mũ “cộng sản” hay “chống cộng”, chống việc chụp mũ “lề trái” hay “lề phải”, nhưng ông Lữ Giang là người chụp mũ tất cả những ai viết trái ý ông là “lề phải”, rồi “phịa sử”, hết người nầy phịa sử đến người khác phịa sử, trong khi ông viết như thế nào, phịa hay không phịa, thì thiên hạ biết rõ.Một điều tôi muốn nói trước với ông Lữ Giang là tôi chưa bao giờ tự nhận tôi là “sử gia”. Trong những lần phỏng vấn trên các đài phát thanh, truyền hình hay trên báo, tôi luôn luôn xác nhận tôi là người học sử, nghiên cứu sử và cố gắng viết sử, chứ chưa bao giờ tôi tự nhận tôi là sử gia. Nếu có báo hay đài truyền thanh hay truyền hình gọi tôi là sử gia, thì đó là quyền của họ, tôi không thể cấm họ được. Ông Lữ Giang nên lưu ý là nếu tôi viết “phịa sử”, thì người ta thấy ngay, hiểu ngay và không tử tế với tôi đâu. Ông Lữ Giang cố gắng viết cho đàng hoàng, nghiêm túc, tự nhiên sẽ có nhiều người gọi ông là “sử gia”. Ông khỏi phải nhọc công xoi mói” (…) (ngưg trích)Thỉnh thoảng tôi có gặp lại thầy Trần Gia Phụng trong các dịp Hội Ngộ Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẳng. Tôi không biết chắc thầy Trần Gia Phụng có trở thành sử gia hay không, tuy nhiên điều mà tôi xác đình chắc chắn không sợ sai là cách đây 39 năm tức năm 1970, thầy Trần Gia Phụng đã từng là giáo sư dạy sử ký, địa lý và công dân giáo dục cho lớp 12 tức lớp đệ nhất. Tôi tin là với kiến thức sâu rộng và chuyên nghiệp đã có từ lúc đó, cộng thêm với 39 năm sau này nữa, thì kiến thức về sử địa thầy Trần Gia Phụng khá hơn và đáng tin cậy hơn Lữ Giang.Trong suốt hơn 15 năm qua, Lữ Giang viết rất nhiều bài, nhưng hầu hết đều bậy bạ tào lao. Tuy nhiên thành thực và khách quan mà nói, lần này tôi công nhận Lữ Giang “đúng” khi y trích dẫn lời ông Thái Sử Quí nói: “Chép đúng sự thật là chức phận của người làm sử. Nếu làm không đúng chức phận để cầu mạng sống thì thà chết còn hơn.” Tôi khuyên Lữ Giang nên đi sắm cho mình cái hòm gấp, vì ông Thái Sử Quí “xỏ lá” muốn nhắn nhủ cho chính Lữ Giang đó.Chuyện dài Lữ Giang thì lòng thòng như chuyện “xe cán chó chó cắn xe” kể hoài không hết. Tôi chỉ nêu ra mấy chuyện điển hình ở trên mà thôi. Còn các chuyện như Lữ Giang xách mé, nhục mạ, châm chích các tôn giáo, các nhà đấu tranh Dân Chủ trong nước, các tổ chức, hội đoàn Quốc Gia hải ngoại thì vô số kể. Lữ Giang từng ma lỵ Linh mục Nguyễn Văn Lý là “ngôn sứ đô la”, ông nói cố Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ là cộng sản, ông binh Ải Nam Quan là của Tàu Cộng v.v.. mà quý vị đã có dịp đọc và nghe y nói rồi. Lữ Giang luôn thích châm chọc, thọc gậy bánh xe, đâm bì thóc thọc bì gạo, cố tình gây nên sự chia rẽ, phân hóa trong cộng đồng người Việt tỵ nạn.5Như tôi đã minh xác nhiều lần, tôi không phải là bà con, họ hàng thân thuộc gì với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi cũng chẳng phải là người Ninh Thuận để được hưởng lây tiếng đồng hương. Tôi lại không phải là thuộc cấp, chiến hữu, hay là ông tướng, tá, bộ trưởng, thứ trưởng, thượng nghị sĩ, dân biểu, giám sát viện, chánh án, Quốc Gia Hành Chánh, Võ Bị Đà Lạt, Sĩ Quan Thủ Đức, Chiến Tranh Chính Trị, đại thương gia v.v.. đã từng phục vụ hay hưởng ơn mưa móc, bổng lộc từ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hay của chính phủ Đệ Nhị Cộng Hòa. Tôi cũng không phải là mấy ông tư lệnh vùng hay quý ngài thị trưởng, tỉnh trưởng.Tôi rất thông cảm cho hoàn cảnh và tâm trạng những người đang câm lặng, không dám lên tiếng phản đối Lữ Giang và nhật báo Việt Herald về việc nhục mạ cố Tổng Thống Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, một vị từng lãnh đạo và có thể từng ban ơn mưa móc cho họ. Họ câm nín mà không dám nói lên lời công đạo vì “lực bất tòng tâm”, vì sợ bứt dây động rừng, vì sợ mang họa vào thân, và vì sợ Lữ Giang và nhật báo Việt Herald trả thù, chửi lây tới họ. Dù sao thì tôi cũng mừng là ít ra họ không a dua theo Lữ Giang và nhật báo Việt Herald để mà phản bội lại cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, như thế thì cũng là quý hóa lắm rồi. “Gia bần tri hiếu tử. Quốc loạn thức trung thần.”Tôi chỉ là một người công dân bé nhỏ tầm thường trong khối 25 triệu người miền Nam Việt Nam yêu chuộng tự do, nên lúc nào tôi cũng kính trọng và biết ơn các vị lãnh đạo đất nước mình, mà trong đó có cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi không được phép coi bên nào trọng bên nào khinh, mà chỉ biết chu toàn bổn phận công dân một cách công bình, phải đạo. Còn công tội, phải trái, đúng sai, hãy để dành cho lịch sử.Từ lúc tôi quyết định lên tiếng phản đối bài viết “Kẻ phản bội” của Lữ Giang cho đến nay, tôi không hề liên lạc với gia đình cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và cũng không hề thảo luận hay hội ý bất cứ điều gì với Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm hay các hội đoàn, cá nhân ủng hộ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi không có nhu cầu hay sự cần thiết nào để làm việc đó cả. Ủy Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gởi Bản Lên Tiếng phản đối nhật báo Việt Herald sau tôi cả 10 ngày.Lúc mất nước tôi chỉ là một sinh viên trẻ thì đâu có gì liên hệ sâu rộng với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ngoài cái ơn tôi đã mang là nhờ Ông lãnh đạo đất nước mà người dân hậu phương như tôi mới được sống còn tới ngày hôm nay. Và cũng bởi chịu cái ơn nghĩa lớn lao đó, vì cái bổn phận thiêng liêng đó mà tôi quyết tâm bảo vệ danh dự cho Ông để coi như là một sự đền đáp của một người còn biết liêm sỉ là gì.Kể từ ngày tôi biểu tình, lên tiếng phản đối nhật báo Người Việt xúc phạm lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong chậu rửa chân, và việc Chủ Nhiệm Đỗ Ngọc Yến ngồi họp với phó Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Lãnh Sự Nguyễn Xuân Phong một cách bí mật tại San Francisco vào năm 1998, cũng như việc tôi đòi hỏi nhật báo Việt Herald phải trả lại danh dự và sự công bình cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, gia đình, chiến hữu của ông, và Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa vì nhật báo Việt Herald in bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang, thì tôi bị ban lãnh đạo hai tờ báo này và tay chân, bộ hạ, phe đảng của họ, kể cả của Cộng Sản Việt Nam trong nước như tờ “Công An Thành Phố Hồ Chí Minh” lên tiếng nhục mạ, công kích, chửi rủa, bỉ thử cá nhân tôi.Oscar Wilde nói một câu thâm thúy như sau: “Người ta nói về anh, thật là kinh khủng! Nhưng có một điều rất tệ: Người ta không nói đến anh.” Chính vì vậy tôi không hề lấy làm bực tức, buồn phiền hay khó chịu. Khi đấu tranh là phải biết tiên đoán, chấp nhận đương đầu, và hứng chịu những tiếng bấc tiếng chì, tiếng ong tiếng ve của xã hội. Điều quan trọng là phải biết nhận định. Marie d’Agooli phát biểu: “Có những lời nói bốc lên như ánh lửa và những lời nói như trời mưa.”Đang sống trong một đất nước dân chủ, tự do, tôi thấu hiểu được giá trị cao cả của quyền tự do ngôn luận mà triết gia Voltaire từng phát biểu: “Tôi không đồng ý quan điểm của anh, tuy nhiên tôi tranh đấu cho đến chết để bảo vệ cho anh được có tiếng nói.” Điều quan trọng nhất là phải tôn trọng sự thật. Không được phép lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bịa đặt, vu oan giá họa, chụp mũ nhằm cố tình nhục mạ, phỉ báng, mạt sát danh dự kẻ khác nhằm thỏa mãn thú tính, và chất chứa đầy tâm địa độc ác, thiên kiến, võ đoán, ích kỷ, hỗn xược và thấp hèn.Dù rằng tôi bị bọn Việt gian và một số người hèn hạ, đố kỵ, tị hiềm cố tình bôi bẩ n, nhục mạ, nói xấu, dè bỉu, nhưng tôi vẫn cố gắng nhẫn nhục chịu đựng để có thể tiếp tục chu toàn con đường lý tưởng mình đã chọn. Tôi cũng tự an ủi tiếp, nhớ lời của Noel-Noel: “Nhân vô thập toàn. Người ta không thể là thánh cũng như chẳng thể sống không có vi trùng.”Phật Thích Ca có khuyên: “Oán không diệt được oán, lửa không dập tắt được lửa, chỉ có tình thương mới diệt được nó thôi.” Chúa Giêsu thì dạy: “Kẻ nào dùng gươm sẽ phải chết vì gươm.”Và cố Tổng Thống Lincoln để lại lời khuyên: “Người nào muốn tu thân tự tiến thì không phí thì giờ cãi vã nhau. Những cuộc gây lộn đó làm cho tinh thần hóa ra khó chịu và làm mất sự tự chủ đi. Thỉnh thoảng phải biết nhịn người. Thà nhường lối cho một con chó còn hơn là tranh nhau với nó để nó cắn cho. Vì dù giết được nó thì vết cắn cũng không lành ngay được.”Nói đến chó thì Phật Tâm Tuệ Ngữ cũng có chép: “Ta không cần quay đầu lại coi xem ai chửi mắng mình. Nếu con chó cắn bạn một cái thì chẳng lẽ bạn cũng nằm rạp xuống để cắn nó sao? Còn C.H. Spurgeos có nói: “Một lời mắng chửi như một đồng bạc giả, không thể cấm người ta trao cho mình, nhưng mình có thể từ chối được.”Trên cõi đời ô trọc này ai mà không có lỗi, ai mà không có sai trái. Chỉ có thằng điên mới nói rằng “vô tội” mà thôi. Chúa Ki Tô phán: “Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán. Các người xét đoán cách nào thì sẽ bị xét đoán cách ấy, các người đong bằng đấu nào thì người ta sẽ đong cho các người bằng đấu ấy. Sao? Người thấy mảnh dằm nơi mắt anh em người, còn cái xà nơi mắt mình thì không để ý.”Còn Sénèque cũng nói tương tự: “Chúng ta có những tật xấu của kẻ khác trong mắt và tật xấu của mình sau lưng. Và Khổng Tử nói: “Khi bực cửa nhà ta dơ thì đừng chê nóc nhà bên sao đầy tuyết.”Có cơ hội đọc được chút ít sách Thánh Hiền cũng như hiểu được triết lý sống và đạo làm người, do đó tôi luôn cố gắng sống một cách hài hòa, nhẫn nhục. Dù nghèo nhưng tôi sống bằng sự lương thiện và rất quý trọng cái danh dự của mình. Tôi lấy làm hãnh diện bảo vệ chính nghĩa Quốc Gia, bảo vệ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thiêng liêng cao quý, bảo vệ lẽ công bằng và sự thật cho cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, do đó tôi muốn nhắn gởi câu chuyện ngắn sau đây cho bất cứ kẻ nào có tâm địa thấp hèn, hổn hào, xấc xược quá đáng với tôi:“Năm 1976, Chính phủ Pháp quyết định triển khai hành động quân sự tích cực, đánh bại triệt để liên minh chống Pháp lần đầu tiên tại châu Âu. Napoléon được cử đến cứ địa Nisi của quân đoàn Ý với nhiệt tình rất lớn, để xây dựng bộ tư lệnh. Lúc đó Napoléon mới có 27 tuổi nên quan quân thuộc hạ ở đây rất ngang ngược, khinh thường ông vì cho rằng ông quá còn trẻ và nhỏ con.Họ thường cãi nhau với Napoléon. Một lần Napoléon từng ngẫng đầu lên nhìn tướng quân Augereau rất cao nói: “Thưa tướng quân, thân hình của ngài cao hơn tôi đúng một cái đầu, nhưng nếu ngài vô lễ với tôi, tôi sẽ san bằng sự chênh lệch này đấy.”Đã là con người phàm phu tục tử, dù là vua chúa hay cùng đinh, đại tướng hay binh nhì, tỷ phú hay homeless, tiến sĩ hay “lớp ba trường làng” v.v..đều có lỗi lầm, sai trái. Nếu Lữ Giang chỉ nhận định, phê bình, chỉ trích cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu một cách khách quan, trong sáng, chính xác, trung thực và công bình thì tôi nghĩ rằng không ai lại xía vào hay đi xâm phạm cái quyền tự do ngôn luận của y làm chi. Tuy nhiên Lữ Giang đã đi qua xa, đã vượt quá cái lằn ranh của đạo đức và lẽ công bằng. Lữ Giang đã biến cái quyền tự do cao đẹp trở thành một sự bịa đặt, mạ lỵ, phỉ báng, nhục mạ, mạt sát người khác. Vấn đề khác nhau là ở chỗ đó.Có hậu quả thì phải có nguyên nhân. Lữ Giang cần chứng minh cái lẽ phải, phải trưng dẫn bằng chứng xác đáng để bảo vệ lời cáo buộc của mình. Và Lữ Giang đã thất bại. Lữ Giang quả là một tên bán hàng giả và một kẻ “đại nói láo.”Tôi cũng hiểu rằng cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là con người “nhân vô thập toàn” nên có thể Ông có một số lỗi lầm, khuyết điểm nào đó, như lời Shakespeare nói: “Anh có thể nào tinh khiết như nước đá và trong sạch như tuyết trắng, anh không thể tránh khỏi sự nói xấu,” do đó tôi chấp nhận sự chỉ trích, phê bình, nhận xét, phê phán một cách vô tư và công bằng, tuy nhiên tôi không chấp nhận việc bịa đặt, nhục mạ, phỉ báng, mạ lỵ, mạt sát mà Lữ Giang đã dành cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu một cách vô lý, bất công. Và tôi cũng rất bất mãn và phẫn nộ về việc nhật báo Việt Herald đã tiếp tay đăng tải và phổ biến bài viết sai trái của Lữ Giang, do đó nhật báo Việt Herald cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.Thủy tổ phong trào Hướng Đạo Quốc Tế là ông Baden Powel nói: “Trong bất cứ người nào, kể cả tên ăn cướp đều có 5% cái tốt”, chính vì vậy mà tôi đắn đo và suy nghĩ kỹ trước khi viết bài này. Tên ăn cướp khi bị bắt quả tang, nếu không bày tỏ ân hận thì ít ra chúng cũng biết mình đã làm điều sai quấy. Còn đối với công ty báo Người Việt, công ty báo Việt Herald và Lữ Giang thì mặc dù bị trưng dẫn chứng cớ “tội lỗi” tày trời rành rành ra như vậy, thế mà họ vẫn ngoan cố, ù lì và không biết phục thiện, nên buộc lòng tôi phải tốn công sức, thì giờ để mà biểu tình, phản đối và viết ra những điều bất mãn như thế này.Tôi tự biết rằng sức lực, khả năng, hoàn cảnh, phương tiện vô cùng giới hạn của một cá nhân nhỏ bé tầm thường như tôi sẽ rất khó khăn để phải đương đầu với cả tập đoàn Việt gian giàu có, lắm phe đảng và nhiều thế lực, tuy nhiên “còn nước còn tát”, “tận nhân lực tri thiên mệnh”. Lịch sử nước nhà đã chứng minh bao cảnh “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe nghiêng.” Còn nếu tôi ngã quỵ và cuộc đấu tranh của tôi không thành công như ý nguyện thì tôi cũng đã cố gắng và hết lòng vì “Lực bất tòng tâm”.Tôi không chủ trương ném bùn vào ai cả. Bài viết này chỉ với mục đích duy nhất là trình bày sự thật và chỉ có sự thật mà thôi.Tóm lại, tôi đòi hỏi báo Việt Herald phải trả lại danh dự và sự công bằng cho cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, bằng cách báo Việt Herald công khai lên tiếng xin lỗi vong linh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cùng gia đình, chiến hữu của ông, và Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa là những người đã bị Lữ Giang và nhật báo Việt Herald nhục mạ một cách vô lý và bất công.Bài viết này dù có được khen hay bị chê, có được đồng ý hay bị phản đối, có được đón nhận hay bị hững hờ, thì tôi cũng xin cảm tạ Thượng Đế đã ban cho tôi được can đảm, tỉnh táo và bình tâm để tôi có thể hoàn tất bài viết này.Xin cám ơn quý đồng hương và độc giả đã bỏ thì giờ quý báu để đọc bài viết này.Nếu ai cho rằng việc tôi đang chống công ty báo Người Việt và công ty báo Việt Herald là sai, mà lại muốn binh vực, bào chữa là họ làm đúng, xin quý vị hãy lên tiếng để tôi có cơ hội biết được sự phản biện của quý vị trong tinh thần tương kính và tôn trọng. Mọi phê bình, chỉ trích, bất bình, xin liên lạc về: ngokyusa@yahoo.com Ngô Kỷ, PO . Box 836 , Garden Grove , Ca. 92842, Điện thoại: (714) 404-7022PHỤ ĐÍNH:Quý độc giả nào chưa đọc hoặc muốn đọc lại, xin vui lòng bấm vào Link. Sau khi thấy bài viết, (Xin bấm vào Fullscreen để đọc chữ lớn rõ ràng. Khi ra xin bấm Exit Fullscreen)1) Đặt Vấn Đề Với Việt Herald2) Lời Góp Ý Cuối Cùng Gởi Việt Herald3) Lại Chuyện Việt Herald4) Chữ Nghĩa Lữ Giang Đối Chiếu Với Chữ Nghĩa Lữ Giang(Xin bấm vào Fullscreen để đọc chữ lớn rõ ràng. Khi ra xin bấm Exit Fullscreen)Lễ Húy Nhật Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Lần Thứ 8-Buổi sáng, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình và Phu Nhân, Ông Phan Tấn Ngưu, Chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH và các quân nhân cùng đồng hương đến đặt vòng hoa tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Tượng Đài Việt Mỹ vùng Little Saigon.-Ngô Kỷ và Tướng Nguyễn Khắc Bình, cựu Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và Phu Nhân trong buổi lễ đặt vòng hoa tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào sáng thứ Bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009 trước khi làm lễ tưởng niệm tại nhà hàng Regent West.Hình ảnh Lễ Húy Nhật Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lần thứ 8 tổ chức tại Nam California, thứ Bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009.Ngô Kỷ dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào trưa thứ Bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009 tại Cali.TƯỞNG NIỆM CỐ TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ NGUYỄN VĂN THIỆU(Ngày 3 Tháng 10, 2009)
Kính thưa Tổng Thống Phu Nhân
Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo
Kính thưa các bậc trưởng thượng cùng các bạn trong hàng ngũ Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hoà
Kính thưa quý đồng hương
Kính thưa quý vị
Tôi vô cùng cảm kích trước sự hiện diện đông đủ và trang trọng của quý vị trong buổi lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ Nhị Cộng Hoà do chúng tôi cùng một số anh em đứng ra tổ chức hôm nay. Tôi xin thành kính cám ơn và trang trọng kính chào quý vị.
Kính thưa quý vị,
Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi từ 8 năm nay, và đây là lần đầu tiên chúng ta làm lễ tưởng niệm người ở tại đây, tại Thủ Đô của người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản ở Nam California. Năm này cũng là năm thứ 34 sau ngày Cộng Sản Bắc Việt xoá bỏ Hiệp Định Paris, xua quân tiến chiếm Miền Nam tự do, đặt ách toàn trị khắc nghiệt lên đầu cổ người dân Việt.Ba mươi bốn năm dưới ách đô hộ của Cộng Sản Bắc Việt, và tám năm vắng bóng vị Tổng Thống mở đầu của nền Đệ Nhị Cộng Hoà, chắc cũng là thời gian tạm đủ để chúng ta nhìn lại quá khứ, tìm lại giá trị thật sự của một chế độ chính trị đúng và tốt, cũng như giá trị của người lãnh đạo hết sức xứng đáng của chế độ đúng và tốt đó.
Chế độ chính trị của nền Đệ Nhị Cộng Hoà tựa trên căn bản con người là một nhân vị, một sinh vật linh thiêng, có văn hoá, có giá trị cao cả hơn tất cả các giống vật trên đời này. Từ căn bản triết lý đó, Việt Nam Cộng Hoà công nhận quyền tự do, hạnh phúc, bình đẳng của mọi người. Hiến Pháp Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hoà, thành hình ngày 1 tháng 4, 1967, phân định rõ ràng ba quyền Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Tổng Thống, đứng đầu Hành Pháp, cũng như các Nghị Sĩ và Dân Biểu của Thượng và Hạ Viện của khối Lập Pháp đều do dân bầu lên qua những cuộc đầu phiếu tự do, thể hiện đúng tinh thần dân chủ thường thấy ở các nước tự do tiến bộ trên thế giới. Đứng đầu Tư Pháp là Tối Cao Pháp Viện với chín vị Thẩm Phán được Hành Pháp và Lập Pháp lựa chọn trong số những thẩm phán có nhiều uy tín, hiểu biết và kinh nghiệm trong nghề. Nhờ ở chế độ chính trị thích hợp đó mà đất nước của chúng ta được phát triển mạnh mẽ mặc dù chúng ta phải đương đầu với sự tấn công phá hoại không ngừng leo thang của Cộng Sản Bắc Việt. Ở những nơi Việt Nam Cộng Hoà làm chủ tình thế, dân chúng được ấm no, hạnh phúc, được hưởng quyền tự do dân chủ như người dân các nước tân tiến. Các bộ Y Tế, Xã Hội, Lao Động có đủ phương tiện và nhân sự để phục vụ cho đồng bào. Chúng ta có nhiều bệnh viện, trang bị tối tân, có nhiều bác sĩ, dược sĩ, cán sự y tế có đầy đủ khả năng để bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào, không phải cho người đi ra nước ngoài vận động xin xỏ đồng hương giúp đở cứu trợ như ta thường thấy ngày nay. Ở địa hạt giáo dục, Việt Nam Cộng Hoà đạt được nhiều thành quả vô cùng tốt đẹp dù là đang trong thời kỳ chiến tranh.Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp đã có ở mỗi quận, và Trung Học Tỉnh Hạt đã được xây dựng ỡ nhiều xã. Ở bậc đại học, ngoài các đại học nổi tiếng đã có ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt,, chúng ta đã có thêm các đại học cộng đồng Tiền Giang (Mỹ Tho) và Duyên Hải (Nha Trang) với hai đại học Quảng Đà và Qui Nhơn trên đà thành hình. Sự phát triển nhanh chóng của các trường Trung Tiểu học và Đại học đã đáp ứng nhu cầu học hỏi lớn lao của số người trong lứa tuổi đi học, đồng thời nâng cao phẩm chất của nền giáo dục quốc gia theo đúng tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng được ghi trong Hiến Pháp. Về quân sự, quân lực Việt Nam Cộng Hoà hùng mạnh nhất Đông Nam Á, đã bao lần chiến thắng quân Cộng Sản Bắc Việt trên nhiều chiến trường Miền Nam. Nhưng tất cả những gì làm nên bức tranh tốt đẹp đó bổng bị bôi xoá đi một cách phủ phàng, phi nhân và phi lý, bởi những thế lực ngoài tầm tay kiểm soát của quân dân Miền Nam trong những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử. Vì quyền lợi của dân Mỹ, của nước Mỹ, vì sự tồn tại của một ông Tổng Thống, Hoa Kỳ đã bán đứng đồng minh Việt Nam cho Cộng Sản Hà Nội và Trung Cộng. Lúc đầu dư luận cứ đổ tội cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và những cộng sự viên của ông đã làm mất nước.Nhưng theo thời gian, nhiều tài liệu lịch sử được phơi bày, nhiều hồ sơ được bạch hoá, và người ta đã thấy rõ, trước lập trường “bốn không” của ông, những ai đã buộc Tổng Thống VNCH phải ký Hiệp Định Paris, những ai đã quyết định chấm dứt viện trợ cho VNCH, những ai đã nhắm mắt trước sự xâm lấn của CS Bắc Việt, những ai đã gây áp lực mạnh mẽ buộc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức? Câu trả lời bây giờ đã rõ. Cũng theo thời gian người ta càng thấy rõ bộ mặt thật của Cộng Sản Quốc Tế, Cộng Sản Trung Hoa và tay sai là Cộng Sản Hà Nội. “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”, lời nói đó của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được người dân ghi nhớ và kiểm nghiệm.
Người ta thấy rõ hậu quả tai hại hết sức lớn lao của chế độ toàn trị sai lầm mà đảng Cộng Sản đã áp dụng ở Việt Nam từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẫn trước kia, đến Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười gần đây, và Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng hiện giờ. Chưa bao giờ người dân vùng đông bằng sông Cửu Long đói rách, khổ sở như bây giờ. Cảnh nhiều học sinh bỏ học, cảnh nhiều cô gái bán mình cho người ngoại quốc, hay đi làm nghề bán trôn nuôi miệng chưa bao giờ tồi tệ đến như hiện nay.Nông dân không còn ruộng để làm, công nhân bị chủ nhân toa rập với tổ chức chính quyền bốc lột đến xương tuỷ, ngư dân không còn ngư trường để làm ăn sinh sống, đồng bào thiểu số phải rời bỏ cao nguyên để đất đai lại cho Tàu làm chủ, cả một thảm trạng đau thương đổ xuống đầu người dân Việt. Đất đai dọc theo biên giới Việt Trung, Vịnh Bắc Việt, Biển Đông tất cả mất dần vào tay Trung Cộng, tình cảnh đất nước chúng ta chưa bao giờ nguy khốn bi đát như bây giờ. Tất cả đều chỉ vì Cộng Sản Bắc Việt, tay sai của Cộng Sản Trung Hoa, cúi đầu làm việc cho Tàu Cộng, thi hành một chánh sách cai trị hết sức ác nghiệt làm thiệt hại vô cùng cho tổ quốc và nhân dân.
Càng cảm nhận cái tệ hại của chế độ chính trị hiện tại của Cộng Sản BắcViệt, người ta càng thấy luyến tiếc chế độ Đệ Nhị Công Hoà. Chế độ cộng sản càng xấu xa thoái hoá bao nhiêu càng làm nổi bật cái tốt đẹp tiến bộ của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà bấy nhiêu. Một bên là độc tài, toàn trị, áp chế người dân, tước đoạt mọi quyền tự do của con người, biến con người thành công cụ phục vụ cho Đảng Cộng Sản, nhất là làm giàu kinh khủng cho các đảng viên cao cấp. Một bên là dân chủ thực sự với tinh thần nhân bản, lấy con người làm cứu cánh, tôn trọng quyền làm người, tôn trọng tự do, hạnh phúc của mọi người. Chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà là như vậy, và đó là chế độ chính trị lý tưởng mà mọi người đều yêu thích và mong muốn.
Nghĩ đến Đệ Nhị Cộng Hoà là phải nghĩ đến những người đã sinh ra nó, và nhất là người lãnh đạo đã phát triển và bảo vệ nó trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng Thống. Manh nha từ Đệ Nhất Cộng Hoà, chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà được phát huy tiến bộ hơn bởi những nhà Lập Pháp nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức cơ cấu chính thể. Người quan trọng nhất, đắc cử Tổng Thống theo Hiến Pháp này, trong suốt hai nhiệm kỳ, từ 1967 đến 1975, đã kiên trì bảo vệ Hiến Pháp, tổ chức chính phủ theo cấu trúc của Hiến Pháp, phát triển đất nước theo đường hướng của Hiến Pháp, lãnh đạo dân quân cán chính đi đúng con đường tốt đẹp của chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Bảo vệ Hiến Pháp. là bảo vệ tự do hạnh phúc của người dân, bảo toàn lãnh thổ, và tất nhiên là phải mạnh dạn chống Cộng Sản đôc tài, chống sự đem đất nước và dân tộc Việt Nam làm đất nước và dân tộc bộ phận của Cộng Sản Quốc Tế, hay Cộng Sản Trung Quốc.
Kính thưa quý vị,
Tưởng niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hôm nay, chúng ta tưởng niệm vị Tổng Thống quan trọng của nền Đệ Nhị Cộng hoà, đã hết lòng hết sức trong suốt 8 năm trời, lèo lái con thuyền tự do, nhân bản của Việt Nam trong việc bảo vệ Hiến Pháp, phát triển đất nước theo con đường tiến bộ tốt đẹp của nhân loại.
Nhưng tưởng niệm không phải là chỉ để nhớ lại mà còn là để nhắc nhở chúng ta hãy kết hợp lại, củng cố chế độ chính trị tốt đẹp của chúng ta, gây ý thức về chế độ tốt đẹp đó trong các thế hệ về sau để khi có cơ hội trỡ về nước xây dựng lại chế độ tốt đẹp đó ở trong nước.Chỉ có chế độ tốt đẹp đó mới có thể đem lại tự do, dân chủ, và hạnh phúc cho nhân dân, đưa nước nhà tới chổ tiến bộ, phồn thịnh, và mới có thể vận dụng được sức mạnh của toàn dân bảo vệ lãnh thổ chóng lại sự xâm lăng từ phương Bắc. Trong tinh thần đó chúng ta hãy cùng nguyện cầu hồn thiêng cố Tổng Thống linh ứng phù hộ cho đàn em vững vàng tiến bước trên con đường phục vụ cho đất nước và dân tộc.
Xin trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.
Nguyễn Thanh Liêm, Ph.D.
Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Húy Nhật VIII
Cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hoà,
Chủ Tịch hội Lăng Ông – Lê Văn Duyệt Foundation
Chủ Biên Tập San Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai Cửu LongTài liệu và hình ảnh về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:Xin bấm vào Link dưới để coi nhiều hình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong Google:Tài liệu liên quan Thống Nguyễn Văn Thiệu trong Google:Các hình và tài liệu về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Quân Lực VNCHHình ảnh về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trước năm 1975 (của Phạm Hòa)Hình ảnh Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (của Phạm Hòa) http://news.webshots.com/album/575069836gyeCpe Hình ảnh Lễ Húy Nhật Lần Thứ 8 Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (của Phạm Hòa) http://news.webshots.com/album/575074890KWfDiR Hình ảnh Tang Lễ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (của Phạm Hòa) http://news.webshots.com/album/22824309BNLXxrGyZl Website có nhiều tài liệu, hình ảnh liên quan đến Quân Lực VNCH (của Phạm Hòa) http://community.webshots.com/user/hoapham Video Quan Trọng: TT Nixon dọa cắt đầuTT Nguyễn Văn Thiiệu:Các Video QUAN TRỌNG:https://www.youtube.com/watch?v=65W24lDJz1w Phim tài liệu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu (Full, Bản Đẹp)
Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu họp báo tại Nam California để trả lời hầu hết các câu hỏi "hóc búa" liên quan đến vấn đề mất nước, lý do từ chức, tại sao ra đi nước ngoài, triệt thoái Tây Nguyên, tài sản mang theo, 16 tấn vàng v.v... Mời Quý Vị xem các Video này để nghe và xem trực tiếp cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trình bày tại California, Quý Vị nhận định và phán xét:Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chứcLễ Quốc Khánh 1965 Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc GiaCác Video tài liệu liên quan đến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức Tổng Thống:Nhật Lệnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:Tang Lễ cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu:Lễ Giỗ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lần thứ 9 tại Texas:Lễ Giỗ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu 2009 tại Sacramento -Lễ Giỗ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lần thứ 8 tại Nam California:Phu nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói tại Lễ Giỗ thứ 8Lễ Giỗ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thứ 7 Hoa Thịnh Đốn:Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời đài BBC 31-1-1975Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong ngày Quận Lực VNCHTổng Thống Nguyễn Văn Thiệu kinh lý và trả lời đài PhápTổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đệ Nhị Cộng HòaNgày 20 tháng 10 năm 2009, ngày đầu tiên Ngô Kỷ đem xe Vàng Ba Sọc Đỏ đậu trước báo Việt Herald để biểu tình phản đối:Mời bấm vào các Links dưới hình để xem Video:Lữ Giang xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân vì bị kiện tội nói láo, vu cáoÔng Bùi Bỉnh BânÔng Bùi Bỉnh Bân đích thân tường trình diễn tiến vụ kiện tụng. Tòa Án ra lệnh ông Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn tức Lữ Giang đọc lời xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân trên đài phát thanh.Mời nghe AUDIO: Lữ Giang xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân:Kính thưa quý vị thính giả,Lại thêm một lần nữa, chúng tôi xin được tường trình vụ tranh tụng giữa chúng tôi là Bùi Bỉnh Bân với các ông nhà báo của mục thường xuyên: “Nói chuyện với nhà báo” trên chương trình phát thanh Voice of Vietnamese, viết tắt là VOV của Đỗ Sơn.Theo chúng tôi, đây là một vấn nạn chung của Cộng Đồng Tỵ Nạn Cộng Sản của chúng ta tại hải ngoại, chứ không phải riêng gì cho chúng tôi, nên xin được mạo muội trình bày vấn đề này với quý vị.Thưa quý vị, như đã cam kết và thông báo đúng 10 giờ 30 tối thứ Năm ngày 3 tháng 8 năm 2000 là thời điểm đáng lẽ ra là bắt đầu của tiết mục “Nói chuyện với nhà báo” hàng tuần của chương trình phát thanh Voice of Vietnamese, viết tắt là VOV do ông Đỗ Sơn làm chủ đài và điều hợp với sự góp tiếng thường trực của các ký giả Hà Tường Cát, ký giả Phạm Minh và luật gia, thẩm phán, kiêm nhà văn, nhà báo, nhà bình luận Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn, bút hiệu khác là Lữ Giang đã phát thanh lời của chính ông Nguyễn Cần như sau:Đây là lời tuyên bố của ông Nguyễn Cần, tức Tú Gàn, tức Lữ Giang:“Ngày 15 tháng 10 năm 1998, trên chương trình “Nói chuyện với nhà báo” do Đỗ Sơn điều hợp, với sự hiện diện của Phạm Minh và Hà Tường Cát, tôi, Nguyễn Cần, cũng còn được biết qua là Tú Gàn, Lữ Giang, đã trình bày nhiều điều về vụ Bùi Bỉnh Bân ra tòa làm chứng trong vụ kiện Hồ Anh Tuấn kiện Saigon Today và những người khác. Đặc biệt tôi đã nói rằng Thẩm phán Robert Gardner đã biểu thị đặc điểm Bùi Bỉnh Bân như là “một người bất lương” và ra lệnh cho Bùi Bỉnh Bân rời khỏi tòa và không được làm chứng nữa. Thật ra, ông Chánh án Gardner không bao giờ nói những lời đó, và lời tường thuật đó “không đúng sự thật”. Tôi xin lỗi Bùi Bỉnh Bân về những lời tường thuật không đúng đó và rất lấy làm tiếc về bất cứ sự tổn thương và phiền phức nào có thể đã gây ra cho ông ta.”Kính thưa quý vị,Nội dung sự kiện này như sau:Trong vụ kiện mang số 75-72-80 do ông Hồ Anh Tuấn thắng kiện các ông Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi chủ báo Việt Nam Tự Do, ông Lê Tử Hùng báo Diễn Đàn Bolsa, ông Nguyễn Kim Long báo Saigon Today, và miễn tố cho ông Duy Linh chủ báo Công Luận vì đã đồng ý xin lỗi ông Hồ Anh Tuấn, chúng tôi là Bùi Bỉnh Bân được mời ra Tòa làm nhân chứng vào ngày 8 tháng 9 năm 1999.Trong buổi hội luận trên mục “Nói chuyện với nhà báo” của chương trình phát thanh VOV do ông chủ đài Đỗ Sơn đứng ra điều hợp với sự góp tiếng của các ông Hà Tường Cát, Phạm Minh và luật gia, thẩm phán kiêm bình luận gia, nhà văn và nhà báo Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn, còn bút hiệu khác nữa là Lữ Giang, cây viết chủ lực, thường trực của báo Saigon Nhỏ (The Little Saigon News) của bà Hoàng Dược Thảo và nhiều báo, nhiều đài phát thanh chuyên chửi bậy người Quốc Gia tại hải ngoại.Cuộc hội luận có những trích đoạn như sau:“- Ông Đỗ Sơn:Kính thưa quý vị, ông Tòa Gardner không phải chỉ dạy dỗ trong bản án không đâu, ông ta còn dạy dỗ ngay trước phiên tòa mà tôi nghĩ rằng nhà báo Nguyễn Cần có thể kể cho quý vị nghe các việc mà ông ta dạy dỗ như thế nào: “Ê, các anh đừng nghĩ rằng!!! Họ nói các anh là vì họ đâu có biết ai là ai, nhưng mà họ nghe, họ biết hết đó, thì họ dạy dỗ ngay trong phiên tòa. Xin mời ông Nguyễn Cần.- Ông Nguyễn Cần:Dạ, kính thưa quý vị. Trong cái phiên tòa, bởi quý vị biết rằng nó kéo dài ba năm. Và cứ ba tháng ra một lần hay hai tháng ra một lần, thì nó rất là nhiều chuyện. Ở trong cái đó có rất là nhiều chuyện. Nhưng có một câu chuyện là như thế này liên hệ đến ông Bân. Ông Hồ Anh Tuấn muốn đưa ông Bân ra làm nhân chứng, nói rằng mấy anh làm báo này chuyên môn đi làm áp lực người ta, với đòi cái này cái kia tầm bậy tầm bạ mà thôi. Thì ông Bân ra, thì ông ta lên khai, ông nói rằng: “…có một lần tôi với anh Tuấn định gài cái ông Duy Sinh, gài cái anh Duy Sinh này…- Ông Đỗ Sơn: (cười) Gài?- Ông Nguyễn Cần:“…là tôi đã vô ngân hàng, tôi lãnh ra mười ngàn rồi tôi định đưa cho cảnh sát ghi số…”- Ông Đỗ Sơn:Tiền có nhiều không?- Ông Nguyễn Cần:“…rồi tôi kêu Duy Sinh để tôi gài cho ông ta lấy để cho, ờ, cảnh sát bắt.” Thì ông Tòa nói liền: “Anh, anh là một cái người bất lương” (cười). “Anh không xứng đáng để ra làm nhân chứng trước tòa này. Bắt đầu từ ngày mai, anh đừng có ra nữa.” (cười) Và ổng đuổi xuống liền.- Ông Đỗ Sơn:Vậy à? Ông Tòa Gardner ổng có đủ quyền ổng đuổi một ông Tổng Thống (cười) của Cộng Đồng Vũ Trụ à?- Ông Nguyễn Cần:Thì ổng đuổi, ổng đuổi ông Bân đi luôn. Thành ra từ đó Bùi Bỉnh Bân không còn được quyền ra tòa để mà làm chứng nữa. Thì quý vị thấy là chuyện nhỏ như vậy. Ổng tưởng ổng ra khai như vậy là ngon lắm.- Ông Đỗ Sơn:Thưa quý thính giả. Chúng tôi có những nụ cười trong đây, mà những nụ cười là ngậm đắng nuốt cay. Những nụ cười rất là nhục nhã. Nếu mà quý vị nghe từ đầu đến cuối của những việc ra tòa như thế này. Mà không phải cái vụ án này không, mà nó có nhiều vụ án trước. Và chúng tôi có thể hứa với thính giả như thế này. Anh em chúng tôi, bốn anh em ngồi đây, chúng tôi sẽ bớt công việc, ráng bớt công việc, chúng tôi sẽ ngồi lại, chúng tôi sẽ chỉ cần dịch lại hết tất cả những gì xảy ra trong một loạt các vụ tòa án. Mà cuối cùng để làm gì? Là để vùi dập truyền thông ở hải ngoại, để đừng bao giờ có tiếng nói đấu tranh để mà hướng về trong nước nữa. Thì chỉ nội cái dịch không, chúng tôi đưa ra, chúng tôi bảo đảm với quý vị, quý vị đọc xong những chuyện này, quý vị có thể, có thể những người có tình cảm một chút có thể khóc vài tiếng đồng hồ cho cái thân phận của mình. Và những người có mộng lớn hơn có thể gọi là đau đầu trong nhiều ngày trong vấn đề nghĩ về vấn đề tranh đấu.- Ông Nguyễn Cần:Thưa quý vị, khi ra tòa ông Chánh án ấy xài những danh từ nặng lắm. Chẳng hạn như khi mà Nguyễn Kim Long nói về cái vụ bà Kim Thanh, mà coi như người tình của Hồ Anh Tuấn. Sau khi ông nghe câu chuyện xong rồi, thì ông chỉ Hồ Anh Tuấn mà bảo rằng: “Anh này là big liar, immoral” “là một cái anh vô luân”. Ông nói, ông dùng những tiếng nặng lắm. Nói dối, vô luân, big liar- Ông Đỗ Sơn và ông Nguyễn Cần:Tất cả những cái này, kính thưa quý vị, chúng tôi không có đặt điều gì cả. Nó nằm trong tài liệu của Tòa.- Ông Nguyễn Cần:Chúng tôi sẽ cho đăng những đoạn đó, nó nằm trong tờ document của tòa. Những cái bản án đó bây giờ coi là public record, tất cả những cái đó chúng ta ai cũng có thể lấy được và có thể đăng lên báo, không có trách nhiệm. Mình có quyền đăng lên báo, bởi vì cái đó là phải đưa ra public để cho dân chúng hiểu rằng tại sao Tòa xử như vậy.Thì chúng tôi trong một vài tuần nữa, chúng tôi sẽ dịch lần lần và sẽ gởi đăng lên báo để cho quý vị đọc để thấy Tòa, ông đã đánh giá giới truyền thông và đồng bào Việt Nam mình như thế nào. Đó là một sự ngộ nhận, chúng ta phải nói như thế. Bởi vì ông Tòa nhìn qua những cái hình ảnh như Hồ Anh Tuấn mà ông ấy coi là cộng đồng người Việt. Như vậy là một ngộ nhận, là một sự tủi nhục cho cộng đồng chúng ta.Chúng ta đừng nghĩ là hành động của một cá nhân nó không ảnh hưởng gì đến cộng đồng cả. Hành động cá nhân, chẳng hạn như của Hồ Anh Tuấn, khi mà đưa vụ ra tòa như vậy, nó làm sỉ nhục cho cả cộng đồng, và những cái bản án này khi mà đăng lên báo, báo chí Mỹ họ lấy để họ đem ra họ trích dẫn họ phê bình, và sau này người ta coi cái này như là một cái án lệ mà người ta đem ra để mà phê bình về báo chí Việt ngữ. Người ta sẽ nghĩ như thế nào về cộng đồng của chúng ta?”Kính thưa quý vị,Trong suốt các ngày xử vụ ông Hồ Anh Tuấn thắng kiện các nhà báo xấu, không hề có mặt của bất cứ ký giả nào trong số bốn ký giả Đỗ Sơn, Hà Tường Cát, Phạm Minh và nhất là luật gia thẩm phán kiêm nhà báo Nguyễn Cần, thế mà quý vị này dựng chuyện đặt điều như là thật, lại còn cả gan dẫn chứng tên ông Chánh án là Robert Gardner, một vị chánh án khả kính sắp về hưu được Tòa Thượng Thẩm Santa Ana đúc tượng trưng tại pháp đình để vinh danh sự đóng góp to lớn vào nền Tư Pháp của Hoa Kỳ.Bạo phổi hơn nữa dám đồng thanh rêu rao là “chúng tôi không đặt điều gì cả, nó nằm trong tài liệu của Tòa” và hứa hẹn sẽ dịch ra tiếng Việt để in thành sách. Đến nay thì tác phẩm dựng chuyện đặt điều trắng trợn này chưa thấy xuất hiện.Trước sự dựng chuyện đặt điều sống sượng để phỉ báng chúng tôi quá đáng như vậy, chúng tôi đã xin biên bản của Tòa Thượng Thẩm California tại Santa Ana để phối kiểm thì thấy hoàn toàn sai sự thật.Tội mạ lỵ phỉ báng chúng tôi sẽ do các thành phần sau đây chịu trách nhiệm:- Thành phần thứ nhất: Nhóm chủ chốt vụ phỉ báng là bốn ký giả của mục “Nói chuyện với nhà báo” của chương trình phát thanh VOV gồm có:1) Ông Đỗ Sơn, Chủ trương chương trình phát thanh VOV, người điều hợp mục “Nói chuyện với nhà báo” và đã toa rập với ông Nguyễn Cần như đã biết trước sự việc mà yêu cầu ông Nguyễn Cần kể lại cho thính giả câu chuyện đặt điều trước, là ông Tòa “dạy dỗ Bùi Bỉnh Bân trước tòa” như thế nào, chứ không phải như lời khai trước tòa là ông ta không biết gì về những điều ông Nguyễn Cần sẽ nói trong cuộc hội luận.2) Tác giả chính của câu chuyện giả tưởng “Bùi Bỉnh Bân bị ông Tòa mắng và đuổi khỏi pháp đình” là luật gia thẩm phán kiêm học giả, kiêm nhà báo Nguyễn Cần bút hiệu Tú Gàn.3) Nhóm người đồng lõa vỗ tay, góp tiếng là ký giả Hà Tường Cát, nhân viên của nhật báo Người Việt và Phạm Minh.- Thành phần thứ hai: Cơ quan cho thuê phương tiện để chuyên chở lời mạ lỵ phỉ báng là đài phát thanh KVNR 1480 AM Santa Ana .- Thành phần thứ ba: Cơ quan có trách nhiệm kiểm soát và điều hợp việc xử dụng làn sóng phát thanh liên Bang dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền phát biểu đồng đều cho mọi người và tôn trọng Đệ Nhất Tu Chánh Án Hiệp Chủng Quốc.- Thành phần thứ tư: Cơ quan kiểm soát giấy phép hành nghề phát thanh liên bang, tiểu bang và thành phố.Ngày 2 tháng 11 năm 1998, chúng tôi đã nhờ Luật sư Stuart Parker nhiệm cách, đầu tiên gởi văn thư chính thức đến các giới chức liên hệ yêu cầu đính chính.Ngày 17 tháng 11 năm 1998, ông Đỗ Sơn có gởi văn thư đến luật sư nhiệm cách của chúng tôi để được phát thanh lời đính chính, nhưng vì không làm đúng thủ tục và không biết rõ ngày tháng sẽ phát thanh lời đính chính, cũng như chưa thực hiện lời đính chính trên chương trình phát thanh VOV.Riêng đài phát thanh KVNR 1480 AM Santa Ana đã nhờ một tổ hợp luật sư danh tiếng, đứng đắn thương thảo với luật sư nhiệm cách của chúng tôi để xin được đính chính chỉ riêng cho phần vụ trách nhiệm của đài KVNR 1480 AM Santa Ana mà thôi, không dính dáng gì đến các nhân sự đã dựng chuyện đặt điều để mạ lỵ chúng tôi trên làn sóng 1480 AM vào đêm 15 tháng 10 năm 1998.Vào đúng 10 giờ đêm thứ Năm ngày 1 tháng 7 năm 1999, ngay trong chương trình phát thanh VOV, cũng đúng vào thời gian mục “Nói chuyện với nhà báo”, Tổng đài đã tự động tạm ngưng phát thanh chương trình của VOV để đọc thông báo của Tổng Đài KVNR 1480 AM Santa Ana, xin đính chính vụ mạ lỵ phỉ báng chúng tôi do bốn ký giả của VOV đã vi phạm bằng Anh ngữ, tạm dịch ra Việt ngữ như sau:“Sau đây là thông báo quan trọng của Tổng Đài Phát Thanh KNVR:Vào ngày 15 tháng 10 năm 1998, trong tiết mục “Nói chuyện với nhà báo” của Chương trình Phát thanh VOV (Voice of Vietnamese) đã có những lời phát biểu của ông Nguyễn Cần (CAN) được biết qua bút hiệu Tú Gàn (GAN) và cũng còn được biết qua bút hiệu nữa là Lữ Giang (GIANG), là một trong những người đã tham dự trong chương trình phát thanh liên quan đến vụ ông Hồ Anh Tuấn kiện báo Saigon Today, và cũng liên quan đến ông Bùi Bỉnh Bân. Tổng đài phát thanh KVNR được biết là những lời phát biểu này hoàn toàn không đúng sự thật và muốn được đính chính lại cho đúng với những điều đã được ghi trong Biên Bản của Tòa án.- Thứ nhất, liên quan đến ông BÙI BỈNH BÂN, ông Nguyễn Cần, bút hiệu là Tú Gàn cũng có bút hiệu khác là Lữ Giang đã kể rằng ông Chánh án Robert Gardner đã nói với ông Bùi Bỉnh Bân rằng “ông là kẻ BẤT LƯƠNG, không xứng đáng làm chứng trước Tòa, có lỗi và không thể trở lại làm chứng trước Tòa.” Lời phát biểu này hoàn toàn không đúng sự thực, và không hề có những lời nói nào của vị Chánh án đã phán quyết như vậy!- Thứ hai, liên quan đến ông HỒ ANH TUẤN, ông Nguyễn Cần, bút hiệu là Tú Gàn và còn được biết qua bút hiệu Lữ Giang đã phát biểu rằng: “Ông Chánh án Robert Gardner đã bảo ông Hồ Anh Tuấn rằng ông là một kẻ ĐẠI NÓI LÁO và VÔ LUÂN.” Lời phát biểu này hoàn toàn không đúng sự thật và không hề có lời nói nào của vị Chánh án đã phán quyết như vậy.”Kính thưa quý vị thính giả,Sự kiện này làm kinh ngạc bốn ông nhà báo đang thao thao mải mê bôi bẩn chúng tôi trên đài VOV, bằng chứng là ông Nguyễn Cần tức Tú Gàn đã phải đầy ngạc nhiên nhận xét: “Tiếng ai như tiếng Luật sư Stuart Parker, mà sao lại bằng Anh ngữ?”. Còn ông Đỗ Sơn thì thắc mắc “Tại sao lại là Stuart Parker đọc lời đính chính mà không phải là tui !!! Vì tui là người có lỗi mà, tại sao lại không bằng tiếng Việt?”Tội nghiệp cho quý ông phải ngơ ngác như vậy. Thực ra vì muốn bảo vệ cho đài KVNR AM 1480 Santa Ana nên Ban Giám Đốc có lẽ đã xữ dụng ngân khoản đặt cọc của các thân chủ thuê làn sóng để mướn các tổ hợp luật sư Mỹ thượng thặng hầu bảo vệ cho đài khỏi bị chúng tôi kiện, vì sau khi nghiên cứu hồ sơ họ biết chắc là sẽ thua nếu đối đầu với chúng tôi do chứng cớ mạ lỵ phỉ báng quá rõ ràng. Chi phí về luật sư không biết rõ là bao nhiêu mà chỉ biết mấy ngày sau, ông Đỗ Sơn đã cay đắng thổ lộ cho thính giả của VOV biết là “quá lớn so với sức chịu đựng của VOV”.Còn lý do tại sao lại là giọng của Luật sư Stuart Parker bằng Anh ngữ là vì đài KVNR không tin tưởng sự đứng đắn của bản văn xin đính chính nếu giao cho nhóm VOV thực hiện và đồng ý cho chúng tôi tự ý xử dụng miễn sao họ được miễn tố là được.Riêng về phần bốn ông nhà báo Đỗ Sơn, Hà Tường Cát, Phạm Minh và Nguyễn Cần tức Tú Gàn, bút hiệu khác là Lữ Giang đã chọn con đường riêng cho họ, tóm gọn như sau: Đây là xứ tự do, quyền phát biểu được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận, nhấ là quyền Tự Do Ngôn Luận của các vị hành nghề truyền thông báo chí, muốn chửi ai thì chửi thoải mái, nếu có ra tòa thì hô hoán lên là bị bọn Cộng Sản Việt Nam thuê mướn bọn thân Cộng vùi dập báo chí để triệt hạ không cho họ chống Cộng cứu Quốc nữa! Nếu có bị xử thì khai là tứ cố vô thân, kiện củ khoai, họ viện cớ nghèo, không có lợi tức nên được xã hội Hoa Kỳ cung cấp luật sư miễn phí, miễn tiền lệ phí tại tòa và được cung cấp chi phí thông dịch cho họ, chỉ có bên nguyên đơn là phải chịu thiệt thòi mà thôi.Kính thưa quý vị thính giả,Thực ra không phải như vậy. Nguy hiểm hơn nữa là cái công việc họ đang làm đã vô tình hay cố ý thực thi sách lược: “Chà hắc ín để bôi bẩn hàng ngũ người Quốc Gia” khiến ngày càng hiếm hoi có người hy sinh vác ngà voi phục vụ Cộng Đồng Tỵ Nạn Cộng Sản, họ mở đường cho sự xâm nhập lũng đoạn hàng ngũ đấu tranh của người Việt chống Cộng tại hải ngoại.Hiện nay Cộng Sản Việt Nam, ngoài việc xử dụng phương tiện tối tân nhất để bắn thông tin tuyên truyền qua vệ tinh ra hải ngoại, chúng còn mua chuộc các báo, các đài phát thanh làm việc cho chúng, thậm chí chúng mua đài, thuê mướn “cò mồi” để thóa mạ bất cứ ai là mục tiêu của chúng trên đài, trên báo để thực hiện kế sách “chia để trị” làm phân hóa, xé nát tập thể Người Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại.Sau đây, chúng tôi xin đan cử một vài việc do bốn nhà báo VOV đã làm để chứng minh rõ con đường họ đã chọn để đối đầu với mọi sự đề kháng của bất cứ ai mà họ không chấp nhận. Con đường của họ là: “dựng chuyện đặt điều, thêu dệt đủ thứ để bôi bẩn không những cá nhân người đó mà còn lôi kéo cả gia đình, vợ con của họ vào trong cuộc”, không những để mạ lỵ phỉ báng mà còn hù dọa, dằn mặt người khác nữa. (ngưng trích)AUDIO: Lữ Giang hứa s ẽ trình bày về tội phỉ bang, trong khi y là tên luôn phỉ báng ng ư ời kh ác:Ông Đỗ Sơn:“Cái đề tài mà chúng tôi sẽ nói về cái việc phỉ báng mạ lỵ, thưa ông Nguyễn Cần.Kính thưa quý thính giả, ông Cần là một cựu luật gia của Việt Nam, là một cựu biện lý, một cựu thẩm phán của Việt Nam thành thử ra trong kỳ sắp tới đây chúng tôi sẽ mời ông Cần để nói về các vấn đề mạ lỵ, phỉ báng.”Ông Nguyễn Cần:“Chốc nữa nếu có rảnh, chúng tôi sẽ trình bày với quý vị một vài nét về mạ lỵ và phỉ báng bằng báo chí và bằng đài phát thanh trên luật pháp của Hoa Kỳ như thế nào.”(ngưng trích)Kính thưa quý vị thính giả,Để trở lại vụ kiện giữa chúng tôi với bốn nhà báo VOV, khi các nhà báo đã chọn con đường tiếp tục khủng bố, hù dọa, chửi bới hết đêm này tháng nọ ở bất cứ diễn đàn nào mà họ có cơ hội, trên báo, trên đài, giữa đám đông từ đó đến nay.Về vụ kiện các ông, chúng tôi không cò biện pháp nào khác là nhờ pháp luật bảo vệ.Ngày 14 tháng 6 năm 2000 đã có một phiên tòa giải quyết vụ này mà kết quả như sau:Vì “bên bị đơn” tức Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn, Lữ Giang yếu kém lợi tức nên chúng tôi không xin tòa bắt đương sự bồi thường tiền bạc mà chỉ yêu cầu tòa bảo vệ danh dự cho chúng tôi và gia đình vợ con là đủ. Kết quả như sau:Ông Chánh án soạn văn bản bằng tiếng Anh để ông Nguyễn Cần đích thân đọc xin lỗi chúng tôi trước công luận, bản dịch Việt ngữ do ông Nguyễn Cần làm nhưng phải được chúng tôi chấp thuận trước khi ông Nguyễn Cần đọc vào băng cassett. Ông Nguyễn Cần phải nộp băng cassett cho chúng tôi nghe trước và chấp thuận trước khi cho phát thanh vào đúng chương trình “Nói chuyện với nhà báo” của đài VOV và thông báo cho chúng tôi ba ngày trước khi nghiêm chỉnh phát thanh.Đột nhiên vào lúc 9 giờ 52 phút đêm thứ Năm ngày 22 tháng 6 năm 2000, đài VOV đã phát đi lời xin lỗi của ông Nguyễn Cần như sau:AUDIO: Lu Giang xin loi ông Bùi Bỉnh Bân 2 lần (phần 2)Đây là lời tuyên bố của ông Nguyễn Cần, tức Tú Gàn, tức Lữ Giang:“Ngày 15 tháng 10 năm 1998, trên chương trình “Nói chuyện với nhà báo” do Đỗ Sơn điều hợp, với sự hiện diện của Phạm Minh và Hà Tường Cát, tôi, Nguyễn Cần, cũng còn được biết qua là Tú Gàn, Lữ Giang, đã trình bày nhiều điều về vụ Bùi Bỉnh Bân ra tòa làm chứng trong vụ kiện Hồ Anh Tuấn kiện Saigon Today và những người khác. Đặc biệt tôi đã nói rằng Thẩm phán Robert Gardner đã biểu thị đặc điểm Bùi Bỉnh Bân như là “một người bất lương” và ra lệnh cho Bùi Bỉnh Bân rời khỏi tòa và không được làm chứng nữa. Thật ra, ông Chánh án Gardner không bao giờ nói những lời đó, và lời tường thuật đó “không đúng sự thật”.Tôi xin lỗi Bùi Bỉnh Bân về những lời tường thuật không đúng đó và rất lấy làm tiếc về bất cứ sự lo lắng và phiền phức nào có thể đã gây ra cho ông ta. Xin kính chào quý vị”Nhóm VOV và ông Nguyễn Cần thực hiện sai lời Tòa dạy, có thể là vì:1.- Ông thẩm phán, biện lý, luật gia, học giả, nhà sử học kiêm ký giả Nguyễn Cần không hiểu biết hết những lời Tòa dạy bằng tiếng Anh nên hành động sai lời ông Chánh án đã phán.2.- Có thể là nhóm VOV và Nguyễn Cần chơi trò láu cá vặt, phát cho có lệ để thoát hiểm, ít người nghe.Vấn đề được chúng tôi đưa lại ra Tòa và ông Chánh án đã lưu ý các đương sự phải nghiêm chỉnh thi hành theo lời Tòa dạy, nên đêm 3 tháng 8 năm 2000, VOV đã phát thanh lần thứ hai lời xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân của ông Nguyễn Cần như sau:Đây là lời tuyên bố của ông Nguyễn Cần, tức Tú Gàn, tức Lữ Giang:“Ngày 15 tháng 10 năm 1998, trên chương trình “Nói chuyện với nhà báo” do Đỗ Sơn điều hợp, với sự hiện diện của Phạm Minh và Hà Tường Cát, tôi, Nguyễn Cần, cũng còn được biết qua là Tú Gàn, Lữ Giang, đã trình bày nhiều điều về vụ Bùi Bỉnh Bân ra tòa làm chứng trong vụ kiện Hồ Anh Tuấn kiện Saigon Today và những người khác. Đặc biệt tôi đã nói rằng Thẩm phán Robert Gardner đã biểu thị đặc điểm Bùi Bỉnh Bân như là “một người bất lương” và ra lệnh cho Bùi Bỉnh Bân rời khỏi tòa và không được làm chứng nữa. Thật ra, ông Chánh án Gardner không bao giờ nói những lời đó, và lời tường thuật đó “không đúng sự thật”. Tôi xin lỗi Bùi Bỉnh Bân về những lời tường thuật không đúng đó và rất lấy làm tiếc về bất cứ sự tổn thương và phiền phức nào có thể đã gây ra cho ông ta.”Chúng tôi hy vọng lời xin lỗi của thẩm phán kiêm biện lý, nhà sử học, nhà bình luận kiêm ký giả Nguyễn Cần có các ý nghĩa sau đây:1.- Hóa giải được tất cả những ngộ nhận mà nhóm VOV, Nguyễn Cần là con chim đầu đàn đã thóa mạ chúng tôi, gia đình vợ con tôi và mọi người Việt Quốc Gia chân chính tại hải ngoại trong quá khứ đã bị bọn này đánh phá thâm độc, tàn tệ.2.- Răn đe bọn truyền thông xấu bớt lộng hành vì đây là xứ trọng pháp, không phải có báo, có đài muốn chửi ai thì chửi, muốn làm gì thì làm.3.- Đất nước đang chuyển mình cần anh em truyền thông nhập cuộc để giải phóng đất nước, giải thể chế độ Cộng Sản chứ không nên hèn nhát để bọn “kên kên truyền thông” lãnh đạo, vì cả hai tổ chức truyền thông bất xứng khống chế mà chưa thấy ai đứng lên có thái độ với họ.Tỉnh dậy đi các anh em báo chí, lúc nào tôi cũng quý mến và tôn trọng các vị truyền thông đứng đắn, hãy hướng dẫn đồng bào quang phục quê hương.(Hết phần trình bày của ông Bùi Bỉnh Bân)-Đỗ Sơn và Trần Văn Chi-Đỗ Sơn,Trần Văn Chi (tức Trần Văn Nam Sơn) và Lữ Giang
ReplyDeletemáy bay eva air
mua vé máy bay đi mỹ ở đâu
korean airlines
cách mua vé máy bay đi mỹ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich