Little Saigon, Father's Day ngày 19 tháng 6 năm 2016
Thưa Quý Thân Hữu và "Chiến Hữu,"
Hôm nay nhiều gia đình đoàn tụ mở tiệc linh đình để mừng "Ngày Từ Phụ," thì tôi ngồi đây nhớ đến Ba Má tôi. Với thân phận của kẻ mồ côi Cha lẫn Mẹ, tôi cảm thấy cô đơn và trống vắng vô cùng. Định viết vài điều tâm sự với các thân hữu gần xa hằng quan tâm đến cuộc sống của tôi, nhưng tôi không thể viết được vì bổng dưng tôi thấy nghẹn ngào, xúc động và bối rối, do đó tôi xin trích lại vài bài viết cũ để gởi đến những người thân quen. Vì bài viết này có tính cách riêng tư, cho nên quý vị nào không ưa tôi thì xin Delete ngay tại đây kẻo bực mình, khó chịu.
Trước khi đọc các bài viết, xin mời quý vị bấm vào 2 Links dưới này để thưởng lãm 2 đoạn phim ngắn vô cùng cảm động:
Cha và con trai với con chim sẻ
Cha và con gái
Father and Daughter (Cha và con gái) là một phim hoạt hình ngắn của đạo diễn người Hà Lan Michaël Dudok De Wit thực hiện năm 2000. Với độ dài 8 phút 30 giây, bộ phim là câu chuyện không lời về tình cha con của một cô gái với người cha đi xa lâu ngày.Bộ phim đã giành Giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn năm 2000 cùng rất nhiều giải thưởng khác. Phim nói về một cô bé phải từ biệt người cha lên thuyền ra khơi từ khi cô còn rất nhỏ. Ngày ngày cô bé vẫn đạp xe tới nơi cha cô rời bến để chờ người cha trở về. Nhưng cha của cô gái không bao giờ quay trở lại. Một ngày, cô gái, lúc này đã là một bà lão, tới nơi đợi cha. Vùng nước nay đã khô cạn, chỉ còn là hoang mạc cát, bà lão cứ bước đi và tìm được chiếc thuyền của cha mình, nay đã không còn dấu vết nào của người cha. Bà lão nằm lại trong lòng thuyền và dần hóa thành cô bé ngày nào trong tiếng nhạc của bản Valurile Dunării (Danube wave - dòng sóng Danube).Bộ phim được coi là chứa đựng ẩn dụ. Hình ảnh người cha lên thuyền đi xa có thể coi là cái chết của ông. Hình ảnh người con gái ngóng đợi cha mình có thể coi là sự tưởng nhớ về ông trong suốt cuộc đời của cô. Khi cô gái đã trở thành bà lão và đi xuống hồ, đó là lúc bà qua đời và đoàn tụ với người cha của mình, lại trở thành cô con gái bé nhỏ của ông.Kính thưa Quý Thân Hữu và "Chiến Hữu,"
Có thể bọn Việt cộng, Việt gian cho tôi là dữ dằn, hỗn láo, ác độc, nhưng đối với gia đình, thân hữu và "chiến hữu," thì tôi luôn tỏ ra nhỏ bé, lịch sự, ngoan hiền, và đặt mình dưới sự dẫn dắt của quý vị. Sau đây mời quý vị theo dõi Youtube Audio và bài "Viết về Cha nhân ngày Father's Day" cùng vài bài viết khác được đính kèm.
Thân mến,
Ngô Kỷ
PO.BOX 836
Garden Grove, Ca 92842
Cell: (714) 404-7022
YOUTUBE AUDIO:Xin bấm vào Link dưới để nghe Anh Nguyên Khôi, Đài Phát Thanh Quê Hương San Jose
đọc bài "Viết về Cha nhân ngày Father's Day" do Ngô Kỷ viết:
Viết về Cha nhân ngày Father’s Day. Ngô Kỷ Kể từ khi tôi mất mẹ, có nhiều lần tôi muốn viết về mẹ, nhưng rồi lại thôi, không làm sao viết nỗi, mới vài đoạn là đôi mắt bị loè nhoè bởi những giọt nước mắt vô hình từ đâu trào ra, và tôi nhận chân ra được là từ thâm tâm của một thằng con ngỗ nghịch và hư đốn này, tôi thương nhớ mẹ rất nhiều.Mother’s Day 2010 rồi, ba mươi năm tôi mồ côi mẹ, thời gian khá xa so với một đời người, nhưng tình mẫu tử sao lại quá gần, gần đến nỗi tôi có thể thấy được mẹ trước mắt, có thể ôm choàng được mẹ vào lòng, có thể nói cho mẹ nghe tiếng “I Love You”.., và vì những xúc c ảm thiêng liêng, nghẹn ngào đó mà tôi đã không viết gì được cho mẹ. Cho mãi đến hôm nay, nhân ngày Father’s Day, tôi viết mấy dòng chữ cho cha tôi, tôi cố gắng viết thật lẹ, viết thật mau, viết được chừng nào hay chừng đó vì tôi sợ, sợ rằng sẽ không còn cơ hội viết được nữa như tôi đã từng không viết được cho mẹ.Cuối năm 2008, trong bài “Áo Vũ Cơ Hàn, một vì sao đã tắt”, tôi có nhắc về Ba tôi, và mới đó mà các điều tôi lo sợ bây giờ nó đang lù lù đến. Tôi đã viết như sau:“Sáng nay, hẹn nhau quán chay Zen của nhà báo Lý Kiến Trúc trên đường Bolsa, chưa kịp hello thì Etcetera hỏi “Sao thấy mặt anh hôm nay xìu quá dzậy?”. Sẵn máu “cải lương” trong người nên trả lời ngay “Không biết hôm nay tại sao tôi buồn. Buồn vì Trời mưa hay bão trong tim?”. Vâng quả thật tôi đang buồn, nhưng không phải buồn vì bị tan vỡ một mối tình trai gái, mà tôi buồn vì hay tin một ngôi sao vừa tắt trên bầu trời nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Minh Phụng, hay Áo Vũ Cơ Hàn, hay Mộ Dung Thạch, hay Mẫn Vân Lâu, hay Hồ Thiên Vũ, hay Tần Lĩnh Sơn, hay Trần Tự Tâm …đã trở về với cát bụi, đã miên viễn ra đi…Nếu trong Thánh Kinh phán rằng “Không thấy Chúa mà tin”, thì trong trường hợp của tôi, “Không quen biết gì với nghệ sĩ Minh Phụng, thế mà tôi cảm thấy tiếc tiếc, thương thương khi biết tin anh qua đời”. Tâm lý con người thật lạ, cái hạnh phúc có trong tầm tay không thấy quý, nhưng khi vụt mất thì hụt hẫng.Chiều hôm qua đưa Ba đi bệnh viện, lần này đem theo tờ Việt Weekly đọc trong khi chờ bác sĩ. Lướt qua những trang đầu bởi không thích đọc lại các bài mình đã viết, “cái tôi đáng ghét” mà, nhưng khi đọc đến trang 21 bài “Vĩnh biệt lãng tử “Áo vũ cơ hàn” Minh Phụng - Người nghệ sĩ tuyệt vời nhất trên những đỉnh núi hương sa” do Trần Quốc Bảo viết, bỗng dưng lòng tôi chùng xuống, nghĩa là con tim tôi vẫn còn biết rung động, máu tôi vẫn còn nhồi, thế mà lâu nay dư luận và thiên hạ lại ra rả lên án và nguyền rủa tôi là “đồ bất nhân, bọn tán tận lương tâm, lũ ác độc”, vân vân và vân vân….Dù tôi và nghệ sĩ Minh Phụng không có “dây mơ rễ má” gì cả, nhưng giữa chúng tôi có lẽ “nặng nợ” nhau một cách vô hình. Cũng vì cái nghèo rách mồng tơi của chàng lãng tử Áo Vũ Cơ Hàn trong tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển mà tôi tự nhiên trở thành “nạn nhân” mỗi lần Ba tôi coi cái DVD đó. Mà càng xui cho tôi là ông ta lại mê cái DVD đó nữa mới chết chứ. Ông coi đi coi lại, mà mỗi lần coi như vậy là tôi chuẩn bị nhận “ly cà phê đen” của Ba: “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”.Trời ơi, ông Áo Vũ Cơ Hàn nghèo thì kệ ổng chớ có mắc mớ gì tôi. Quả là Ba tôi unfair với tôi. Cái sướng, cái tốt, cái giỏi của Áo Vũ Cơ Hàn thì Ba tôi lại không nhắc tới. Tại sao Ba tôi lờ đi cái cảnh Áo Vũ Cơ Hàn hạnh phúc khi được người đẹp Cát Mộng Thùy Dương yêu thương, được công chúa Tô Ngã Phương Đài an ũi. Ba tôi lại phớt đi cái chuyện Áo Vũ Cơ Hàn đối xữ cao thượng với người bằng hữu Tô Ngã Giang Châu, và Ba tôi cũng làm thinh về cái tài và lòng mã thượng của Áo Vũ Cơ Hàn đối với tên cướp biển Thạch Vũ. Ông bà mình quả thật mình nói không sai, “Bụt nhà không thiêng”, và điều này lại vô tình ứng dụng vào trường hợp của tôi.Tôi ghét cái ông Áo Vũ Cơ Hàn này dễ sợ, nói đúng hơn là tôi “ghen” với ông. Ông nghèo nhưng ngoài đời ông có tới mấy vợ, nào là Kiều Tiên, Diêu Huê…, nào là có cả một đàn con nối nghiệp, mà trong đó có Tiểu Phụng, Y Phụng đang là nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên điện ảnh nổi danh. Ông đang có hàng triệu khán thính giả tại quốc nội và hải ngoại ái mộ. Chỉ cần ông chia cho tôi một phần nho nhỏ cái mà ông đang có thì tôi đã cảm thấy hạnh phúc biết dường nào.Từ nhỏ tôi đã thích loài chim biển, chính vì vậy hầu hết những văn thơ “con cóc” của tôi được lấy bút hiệu là Hải Âu, và cho đến khi qua Mỹ, thì ngoài cái tên Email ngokyusa2@yahoo.com thì tôi cũng có thêm cái Email ngoviethaiau@yahoo.com và nickname trên các diễn đàn Paltalk tôi cũng lấy là Ngô Việt Hải Âu. Quả là một trùng hợp ngẫu nhiên khi phát giác ra là mình thích tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển từ lúc nào không biết. Phải chăng trong tôi đã ái mộ nghệ sĩ Minh Phụng và ngưỡng mộ khí tiết bất cần đời của lãng tử Áo Vũ Cơ Hàn?!Nói về Áo Vũ Cơ Hàn mà không nói sơ về Ba tôi thì quả là việc thiếu sót. Như đã nói, Ba tôi luôn sẵn sàng “lợi dụng” cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này để “xài xể” tôi, tuy nhiên nói cho cùng thì ông ta cũng có cái lý của ông, tôi đâu có oan ức gì mà phản đối. Ba tôi so sánh tôi với nhân vật Áo Vũ Cơ Hàn như vậy là ổng đã nâng cấp tôi lên một bực rồi đấy, vì Áo Vũ Cơ Hàn khá hơn tôi nhiều, còn có rượu để uống, còn có vua mời vào cung điện để ở, chứ còn tôi thì trên trang Thư Độc Giả của báo Người Việt thì không thiếu những câu: “Ngô Kỷ biểu tình để xin bố thí miếng bánh mì, đồ du thủ du thực, mất dạy, du côn, chí phèo, homeless, chống cộng quá khích, cực đoan, chống cộng tới chiều, làm chuyện tào lao, bao đồng, dị hợm,” vân vân và vân vân.Làm Cha Mẹ ai lại không xót xa và tủi thân khi thấy con cái mình bị “nguyền rủa” như vậy, tôi thấy ân hận và có lỗi với Ba tôi quá. Nhưng “Cha Mẹ sinh con, Trời sinh tính”, tôi sống theo cái nhân sinh quan và lý tưởng của tôi. Chính vì vậy những chuyện “ngoài đường” ít khi nào tôi kể cho Ba nghe, hay những trang báo nhục mạ tôi thường được tôi “tự ý đục bỏ” trước khi đưa cho Ba đọc. Tôi không muốn Ba tôi buồn, tôi không muốn Ba tôi chịu nhục lây một cách vô tội vạ.Con nào mà không thương Cha Mẹ, Khổng Tử có khuyên: “Kẻ nào tôn kính mẹ cha, sẽ thấy niềm vui trong con cái mình”, và “Tuổi của cha mẹ không nên không biết: một là để mừng (cha mẹ sống lâu), một là để lo (vì cha mẹ già yếu)”. Chính vì vậy mà tôi muốn Ba tôi sống bình thản vô tư để ông có thể sống thêm vài ba năm nữa với con với cháu.Thời trung học, tôi có đọc Nhị Thập Tứ Hiếu, có người con lấy làm buồn khi những ngọn roi cha quất vào lưng mình không còn mạnh và không cảm thấy đau vì thể hiện sức cha đã già yếu lắm rồi. Do đó tôi sẽ lấy làm lo âu và sẽ cảm thấy thiếu thốn và hồi hộp nếu tôi không còn nghe tiếng la mắng của Ba “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”.Tài liệu viết rằng cải lương hiền hòa, chất phác, thủy chung, điệu nghệ, khí khái, và tôi tin là nghệ sĩ cải lương Minh Phụng có đủ yếu tố như vậy. Nghệ sĩ Minh Phụng ra đi để bao thương tiếc, ngậm ngùi cho gia đình, cho khán thính giả mộ điệu bốn phương. Còn riêng tôi, tôi bắt đền anh vì tôi chỉ lo rằng anh chết đi rồi, Ba tôi không còn xem tuồng “Tâm Sự Loài Chim Biển” nữa, và tôi hết còn được nghe Ba mắng “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”. Vĩnh biệt anh!”Bài viết trên chưa được hai năm thế mà những điều tôi lo sợ, hay nói đúng hơn là những điều tôi không muốn đến thì nó đang từ từ trở thành hiện thực. Nghĩa là sức khỏe bây giờ không cho phép Ba tỉnh táo xem tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển nữa, và tôi không còn nghe được tiếng Ba mắng “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả.” Bây giờ Ba đọc trước quên sau nên tôi không còn phải “kiểm duyệt” báo trước khi đưa cho Ba đọc vì Ba không còn đủ minh mẫn để phải xót xa vì những lời lẽ nhục mạ, phỉ báng con mình trên báo, và tôi bắt đầu phập phồng lo sợ…Tôi thích bài thơ đơn sơ nhưng gói gắm lắm “Tình Cha Nghĩa Mẹ” được “thanhthuy” post trên mạng như sau:Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe khôngĐọc lại bài thơ trên làm tôi nhớ đến mẹ. Năm 1979, tôi rời nước Mỹ để đi làm overseas tại Thụy Sĩ không phải vì ham món tiền lương hậu hỹ, mà mục đích là sẵn tiện qua đó làm việc, tôi sẽ tìm cơ hội bảo lãnh Ba Má, Anh Chị Em còn lại Việt Nam được ra ngoại quốc, vì vào thời điểm đó còn sớm quá, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có một liên hệ ngoại giao nào cả, mà Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, có Liên Hiệp Quốc, có Hồng Thập Tự và có nhiều quan hệ với Việt Nam.Ngô Kỷ từ Mỹ được mời qua làm việc overseas tại Thụy Sĩ từ 1979-1983Tôi muốn đưa Má ra ngoại quốc để lo chạy chữa bịnh tình cho Má. Nhưng bất hạnh thay, một tiếng sét đánh ngang tai, tôi nhận tin Má chết từ một người bạn du học ở Ý về Việt Nam thăm nhà gọi phone qua báo tin. Trời đất quay cuồng, không gian như tối sầm lại. Tôi như người mất trí, bao nhiêu kỷ niệm mẹ con ôm ấp trong ký ức bỗng có dịp tuôn trào ra. Tôi khóc không nhiều bằng cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu khóc mẹ đến mù mắt, tôi chỉ biết là tôi đã khóc thật nhiều và thật nhiều khi hay tin mất mẹ.Ngô Kỷ làm lễ Giỗ Má qua đời tại Việt Nam năm 1980Là người sống thực tế, tôi chẳng bao giờ ngạc nhiên và bận tâm về bất cứ cái gì xãy ra trên cõi đời ô trọc này, thế mà có một điều tôi không bao giờ chuẩn bị đón nhận, đó là việc tôi mất mẹ. Chính giờ phút đau khổ lớn lao này, tôi mới thấy tâm trạng chính tôi trong bài thơ Mất Mẹ của Xuân Tâm - Bảo Uyên:“Năm xưa tôi còn béMẹ tôi đã qua đờiLần đầu tiên tôi hiểuThân phận trẻ mồ côiQuanh tôi ai cũng khócIm lặng tôi sầu thôiĐể dòng nước mắt chảyLà bớt khổ đi rồiLúc bé tôi không tinNgười thân yêu tôi mấtHôm ấy tôi sững sờVà nghi ngờ trời đấtTừ nay tôi hết thấyTrên trán Mẹ hôn conNhững khi tôi phải đònĐau lòng Mẹ khóc trướcKìa nhà ai bên cạnhMẹ con vỗ về nhauTìm Mẹ, tôi không thấy!Lúc buồn, biết trốn đâu?Hoàng hôn phủ trên mộChuông chùa nhẹ rơi rơiTôi biết tôi mất MẹMất cả một bầu trời.Ôi trời cao xanh thẳmCó nghe rõ lời tôiTừ trần gian cát bụiTôi đã mất mẹ rồi!"Tôi hụt hẫng khi nghe tin Má chết, và ngay cả trong lúc viết những giòng chữ này, tôi ngậm ngùi nối tiếc những năm tháng sống gần Má mà tôi đã không biết trân quý, để đến bây giờ, trong cuộc hành trình đầy cô đơn, trống vắng này tôi thấy nhớ Má vô cùng. Một danh ngôn mà tôi cho là bất tử: “Thế giới có rất nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt vời vĩ đại nhất vẫn là trái tim của mẹ.”Sau năm 1975, theo vận nước nổi trôi, gia đình tôi bị Cộng Sản đánh tư bản.. Tài sản nhà cửa bị tịch thu, Ba tôi bị bắt đi “cải tạo” tại trại trù Tiên Lãnh, Quảng Nam, Má tôi với cái thân xác gầy gò bịnh hoạn bị bắt đi làm thủy lợi “lao động vinh quang”. Sức tàn lực kiệt, Má được gia đình đưa đến bịnh viện khẩn cấp. Trong giờ thập tử nhất sinh, thế mà bệnh viện bắt gia đình tôi phải chồng đủ tiền y phí trước mới chữa trị, và Má tôi qua đời trong uất nghẹn.Nguồn hy vọng đưa Má ra nước ngoài chữa bịnh bị sụp đổ, tôi thất vọng tràn trề. Tôi không còn thiết tha gì nữa, tôi quyết định trở lại Mỹ. Trả lời ký giả Eric Bailey số báo Los Angeles Times ngày 20 tháng 8 năm 1992 nhân ngày Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc, trong bài “Proud Immigrant Stands Out Stand Up for Free Vietnam” (Người Di Dân Hãnh Diện Đứng Lên Tranh Đấu Tự Do Cho Việt Nam), tôi nói: “Tôi mất mẹ và tôi mất cả quê hương, nghĩa là tôi đã mất tất cả. Tôi nghĩ rằng tôi phải làm một cái gì khác hơn, điều đó là mong muốn được phục vụ đồng bào tôi.” (I lost my mother and my country – It’s everything… I thought I had to do something different. Something to help my people.)Và trong bản tin “Protests Divide SoCal’s Little Saigon” của hãng thông tấn Associated Press (AP) đánh đi toàn thế giới, viết về cuộc biểu tình tự phát chống báo Người Việt nhục mạ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, ngày 8 tháng 4 năm 2008, ký giả Gillian Flaccus đã trích dẫn lời phát biểu của tôi: “Những cái giá trị nhất trong đời tôi là Mẹ tôi và lá cờ nước tôi. Tôi đã mất hết. Còn sót lại gì trong cuộc đời của tôi? Tôi không còn gì cả.” (The most valuable things in my life – my mother and my flag – I lost it… What else do I have left in my life? I have nothing.)Hãng thông tấn Associated Press (AP) là hãng tin lớn hàng đầuthế giới, cung cấp tin tức cho 1,700 tờ báo, và cho hơn 5,000 đàitruyền hình và đài phát thanh. Có hơn 10 triệu tấm hình. AP có 243văn phòng lấy tin tại 120 quốc gia trên thế giới. Các bản tin về Ngô Kỷbiểu tình đều được loan tải trên toàn Hoa Kỳ và thế giới.Protests Divide SoCal's Little SaigonProtest organizer Ky Ngo stands in front of a row of American and South Vietnamese flags, duringa protest outside Vietnamese-language newspaper Nguoi Viet Daily Wednesday, April 2, 2008,in Westminster, Calif. Hundreds of noisy protesters have picketed outside the Vietnamese-languagenewspaper for more than two months, ever since it published a picture of a bright yellowfoot-washing basin lined with the South Vietnamese flag's three red stripes. (AP Photo/Nick Ut)
Có một số người không biết lý do nên họ ngạc nhiên, và từ ngạc nhiên họ lên án, dè bỉu công cuộc đấu tranh chống cộng, chống Việt gian của tôi. Nếu họ nhớ lịch sử nước nhà, nếu họ nhớ sự kiện giặc Tàu giết ông Nguyễn Phi Khanh cha của Nguyễn Trãi, giết ông Thi Sách chồng bà Trưng Trắc thì họ sẽ hiểu tâm trạng và thái độ đối kháng của tôi trước cảnh cả một dân tộc bị áp bức và Má tôi bị chết bởi chính sách ngu muội và tàn nhẩn của bọn cộng sản vô thần.Tôi không nhớ hết những lời Má tôi dặn dò, nhưng tôi chắc chắn hầu hết bà mẹ đều muốn con mình trở thành người có chí khí, lý tưởng và liêm sĩ. Và bài thơ “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán chính là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng, là hành trang cho những bước tôi đi. Bài thơ như sau:"Tôi mồ côi cha năm hai tuổiMẹ tôi thương con không lấy chồngTrồng dâu, nuôi tằm, dệt vảiNuôi tôi đến ngày lớn khôn.Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớNgày ấy tôi mới lên nămCó lần tôi nói dối mẹHôm sau tưởng phải ăn đòn.Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồnÔm tôi hôn lên mái tóc- Con ơitrước khi nhắm mắtCha con dặn con suốt đờiPhải làm một người chân thật.- Mẹ ơi, chân thật là gì?Mẹ tôi hôn lên đôi mắtCon ơi một người chân thậtThấy vui muốn cười cứ cườiThấy buồn muốn khóc là khóc.Yêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiềuCũng không nói yêu thành ghét.Dù ai cầm dao dọa giếtCũng không nói ghét thành yêụTừ đấy người lớn hỏi tôi:- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?Nhớ lời mẹ tôi trả lời:- Bé yêu những người chân thật.Người lớn nhìn tôi không tinCho tôi là con vẹt nhỏNhưng không ! những lời dặn đóIn vào trí óc của tôiNhư trang giấy trắng tuyệt vờiIn lên vết son đỏ chóiNăm nay tôi hai mươi lăm tuổiĐứa bé mồ côi thành nhà vănNhưng lời mẹ dặn thuở lên nămVẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.Người làm xiếc đi giây rất khóNhưng chưa khó bằng làm nhà vănĐi trọn đời trên con đường chân thật.Yêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiềuCũng không nói yêu thành ghétDù ai cầm dao dọa giếtCũng không nói ghét thành yêụTôi muốn làm nhà văn chân thậtchân thật trọn đờiĐường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôiSét nổ trên đầu không xô tôi ngãBút giấy tôi ai cướp giật điTôi sẽ dùng dao viết văn lên đá."Rất tiếc tôi không phải là thi nhân, văn nghệ sĩ để có thể dùng văn chương, nghệ thuật mà vinh danh hai đấng sinh thành. Tôi xin mượn bài thơ “Cảm Ơn Nghĩa Mẹ, Tình Cha” của Quốc Vương để bày tỏ lòng biết ơn Cha Mẹ từ một đứa con có lắm “tội tình”:" Cảm ơn nghĩa mẹ, tình chaCảm ơn công đức mẹ cha cao dàyKhi xưa bồng bế trong tayCha mẹ dìu dắt, thơ ngây vào đờiBao dung cha nở nụ cườiCho con ý chí giữa đường thơ ngâyMẹ hiền dành trọn tình thươngNgày đêm gian khổ, đoạn trường nuôi conƠn cha cao cả núi nonTấm lòng của mẹ suối nguồn biển khơiCho con mái ấm cuộc đờiCho con mở mắt nhìn đời mai sauCho con hiểu biết cuộc đờiCho con tất cả biển trời bao laCảm ơn nghĩa mẹ, tình chaCho con công đức mẹ cha sinh thành."Ngô Kỷ - Father's Day 2010Mời bấm các Links dưới xem Video nhạc về Cha:You Tube: Tình Cha. Ca sĩ Ngọc SơnCeline Dion : Dance With My Father Again"Luther Van Dross: "Dance With My Father Again"Tâm Sự Loài Chim Biển (Áo Vũ Cơ Hàn)-Cải Lương Xưa ... - YouTube
Feb 29, 2012 - Uploaded by Miền Tây Quê TôiMinh Phụng,Minh Vương,Mỹ Châu,Phượng Liên, Thanh Thanh Hoa, Dũng Thanh Lâm.Tâm Sự Loài Chim Biển(Áo Vũ Cơ Hàn). Cải lương xưa ... - YouTube
Aug 15, 2015 - Uploaded by #Cải LươngTâm Sự Loài Chim Biển(Áo Vũ Cơ Hàn). Cải lương xưa. Minh Phụng, Lệ Thủy, Hoài Thanh, Diệp Lang, Thoại Mỹ Bạn đang xem ...Áo vũ cơ hàn (tâm sự loài chim biển) - Minh phụng (trước ... - YouTube
Jul 11, 2015 - Uploaded by Ihejofen RekekorokÁo vũ cơ hàn (tâm sự loài chim biển) - Minh phụng (trước 1975) Cải lương trước 1975. Minh Phụng, Minh Vương, Mỹ Châu ...Tâm Sự Loài Chim Biển (Áo Vũ Cơ Hàn) - YouTube
Mar 21, 2014 - Uploaded by Hồng NhungTâm Sự Loài Chim Biển (Áo Vũ Cơ Hàn). Hồng Nhung. SubscribeSubscribedUnsubscribe 1,1311K. Loading ...Tâm sự loài chim biển. Cải lương trước 1975. Minh Phụng ... - YouTube
https://www.youtube.com/watch?v=7zqsZj8F8Fw May 14, 2015 - Uploaded by Cải lương việt namTâm sự loài chim biển. Cải lương trước 1975. • Minh Phụng, Minh Vương, Mỹ Châu, Phượng Liên, Dũng Thanh Lâm, Hữu Phước ...Tâm Sự Loài Chim Biển - Phần 1 - YouTube
https://www.youtube.com/watch?v=q8D6KAxoaaE